Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố việt trì...

Tài liệu Tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố việt trì

.PDF
119
308
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN, NĂM 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG THỊ LAN HƯƠNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN, NĂM 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Thị Lan Hương ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu quý báu của Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô trong Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Quý cơ quan: Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì, phòng Quản lý đô thị thành phố Việt Trì, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố Việt Trì … cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian học tập, nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế, cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo chân thành của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp./. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Dương Thị Lan Hương iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ............................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................... 3 4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Những đóng góp mới của luận văn: ..................................................... 5 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ................ 6 1.1. Quản lý trật tự xây dựng .................................................................... 6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ...................................................................... 6 1.1.2. Vai trò của quản lý trật tự xây dựng ............................................... 8 1.1.3. Đặc điểm của quản lý trật tự xây dựng ........................................... 8 1.1.4. Nội dung của quản lý trật tự xây dựng ............................................ 9 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng.................................................................... 26 1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý trật tự xây dựng ................................... 27 1.2.1. Kinh nghiệm của Singapo, Nhật Bản ............................................ 27 1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa phương ...................... 36 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 38 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 38 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 38 iv 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ..................................... 42 2.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................. 42 Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ .......................... 45 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 45 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 47 3.2. Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì .................................................................................................... 49 3.2.1. Quy chế, quy định trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố .......................................................................................... 50 3.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố ................................................................................................. 52 3.2.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố ........................................................................................................... 56 3.2.4. Công tác cấp phép, phê duyệt trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố .......................................................................................... 58 3.2.5. Công tác hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố ................................................................................................. 63 3.2.6. Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố ............................................................................. 65 3.2.7. Công tác thông tin, tuyên truyền trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố .................................................................................... 67 3.3. Các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố .......................................................................................... 70 3.3.1. Nhận thức và hiểu biết của người dân về trật tự xây dựng. .......... 70 3.3.2. Năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng ....................................................................................... 72 3.3.3. Sự phối kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong công tác quản lý trật tự xây dựng. .................................... 73 v 3.4. Đánh giá chung về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017..............................................................75 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ .......................... 76 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì ............................................................... 76 4.1.1. Quan điểm, định hướng ................................................................. 76 4.1.2. Mục tiêu......................................................................................... 76 4.2. Giải pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng ............................... 78 4.2.1. Đổi mới công tác về quy hoạch..................................................... 79 4.2.2. Tăng cường, hoàn thiện công tác cấp giấy phép xây dựng ........... 81 4.2.3. Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý trật tự xây dựng ở địa phương ............................................................................................... 82 4.2.4. Tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng. ...... 83 4.2.5. Tăng cường thông tin tuyên truyền ............................................... 84 4.3. Kiến nghị .......................................................................................... 85 KẾT LUẬN .......................................................................................... 868 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 890 PHỤ LỤC ............................................................................................. 912 vi BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 GPXD Giấy phép xây dựng 2 QLĐT Quản lý đô thị 3 TTĐT Trật tự đô thị 4 TTHLATGT Trật tự hành lang an toàn giao thông 5 TTXD Trật tự xây dựng 6 UBND Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng mẫu điều tra .................................... 41 Bảng 3.1: Dân số và lao động thành phố Việt Trì giai đoạn 2000 2015....................................................................................... 49 Bảng 3.2. Số cán bộ xã, phường, thành phố có nhận định rằng quy chế, quy định hiện nay có bất cập ................................................ 51 Bảng 3.3. Tổng hợp trình độ chuyên môn và thời gian công tác của cán bộ làm công tác quản lý TTXD ở thành phố Việt Trì (Giai đoạn 2015-2017) ............................................................................ 55 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp cấp phép trên địa bàn thành phố Việt Trì ...... 59 Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá của chủ đầu tư xây dựng về công tác cấp phép trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì .......................................................................................... 60 Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý TTXD về công tác cấp phép trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì .......................................................................................... 61 Bảng 3.7: Ý kiến đánh giá của chủ đầu tư về công tác hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì ..... 64 Bảng 3.8: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý TTXD về công tác hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì .......................................................................................... 65 Bảng 3.9: Ý kiến đánh giá của Chủ đầu tư về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì ........................................................................... 66 Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý TTXD về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì .................................................... 67 Bảng 3.11: Ý kiến của chủ đầu tư xây dựng về công tác thông tin, tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì ............................................................................................... 69 viii Bảng 3.12: Ý kiến của cán bộ quản lý TTXD về công tác tuyên truyền quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì ..... 69 Bảng 3.13: Nhận thức và hiểu biết của chủ đầu tư xây dựng về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì ........................ 71 Bảng 3.14 Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2017 ............................................................................. 72 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Khu liên hợp giải trí phức hợp Marina Bay .................................... 29 Hình 1.2. Đô thị hiện đại của Singaporo ......................................................... 30 Hình 1.3: Quy hoạch đô thị Nhật Bản ............................................................. 32 Hình 1.4: Quy trình thực hiện quy hoạch tại Nhật Bản .................................. 36 Hình 3.1: Vị trí thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ ........................................... 46 Hình 3.2: Đại hội đảng bộ thành phố Việt Trì nhiệm kỳ 2015-2020.............. 47 Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLTTXD thành phố Việt Trì...................... 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Với tốc độ đô thị hóa nhanh cũng kéo theo những hệ lụy cần phải giải quyết, một trong những vấn đề đó là quản lý trật tự xây dựng. Công tác quản lý xây dựng đã và đang là vấn đề được chính quyền các cấp và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn cả nước như các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Có thể nhận thấy các công trình vi phạm trật tự xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta. Yêu cầu công tác quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta. Nếu việc quản lý trật tự xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ; là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, được quy hoạch là thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Những năm qua, hạ tầng kỹ thuật đô thị được trú trọng đầu tư, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc. Chính vì vậy mà công tác quản lý trật tự xây dựng luôn được thành phố Việt Trì xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng nhằm xây dựng đô thị ngày càng văn minh, 2 sạch đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay trên địa bàn thành phố Việt Trì vẫn còn sảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng với số lượng khá lớn. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, chiếm dụng đất đai trái phép, vi phạm quy hoạch trên địa bàn thành phố đang diễn ra ngày càng phức tạp, mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn, khó xử lý hơn và việc xử lý không kiên quyết, triệt để của chính quyền sở dẫn tới quy hoạch kiến trúc và cảnh quan đô thị không đồng bộ. Mặt khác, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố đang làm cản trở trong việc thực hiện quy hoạch “Việt Trì thành phố lễ hội, cội nguồn dân tộc Việt Nam”, cản trở việc thu hút đầu tư gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án… Nguyên nhân dẫn tới các vi phạm đó một phần là do các phòng ban chức năng của thành phố còn chưa chú trọng đi sâu trong công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực trật tự xây dựng; số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có nhiều hạn chế; việc tham mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng còn chưa kịp thời; công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng của UBND các xã, phường đối với người dân còn hạn chế. Nếu công tác quản lý trật tự xây dựng không hiệu quả sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cần phải giải quyết. Khi một công trình sai phạm không được kiểm tra phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời việc khắc phục hậu quả sẽ rất nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị cũng như thiệt hại về kinh tế của địa phương và của người dân. Với những lý do nêu trên, bản thân em hiện đang công tác tại Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố Việt Trì nên em chọn đề tài luận văn “Tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì” nhằm hướng tới xây dựng thành phố Việt Trì ngày càng văn minh, hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo “Thành phố lễ hội, cội nguồn dân tộc Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung 3 Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản Quản lý trật tự xây dựng, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 từ đó, đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý trật tự xây dựng. Phân tích thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, chỉ ra được những thành công, hạn chế chủ yếu trong vấn đề này. Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng tại địa phương vào thời gian tới. Tham mưu các cơ quan quản lý trật tự xây dựng (phòng Quản lý đô thị thành phố, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố, UBND các phường (xã) trực thuộc thành phố) nâng cao năng lực, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ UBND thành phố giao. 3. Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Chủ thể nghiên cứu: - Chính Phủ, Nhà nước: ban hành Luật, Nghị định, Thông tư trong quản lý trật tự xây dựng. - Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): ban hành những Chỉ thị, quy định, hướng dẫn trong quản lý trật tự xây dựng. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc quản lý trật tự xây dựng theo thẩm quyền. - Ủy ban nhân dân quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng; ban hành kịp thời Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm 4 quyền. - Ủy ban nhân dân cấp xã: kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tình hình TTXD trên địa bàn, ban hành kịp thời Quyết định đình chỉ thi công xây dựng, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì. Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm công tác quản lý trật tự xây dựng và những tổ chức, cá nhân khác liên quan đến công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì. Tuy nhiên, để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu giải pháp quản lý trật tự xây dựng, nhằm làm cơ sở so sánh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong đó tập trung vào các phường trung tâm như: Nông Trang, Gia Cẩm, Tiên Cát, Thanh Miếu, Tân Dân, Dữu Lâu và xã Trưng Vương, Sông Lô, Tân Đức. - Giới hạn về thời gian: tài liệu, số liệu được thu thập nghiên cứu từ năm 2015 - 2017. - Giới hạn nội dung nghiên cứu: tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu nghiên cứu và đánh giá quá trình thực hiện, những kết quả đạt được trong việc quản lý trật tự xây dựng. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 4. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn công tác quản lý trật tự xây dựng. 5 - Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì. 5. Những đóng góp mới của luận văn: - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng như các địa phương khác. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự xây dựng có tính khả thi cho thành phố Việt Trì. Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng đối với công tác quản lý đô thị. Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự xây dựng của thành phố Việt Trì hiện nay. Kiến nghị, rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về trật tự xây dựng hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý trật tự xây dựng. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì. Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 6 TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 1.1. Quản lý trật tự xây dựng 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 cho biết: - Giấy phép xây dựng (GPXD): Là một loại văn bản pháp lý về xây dựng cho phép quản lý Nhà nước về xây dựng đô thị và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước, trước khi khởi công xây dựng, thi công và đưa công trình vào vận hành. - Giấy phép xây dựng công trình: Là giấy phép được cấp để xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật. - Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Là giấy phép được cấp để xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. - Trật tự xây dựng: Xây dựng công trình theo các quy định của pháp luật, có tổ chức, có kỷ luật. - Quản lý trật tự xây dựng: Là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: + Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng được căn cứ vào các nội dung được ghi trong giấy phép xây dựng đã được cấp và các quy định khác. + Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng: Xem xét sự tuân thủ quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị (nếu có) được duyệt, đáp ứng các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận; giới hạn tĩnh không; độ thông thuỷ; các điều kiện an toàn về môi trường, PCCC, hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, điện, nước, thông tin), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại. 7 + Quản lý chất lượng xây dựng công trình, quản lý việc sử dụng công trình đảm bảo đúng mục đích, quản lý công tác bảo hành, bảo trì công trình… - Công trình vi phạm trật tự xây dựng: Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có GPXD mà thực tế không có; Công trình xây dựng sai nội dung GPXD đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng); Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư; Công trình xây dựng không phù hợp với những quy định, quy chế riêng do địa phương ban hành. - Công trình không phép: Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của địa phương… xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, cảnh quan đô thị… - Công trình trái phép: Là những công trình xây dựng trái với nội dung giấp phép xây dựng đã được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng, hành vi vi phạm này nghiêm trọng đến mức xử lý bằng biện pháp dỡ bỏ. - Công trình sai phép: Là công trình xây dựng không đúng với thiết kế được duyệt, không đúng với nội dung GPXD đã cấp. Những loại công trình này đều đã có xin cấp phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như giấy phép được được cấp. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. 8 Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển đô thị, cải tạo chỉnh trang bộ mặt nông thôn theo đúng quy hoạch được phê duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, hành lang giao thông, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước. Quản lý trật tự xây dựng nhà ở cũng là việc đi rà soát, kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn, xây dựng mà không đúng theo yêu cầu trong giấy phép xây dựng đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo đúng luật định. Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yếu là giấy phép xây dựng và các tiêu chí đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực. 1.1.2. Vai trò của quản lý trật tự xây dựng Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng ít được quan tâm một cách đúng mức. Nhưng những năm gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép chúng ta hời hợt, đơn giản trong nhân thức và chậm chễ trong việc thực thi các giải pháp. Lâu nay, việc tổ chức xây dựng các đô thị đến xây dựng các công trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mô và bề rộng mà ít chú ý đến tính tổng thể mang tính hiện đại văn minh. Quản lý trật tự xây dựng có vai trò quan trọng như là một trong những giải pháp quan trọng tạo cho hoạt động xây dựng các đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông thuận lợi. 1.1.3. Đặc điểm của quản lý trật tự xây dựng Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động quản lý trong đó nó có đầy đủ các 9 đặc điểm của hoạt động quản lý ngoài ra nó còn có những đặc điểm riêng mà chỉ có trong xây dựng. Đối tượng quản lý trật tự xây dựng là Cán bộ, công chức, viên chức được phân công quản lý trật tự xây dựng và những tổ chức, cá nhân khác liên quan đến các công trình xây dựng trên địa bàn. Công tác quản lý trật tự xây dựng gắn liền với yếu tố ở từng địa phương, từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị. Hoạt động xây dựng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên từng địa bàn cơ sở, tốc độ xây dựng nhanh, chi phí đầu tư xây dựng lớn, với thực tế lực lượng thanh tra Bộ, Sở xây dựng không đủ lực lượng, phương tiện và điều kiện kiểm soát toàn bộ hoạt động xây dựng trên điều kiện toàn quốc, dẫn đến tình trạng vi phạm xây dựng tại nhiều khu đô thị lớn, đặc biệt là các vụ nghiêm trọng gây dư luận xã hội và tốn không ít tiền của nhà nước và nhân dân. Quản lý theo một thể thống nhất từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết 1/2000, 1/500. Gắn quy hoạch tổng thể với quy hoạch chi tiết đơn vị huyện (quận), xã (phường). Hoạt động quản lý trật tự xây dựng phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm tự nhiên của từng địa phương. Quản lý trật tự xây dựng lấy cơ sở pháp lý là các điều luật về xây dựng, quy hoạch - kiến trúc,…… Hoạt động quản lý trật tự xây dựng là một chuỗi hoạt động từ quy hoạch, cấp giấy phép, hoạt động thanh kiểm tra hậu cấp phép. 1.1.4. Nội dung của quản lý trật tự xây dựng Trong những năm vừa qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý xây dựng đã được ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội. Tại các địa phương, công tác quản lý trật tự xây dựng đã có nhiều tiến bộ nhất định, thể hiện trên các mặt: công tác quy hoạch xây dựng đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng và chất lượng; việc cải thiện thủ tục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan