Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở huyện anh ...

Tài liệu Tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

.DOC
118
195
140

Mô tả:

Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N ------------ nguyÔn thÞ thóy t¨ng cêng sù tham gia trong lËp kÕ ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi ë huyÖn anh s¬n tØnh nghÖ an Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ ph¸t triÓn Ngêi híng dÉn khoa häc: gs.ts. ng« th¾ng lîi Hµ Néi - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Thị Thúy MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH.................................................3 1.1 KH cấp huyện trong hệ thống KH ở Việt Nam.....................................................3 1.1.1 Khái niệm về KH cấp huyện..........................................................................3 1.1.2 Các cấp KH ở Việt Nam.................................................................................4 1.1.3 Vị trí, vai trò và các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT KTXH cấp huyện.. .5 1.1.4 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện....9 1.2 Kết cấu nội dung, quy trình lập KHPT KTXH và sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp huyện.....................................................................................18 1.2.1 Quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện tỉnh Nghệ An..................................18 1.2.2 Sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện........20 1.2.3 Nội dung lập KHPT KTXH..........................................................................23 1.2.4 Sự tham gia của các bên trong hình thành nội dung bản KH........................25 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong lập KHPT KTXH huyện.............27 1.3.1 Thể chế lập KHPT KTXH của Bộ KH&ĐT và bộ ngành.............................27 1.3.2 Thể chế tổ chức công tác quản lý và KH cấp huyện.....................................29 1.3.3 Tư duy và năng lực của các bên tham gia.....................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN..........................................................31 2.1 Tổng quan về công tác KH ở huyện Anh Sơn.....................................................31 2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Anh Sơn.............................................................31 2.1.2 Nội dung bản kế hoạch huyện Anh sơn (Kế hoạch hàng năm).....................33 2.1.3 Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện Anh sơn hiện nay............34 2.2 Thực trạng tham gia của các bên trong quy trình lập kế hoạch huyện Anh sơn. .37 2.2.1 Phân tích sự tham gia các bên trong lập KHPT KTXH huyện......................37 2.2.2 Đánh giá sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH huyện Anh Sơn................................................................................................................58 CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN....................................69 3.1 Định hướng và nội dung tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH...................69 3.1.1 Quan điểm tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh Sơn...............70 3.1.2 Định hướng tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh Sơn.............70 3.1.3 Nội dung tăng cường sự tham gia của các bên theo giai đoạn......................71 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH.......83 3.2.1 Thể chế hóa sự tham gia của các bên trong quy trình lập KH có sự tham gia.....83 3.2.2 Nâng cao năng lực các bên tham gia trong lập KHPT KTXH......................84 3.2.3 Củng cố và tổ chức lại phòng TC-KH..........................................................89 3.2.4 Tổ chức bộ phận KH đối với các phòng ban chuyên môn............................90 3.2.5 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các nhà cung ứng trên địa bàn..................................................................................................................91 3.2.6 Hoàn thiện công tác thống kê của huyện......................................................91 CÁC CHỮ VIẾT TẮT KH Kế hoạch KHPT Kế hoạch phát triển KTXH Kinh tế xã hội TC-KH Tài chính kế hoạch XDCB Xây dựng cơ bản UBND Ủy ban nhân dân VH-XH-MT Văn hóa, xã hội, môi trường DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Bộ máy lập kế hoạch cấp huyện......................................................................9 Sơ đồ 2: Quy trình lập KHPT KTXH tỉnh Nghệ An ...................................................20 Sơ đồ 3: Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện................................... 35 Sơ đồ 4: Tổ chức bộ phận phụ trách KH trong phòng TC-KH.................................... 91 Biểu 1: Kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2013............................... 42 Biểu 2: Đề cương nội dung bản KH phát triển ngành, lĩnh vực................................... 47 Biểu 3: Nội dung cơ bản của KHPT KTXH huyện......................................................54 Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N ------------ nguyÔn thÞ thóy t¨ng cêng sù tham gia trong lËp kÕ ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi ë huyÖn anh s¬n tØnh nghÖ an Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ ph¸t triÓn Hµ Néi - 2013 i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kế hoạch là công cụ điều hành, quản lý của nhà nước, Ngày nay, trước xu thế hội nhập và sự biến động của cơ chế thị trường thì vai tṛò Nhà nước càng thể hiện quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển cho nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa bởi vậy công tác lập kế hoạch càng có vai trò quan trọng. Khác với lập kế hoạch theo phương pháp truyền thống là quá trình phân chia nguồn lực và tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên giao, kế hoạch địa phương là triển khai một phần của kế hoạch cấp trên thì lập kế hoạch theo hướng đổi mới hiện nay chủ động thiết lập các mối quan hệ để hướng tới tương lai, xác định mục tiêu và tìm kiếm giải pháp phát triển KTXH cho chính ngành, địa phương. Vì thế cho nên theo hướng đổi mới hiện nay rất cần có sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển KTXH. Công tác lập kế hoạch cấp huyện hiện nay còn tồn tại những hạn chế do yếu và thiếu sự tham gia giữa các cấp, các phòng và người dân vào công tác lập kế hoạch. Vì vậy tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KT-XH sẽ giúp địa phương có công cụ điều hành, quản lý đời sống KT-XH trên địa bàn hiệu quả hơn. Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Nghệ An, công tác lập kế hoạch phát triển KTXH của huyện hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp truyền thống vì thế nên bộc lộ rất nhiều hạn chế như bản kế hoạch được hình thành mà không phản ánh đúng thực tế của địa phương và thiếu sự đồng thuận của các bên trong quá trình thực hiện. Bởi thế cho nên đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH của huyện Anh Sơn là một yêu cầu tất yếu để giúp địa phương có công cụ điều hành, quản lý đời sống KT-XH trên địa bàn hiệu quả hơn. Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ an” làm luận văn tốt nghiệp. ii 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống những vấn đề cơ bản về kế hoạch, quy trình lập kế hoạch phát triển KT – XH cấp huyện và các bên tham gia trong lập kế hoạch cấp huyện - Phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội tại huyện Anh Sơn - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KT – XH tại huyện Anh Sơn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các bên liên quan trong lập kế hoạch phát triển KTXH của huyện - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Sự tham gia của các bên trong quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Anh Sơn Phạm vi thời gian: Kế hoạch phát triển KT – XH hàng năm 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích, đánh giá. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu trong 3 chương: Chương I: Khung lý thuyết nghiên cứu tăng cường sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KTXH. Chương II: Thực trạng sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển KTXH ở huyện Anh Sơn Chương III: Tăng cường sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch phát triển KTXH ở huyện Anh Sơn iii CHƯƠNG I: KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH 1.1 KH cấp huyện trong hệ thống KH ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về KH cấp huyện Kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, nó thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một địa phương và những giải pháp chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất. 1.1.2 Các cấp KH ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay KH được phân thành 2 cấp chủ yếu đó là: (1) KH cấp Trung ương (2) KH cấp địa phương 1.1.3 Vị trí, vai trò và các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT KTXH cấp huyện 1.1.3.1 Vị trí, vai trò của KHPT KTXH cấp huyện Vị trí của KH cấp huyện: - Thứ nhất: Là cấp triển khai, cụ thể hóa KH cấp tỉnh - Thứ hai: Là một cấp KH độc lập, KH cấp huyện thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội của huyện. Vai trò của KH cấp huyện: - Là công cụ định hướng phát triển KTXH huyện: - Là một cấp KH độc lập, KH cấp huyện điều tiết, phối hợp ổn định kinh tế xã hội của huyện: - Là công cụ kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình, hoạt động KTXH trên địa bàn huyện. 1.1.3.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KHPT cấp huyện (1) KHPT KTXH huyện: Là công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế của huyện. Bản KHPT KTXH huyện do phòng TCKH huyện lập. iv (2) KHPT ngành: Bản KH do các phòng ban chuyên môn lập nên dựa trên định hướng của ngành dọc cấp trên. 1.1.3.3 Bộ máy lập KHPT KTXH cấp huyện HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN Phê duyệt kế hoạch ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN Chịu trách nhiệm về bản kế hoạch PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN Tham mưu và tổng hợp KHPT KTXH CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN Tham mưu KH ngành CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - Xà HỘI, CÁC NHÀ CUNG ỨNG Tham gia đóng góp ý kiến phản ánh nhu cầu năng lực 1.1.4 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia trong lập KHPT KTXH cấp huyện 1.1.4.1 Hạn chế của công tác lập KHPT KTXH cấp huyện - Nhận thức về việc lập KH cũng như vai trò, vị trí của KH chưa được coi trọng - Vẫn chưa có được sự chủ động trong công tác lập KH - Nội dung bản KH còn dàn trải - Chất lượng bản KH chưa cao - Chưa có sự tham gia nhiều của cộng đồng - Các chỉ tiêu phản ánh chưa đầy đủ v - Hoạt động giám sát và đánh giá thực hiện còn nhiều yếu kém - Công tác lập KH còn mang đặc điểm của cơ chế xin cho - Công tác dự báo còn nhiều hạn chế 1.1.4.2 Yêu cầu trong đổi mới công tác lập KH - KH xây dựng phải có căn cứ vững chắc - KH xây dựng phải mang tính khoa học, thuyết phục cao - KH phải mang tính khả thi - Quá trình thực hiện KH phải được kịp thời điều chỉnh theo biến động của thực tế - Lập KH phải có sự lồng ghép chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo 1.1.4.3 Sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của các bên liên quan - Sự tham gia của các bên nhằm nâng cao chất lượng bản KHPT KTXH - Sự tham gia của các bên là yêu cầu trong đổi mới của công tác lập KH 1.2 Kết cấu nội dung, quy trình lập KHPT KTXH và sự tham gia của các bên trong lập KHPT KTXH cấp huyện 1.2.1 Quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện tỉnh Nghệ An - Giai đoạn chuẩn bị: Thu thập thông tin từ Sở KHĐT, Sở tài chính và các Sở chuyên ngành, các phòng ban, đoàn thể và các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện để dự thảo KHPT KTXH huyện, bảo vệ bản dự thảo KH trước UBND tỉnh - Giai đoạn xây dựng KHPT KTXH: UBND các xã triển khai xây dựng dự thảo KHPT KTXH xã và các phòng ban chuyên môn xây dựng dự thảo KH phát triển ngành. Từ KH các xã và KH ngành của các phòng ban chuyên môn phòng TCKH sẽ tổng hợp, cập nhật, chỉnh sửa và hoàn thiện bản KH. - Giai đoạn trình phê duyệt KHPT KTXH: Sau khi hoàn thiện bản KHPT KTXH sẽ được trình lên tỉnh để UBND tỉnh phê duyệt chính thức. 1.2.2 Sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH cấp huyện (1) Trong giai đoạn chuẩn bị lập KH (2) Trong giai đoạn xây dựng KH (3) Trong giai đoạn phê duyệt KH vi 1.2.3 Nội dung lập KHPT KTXH Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện KH năm gốc Phần II: Dự báo tình hình kinh tế xã hội năm KH Phần III: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện KHPT KTXH huyện năm KH Phần IV: Kế hoạch theo dõi đánh giá 1.2.4 Sự tham gia của các bên trong hình thành nội dung bản KH 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong lập KHPT KTXH huyện 1.3.1 Thể chế lập KHPT KTXH của Bộ KH&ĐT và bộ ngành 1.3.2 Thể chế tổ chức quản lý và KH cấp huyện 1.3.3 Tư duy và năng lực các bên tham gia CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN 2.1 Tổng quan về công tác KH ở huyện Anh sơn 2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Anh sơn: - Vị trí địa lý - Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2 Nội dung bản KH hàng năm huyện Anh sơn Việc xây dựng KH hàng năm tại huyện Anh Sơn đã được chú trọng và quan tâm, Bản KH lập ra thể hiện đầy đủ vai trò của một bản KH hàng năm đó là: Thứ nhất, nó thể hiện là công cụ thực hiện, triển khai của KH 5 năm, nó phân đoạn KH 5 năm thành từng bước để thực hiện. Thứ hai nó thể hiện là công cụ điều chỉnh KH 5 năm có tính đến đặc điểm của từng năm và cuối cùng là đảm bảo tính linh hoạt nhạy bén cho KH 5 năm. Phần I: Đánh giá tình hình thực hiện năm trước - Những khó khăn, thuận lợi - Tình hình KHXH 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện cả năm - Hạn chế và nguyên nhân tồn tại vii Phần II: Xây dựng KHPT KTXH của huyện cho năm KH Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu cho KH năm tiếp theo Phần III: Giải pháp thực hiện KH cho năm tới Đưa ra các giải pháp cụ thể và cần thiết nhằm hướng dẫn thực hiện để đạt mục tiêu 2.1.3 Các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện Anh sơn hiện nay (1) Sở KHĐT tỉnh Nghệ An Sở KHĐT tỉnh tham mưu cho UBND huyện trong việc hướng dẫn nội dung, mẫu biểu trong quá trình lập KHPT KTXH huyện, cung cấp các thông tin KH định hướng ngành theo ngành dọc cho phòng TCKH huyện phục vụ cho công tác xây dựng KH hàng năm. (2) Các sở ngành liên quan Cung cấp thông tin về các chương trình dự án triển khai thực hiện KH ngành trong lĩnh vực do mình phụ trách cho sở KHĐT và phòng ban chuyên môn thuộc lĩnh vực mình quản lý ở cấp huyện. (3) Cơ quan lãnh đạo cấp huyện Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND phụ trách kinh tế, Phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội sẽ tham gia chỉ đạo chính trong công tác lập KH cấp huyện. (4) Phòng TCKH huyện Phòng TCKH là cơ quan lập KHPT KTXH của huyện; Đơn vị tham mưu chính trong các hội nghị triển khai lập KHPT KTXH hàng năm; Chịu trách nhiệm tổng hợp KHPT KTXH của UBND các xã, KH ngành của các phòng ban chuyên môn để hình thành nên bản KHPT KTXH của huyện một cách đầy đủ nhất. (5) Các phòng ban chuyên môn Cung cấp các thông tin, KH định hướng của ngành mình cho phòng TCKH tổng hợp phục vụ công tác lập KHPT KTXH của huyện. Triển khai thực hiện KH khi được giao KH chính thức vào cuối năm (6 )UBND các xã viii Cung cấp thông tin, số liệu và KHPT KTXH của xã theo sự hướng dẫn của phòng TCKH huyện, tham gia vào các hội nghị do UBND huyện tổ chức về lập KHPT KTXH của huyện hàng năm. (7) Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà cung ứng Cung cấp các thông tin về đặc điểm, quy mô, loại hình đầu tư, xu thế phát triển của khu vực tư nhân; Đưa ra ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường cho các nhà lập KH; Đóng góp ý kiến, đề xuất các chính sách, giải pháp để thực hiện mục tiêu KH và thứ tự ưu tiên của các giải pháp. 2.2 Thực trạng tham gia của các bên trong quy trình lập KH huyện Anh sơn 2.2.1 Phân tích sự tham gia các bên trong lập KHPT KTXH huyện - Giai đoạn chuẩn bị Đối với các phòng ban chuyên môn cấp huyện: Thu thập thông tin từ các tiểu ngành, đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện KH năm hiện tại (qua 6 tháng đầu năm), xác định một số định hướng phát triển ngành làm cơ sở để tham gia các hội nghị lập KH cũng như làm cơ sở để lập dự thảo KH phát triển ngành, đồng thời cung cấp thông tin ban đầu cho phòng TCKH xây dựng khung KH định hướng huyện; Đối với phòng TCKH: Dưới sự giúp đỡ của tổ công tác sẽ soạn thảo khung KH định hướng KHPT KTXH huyện; Thực hiện việc lồng ghép KH xã với KH ngành và xây dựng dự thảo KHPT KTXH. Đối với các xã: Lập dự thảo KHPT KTXH của xã mình và nộp cho phòng TCKH huyện để tổng hợp. Đối với các đoàn thể: Cung cấp các thông tin liên quan đến phòng TCKH để tổng hợp - Giai đoạn xây dựng kế hoạch ix UBND huyện: Ban hành chỉ thị triển khai công tác lập KHPT KTXH yêu cầu các phòng ban chuyên môn, UBND các xã xây dựng KHPT của đơn bị mình và giao phòng TCKH hướng dẫn chi tiết các nội dung và các biểu mẫu lập KH. Phòng TCKH: Gửi các biểu mẫu, văn bản hướng dẫn công tác lập KHPT KTXH và khung KHPT KTXH định hướng của huyện cho các phòng ban chuyên môn và UBND các xã của huyện. Các phòng ban chuyên môn, phòng TCKH xây dựng KHPT của ngành mình dựa trên hướng dẫn của các Sở phụ trách theo ngành dọc và khung KH định hướng của huyện. UBND các xã xây dựng KHPT KTXH của đơn vị mình và gửi về phòng TCKH để tổng hợp. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, các nhà cung ứng trên địa bàn sẽ cung cấp các thông tin và đóng góp ý kiến về các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường trong năm tiếp theo. - Giai đoạn phê duyệt KH UBND huyện triệu tập hội nghị xây dựng KHPT KTXH huyện. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, các tổ chức chính trị, xã hội của huyện và lãnh đạo UBND các xã. Trong hội nghị này, các đại biểu tham gia sẽ trực tiếp thảo luận và cho ý kiến về các nội dung của bản KH đảm bảo sau khi dự thảo bản KH sẽ thể hiện được sự thống nhất chung. Phòng TCKH tiến hành chỉnh sửa nội dung bản KH theo các ý kiến thống nhất đã được hội nghị thông qua, hình thành nên bản dự thảo KHPT KTXH của huyện 2.2.2 Đánh giá sự tham gia của các bên trong quy trình lập KHPT KTXH huyện Anh sơn 2.2.2.1 Những mặt được Đối với phòng TCKH: Đã có sự phân công cán bộ làm công tác lập KH, các cán bộ phụ trách mảng KH của phòng cũng đã cố gắng và hoàn thành việc làm số liệu, tổng x hợp số liệu báo cáo đúng thời gian quy định đối với bản dự thảo và bản chính thức KH lên lãnh đạo của huyện và trình lên cấp trên để phê duyệt. Mẫu biểu phục vụ cho việc làm KH gửi cho các phòng ban chuyên môn và các bên liên quan cũng được phòng tham mưu, bổ sung và hoàn thiện thêm các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội, môi trường và gửi cho các bộ phận liên quan kịp thời. Đối với các phòng ban chuyên môn: Trong nội bộ các phòng ban chuyên môn của huyện cũng đã có sự phân công về công tác làm KH, các số liệu liên quan đến công việc chuyên môn của phòng được tổng hợp đầy đủ theo đúng mẫu và nộp về phòng TCKH đúng thời gian quy định. Đối với UBND xã: Công tác làm KH đã được UBND các xã quan tâm hơn, bản KH do các xã lập nên càng ngày càng hoàn thiện. Lãnh đạo xã đã hiểu được nghĩa vụ và tầm quan trọng của việc làm KH đối với sự phát triển của xã. Đối với các tổ chức chính trị xã hội, các nhà cung ứng: Đã có sự tham gia vào công tác lập KH của huyện. 2.2.2.2 Những hạn chế -Trong khâu chuẩn bị lập KH: Chưa có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thu thập, xử lý thông tin để xây dựng KHPT KTXH định hướng của huyện.Biểu mẫu do phòng TCKH gửi cho các bộ phận liên quan chưa đảm bảo yêu cầu; Số liệu các bên liên quan cung cấp lên phòng TCKH tổng hợp còn sơ sài, không chính xác, không đúng với tình hình thực tế địa phương. - Trong khâu lập KH: Chưa có sự đảm bảo kết hợp giữa KH ngành và KH theo lãnh thổ. Phòng TCKH chưa hoàn thành tốt việc tổng hợp thông tin, các phòng ban chuyên môn còn mang tính đối phó trong công tác lập KH, các phòng chỉ mới hoàn thành việc cung cấp số liệu chứ chưa làm công tác phân tích số liệu, KH các xã làm ra không phản ánh đúng nhu cầu thực tế, các đơn vị liên quan chỉ mới cung cấp thông tin, số liệu dưới dạng đơn thuần. - Trong khâu thẩm định và phê duyệt: Chỉ tiêu giao cho các đơn vị chưa sát với thực tế; Các xã chưa áp dụng việc đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng KH; Các xi tổ chức CT-XH và người dân không có cơ hội tham gia ý kiến vào việc xây dựng KHPT KTXH. 2.2.2.3 Nguyên nhân của hạn chế: - Cơ cấu tổ chức bộ phận làm KH tại các phòng ban chưa hợp lý; - Đội ngũ cán bộ làm công tác KH ở cả cấp huyện lẫn cấp xã đều còn thiếu và yếu chuyên môn, thiếu các kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu; - Nhận thức về việc lập KH cũng như vai trò, vị trí của KH chưa được coi trọng, công tác lập KHPT KTXH chỉ mới đổi mới về mặt hình thức chứ chưa đổi mới về mặt nội dung vì thế vẫn chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới của công tác lập KH hiện nay; - Chưa thấy được sự cần thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan, bộ máy KH của huyện vẫn còn cách làm việc và lối tư duy KH theo nếp cũ; - Thời gian xây dựng KH của huyện là hơi gấp; - Số liệu thống kê giữa các phòng ban chuyên môn và phòng thống kê vẫn chưa có sự thống nhất; - Năng lực tham gia của các tổ chức chính trị xã hội còn hạn chế. 2.2.2.4 Hậu quả của hạn chế - Việc xây dựng KH huyện sẽ mang tính thụ động, chủ yếu dựa vào các quy định và hướng dẫn của cấp trên dẫn đến bản KH lập ra sẽ mang tính chủ quan, không phát huy được tầm quan trọng của một bản KH. - Chất lượng bản KH không cao, các nội dung còn theo khuôn mẫu máy móc chưa giải quyết được các vấn đề được nêu ra. - Công tác theo dõi, đánh giá không được chú trọng, không có sự chỉ đạo kịp thời khi có những biến động xảy ra. CHƯƠNG III: TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN TRONG LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH Ở HUYỆN ANH SƠN 3.1 Định hướng và nội dung tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH 3.1.1 Quan điểm tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh sơn xii Có sự tham gia của tất cả các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội, các chương trình, dự án và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện trong quá trình xây dựng KHPT KTXH hàng năm . Đảm bảo bản KHPT KTXH là sự tổng hợp, đóng góp của tất cả các bên liên quan. Phát huy tối đa sức mạnh của mọi nguồn lực tại địa phương cả về nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người để thực hiện được các mục tiêu . Bản KHPT KTXH của huyện phải có sự lồng ghép chiến lược phát triển toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo. 3.1.2 Định hướng tăng cường sự tham gia trong lập KH huyện Anh sơn - Bản KHPT KTXH được xây dựng phải đảm bảo có tính chiến lược, tính khả thi, sát với điều kiện thực tế địa phương và phù hợp với KHPT KTXH chung của tinh nói riêng và của cả nước nói chung. - Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong suốt quy trình xây dựng KH - Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của các lãnh đạo trong bộ máy lập KH huyện - Tăng cường sự phối hợp giữa phòng TCKH huyện với các phòng ban chuyên môn và các xã - Tăng cường hơn nữa sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội và các nhà cung ứng trên địa bàn huyện trong quy trình lập KH 3.1.3 Nội dung tăng cường: 3.1.3.1 Tăng cường thêm các bên tham gia trong lập KHPT KTXH huyện Anh Sơn 3.1.3.2 Tăng cường sự tham gia của các bên trong từng bước của quy trình lập KHPT KTXH 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia lập KHPT KTXH 3.2.1 Thể chế hóa sự tham gia của các bên trong quy trình lập KH có sự tham gia
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất