Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công ...

Tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

.DOC
144
133
119

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** TÔ THỊ HIỀN TRANG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM HÀ NỘI, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** TÔ THỊ HIỀN TRANG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU THỊ HƯƠNG HÀ NỘI, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (i) (ii) Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai (iii) công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Tô Thị Hiền Trang LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Kinh tế quốc dân, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở để tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lưu Thị Hương đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Những gì cô đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ nhân viên của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin cho luận văn này. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 04 năm 2014. Học viên Tô Thị Hiền Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........ 1.1. Rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại......... 1.1.1. Chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại..................... 1.1.2. Rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại......... 1.2. Quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại......................................................................................................... 1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại.............................................................................................. 1.2.2. Nội dung quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại.............................................................................................. 1.2.3. Công cụ quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại....................................................................................................... 1.2.4. Mô hình quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại....................................................................................................... 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại............................................................................... 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại..................................................................... 1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan.......................................................................... 1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan...................................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................................................................................ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam..................... 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................. 2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức.......................................................................... 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh............................................................. 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.............................................................. 2.2.1. Tình hình chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam............................................................................................ 2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.............................................................. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam............................................... 2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................... 2.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế....................................................................... CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM......................................................................................... 3.1. Định hướng chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.................................................................................... 3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ......................................................................................................................... 3.1.2. Định hướng chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam................................................................................... 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam............................................... 3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp........................................................................ 3.2.2. Nhóm giải pháp bổ trợ.......................................................................... 3.3. Kiến nghị................................................................................................... 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ................................................................ 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN: Hoàn thiện khung pháp lý về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hoạt động mua bán nợ.............................................. 3.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu............ KẾT LUẬN......................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. PHỤ LỤC ........................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT B/L Vận đơn đường biển (Bill of Lading) D/A Giao chứng từ trên cơ sở chấp nhận hối phiếu (Documents against Acceptance) D/P Giao chứng từ trên cơ sở thanh toán (Documents against Payment) DPRR Dự phòng rủi ro L/C Thư tín dụng (Letter of Credit) NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTQT Thanh toán quốc tế TTR Phương thức thanh toán chuyển tiền (Telegraphic Transfer Remittance) TTTM Tài trợ thương mại VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼẼ Bảng 1.1: Thang xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và Standard & Poor’s................ Bảng 2.1: Các hoạt động kinh doanh cơ bản của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013 .................................................................................................................. Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013.................. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank trong giai đoạn 2009 -2013......................................................................................................... Bảng 2.4: Doanh số chiết khấu chứng từ xuất khẩu trong giai đoạn 2009 -2013...... Bảng 2.5: Lãi và phí thu từ hoạt động chiết khấu chứng từ xuất khẩu của VietinBank trong giai đoạn 2009 - 2013................................................... Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản nợ chiết khấu phân theo phương thức thanh toán......... Bảng 2.7: Cơ cấu các khoản nợ chiết khấu phântheo hình thức đảm bảo.................. Bảng 2.8: Các giao dịch chiết khấu chứng từ xuất khẩu có giá trị lớn cần kiểm tra thông tin về bên nhập khẩu thông qua Phòng Định chế Tài chính............ Bảng 2.9: Hệ số thu nợ chiết khấu chứng từ xuất khẩu trong giai đoạn 2009 - 2013...... Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ chiết khấu phải xử lý rủi ro trong giai đoạn 2009 – 2013........... Bảng 2.11: Tỷ lệ tổn thất chiết khấu trong giai đoạn 2009 – 2013.............................. Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ chiết khấu quá hạn và tỷ lệ nợ chiết khấu khó đòi trong giai đoạn 2009 – 2013...................................................................................... Bảng 2.13: Tỷ lệ món chiết khấu không thanh toán đúng hạn trong giai đoạn 2009 – 2013....................................................................................................... BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán XNK của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2013....................................................................................................... HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN *** TÔ THỊ HIỀN TRANG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI, 2014 2 i LỜI MỞ ĐẦU Chiết khấu chứng từ xuất khẩu là hình thức tài trợ xuất khẩu đơn giản, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất vốn cao cho ngân hàng. Chính vì thế, quản lý rủi ro trở thành một nhu cầu tất yếu trong chiết khấu chứng từ xuất khẩu của các NHTM. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu càng có ý nghĩa quan trọng do VietinBank đã từng phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng do rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu xảy ra. Tăng cường quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu trở thành một trong những mục tiêu trọng tâm trong tổng thể chiến lược phát triển hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Luận văn thạc sỹ bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN ii HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại Chiết khấu chứng từ xuất khẩu là một hình thức cấp tín dụng trong đó NHTM, trên cơ sở giá trị bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình tới ngân hàng, thực hiện ứng trước một khoản tiền nhất định cho doanh nghiệp xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Chiết khấu chứng từ xuất khẩu có thể thực hiện theo hình thức chiết khấu miễn truy đòi hoặc chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi. Chiết khấu chứng từ xuất khẩu đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp xuất khẩu và Ngân hàng thực hiện chiết khấu Rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất khi Ngân hàng thương mại thực hiện nghiệp vụ chiết khấu cho khách hàng trên cơ sở bộ chứng từ xuất khẩu nhưng không thể thu hồi được khoản tiền chiết khấu đó đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn thu nợ chiết khấu. Rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu có thể xảy ra do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu xảy ra sẽ làm sụt giảm thu nhập và thất thoát vốn, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Ngân hàng, 1.2. Quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại Quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu là quá trình tiếp cận rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi mà loại rủi ro này có khả năng gây ra cho ngân hàng. Quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu phải đảm bảo được hai mục tiêu là: dự đoán được các nguy cơ rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu và tổn thất có thể xảy ra và đảm bảo sự dung hòa nhất định giữa mục tiêu an toàn và mục tiêu lợi nhuận. Quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu bao gồm các nội dung sau: nhận dạng rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu, đo lường rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu và xử lý tổn thất khi rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu xảy ra. Ngân hàng thực hiện quản lý iii rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu thông qua các công cụ là: Chính sách chiết khấu chứng từ xuất khẩu và Quy trình chiết khấu chứng từ xuất khẩu. Hiện nay có hai mô hình quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu được áp dụng, đó là mô hình quản lý phân tán và mô hình quản lý tập trung. - Mô hình quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu phân tán: mô hình này chưa có sự tách biết giữa ba chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, phù hợp với các NHTM quy mô nhỏ. - Mô hình quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tập trung: mô hình này có sự tách biệt rõ rang giữa ba chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, phù hợp với các ngân hàng có quy mô lớn. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại - Nợ chiết khấu quá hạn và tỷ lệ nợ chiết khấu quá hạn - Nợ chiết khấu khó đòi và tỷ lệ nợ chiết khấu khó đòi - Tỷ lệ món chiết khấu không thanh toán đúng hạn - Tỷ lệ nợ chiết khấu phải xử lý tổn thất bằng DPRR - Tỷ lệ tổn thất chiết khấu - Hệ số nợ chiết khấu 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu của Ngân hàng thương mại  Nhóm nhân tố chủ quan - Nội dung quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu - Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển lâu dài của ngân hàng; - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng; - Chất lượng nguồn nhân lực; - Hệ thống thông tin quản lý và công nghệ ngân hàng; - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng; - Khả năng tiếp cận với các nguồn thong tin bên ngoài.  Nhóm nhân tố khách quan - Khách hàng chiết khấu; - Môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước; - Các quy định của pháp luật trong và ngoài nước; - Tính sẵn có và chất lượng của thông tin. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO CHIẾT iv KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam vào ngày 26 tháng 03 năm 1988 và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” vào ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của VietinBank (bao gồm hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và cung cấp các dịch vụ khác) có sự tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2009 – 2010. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, do tác động của suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh của VietinBank cũng suy giảm. Lợi nhuận năm 2013 giảm 5,83% so với năm 2012, tỷ lệ ROA và ROE chỉ đạt 1,4% và 13,72% (giảm mạnh so với mức 1,7% và 19,9% năm 2012). v 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2.2.1. Tình hình chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện chiết khấu cho các bộ chứng từ xuất khẩu thanh toán theo các phương thức L/C, nhờ thu (D/P và D/A) và chuyển tiền, trong đó phương thức thanh toán L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng từ 60 – 80%). Doanh số chiết khấu trong giai đoạn 2009 – 2013 đạt trung bình khoảng 344.89 triệu USD, doanh số năm 2010 đạt mức cao nhất là 499,28 triệu USD. Hoạt động chiết khấu chứng từ xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với nguồn thu từ lãi chiết khấu và phí dịch vụ. Phí dịch vụ từ hoạt động chiết khấu đóng góp khoảng 2% - 4% trong tổng thu phí TTTM, trong khi lãi chiết khấu chiếm khoảng 0,1% tổng thu lãi hàng năm của VietinBank 2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam  Nội dung quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam  Nhận dạng rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu - Dấu hiệu năng lực tài chính của khách hàng suy giảm; - Dấu hiệu rủi ro thanh toán từ phía nhập khẩu; - Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hàng hóa và thị trường nhập khẩu; - Dấu hiệu nhận biết nguy cơ xảy ra gian lận, lừa đảo; - Dấu hiệu rủi ro xuất phát từ nội bộ ngân hàng.  Đo lường rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu Hiện nay, VietinBank sử dụng kết hợp Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng dựa trên yếu tố C và Mô hình chấm điểm tín dụng theo chỉ tiêu để đo lường mức độ rủi ro của một khách hàng chiết khấu cũng như của giao dịch chiết khấu.  Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu - Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng xuất khẩu; - Kiểm soát và phòng ngửa rủi ro từ phía bên nhập khẩu; - Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro liên quan đến hàng hóa và thị trường nhập vi khẩu; - Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro xảy ra gian lận, lừa đảo; - Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro xuất phát từ nội bộ ngân hàng.  Xử lý tổn thất khi rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu xảy ra - Trích lập quỹ dự phòng rủi ro; - Mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu; - Chia sẻ rủi ro.  Công cụ quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chính sách chiết khấu chứng từ xuất khẩu: bao gồm các chính sách về khách hàng, giới hạn và tỷ lệ chiết khấu, lãi suất và phí suất chiết khấu, thời hạn chiết khấu, tài sản đảm bảo, xử lý nợ có vấn đề; - Quy trình chiết khấu chứng từ xuất khẩu: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam quy định chặt chẽ về quy trình xử lý nghiệp vụ chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại chi nhánh và tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.  Mô hình quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Hiện tại, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý rủi ro chứng từ xuất khẩu tập trung bao gồm sự tập trung trong xử lý nghiệp vụ TTQT&TTTM (từ năm 2008) và tập trung về kiểm soát, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng (từ cuối năm 2012). Mô hình quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tập trung đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, giúp giảm thiểu mức độ rủi ro và đảm bảo năng lực cạnh tranh lâu dài của ngân hàng trong hoạt động này. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2009 – 2013, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng kể trong quản lý rủi ro chiết khấu chứng từ xuất khẩu, thể hiện thông qua sự cải thiện khả năng thu hồi nợ chiết khấu cũng như giảm bớt tỷ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất