Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng trưởng (theo ước tính) và tỷ trọng trong gdp của từng thành phần kinh tế...

Tài liệu Tăng trưởng (theo ước tính) và tỷ trọng trong gdp của từng thành phần kinh tế

.DOC
24
82
92

Mô tả:

Đề tài: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội MỤC LỤC I.Lời mở đầu II. Cơ sở lí luận 1.Một số khái niệm chung 1.1 Đầu tư 1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) 2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2.1 Chu kì sản phẩm 2.2. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia 2.3. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại 2.4. Khai thác chuyên gia và công nghệ 2.5. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên 3.Lợi ích của thu hút FDI 3.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước 3.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý 3.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu 3.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công 3.5 Nguồn thu ngân sách lớn 4. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.1 Là hình thức đầu tư từ nước ngoài 4.2 Là hình thức đầu tư tư nhân 4.3 Bên ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh 4.4 Thường đi kèm với chuyển giao công nghệ 5.Phân loại các hình thức đầu tư nước ngoài 5.1 Phân theo bản chất đầu tư 5.1.1 Đầu tư theo phương tiện hoạt động 5.1.2 Mua lại và sáp nhập 5.2 Phân theo tính chất dòng vốn 5.2.1.Vốn chứng khoán 3.2.2 Vốn tái đầu tư 5.2.3 Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ 5.3 Phân theo động cơ của nhà đầu tư 5.3.1 Vốn tìm kiếm tài nguyên 5.3.2 Vốn tìm kiếm hiệu quả 5.3.3 Vốn tìm kiếm thị trường III. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 1. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI 2.Đánh giá về thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI 2.1 Thành tựu 2.2 Hạn chế IV. Kiến nghị 1.Đơn giản hóa các thủ tục hành chính 2.Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng 3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tất cả các DN 4.Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư V.Kết luận 2 I.Lời mở đầu Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay,nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thi khả năng mở rộng và phát triển kinh tế càng trở nên thuận lợi ,đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.Cùng với vốn trong nước, vốn đầu tư nước ngoài là đồn bẩy kinh tế giúp Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp với nền kinh tế thế giới. Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vị trí vai trò ngày càng quan trọng, trở thành xu thế của thời đại. Đó là kênh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao tay nghề cho người lao động, năng lực quản lý, tạo nguồn thu cho ngân sách… Tuy nhiên nó cũng tồn tại không ít những bất cập cần giải quyết. Hà Nội là một trong những nơi thu hút vốn FDI lớn nhất trong cả nước.Cùng với thành phố Hồ Chí Minh ,Bình Dương…đang góp phần đưa Việt Nam bắt nhịp với nền kinh tế thế giới.Tuy thu hút vốn FDI vào Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn.Làm thế nào để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này ? Từ những điều trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” để tìm hiểu và mở rộng vốn kiến thức FDI còn hạn chế của mình.Trong quá trình làm đề án, em không tránh khỏi những thiêu sót,khiếm khuyết.Em mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của cô giáo để em hoàn thiện đề án của mình.Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này ! 3 II. Cơ sở lí luận 1. Một số khái niệm chung 1.1 Đầu tư Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó 1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) Đầu tư nước ngoài cho đến nay vấn đề đầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ đối với các nước trên thế giới .Tuy nhiên các quốc gia vẫn không thống nhất được khái niệm về đầu tư nước ngoài .Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp ,không dễ dàng gì có được sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Đối với họ, việc buôn bán hàng hoá ở nước khác là một bước đi thăm dò thị trường, luật lệ, và cơ hội để đưa tới một quyết định đầu tư. 4 2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2.1 Chu kỳ sản phẩm Sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. 2.2 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng...ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này! 2.3 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm 5 xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Từ đó các nước bỏ vốn đầu tư vào nước sở tại vừa tiếp cận được thị trường mở rộng hướng kinh doanh vừa giảm xung đột trong thương mại. 2.4 Khai thác chuyên gia và công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. 2.5 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú.Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. 3. Lợi ích của thu hút FDI 3.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. 3.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý 6 Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lí thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. 3.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu 3.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 7 3.5 Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 4.Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4.1 Là hình thức đầu tư từ nước ngoài Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh té thế giới.Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.FDI là tiền đề cho sự hộp kinh tế quốc tế,là hình thức đầu tư mang tính toàn cầu. 4.2 Là hình thức đầu tư tư nhân Cũng theo định nghĩa đã nêu thì để trở thành đối tượng của các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản đó là có quốc tịch nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư vào một quốc gia không cùng quốc tịch với mình nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp từ hành vi đầu tư đó .Vì có mục đích thu lợi nhuận nên hoạt động đầu tư thường được thực hiện bởi những con người cụ thể nhằm thu lợi nhuận cho một cá nhân cụ thể. 4.3 Bên ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp ,nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra các quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng thị trường. Các chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình tuỳ theo mức độ góp vốn. 8 Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tuỳ theo luật của từng nước (chẳng hạn ,Mỹ qui định là 10% ,một số nước khác là 20% hoặc 25%, các nước kinh tế thị trường phương Tây qui địnhl lượng vốn này phải chiếm trên 10% .Theo Điều 8 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 thì phần góp vốn của Bên nước ngoài hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không dưới 30% vốn pháp định trừ trường hợp do Chính phủ qui định) 4.4 Thường đi kèm với chuyển giao công nghệ Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là CNKH hiện đại trình độ chuyên môn, quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ đầu tư vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị ,nhiên vật liệu ....(phần cứng) trí thức khoa học bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường... ( phần mềm .)Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư.FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,dịch chuyển trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư.FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố bắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. 5. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (Theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam) 5.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế.Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư 9 và nước sở tại.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các đk về chính trị, kt luạt háp văn hoá mức độ cạnh tranh… 5.2 Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh .Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần góp vốn của bên nước ngoài không được thấp hơn 30%vốn pháp định. 5.3 Hình thức hợp đồng ,hợp tác kinh doanh Đây là một văn bản được kí kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà trên cở sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới 5.4 Các hình thức khác Ngoài các hình thức kể trên ở các nước và ở Việt Nam còn có các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng–kinh doanh–chuyển giao T ), hợp đồng xây dựng – chuyển giao–kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng–chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. III. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua. 1. Thực trạng về tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI Từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn FDI ,Hà Nội luôn là địa điểm đầu tư hấp dẫn. Bởi lẽ Hà Nội có rất nhiều thuận lợi như: cơ sở hạ tầng, giao thông,các chính sách khuyến khích đầu tư….. Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, là 10 thủ đô của Việt Nam, Hà Nội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng đầu tư.Có được những thuận lợi như vậy Hà Nội đang từng bước thay da đổi thịt. Trong những năm vừa qua, tình hình thu hút FDI của Hà Nội có nhiều bước phát triển nhanh chóng.Từ năm 1989–1996, thu hút FDI của Hà Nội có xu hướng tăng cao. Từ năm 1997 đến 2003 ,vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm dần từ 913 triệu USD (1997) xuống 100 triệu USD (2000) ,sau đó tăng nhưng vẫn còn thấp hơn năm 1997 . Tổng cộng từ năm 1989 đến ngày 31/3/2005, Hà Nội có 539 dự án FDI cò hiệu lực, tổng vốn đăng ký 8,27 tỷ USD ,trong đó hình thức liên doanh chiếm 56,1% ,hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 39,3% và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 4,6% .Đỉnh cao nhất trong thu hút FDI là năm 1996 với vốn đăng ký đạt 2,641 triệu USD và năm 1997đạt cao nhất vốn thực với 913triệu USD. 11 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2008 tỉ lệ vốn FDI đầu tư vào Hà Nội cũng như cả nước tăng đột biến cao nhất trong tất cả các năm.Đặc biệt, Hà Nội năm 2008 vốn cấp mới cũng tăng lên đáng kể.Nhiều nguyên nhân làm vốn FDI tăng như: chính sách đầu tư cải thiện ,tình hình kinh tế thế giới ôn định…….. Bảng: Vốn FDI vào Hà Nội qua các năm Vốn đằng kí (triệu USD) Năm Số dự án Tổng số Chia ra Vốn cấp mới Vốn tăng thêm 2004 106 290 140,4 149,6 2005 159 1562,7 - - 2006 194 1120 609,4 510,6 2007 250 1500 1400 100 2008 300 5000 4400 600 187,75 351,42 T9/2009 281 439,17 (Nguồn :Cục thống kê Hà Nội) 12 Năm 2004,đã có hơn 40 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội,trong đó Singapo,Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tổng cộng 60% vốn FDI đăng kí vào Hà Nội. Các dự án FDI chiếm 21% tổng xuất khẩu Hà Nội 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 12% GDP,17% tổng đầu tư xã hội và tạo ra 45.000 việc làm.Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội chiếm 16% tổng số dự án,18% tổng vốn đăng kí song đã chiếm 43% doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu ,18% tổng nộp ngân sách nhà nước và 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra tính đến thời điểm ngày 10 tháng 3 năm 2005. Mặc dù trong năm qua nền kinh tế trong và ngoài nước gặp không ít khó khăn song Hà Nội vẫn giữ được vị trí ưu thế trong cả nước về thu hút và sử dụng vốn FDI. Tổng hợp FDI tại Việt Nam phân theo địa phương (tính đến ngày 30/6/2009) TT Địa phương 1 2 3 4 5 Số án dự Tổng vốn đầu tư đăng ký Vốn điều lệ (USD) (USD) TP Hồ Chí Minh 3,017 26,942,680,745 9,628,723,926 Bà Rịa-Vũng Tàu 205 23,337,660,318 6,372,047,361 Hà Nội 1,416 18,989,118,304 7,343,536,879 Đồng Nai 1,013 14,020,147,827 6,648,577,773 Bình Dương 1,886 11,239,294,065 4,466,684,464 (Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài-Bộ kế hoạch và đầu tư) Năm 2005, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương đang dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với dự báo sẽ vượt trên 1 tỷ USD/địa phương. Đây là những địa phương có nhiều lợi thế tự nhiên - xã hội và là trung tâm kinh tế lớn của cả nước; đồng thời cũng là những địa phương có sự thay đổi mạnh mẽ về chính sách thu hút đầu tư.Dẫn đầu là Hà Nội, tính đến 15/11, Hà Nội đã thu hút 13 được 132 dự án với số vốn đăng ký là 1.458 triệu USD. Từ nay tới cuối năm, thành phố sẽ thu hút thêm khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 342 triệu USD. Như vậy, cả năm, Hà Nội có khoảng 152 dự án đầu tư (mới và cũ), với số vốn hơn 1,8 tỷ USD.Trong số các dự án mới có những dự án khá lớn như: hợp đồng kinh doanh mạng điện thoại di động CDMA (656 triệu USD), Bệnh viện đa khoa Kwang Myung Việt Nam (198,4 triệu USD), Công ty TNHH Coralis Việt Nam xây dựng toà nhà 65 tầng (114,581 triệu USD)... Với tốc độ này, Hà Nội sẽ tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong cả năm 2005. Theo thống kê của Phòng Đầu tư nước ngoài (Sở KH&ĐT TP. Hà Nội), trong quý I và II/2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 930 triệu USD, trong đó, có một số dự án lớn như xây dựng phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của Công ty TNHH Berjaya - Handico 12 (với tổng vốn là 50 triệu USD); Dự án xây dựng khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit (80 triệu USD); Dự án tổ hợp khách sạn - thương mại- văn phòng- căn hộ Công viên Thiên niên kỷ Keangnam- Hà Nội (500 triệu USD)... Tính trong 9 tháng năm 2007, Hà Nội thu hút được 236 dự án FDI với tổng vốn đăng kí là 1128 triệu USD( chưa kể các kết quả thu hút FDI trong các khu công nghiệp và khu chế xuất) trong đó :cấp mới 210 dự án với vốn đầu tư đăng kí 940 triệu USD, bổ sung tăng vốn là 26 dự án với vốn đầu tư đăng kí là 188 triệu USD. So với cùng kì năm 2006 số dự án đã tăng 80% (năm 2006 là 131 dự án) ,số vốn đầu tư tăng 40% (năm 2006 là 801,24 triệu USD ).Cuối năm 2007 đầu năm 2008 Hà Nội đã cấp giấy phép cho một số dự án như : Dự án Cổng Tây Hà Nội – LD củaVIGACERA với Nhật Bản(233 triệu USD),Dự án khách sạn 5 sao Keangnam- Hàn Quốc tăng vốn 300 triệu USD, Khu công nghệ cao sinh học-Pacific land limited Irland (1 tỷ USD).Có thể nói năm 2007 Hà Nội cũng như Việt Nam trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các nhà đầu tư nước ngoài. 14 Năm 2008, Hà Nội gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực thu hút vốn FDI . Theo ông Nguyễn Văn Tứ, Phó giám đốc Sở KH - ĐT Hà Nội cho biết có 300 dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép và tăng vốn trong năm với tổng số vốn đăng ký khoảng 5 tỷ USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Trong đó, cấp mới 270 dự án với tổng vốn 4,4 tỷ USD và bổ sung tăng vốn 30 dự án, với tổng vốn khoảng 0,6 tỷ USD. Số vốn thực hiện ước đạt 600 triệu USD, tăng 10%..Các dự án về kinh doanh bất động sản tuy chỉ chiếm 7,5% về số dự án, nhưng lại chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 2 là lĩnh vực thông tin - truyền thông (chiếm 17,3% về số dự án và khoảng 43,5% về tổng vốn đầu tư),lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 3,5% tổng vốn đầu tư). Năm 2009 Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, năm 2009, vốn đầu tư xã hội của Hà Nội ước đạt 128.400 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2008. Huy động vốn FDI năm 2009, Hà Nội thu hút được 340 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện năm 2009 dự kiến đạt 650 triệu USD. Vốn đầu tư xã hội năm 2009 là 147.814 tỷ đồng, tăng 18,2%. . Đáng kể có một dự án vốn đầu tư lớn thuộc Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (Liên doanh của Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam với Pháp) vốn đăng ký 15 54 triệu USD. Có 33 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký thêm là 251,42 triệu USD. Theo đó, 11 tháng đầu năm 2009, vốn đầu tư thực ước đạt 600 triệu USD. Uớc cả năm vốn đăng ký chỉ đạt 700 triệu USD, bằng 16,3% và vốn đầu thực hiện bằng 45% so với năm 2008. Nếu như trước đây, tỷ lệ giải ngân các dự án đầu tư nước ngoài của Hà Nội luôn đạt khoảng 40 - 50% thì đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ này đang giảm đi. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Hà Nội mới giải ngân được khoảng 8 tỷ USD và đang hy vọng đến hết năm 2008, con số này sẽ lên tới 12 tỷ USD. Hà Nội hiện tại có 5 khu công nghiệp tập trung và 18 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1400 ha.Ban Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất vấn tiếp tục áp dụng quy chế một cửa để đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư.Ngoài việc khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đặc biệt quan tâm đến chất lượng của các dự án, phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề khác để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư. Một số dự án đầu tư vào Hà Nội được UBND thành phố cấp giấy phép và đưa vào xây dựng như: Tên dự án Địa điểm Vốn đầu Chính tư(USD) sách ưu đãi XD khu công nghệ phần mềm Hà Nội Khu công nghệ Cao 70.000.000 có tại khu công nghệ Cao Hòa Lạc Hòa Lạc(55ha) XD khu nghiên cứu và phát triển nông 136 Hồ Tùng Mậu- 50.000.000 có nghiệp bằng phương pháp công nghệ Từ Liêm,Hà Nội cao XD công viên nông nghiệp công nghệ Phù Đổng và Trung 50.000.000 có cao Hà Nội Mẫu( Gia Lâm) XD khu nông nghiệp sinh thái phía Phú Diễn,Hà Nội 16 50.000.000 có Tây Hà Nội XD khu nông nghiệp sinh thái Bắc Hà Đông Anh XD hạ tầng khu du lịch sinh thái rừng Sóc Sơn,Hà Nội 50.000.000 có 50.000.000 có Sóc Sơn XD khu CNTT tại khu công nghệ cao Khu công nghệ cao 30.000.000 Có Nam Thăng Long Nam Thăng Long(30ha) Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cho các Dương Quang ,Gia 30.000.000 có doanh nghiêp vừa và nhỏ Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro Bảng:Các dự án đầu tư vào Hà Nội Lâm Lệ Chi,GiaLâm,HN có Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã thu hút được khoảng 152 triệu USD vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2009, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong tổng số 152 triệu USD, có 8 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 42,4 triệu USD. Còn lại 108 triệu USD là của 25 dự án đầu tư tăng vốn.Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án cấp mới lại giảm 40% so với năm ngoái. Hiện nay, Hà Nội đang tập trung kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực như phát triển trung tâm tài chính, ngân hàng, đầu tư phát triển các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khu triển lãm, phát triển trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển, đầu tư và hợp tác phát triển khu công nghệ cao, phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học... 2.Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 2.1Thuận lợi - Điều kiện tư nhiên Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, có vị trí khoảng 21độ 2’Bắc ,105 độ 51’Đông.Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng tiếp giáp với 5 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang ,Bắc Ninh ,Hưng Yên, Vĩnh Phúc nên rất thuận lợi trong buôn bán kinh tế. Dân số đông,lưu lượng giao thông lớn, không tạo thuận lợi cho các 17 dán đòi hỏi vốn nhiều cũng như dự án sản xuất.Song lại khá thuận lợi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông . Ngoài ra, một ưu điểm dễ thấy là từ ngày 1-8, thủ đô đã rộng gấp 3,6 lần so với trước đây. Với diện tích hơn 334.470 ha, dân số khoảng 6,2 triệu người, Hà Nội mở rộng nằm trong top 17 TP, thủ đô lớn nhất thế giới. Mật độ dân số khoảng 3.500-4.000 người/km2, tương đương với Paris (Pháp), London (Anh), Berlin (Đức), Tokyo (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc)... Sự kiện mở rộng Hà Nội thực sự càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, sản xuất vào thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Không chỉ dồi dào về lực lượng nhân công mà theo đánh giá của các DN FDI, chi phí nhân công tại các tỉnh phía Bắc và Hà Nội cũng thấp hơn 30% so với thị trường lao động tại các tỉnh phía Nam. Chính vì sự hấp dẫn đó, lần đầu tiên tập đoàn quốc tế Global Supply Chain Council đã quyết định tổ chức một đợt khảo sát, tham quan các nhà máy lớn tại Hà Nội nhằm giúp các nhà đầu tư, các nhà sản xuất thấy được bức tranh sản xuất toàn cảnh cùng các yếu tố thuận lợi, thử thách của thị trường các tỉnh phía Bắc, đồng thời hỗ trợ các DN trong nước cập nhật thông tin đối tác để có kế hoạch phát triển, phát huy thế mạnh. -Lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng Ngoài các dự án đầu tư vào khu công nghiệp khu chế xuất hay giao thông thì lĩnh vực bất động sản hay khách sạn cũng thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Các lĩnh vực tập trung thu hút đầu tư nhất là các dự án đầu tư vào nhà đất , khách sạn cao cấp tăng nhanh. Với nhu cầu phòng khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang đổ vốn vào lĩnh vực này. Đó là, Dự án cải tổ Công viên Yên Sở thành khu vui chơi giải trí hiện đại với khách sạn và trung tâm thương mại do Tập đoàn Gamuda Land (Maylaysia )làm chủ đầu tư, với số vốn đầu tư ban đầu dựkiến 1tỷ USD . Tổ hợp khách sạn-căn hộ Công viên thiên niên kỷ Keangnam-HàNội (500 triệu USD), Khách sạn 5 sao Charmvit (80 triệu USD), khu đô thịmới Thạch Bàn (50 triệu USD (của công ty 18 Berjaya-Handico 12 đầu tư), Công ty TNHH Aoneprovic đầu tư mua lại khách sạn ASEAN (15 triệu USD), Công ty TNHH Suncall Technology đầu tư 12 triệu USD… - Cơ sở hạ tầng thuận lợi Hà Nội đang tập trung cho công tác quy hoạch ,phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô , quy hoạch xây dựng chi tiết để có cơ sở xác định rõ địa điểm cụ thể ,công khai đầu tư Có hệ thống mạng lới giao thông bao gồm đường bộ,đường sông, đường sắt và đường hàng không . Rất thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp.Các tập đoàn lớn như Canon ,Yamaha Motor..đã đầu tư vào Hà Nội -Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông thuận lợi thì Hà Nội còn là một điểm hấp dẫn FDI vì có những chính sách thông thoáng, cởi mở trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. UBND thành phố Hà Nội và ban hành Quyết định số 3835/QĐ-UB Về việc thành lập Tổ công tác đầu tư nước ngoài thực hiện thí điểm cơ chế“mở cửa”trong quản lý Nhà nước với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đa bàn Hà Nội -Nguồn nhân lực tuy có hạn chế về trình độ nhưng với lực lượng 64 - 65% trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo đang đạt mức 50 - 55% cũng đã cao hơn rất nhiều so với các các tỉnh, thành phố khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Vì vậy, xét trên một số khía cạnh thì nguồn nhân lực vẫn là một thế mạnh của Thủ đô hiện nay bởi một trong những điểm hấp dẫn nhất của đầu tư vào Hà Nội là chi phí nguồn nhân lực. 2.2 Khó khăn Bên cạnh những kết quả đáng mừng nêu trên thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn , nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Hà Nội. Hà Nội là địa 19 phương đứng thứ 2 cả nước về kết quả thu hút FDI. Tuy nhiên ,từ năm 1997 đến nay dòng vốn FDI vào Hà Nội có xu hướng giảm dần (từ năm 2001) .Năm ế 1997 đạt 913 triệu USD ,Năm 1998 đạt 673 triệu USD ; năm 1999 đạt 345 triệu USD;2002 đạt 55 triệu USD; năm 2003 đạt 52 triệuUSD. -Chưa có quy định cụ thể vè chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI,luật đầu tư còn nhiều vấn đề gây hiểu làm hạn chế cho việc thu hút đầu tư .Các thủ tục hành chính rườm rà, mất rất nhiều thời gian trong công tác thẩm tra cấp phép và thực thi.Vấn đề giải phóng mặt bằng còn rất chậm chạp gây ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư. -Việc phân cấp trong công tác xúc tiến và quản lý các dự án FDI tại Hà Nội chưa triệt để.Sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối trong việc tiếp nhận và quản lý các dự án FDI của thành phố nhưng hiệu lực các chế tài chưa đủ mạnh nên gặp nhiều trở ngại cho nhà đầu tư đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng. -Việc thu hút vốn đầu tư đã khó khăn song việc sử dụng hợp lí và hiên quả mới là điều đáng quan tâm hơn.Các dự án sau khi xin giấp phép và tiền hành xây dựng thì bỏ dở hoặc tiến hành chậm chạp.Việc giải ngân cho các dự án còn gặp nhiêu khó khăn. -Ngoài ra vấn đề cung cấp thông tin cho nhà đầu tư còn hạn chế và thiếu tính kịp thời chính xác cao.Chi phí đầu tư,giá thuê hạ tầng còn cao kém hấp dẫn cho các nhà đầu tư.Chính sách tiền lương của người lao động trong và ngoài nước chưa thống nhất -Việc lực lượng lao động di cư từ các nơi khác khá đông đảo khiến tể lệ thất nghiệp của Hà Nội cao nhất cả nước, hình thành các chợ lao động,chủ yếu là lao động ngoại tỉnh, trình độ thấp ,thường làm các công việc mang tính nhất thời.Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Chính phủ đã ra quyết định mở rộng địa phận hành chính bao gồm cả tỉnh Hà Tây và một số xã của tỉnh Vĩnh Phúc ,điều này làm lực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan