Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại cục thuế tỉnh ninh ...

Tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại cục thuế tỉnh ninh bình

.DOCX
109
83
133

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TĂNG CƯỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh tế quốc dân, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong Viện Ngân hàng – Tài chính, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đình Thọ, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn còn có những hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Hà nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Luận văn DANH MỤC VIẾẾT TẮẾT DNXD Doanh nghiệp xây dựng NNT GTGT TNDN NSNN TK Người nộp thuế Giá trị gia tăng Thu nhập doanh nghiệp Ngân sách Nhà nước Tài khoản DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒỒ Bảng 2.1: Kết quả thu Ngân sách nhà nước của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình.............42 Bảng 2.2: Kế hoạch thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 2018......................................................................................................................... 44 Bảng 2.3: Kết quả thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2018......................................................................................................................... 51 Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018.....................................................................................................52 Bảng 2.5: Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018............................................................................54 Bảng 2.6: Chi tiết số tiền truy thu, tiền phạt qua thanh tra thuế đối với DNXD......57 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ số doanh nghiệp đã thanh tra trên số doanh nghiệp....................52 Biểu đồ 2.2: : Bình quân số thuế truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp....55 Biểu đồ 2.3: Bình quân doanh nghiệp thanh tra trên công chức thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 – 2018....................................................56 Sơ đồ 1.1: Quy trình lập kế hoạch thanh tra thuế.....................................................18 Sơ đồ 1.2: Quy trình rà soát, đánh giá dữ liệu phục vụ phân tích rủi ro...................20 Sơ đồ 1.3: Quy trình xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.....................................................21 Sơ đồ 1.4: Chuyển từ thanh tra thuế theo diện rộng sang thanh tra thuế theo tiêu chí phân loại.................................................................................................................. 27 Sơ đồ 1.5: Chuyển hoạt động thanh tra chủ yếu tiến hành tại trụ sở NNT sang kiểm tra tiến hành tại cơ quan thuế...................................................................................27 Sơ đồ 1.6: Chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm.................................................................................................................... 27 Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình.................................40 Sơ đồ 2.2: Tổ chức hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế ngành Thuế..........................41 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỤC LỤC Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn..........................................................................i LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG.............................................................................4 1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp xây dựng...............................................4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm xây dựng.........................................5 1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng.............................................................5 1.2. Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng...................................................6 1.2.1. Khái niệm thanh tra thuế..................................................................................6 1.2.2. Đặc điểm của thanh tra thuế.............................................................................8 1.2.3. Vai trò của thanh tra thuế.................................................................................9 1.2.4. Hình thức thanh tra thuế................................................................................11 1.2.5. Nguyên tắc thanh tra thuế..............................................................................12 1.2.6. Nội dung thanh tra thuế.................................................................................12 1.2.7. Phương pháp thanh tra thuế...........................................................................15 1.2.8. Quy trình thanh tra thuế.................................................................................18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng ................................................................................................................................. 32 1.3.1. Nhân tố chủ quan...........................................................................................32 1.3.2. Nhân tố khách quan.......................................................................................35 1.4. Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng..............................26 1.4.1. Sự cần thiết tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng.........26 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng 29 Chương 2 - THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH................................................38 2.1. Tình hình các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và tổ chức quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình.................................................................38 2.1.1. Giới thiệu về các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh bình..........38 2.1.2. Tổ chức quản lý thuế các doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình…. ...................................................................................................................39 2.2. Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tai Cục thuế tỉnh Ninh Bình................................................................................................................43 2.2.1. Lập kế hoạch thanh tra thuế...........................................................................43 2.2.2. Công tác chuẩn bị thanh tra thuế....................................................................45 2.2.3. Kết quả thanh tra thuế tại doanh nghiệp xây dựng.........................................50 2.2.4. Một số vi phạm chủ yếu về thuế....................................................................57 2.3. Đánh giá thực trạng thanh tra thuế doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình................................................................................................................65 2.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................65 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................................66 Chương 3 - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH................................71 3.1. Quan điểm, định hướng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình................................................................................................71 3.1.1. Quan điểm, định hướng quản lý thuế đối với doanh nghiệp xây dựng của Cục thuế tỉnh Ninh Bình..........................................................................................71 3.1.2. Định hướng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng của Cục thuế tỉnh Ninh Bình.........................................................................................................74 3.2. Giải pháp tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình.................................................................................................75 3.2.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ công tác thanh tra thuế...........................................................................................................75 3.2.2. Tăng cường áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thanh tra thuế..............76 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực, trình độ của công chức thanh tra thuế ................................................................................................................................. 78 3.2.4. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế phối hợp....................................................79 3.3. Một số kiến nghị...............................................................................................80 3.3.1. Đối với Nhà Nước.........................................................................................80 3.3.2. Đối với Tổng cục Thuế..................................................................................81 KẾT LUẬN.............................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÙI MẠNH TOÁN TĂNG CƯỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, năm 2019 TÓM TẮẾT KẾẾT QUẢ NGHIẾN CỨU LUẬN VẮN 1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài Ngành xây dựng là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua công tác quản lý thuế trong thời gian qua cho thấy việc chấp hành pháp luật thuế của các DNXD do Cục Thuế tỉnh Ninh Bình trực tiếp quản lý chưa thật tốt, còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Công tác thanh tra thuế đối với các DNXD khá đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát, một số quy định riêng đối với hoạt động xây dựng còn chưa hoàn toàn rõ ràng, chính xác nên trong quá trình thanh tra thuế dễ dẫn tới tranh chấp giữa cơ quan thuế và NNT. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm giải pháp tăng cường công tác thanh tra thuế, nâng cao hiệu lực quản lý thuế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thanh tra thuế đối với DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thanh tra thuế và hoạt động xây dựng. + Phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra thuế DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. + Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thanh tra thuế đối với DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. 3. Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu này nhằm giải quyết những câu hỏi nghiên cứu: - Thanh tra thuế đối với DNXD là gì? - Sự cần thiết của tăng cường thanh tra thuế đối với DNXD là gì? - Những chỉ tiêu nào đánh giá công tác thanh tác thanh tra thuế đối với i DNXD? - Thực trạng công tác thanh tra thuế đối với DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình như thế nào (kết quả, hạn chế, nguyên nhân)? - Để tăng cường thanh tra thuế đối với DNXD thì cần có những giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh tra thuế đối với các DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình. + Thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2016 -2018, giải pháp đề xuất đến năm 2020. + Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về thanh tra thuế đối với DNXD do Cục Thuế tỉnh Ninh Bình trực tiếp quản lý. Do tính bảo mật của công tác thanh tra thuế nên tác giả không đưa ra ví dụ thực tế, tác giả xin phép đưa ra ví dụ minh họa với tên gọi công ty A, B, C. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG CƯỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 1.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp xây dựng 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Xây dựng là quá trình đổi mới và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân thuộc các lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như phi vật chất bằng các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và mở rộng chúng. Hoạt động xây dựng là quá trình lao động để tạo ra sản phẩm xây dựng, gồm nhiều công việc đa dạng, phức tạp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử ii dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành, có thể là một công trình gồm nhiều hạng mục công trình hoặc là một hạng mục công trình, một vật thể kiến trúc. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm xây dựng - Mang tính chất riêng lẻ, được sản xuất theo đơn đặt hàng. - Thường có quy mô lớn, chiếm diện tích rộng, kết cấu phức tạp, được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng thay đổi theo địa bàn thi công của mỗi công trình. - Quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài, phụ thuộc vào quy mô, tài chính, tính phức tạp về kỹ thuật và điều kiện thi công của từng công trình. - Chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết, đặc biệt là hoạt động thi công xây dựng. - Liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân từ khâu cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm đến quản lý, sử dụng công trình. 1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng - DNXD có hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, tham gia nhiều lĩnh vực xây dựng: xây dựng công trình dân dụng; xây dựng công trình công nghiệp; xây dựng công trình giao thông;… - Vốn đầu tư xây dựng thường lớn và thời gian đầu tư dài, đòi hỏi các doanh nghiệp có đủ vốn. - DNXD thường tổ chức các đội thi công theo từng công trình, trên những địa bàn phân tán, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công - Thời gian thi công kéo dài. - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: tập trung, hoặc phân tán, hoặc vừa tập iii trung vừa phân tán. 1.2. Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng 1.2.1. Khái niệm thanh tra thuế Thanh tra thuế là một hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan thuế đối với NNT về việc chấp hành các quy định của pháp luật thuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo các quy định của pháp luật thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan. 1.2.2. Đặc điểm của thanh tra thuế - Thanh tra thuế gắn liền với quản lý nhà nước về thuế. - Thanh tra thuế là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. - Thanh tra thuế là hoạt động mang tính khách quan. - Thanh tra thuế có tính độc lập tương đối. 1.2.3. Vai trò của thanh tra thuế - Chống thất thu thuế. - Đảm bảo NNT chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế. - Thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý thuế. - Góp phần hoàn thiện pháp luật thuế. - Đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. - Hỗ trợ NNT, giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong việc chấp hành pháp luật về thuế, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện pháp luật về thuế. 1.2.4. Hình thức thanh tra thuế Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn khi tiến hành thanh tra thuế và mục tiêu của thanh tra thuế, có thể phân loại các hình thức thanh tra thuế như sau: - Theo tính kế hoạch của thanh tra thuế: + Thanh tra theo kế hoạch. + Thanh tra đột xuất. - Theo quy mô và phạm vi tiến hành thanh tra: + Thanh tra toàn diện. iv + Thanh tra chuyên đề. 1.2.5. Nguyên tắc thanh tra thuế Nguyên tắc thanh tra thuế là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan quản lý, tổ chức thanh tra, cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Thứ hai, không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là NNT. Thứ ba, tuân thủ quy định của Luật quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan. Thanh tra thuế phải dựa vào các quy định của pháp luật và tuân thủ theo pháp luật; coi pháp luật là cơ sở pháp lý và chuẩn mực để kết luận vấn đề thanh tra; tránh mọi biểu hiện chủ quan, tuỳ tiện trong quá trình tiến hành và ra kết luận thanh tra thuế. 1.2.6. Nội dung thanh tra thuế Thanh tra thuế bao gồm các nội dung sau: - Thanh tra việc chấp hành sổ sách kế toán, chế độ hóa đơn, chứng từ bảo đảm các nghiệp vụ kinh tế của NNT được ghi chép đầy đủ, chính xác, là căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế trong kỳ, đồng thời phát hiện những hành vi vi phạm làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp đối với NSNN. - Thanh tra việc kê khai, tính thuế và nộp thuế: Kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng nghĩa vụ thuế trong kỳ của NNT; Kiểm tra NNT có kê khai, nộp thuế đúng thời hạn quy định không;… 1.2.7. Phương pháp thanh tra thuế - Phương pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. - Phương pháp đối chiếu, so sánh. - Phương pháp kiểm tra tổng hợp đến chi tiết. v - Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc. - Các phương pháp kiểm tra bổ trợ khác 1.2.8. Quy trình thanh tra thuế Hiện nay, quy trình thanh tra thuế được áp dụng chủ yếu theo Quy trình thanh tra thuế ban hành tại Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015, ngoài ra còn có các văn bản sửa đổi, bổ sung quy trình và hướng dẫn của Tổng cục Thuế về công tác thanh tra thuế. Nội dung cơ bản của quy trình thanh tra thuế bao gồm: + Xây dựng kế hoạch thanh tra thuế. + Thanh tra thuế tại trụ sở NNT. + Nhập dữ liệu thanh tra và chế độ báo cáo. 1.3. Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng 1.3.1. Sự cần thiết tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng Theo báo cáo của Tổng cục Thuế về công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kể từ khi áp dụng phương pháp quản lý rủi ro cho thấy việc chấp hành pháp luật thuế của các DNXD chưa thật tốt, còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hiện nay các DNXD chưa được tập trung thanh tra là do hoạt động của các doanh nghiệp này khá đa dạng, phức tạp khó kiểm tra, một số quy định riêng đối với hoạt động xây dựng còn chưa hoàn toàn rõ ràng, chính xác nên trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế dễ dẫn tới tranh chấp giữa cơ quan thuế và NNT. Chính vì vậy, việc tăng cường thanh tra thuế DNXD là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh ngành Thuế đang áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế, việc tăng cường thanh tra thuế DNXD được thể hiện chủ yếu qua việc số lượng DNXD được thanh tra thuế tại trụ sở NNT hàng năm tăng lên trên cơ sở xác định đúng đối tượng thanh tra thuế, xác định đúng nội dung, phạm vi thanh tra thuế, đảm bảo nguồn thu vào NSNN, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật thuế. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng một số chỉ số được ban hành kèm vi theo Quyết định số 2059/QĐ-TCT ngày 23/11/2017 về việc ban hành Hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế giai đoạn 2016 -2020 để đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, cụ thể: - Tỷ lệ số doanh nghiệp đã thanh tra trên số doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra. - Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm trên số doanh nghiệp đã thanh tra - Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra - Bình quân doanh nghiệp thanh tra trên công chức thanh tra thuế 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng 1.4.1. Nhân tố chủ quan - Tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ thanh tra thuế. - Cơ sở dữ liệu về người nộp thuế phục vụ thanh tra thuế - Quy trình, thủ tục, phương pháp thanh tra thuế - Giám sát và quản lý chất lượng hoạt động thanh tra - Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế - Cơ chế phối hợp giữa các phòng chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan 1.4.2. Nhân tố khách quan - Tính tuân thủ của người nộp thuế - Xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá - Mức độ chặt chẽ và minh bạch của các quy định về pháp luật thuế - Sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các cơ quan liên quan trong quản lý thuế CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH 2.1. Tình hình các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh bình và tổ vii chức quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 2.1.1. Giới thiệu các doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Ninh Bình đang có tổng số 7.721 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 500 DNXD. Nhìn chung, các DNXD trên địa bàn tỉnh phát triển tốt, hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả, đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương như vốn, lao động, tay nghề, bậc thợ, tài nguyên khoáng sản. Sự phát triển của ngành xây dựng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu cho NSNN, cải thiện đời sống cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.1.2. Tổ chức quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình Cục thuế tỉnh Ninh Bình được thành lập năm 1992 chịu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn và quản lý con người theo cơ cấu ngành dọc là Tổng cục thuế - Bộ tài chính. Về cơ cấu tổ chức: gồm 01 Cục trưởng, 03 Phó cục trưởng, 12 phòng chuyên môn, 08 Chi cục thuế huyện, thành phố trực thuộc Cục Bộ máy Cục Thuế được bố trí 12 phòng và 08 Chi cục Thuế. Hiện tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình có 03 phòng Thanh tra – Kiểm tra với 42 công chức đang công tác. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Thanh tra – Kiểm tra được quy định tại Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/03/2019. 2.2. Thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 2.2.1. Lập kế hoạch thanh tra thuế Ứng dựng công nghệ thông tin trong việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, trong giai đoạn 03 năm 2016 – 2018 đã cho thấy mức độ rủi ro về thuế của DNXD cao hơn so với các ngành nghề khác, do đó cần tập trung nguồn lực để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao, đảm bảo nguồn thu NSNN. viii 2.2.2. Công tác chuẩn bị thanh tra thuế Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã ứng dung phương pháp quản lý rủi ro trong công tác chuẩn bị thanh tra thuế trước khi ban hành Quyết định thanh tra thuế đối với DNXD. 2.2.3. Kết quả thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình Trong giai đoạn 2016 – 2018, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế, nhất là công tác thanh tra thuế. Do đó, công tác thanh tra thuế đối với DNXD đã đạt được những kết quả tích cực: Thanh tra thuế đối với 92 DNXD với số tiền thuế truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp là 13.646 triệu đồng. Ngoài ra, thực trạng thanh tra thuế DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2016 – 2018 còn được phản ánh qua các tiêu chí đánh giá như sau: - Tỷ lệ số doanh nghiệp đã thanh tra trên số doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra. - Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra phát hiện có sai phạm trên số doanh nghiệp đã thanh tra - Bình quân số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp qua thanh tra - Bình quân doanh nghiệp thanh tra trên công chức thanh tra thuế 2.2.4. Một số vi phạm chủ yếu về thuế Qua thanh tra tổng hợp được những hành vi vi phạm thường gặp của DNXD nhằm giảm nghĩa vụ thuế đối với NSNN, qua đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn NNT tuân thủ các quy định về pháp luật thuê. 2.3. Đánh giá thực trạng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong giai đoạn 03 năm 2016 – 2018, công tác thanh tra thuế đối với DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả sau: ix - Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế: đã áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra thuế theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Trên cơ sở đó, xác định DNXD có mức độ rủi ro về thuế cao, thể hiện qua việc số lượng DNXD được đưa vào kế hoạch thanh tra thuế chiếm gần 1/3 số lượng doanh nghiệp thanh tra theo kế hoạch. - Công tác chuẩn bị thanh tra được Cục Thuế triển khai áp dựng phương pháp quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu chuyển từ thanh tra toàn diện sang thanh tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm cũng như góp phần rút ngắn thời gian thanh tra tại trụ sở NNT. - Kết quả thanh tra thuế đối với DNXD trong 03 năm 2016 – 2018 đạt kết quả khá tốt. Trong 03 năm, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã thực hiện 334 cuộc thanh tra thuế đối với DNXD, thu về NSNN tổng số tiền truy thu, truy hoàn, tiền phạt và tiền chậm nộp là 13.646 triệu đồng, chiếm khoảng 25% tổng số tiền truy thu, tiền phạt thu được qua thanh tra thuế của Cục Thuế trong thời gian này. - Qua thanh tra thuế đối với DNXD, Cục Thuế cũng đã hệ thống được một số sai phạm về thuế chủ yếu mà các DNXD tại Ninh Bình thường xuyên vi phạm, phục vụ công tác thanh tra thuế DNXD trong tương lai, đồng tời tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn NNT thực hiện đúng các quy định về pháp luật thuế. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.1. Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tuy đã được thực hiện sớm, giúp Cục Thuế tỉnh Ninh Bình chủ động trong việc triển khai kế hoạch thanh tra thuế của năm sau nhưng đôi khi chưa đánh giá đúng mức độ rủi ro về thuế của các DNXD. Nguyên nhân: chưa xây dựng những tiêu chí rủi ro cụ thể để phân tích rủi ro về thuế đối với DNXD 2.3.2. Công tác chuẩn bị trước khi thanh tra thuế Việc lựa chọn nội dung cần thanh tra chưa được chuẩn xác, dẫn đến tình trạng một số cuộc thanh tra không phát hiện được hết số thuế truy thu, gây lãng phí nguồn lực và làm giảm hiệu quả công tác thanh tra thuế. x Nguyên nhân: - Thiếu cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích rủi ro về thuế. - Trình độ chuyên môn của công chức thanh tra thuế còn hạn chế 2.3.3. Thanh tra thuế tại trụ sở NNT Công tác thanh tra thuế còn chưa thực sự hiệu quả, khối lượng công việc thanh tra thuế lớn, gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân: - Tổ chức bộ máy thanh tra thuế chưa tương xứng với khối lượng công việc và vai trò của công tác thanh tra thuế. - Trình độ chuyên môn của công tác thanh tra thuế còn hạn chế. - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra thuế chưa đủ mạnh. - Sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý và công chức thanh tra chưa hiệu quả. 2.3.4. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế So với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành khác thì mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DNXD là thấp. Nguyên nhân: - Cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập. - Tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT còn thấp. - Trình độ công chức thanh tra thuế còn hạn chế. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH NINH BÌNH 3.1. Quan điểm, định hướng 3.1.1. Quan điểm, định hướng quản lý thuế đối với doanh nghiệp xây dựng của Cục thuế tỉnh Ninh Bình - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính - Tăng cường công tác quản lý thuế: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT, Kê khai và kế toán thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Thanh tra – Kiểm tra thuế. xi 3.1.2. Định hướng thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng của Cục thuế tỉnh Ninh Bình Đẩy mạnh công tác thanh tra thuế đối với DNXD tại Cục Thuế tỉnh Ninh Bình theo hướng: - Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế đối với DNXD. - Ứng dụng quản lý rủi ro trong công tác thanh tra thuế đối với DNXD. 3.2. Giải pháp tăng cường thanh tra thuế đối với doanh nghiệp xây dựng tại Cục thuế tỉnh Ninh Bình - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu NNT phục vụ hiệu quả công tác thanh tra thuế. - Tăng cường áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thanh tra thuế. - Nâng cao năng lực, trình độ và tăng số lượng của công chức thanh tra thuế. - Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế phối hợp. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Đối với Nhà Nước - Hoàn thiện pháp luật về thuế. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan. 3.3.2. Đối với Tổng cục Thuế - Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan hữu quan. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế. xii
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan