Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường quản lý của cục thuế tỉnh bắc ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt i...

Tài liệu Tăng cường quản lý của cục thuế tỉnh bắc ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in

.PDF
139
156
98

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM MAI THỊ HOA TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CỦA CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI HOÁ ĐƠN DOANH NGHIỆP ĐẶT IN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đình Thao NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Mai Thị Hoa i LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Đình Thao, thầy là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Mai Thị Hoa ii MỤC LỤC Lời cam đoan .......................................................................................................................... i Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................................iii Danh mục bảng .................................................................................................................... vii Danh mục biểu đồ, hình và hộp ............................................................................................ ix Trích yếu luận văn ................................................................................................................. x Thesis abstract...................................................................................................................... xii Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.3.2. Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 3 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................... 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................. 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 5 2.1.2. Vai trò của công tác quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in ........................................ 8 2.1.3. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng hoá đơn doanh nghiệp đặt in ........................ 9 2.1.4. Điều kiện tạo hoá đơn đặt in .................................................................................... 12 2.1.5. Ưu nhược điểm và yêu cầu đối với công tác quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in ........................................................................................................................ 15 2.1.6. Nội dung quản lý hoá đơn doanh nghiệp đặt in ................................................... 17 2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in.............. 25 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 26 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn tại thành phố Hà Nội ............................................... 26 iii 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn đặt in tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................................................................... 29 2.2.3. Kinh nghiệm quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in tại một số địa phương ............. 32 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh trong quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in .................................................................................................. 33 2.2.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố ................... 33 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 37 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 37 3.1.1. Sơ lược về tổ chức của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ..................................................... 37 3.1.2. Tình hình quản lý thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh .......................................... 45 3.1.3. Tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh quản lý...................................................................................................................... 48 3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 51 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................... 51 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin số liệu ................................................... 56 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 57 3.3.1. Chỉ tiêu về tình hình quản lý thuế và thực trạng quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh .............................................................. 57 3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in qua công tác điều tra ..................................................................................................................... 58 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 59 4.1. Thực trạng quản lý hoá đơn doanh nghiệp đặt in tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ....... 59 4.1.1. Thực trạng quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ....... 59 4.1.2. Tình hình triển khai hình thức hoá đơn doanh nghiệp đặt in theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ................................................................................................... 67 4.1.3. Công tác truyên truyền, hỗ trợ, tập huấn về hoá đơn ............................................... 69 4.1.4. Công tác quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in ........................................................ 70 4.1.5. Đánh giá kết quả hoạt động quản lý hoá đơn doanh nghiệp đặt in của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 83 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoá đơn doanh nghiệp đặt in của cục thuế tỉnh bắc ninh ..................................................................................................... 91 4.2.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................................... 91 iv 4.2.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................................ 95 4.2.3. Những vấn đề tồn tại đối với quản lý hoá đơn doanh nghiệp đặt in ........................ 99 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý của cục thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in ................................................................................................ 100 4.3.1. Quan điểm quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in .................................................. 100 4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in ................................. 103 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 112 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 112 5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 113 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 115 Phụ lục ............................................................................................................................... 118 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CP Cổ phần CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân NĐ Nghị định NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách Nhà nước QĐ Quyết định SL Số lượng TMS Phần mềm quản lý thuế tập trung TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố TPR Phần mềm phân tích rủi ro TTR Phần mềm hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo bộ phận chức năng năm 2013 -2015 ........................... 39 Bảng 3.2. Chức năng của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ............................ 42 Bảng 3.3. Kết quả nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015 .................................................................................................... 46 Bảng 3.4. Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN từ năm 2013 – 2015 (không bao gồm các khoản thu từ đất) ....................................................................... 47 Bảng 3.5. Doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh Bắc Ninh phân theo huyện, thị xã thành phố qua 3 năm 2013-2015 .......................................................... 49 Bảng 3.6. Doanh nghiệp đang hoạt động trong tỉnh Bắc Ninh tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp .................................................................. 50 Bảng 3.7. Nội dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................ 52 Bảng 3.8. Đối tượng và nội dung điều tra ...................................................................... 53 Bảng 3.9. Phân bổ số lượng phiếu điều tra tại đơn vị..................................................... 54 Bảng 3.10. Cơ cấu doanh nghiệp điều tra......................................................................... 54 Bảng 3.11. Hình thức hóa đơn sử dụng và số lượng hóa đơn sử dụng bình quân 1 năm .............................................................................................................. 55 Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới qua 3 năm .......................................... 59 Bảng 4.2. Doanh nghiệp thành lập đi vào hoạt động trong qua 3 năm........................... 59 Bảng 4.3. Phương thức sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh quản lý đến hết ngày 31/12/2015 ................................................... 60 Bảng 4.4. Tình hình sử dụng các loại hình hóa đơn qua 3 năm ..................................... 61 Bảng 4.5. Tình hình sử dụng, hủy bỏ hóa đơn doanh nghiệp đặt in qua 3 năm ............. 61 Bảng 4.6. Doanh nghiệp bỏ trốn và nợ đọng tiền thuế qua 3 năm ................................. 63 Bảng 4.7. Tình hình xử lý tổn thất hoá đơn tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ....................... 65 Bảng 4.8. Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm......... 66 Bảng 4.9. Danh sách các cơ sở in trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................ 68 Bảng 4.10. Hoạt động quản lý hóa đơn DN đặt in đến 31/12/2015 ................................. 68 Bảng 4.11. Đánh giá của người nộp thuế về tình hình triển khai hình thức hóa đơn đặt in ............................................................................................................... 69 vii Bảng 4.12. Kết quả tiếp nhận thông báo phát hành hoá đơn DN đặt in năm 2015 .......... 72 Bảng 4.13. Hoạt động quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in luỹ kế đến năm 2015 ......... 73 Bảng 4.14. Tình hình quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in theo đánh giá của cán bộ thuế ............................................................................................................ 76 Bảng 4.15. Kết quả xác minh hóa đơn đặt in năm 2015 của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ......... 81 Bảng 4.16. Tình hình kiểm tra theo chuyên đề về hóa đơn tại trụ sở người nộp thuế qua 3 năm ............................................................................................... 83 Bảng 4.17. Tình hình chấp hành quy định gửi thông báo phát hành, báo cáo tình hình sử dụng, thông báo kết quả hủy, báo cáo mất, cháy hỏng hóa đơn........ 85 Bảng 4.18. Kết quả đánh giá của cán bộ thuế về nội dung thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo sử dụng hóa đơn, thông báo kết quả hủy hóa đơn và kiểm tra theo chuyên đề về hóa đơn ............................................................... 86 Bảng 4.19. Kết quả đánh giá của NNT về nội dung sử dụng hoá đơn do doanh nghiệp đặt in ................................................................................................... 88 Bảng 4.20. Đánh giá của NNT về tình hình gửi thông báo phát hành, báo cáo sử dụng, thông báo kết quả hủy, báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn, và kiểm tra hóa đơn............................................................................................. 89 Bảng 4.21. Kết quả đánh giá của NNT về nội dung thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo sử dụng hóa đơn, thông báo kết quả hủy hóa đơn và kiểm tra theo chuyên đề về hóa đơn ............................................................................. 90 Bảng 4.22. Số lượng doanh nghiệp hoạt động/ Số DN mới thành lập ............................. 92 Bảng 4.23. Số lượng doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế ........................................................................................................ 93 Bảng 4.24. Nguồn lực cán bộ tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đến 31/12/2015 .................... 97 Bảng 4.25. Nguồn lực cán bộ tại các Chi cục Thuế đến thời điểm 31/12/2015 ............... 98 Bảng 4.26. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ......... 109 Bảng 4.27. Chương trình đào tạo cán bộ, công chức Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ...................................................................................................... 110 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP Biểu đồ 4.1. Số phiếu gửi đi xác minh và được trả lời của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015..................................................................................... 78 Biểu đồ 4.2. Số hóa đơn gửi đi xác minh và được trả lời của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015............................................................................ 79 Biểu đồ 4.3. Tình hình nhận phiếu xác minh hóa đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015..................................................................................... 79 Biểu đồ 4.4. Tình hình nhận xác minh hóa đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................................................... 80 Hình 2.1. Quy trình quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in ............................................. 19 Hình 3.1. Bộ máy tổ chức của ngành thuế Bắc Ninh ..................................................... 40 Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Văn phòng Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ........................ 41 Hình 3.3. Phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ............................... 44 Hộp 4.1. Ý kiến của DN về quy trình tiếp nhận phát hành và sử dụng hóa đơn doanh nghiệp đặt in ........................................................................................ 71 Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh về quản lý phát hành và sử dụng hóa đơn doanh nghiệp đặt in ....................................... 82 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Mai Thị Hoa Tên Luận văn: Tăng cường quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in. Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đứng trước thực trạng còn nhiều doanh nghiệp vi phạm về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn như: Đặt in hóa đơn nhưng không gửi thông báo phát hành đã đưa vào sử dụng; không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn tại nơi bán hàng; sử dụng hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn; bán hàng không xuất trả hóa đơn cho khách hàng; làm mất, cháy, hỏng hóa đơn; chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; báo cáo sai số liệu tình hình sử dụng hóa đơn… đặc biệt là việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm mục đích trốn thuế. Từ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn gồm: (i) hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hóa đơn đặt in trong hệ thống quản lý thuế; (ii) Đánh giá thực trạng quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in; và (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn doanh nghiệp đặt in của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài sử dụng 2 nguồn số liệu. Các thông tin thứ cấp thu thập tại: Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Thuế các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, Website của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, diễn đàn đối thoại với doanh nghiệp, sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Các thông tin sơ cấp được lấy từ kết quả điều tra cán bộ quản lý, nhân viên tại Cục Thuế, Chi cục Thuế và các doanh nghiệp trên địa bàn chịu sự quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh gồm: Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và Lãnh đạo các phòng, Chi cục Thuế (12 người); Nhân viên các phòng, bộ phận của Cục Thuế, Chi cục Thuế (38 người); Các doanh nghiệp đặt in hóa đơn thuộc sự quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (70 doanh nghiệp). x Các số liệu được tổng hợp phân tích trên phầm mềm Excel. Các phương pháp phân tích số liệu như: Thống kê mô tả, thống kê so sánh, đánh giá và xếp hạng… Kết quả chính và kết luận Tăng cường quản lý hoá đơn doanh nghiệp đặt in nói chung và ở Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh nói riêng là hết sức cần thiết, quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in giúp cho cơ quan thuế quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng hóa đơn mua vào và bán ra của doanh nghiệp từ đó xác định được số thuế doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đang quản lý tổng số 5.008 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn đặt in, các doanh nghiệp này đều đã thông báo phát hành hóa đơn tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. Việc sử dụng hóa đơn đặt in giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và thời gian, giảm tải các thủ tục hành chính rườm rà về kê khai, xin mua hóa đơn. Việc quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in mới chỉ được quản lý trên cơ sở việc thông báo phát hành hóa đơn, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, còn việc kiểm tra hóa đơn còn gặp nhiều khó khăn do thói quen sử dụng tiền mặt, mua hàng không lấy hóa đơn, hệ thống thông tin về doanh nghiệp chưa được đầy đủ, liên tục và số lượng hóa đơn phát hành vô cùng lớn, hoạt động kiểm tra, đối chiếu xác minh hóa đơn còn gặp nhiều khó khăn… Doanh nghiệp in trùng số sêri nhằm gian lận thuế, gây thất thoát tiền thuế khá lớn nếu không nhanh chóng kiểm soát thì hành vi in trùng hóa đơn nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in gồm: năng lực của cán bộ quản lý thuế và cơ quan thuế; ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; sự tham gia quản lý hóa đơn của cộng đồng dân cư; và sự phối hợp giữa các cơ quan chắc năng có liên quan. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in trong thời gian tới gồm: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cần sắp xếp lại nguồn lực con người cho phù hợp về mặt số lượng, chất lượng công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn, cải tiến bộ máy quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với người nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn doanh nghiệp đặt in, cần có các chế tài xử lý vi phạm triệt để các vụ việc vi phạm về đặt in, phát hành, sử dụng hóa đơn trong thời gian tới. xi THESIS ABSTRACT Author name: Mai Thi Hoa Thesis title: Strengthening the management of the tax department of Bac Ninh province for bill ordered printing by enterprises. Major: Economic Management Code: 60.34.04.10 Research Objectives: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) In fact, there are still many enterprises/companies have violation about printing, management, and use of bill, for example: Ordered printing invoice without sending the annoucement about the release of bill; unlisted notice of the printing invoice at the sale place; use of bill is not followed order from small number to largest numbers; selling goods but not returning bill to customers; lose, fined and broken bill; untrue report about the status of using bill. … especially illigal use of bill aiming at not paying taxes. Based on the mentioned reasons, we chose the thesis title “Strengthening the management of the tax department of Bac Ninh province for bill ordered printing by enterprises”. Materials and Methods Objectives of the study are as follows: (i) Systematize the theoretical and practical issues on management of printing bills in the tax administration system; (ii) Assessment of the management of the tax department of Bac Ninh province for bill ordered printing by enterprises; (iii) Analysis of factors affecting the management of the tax department of Bac Ninh province for bill ordered printing by enterprises; and (iv) to propose measures to strengthen the management of the tax department of Bac Ninh province for bill ordered printing by enterprises. Main findings and conclusions Secondary and primary data was used for this study. Secondary data was collected from Tax Department of Vietnam, tax department of Bac Ninh province, tax subdepartments belong to the tax department of Bac Ninh province, and information from internet, and public communication. Primary data was colleced from representatives of related tax offices/agencies as heads/leaders of tax departments and subdepartments in Bac Ninh province (12 people); 38 saffs working in different tax offices; 70 observations from different enterprises in Bac Ninh. Discriptive statistics, comparative statistics and ranking methods were used to analyze the information in this study. xii Main findings and conclusions Strengthening the management of bill ordered printing by enterprises is essential. Tax Department of Bac Ninh province is managing a total of 5,008 enteprises using ordered printing bills, these enterprises have announced the release bills in the tax department if Bac Ninh province. The use of order printing bills helps enterprises be more active in the process of production and business and safe time, reduce the load of cumbersome administrative procedures to declare, and purchase bills. The management of ordered printing bills by enterprises is currently based on the announced bills, reports on the use of bills, checking bills which also face many difficulties due to the cash usage habits, purchasing goods not getting an invoice, the system of corporate information is not yet complete, continuous and issued invoice number is enormous, operational test, verifying and reconciliation of bill still faces many difficulties. Enterprise printed identical serial numbers for tax fraud, causing considerable loss of tax revenues if not quickly controlled, it will affect the state budget. Research results show that a number of factors affecting the management of the Tax Department in Bac Ninh province for order printing bill by enterprises include: the capacity of the tax administration officials and tax authorities; law-abiding consciousness of the enterprise; participatory management of invoices communities; and the coordination between the authorities concerned. Solutions for strengthening the management of the tax department of Bac Ninh province for bill ordered printing by enterprises includes: Tax Department in Bac Ninh province needed to rearrange human resources in terms of quantity and quality of tax administration, invoice management, improved order – to – print invoice management of enterprise and applying information technology in management. Propaganda for taxpayers, strengthening the inspection of the tax authorities in the management, use of ordered – to – print invoices. It is necessary to have sanctions for violations of printing, issuance and use of invoices in the future. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển. Để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập, thông lệ quốc tế, tiến tới phù hợp với các luật mới hoặc thay thế luật cũ như Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán và Luật Giao dịch điện tử thì việc cải cách các thủ tục hành chính hiện nay đồng thời quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên có liên quan trong vấn đề in, phát hành và sử dụng hóa đơn là hết sức cần thiết. Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp và liên quan đến lợi ích trực tiếp của người nộp thuế nên trong thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn chây ỳ nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế, thậm chí có một số tổ chức, cá nhân trốn thuế, gian lận thuế. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế chủ yếu là thông qua việc mua, bán hóa đơn khống (hóa đơn không kèm theo hàng hóa) để thực hiện việc kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng và tăng chi phí dẫn đến làm thất thu ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, quản lý hóa đơn là một vấn đề rất cần thiết của quản lý thuế. Đây là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho Ngân sách Nhà nước nhằm chống gian lận thuế, đảm bảo công bằng trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý và cải tiến chính sách thuế cho phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Đồng thời nhằm thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo thuận lợi đối với doanh nghiệp và người dân trong việc quản lý và sự dụng hoá đơn, ngày 14 tháng 5 năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP trước đây và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Đây là Nghị định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hoá đơn bán hàng đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Nghị định đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chủ động in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng của chính đơn vị mình. Vấn đề quản lý hoá đơn càng trở nên quan trọng; làm thế nào để quản lý tốt, quản lý theo đúng pháp luật và làm thế nào để nâng cao ý thức 1 và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng, quản lý hoá đơn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp phải một số vướng mắc, khó khăn nên tình trạng gian lận thuế thông qua việc mua, bán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp trong thời gian qua vẫn còn diễn ra nhiều, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước và mất công bằng cho người nộp thuế. Đứng trước thực trạng tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh việc sử dụng hóa đơn theo hình thức doanh nghiệp đặt in chiếm tới 75% trên tổng số doanh nghiệp sử dụng các loại hình hóa đơn, ở loại hình này hóa đơn doanh nghiệp đặt in này còn nhiều tồn tại như: Doanh nghiệp đặt in hóa đơn nhưng không gửi thông báo phát hành đã đưa vào sử dụng; không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn tại nơi bán hàng; sử dụng hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn; bán hàng không xuất trả hóa đơn cho khách hàng; làm mất, cháy, hỏng hóa đơn; chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; báo cáo sai số liệu tình hình sử dụng hóa đơn… đặc biệt là việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sử dụng hóa đơn không thông báo phát hành, cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, dịch vụ; cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hoá đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác; dùng hoá đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hoá trong khâu lưu thông, lập khống hoá đơn, sử dụng hóa đơn hết giá trị sử dụng nhằm mục đích trốn thuế ngày càng gia tăng gây khó khăn cho công tác quản lý thuế và quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in. Do vậy vấn đề quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in đang là vấn đề cấp bách, nhằm đưa ra những giải pháp khả thi để giảm thiểu những tồn tại ở loại hình hóa đơn doanh nghiệp đặt in góp phần chống thất thu Ngân sách Nhà nước. Từ những thực trạng nêu trên mà việc quản lý hóa đơn trở nên cấp thiết cần phải được nghiên cứu một cách cụ thể để có giải pháp đúng đắn trước mắt cũng như lâu dài việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in” sẽ góp phần hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thuế trong việc phát hiện và ngăn ngừa, phòng, chống các hành vi vi phạm, góp phần đưa công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn đi vào nề nếp, xây dựng ngành thuế ngày càng phát triển vững mạnh. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với việc sử dụng loại hóa đơn này thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hóa đơn đặt in trong hệ thống quản lý thuế; - Đánh giá thực trạng quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với hóa đơn doanh nghiệp đặt in; - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn doanh nghiệp đặt in. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. 1.3.2. Đối tượng khảo sát Các đơn vị phát hành và sử dụng hóa đơn đặt in và các cơ quan quản lý thuế gồm: - Các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh (DN Nhà nước) trung ương, địa phương; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộcm doanh nghiệp thuộc khu vưcj kinh tế ngoài quốc doanh do Phòng Kiểm tra thuế số 1và phòng kiểm tra thuế số 2 - Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đang theo dõi quản lý gồm Công ty cổ phần (30 DN), Công ty TNHH (37 DN), Doanh nghiệp tư nhân (2DN), Hợp tác xã (1 đơn vị). - Lãnh đạo, cán bộ thuộc cơ quan thuế gồm: Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh và Lãnh đạo các phòng, Chi cục Thuế (12 người); Nhân viên các phòng, bộ phận của Cục Thuế, Chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh, Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn, Chi cục Thuế huyện Yên Phong (38 người). 3 1.3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm quản lý tốt và hiệu quả các loại hóa đơn đặt in ở địa bàn nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, các đơn vị thuộc quyền quản lý của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: + Thông tin số liệu liên quan đến các quy định thực hiện Nghị đinh 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được sử dụng từ năm 2013 – 2015 và số liệu điều tra các đối tượng có liên quan năm 2016. + Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2015 - tháng 10/2016. 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Sau khi nghiên cứu đưa đề tài vào áp dụng thực tiễn sẽ góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hóa đơn đặt in trong hệ thống quản lý thuế; Đánh giá được thực trạng về công tác quản lý hóa đơn hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hóa đơn doanh nghiệp đặt in hiện nay và đưa ra các giải pháp để quản lý tốt việc sử dụng hóa đơn doanh nghiệp đặt in, từng bước hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn của doanh nghiệp đặt in hóa đơn, tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn ngừa, phòng, chống các hành vi vi phạm về hóa đơn và thuế góp phần đưa công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn ngày càng đi vào nề nếp, xây dựng ngành thuế Bắc Ninh phát triển vững mạnh. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về quản lý Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa và sự nổ lực của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm vụ rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế, đồng thời đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lý nào đó. Các Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó, Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (Nguyễn Đức Bình, 1995). Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho quán lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó… Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” (Đường Vinh Sường, 2007). Trong định nghĩa trên cần chú ý một số điểm sau: Quản lý bao giờ cùng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phận hệ) đó là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển, còn đối tượng quản lý là bộ phận chịu sự quản lý, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người. Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý, xét về mặt công nghệ, là sự vận động của thông tin (Đường Vinh Sường, 2007). 5 Như chúng ta đều biết, quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể quản lý: nói rõ ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì? Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì? Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên hoạt động quản lý. Đồng thời cần chú ý rằng, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó. Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành: - Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý? - Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì? - Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì? - Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào? Có thể đưa ra kết luận rằng: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện: thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân. Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên. Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể. 2.1.1.2. Khái niệm hóa đơn Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành, sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Trong các quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh toán, quyết toán tài chính, hoặc việc xác định các chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải có các loại chứng từ để chứng minh cho chúng ta đã xác lập, thực hiện các giao dịch đó. Chứng từ làm bằng chứng cho việc xác lập các giao dịch này sẽ phải ghi nhận thông 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan