Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường năng lực cạnh tranh sản xuất rau an toàn tại tp cần thơ...

Tài liệu Tăng cường năng lực cạnh tranh sản xuất rau an toàn tại tp cần thơ

.PDF
110
897
140

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ NGUYỄN VĂN THÁI TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI TP CẦN THƠ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HỒ ĐỨC HÙNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2008 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỬ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG. MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh: .................................................................... 1 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh:................................................................... 1 1.1.2 Năng lực cạnh tranh:.......................................................................... 1 1.1.2.1 Nhân tố bên ngoài:....................................................................... 2 a. Môi trường vĩ mô:............................................................................. 2 b. Môi trường vi mô : ........................................................................... 4 1.1.2.2 Nhân tố bên trong: ...................................................................... 6 1.1.3 Chiến lược cạnh tranh: ..................................................................... 7 1.1.3.1 Chiến lược khác biệt về giá: ..................................................... 7 1.1.3.2 Chiến lược khác biệt về chất lượng:......................................... 7 1.1.3.3 Chiến lược về khác biệt sản phẩm: ........................................... 8 1.1.3.4. Chiến lược trọng tâm hoá sản phẩm: ....................................... 9 1.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá khả năng cạnh tranh:..................................... 9 1.1.4.1 Các chỉ tiêu định tính: ............................................................. 10 1.1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng:.......................................................... 10 1.2 Những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh............................................ 12 1.2.1 Giải pháp phát triển sản phẩm:....................................................... 12 1.2.2 Giải pháp mở rộng thị trường:........................................................ 12 1.2.3 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm: .......................................................... 13 1.2.3.1 Sự cần thiết phải có quan điểm quản lý mới: ........................... 13 1.2.3.2 Phương pháp 4P’S: ................................................................... 14 a. Sản phẩm: ...................................................................................... 14 b. Địa điểm: ....................................................................................... 14 c. Quảng cáo: ..................................................................................... 15 d. Giá: ................................................................................................ 15 1.2.3.3 Giải pháp phát triển thị trường và tăng thị phần cho các sản phẩm: .................................................................................................................... 15 1.2.3.4 Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận trong kinh doanh: ................................................................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 18 2.1 Khái quát một số đặc điểm chung của TP Cần Thơ (số liệu thống kê năm 2008)............................................................................................................. 18 2.1.1 Điều kiện tự nhiên: ...................................................................... 18 2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu: ..................................... 20 2.1.2.1 Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của TP. Cần Thơ giai đoạn 20052008 ...................................................................................................................... 20 2.1.2.2 Cơ cấu lao động, giá trị sản xuất phân theo khu vực 20052008:..................................................................................................................... 22 2.1.2.3 Tổng sản phẩm (GDP)- Thu nhập bình quân đầu người:...... 22 2.1.3 Dân số, lao động và có cấu cây trồng trong nông nghiệp: .......... 22 2.2 Hiện trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Cần Thơ: .............................................................................................................................. 25 2.2.1 Thuận lợi:...................................................................................... 25 2.2.2 Khó Khăn:..................................................................................... 31 2.3 Khảo sát tình hình sản xuất của nhóm nông dân, HTX sản xuất rau an toàn tại quận Bình Thủy và huyện Phong Điền 2005-2008:................................ 34 2.3.1 Đặc điểm sản xuất RAT: chưa mang tính chất chuyên canh, sản xuất hàng hóa: ...................................................................................................... 34 a. Quận Bình Thủy: .......................................................................... 35 b. Huyện Phong Điền: ...................................................................... 36 c. Hoạt động của các Hợp tác xã sản xuất rau:................................. 37 2.3.2 Quy mô sản xuất: nhỏ lẽ, manh mún,tính liên kết sản xuất chưa cao ........................................................................................................................ 38 2.3.3 Quy trình sản xuất: chưa áp dụng đồng bộ quy trình IPM, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn: .................................................. 39 2.3.4 Giá thành sản xuất còn cao:.......................................................... 45 2.3.5 Thiếu vốn sản xuất: ..................................................................... 46 2.3.6 Chưa được kiểm định và cấp giấy chứng nhận về sản phẩm rau an toàn. ...................................................................................................................... 46 2.3.7 Tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, các chợ địa phương chưa cao 47 2.3.8 Thị trường tiêu thụ chưa được chính thức mở rộng ra ngoài phạm vi TP Cần Thơ. ..................................................................................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI TP.CẦN THƠ ............................................................................................. 53 3.1 Phân tích ma trận SWOT về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau an toàn .............................................................................................................................. 53 3.2 Các giải pháp phát triển và tiêu thụ rau an toàn: ............................... 56 3.2.1 Phải cụ thể hóa quy hoạch thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng vành đai rau an toàn của TP Cần Thơ:................................................. 56 3.2.2 Hợp tác từ sản xuất tới tiêu thụ ..................................................... 57 3.2.3 Chiến lược mở rộng thị trường:..................................................... 59 3.2.3.1 Xây dựng các chương trình tuyên truyền tạo ý thức sử dụng rau an toàn rộng rải trong người dân vì sức khỏe cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông, hội thảo, hội chợ. ....................................................... 60 3.2.3.2 Hỗ trợ các hợp tác xã sản xuất rau an toàn xây dựng trang web, thông tin về rau an toàn, xây dựng đề án đẩy mạnh xúc tiến thương mại hướng xuất khẩu. ................................................................................................. 61 3.2.4 Chiến lược tiêu thụ rau an toàn: .................................................... 62 3.2.4.1 Từng bước hình thành thương hiệu sản phẩm rau an toàn của TP Cần Thơ để cung ứng cho nhu cầu trong và ngoài phạm vi thành phố. ........ 62 3.2.4.2 Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ. .................................................................................. 65 3.2.4.3 Xây dựng chương trình công bố tiêu chuẩn chất lượng rau, kiểm định sản phẩm rau an toàn cho các hộ, tập thể sản xuất để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau an toàn.................................................... 72 3.2.4.4 Tăng cường tiêu thụ sản phẩm thông qua các siêu thị, các chợ đầu mối. ........................................................................................................ 75 3.2.4.5. Gắn việc sản xuất rau an toàn với thị trường tiêu thụ: coi trọng cả thị trường tiêu thụ đại chúng lẩn cao cấp............................................... 75 3.2.5 Các biện pháp hỗ trợ để xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn:76 3.2.5.1 Tập huấn: ............................................................................ 76 3.2.5.2 Hình thành nhóm nông dân và câu lạc bộ, HTX sản xuất rau an toàn với quy mô 200-300 ha tại quận Bình Thủy và huyện Phong Điền để hợp tác từ khâu sản xuất tới tiêu thụ: .......................................................................... 77 3.3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 80 3.2.1 Nhận xét:...................................................................................... 80 3.2.2 Kiến nghị: .................................................................................... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CLBKN : Câu lạc bộ khuyến nông. BVTV : Bảo vệ thực vật. GAP : Good Agrcultural Practices - Thực hành nông nghiệp sạch. HTX : Hợp tác xã. HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp. IPM : Intergrated Pets Managerment - Quản lý dịch hại tổng hợp. RAT : Rau an toàn. VIETGAP : Vietnamse Good Agricultural Practices - Thực hành nông nghiệp sạch tiêu chuẩn Việt Nam. DANH SÁCH HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU Trang Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ (Nguồn: Cục Thống kê TP Cần Thơ năm 2008) : ........................................................................................... 19 Bảng 2.1 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ giai đoạn 20052008 ...................................................................................................................... 21 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động .......................................................................... 22 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất phân theo khu vực 2005 - 2008......................... 22 Bảng 2.4: Thu nhập bình quân đầu người ................................................... 22 Bảng 2.5: Dân số phân theo khu vực và cân đối lao động xã hội: .............. 23 Bảng 2.6. Diện tích gieo trồng các loại cây chính....................................... 24 Bảng 2.7: Lượng rau tiêu thụ của người tiêu dùng ..................................... 28 Hình 2.2: Bản đồ hành chính Quận Bình Thuỷ (Nguồn: Cục Thống kê TP Cần Thơ năm 2008).............................................................................................. 35 Bảng 2.8: Diện tích gieo trồng các loại cây chính của Quận Bình Thủy 2005-2008............................................................................................................. 35 Bảng 2.9: Sản lượng rau, đậu và dân số của Quận Bình Thủy 2005 -2008 35 Hình 2.3: Bản đồ hành chính Huyện Phong Điền (Nguồn: Cục Thống kê TP Cần Thơ năm 2008).............................................................................................. 36 Bảng 2.10: Diện tích gieo trồng các loại cây chính của Huyện Phong Điền 2005 - 2008........................................................................................................... 36 Bảng 2.11: Sản lượng rau, đậu và dân số của Huyện Phong Điền 2005 2008 ...................................................................................................................... 37 Bảng 2.12: Diện tích canh tác trung bình của nông hộ ............................... 38 Bảng 2.13: Kỹ thuật canh tác của nông hộ.................................................. 41 Bảng 2.14: Nguồn nước sử dụng trong sản xuất rau ................................... 43 Bảng 2.15: Thời gian cách ly phân bón trước khi thu hoạch ..................... 43 Bảng 2.16: Mức độ hiểu biết về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và có thể tham gia của nông dân.......................................................................................... 43 Bảng 2.17: Mức độ hiểu biết về không sử dụng thuốc cấm........................ 44 Bảng 2.18: Mức độ sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn ........................ 44 Bảng 2.19: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn khi có điều kiện..... 44 Bảng 2.20: Hiểu biết về quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) ........... 44 Bảng 2.21: Quyết tâm sản xuất rau an toàn................................................. 45 Bảng 2.22: Tham gia hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn ..................... 45 Bảng 2.23: Lợi nhuận bình quân khi sản xuất rau an toàn/1.000 m2/vụ .... 45 Bảng 2.24 Nguồn vốn sản xuất ................................................................... 46 Bảng 2.25 Nơi bán sản phẩm của người trồng rau...................................... 48 Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT về sản xuất và tiêu thụ RAT ở Cần Thơ .............................................................................................................................. 53 Hình 3.1: Sơ đồ liên kết 4 nhà (Nguồn: Tổ chức SX và tiêu thu sản phẩm RAT, Th.S Nguyễn Văn Năm năm 2007)............................................................ 67 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp sạch nói chung, sản xuất và tiêu dùng rau an toàn nói riêng đã trở nên hết sức cấp thiết; không riêng ở TP Cần Thơ mà còn mang tính toàn Việt Nam vì sự lạm dụng quá mức phân hóa học và thuốc BVTV đã mang đến nguy cơ lớn làm nhiễm độc môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Theo kết quả kiểm tra năm 2005: 4/18 mẩu rau tại Hà Nội, 8/18 tại Hà Tây, 11/18 tại Vỉnh Phúc chứa dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép, chiếm tỉ lệ 42,59 %. Đáng lưu ý là trong 54 mẫu này thì có tới 48 mẫu là các loại rau ăn tươi như: cải bắp, cải bẹ xanh, cải bông, cà chua và rau muống,… chiếm tỉ lệ 88,88%. Tại TP Cần Thơ, theo phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau của Chi Cục BVTV TP Cần Thơ năm 2005: tại ruộng rau an toàn thì có 2/46 mẩu, ruộng rau nông dân sản xuất thông thường có 7/28 mẩu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép chiếm tỉ lệ 4,35 % và 25 %. Rau quả là loại sản phẩm cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người và là nguồn thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày và đang thực sự là một nhu cầu lớn trong sản xuất hàng hóa. Ngày 28/12/2007 Bộ NN&PTNT có Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn”; quy định nêu rõ: - Rau an toàn (RAT): là những sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, rau mầm, nấm thực phẩm…)được sản xuất, thu hoach, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn. Chưa bao giờ tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là rau an toàn (RAT) lại được Bộ NN&PTNT quan tâm như hiện nay. Ngày 18/9/2007 Bộ NN&PTNT ra văn bản về việc tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, ngày 10/10/2007 đích thân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đi kiểm tra các vùng rau Hà Nội và TPHCM. Tại Hà Nội, vùng trồng rau tại xã Duyên Hà (Thanh Trì) đã được quy hoạch sản xuất rau an toàn nhưng người dân vẩn trồng theo kinh nghiệm là chính, khái niệm về RAT rất mù mờ. Trong địa bàn Hà Nội có 478 vùng sản xuất RAT, nhưng có đến 108 vùng không đạt các tiêu chuẩn an toàn về đất hoặc nước và đều có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép, trong đó 31 vùng không đạt tiêu chuẩn về đất, 72 vùng không đạt tiêu chuẩn về nước tưới và 5 vùng không đạt cả hai điều kiện trên. Còn tại thành phố HCM, tại những nơi trồng chuyên canh rau như huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12… cũng đang trong tình trạng báo động đỏ về rau còn dư lượng kim loại nặng do hoá chất thải ra từ các khu công nghiệp. Hàm lượng kẻm trong mẫu rau muống ở Bình Chánh cao hơn mức cho phép 30 lần, mẫu rau nhút ở phường Thạnh Xuân (quận 12) có hàm lượng chì cao hơn mức cho phép 35 lần; sen ở Đông Thạnh (Hóc Môn) có hàm lượng chì cao gấp 14 lần mức cho phép… Có thể nói, đa số các loại rau chúng ta sử dụng hằng ngày hiện nay là không an toàn. Bởi vì hiện tại diện tích rau an toàn trong cả nước chỉ mới đạt chừng 10%, 90% còn lại là diện tích trồng rau thông thường. Trong khi đó, 10% diện tích rau an toàn nầy thực chất cũng không bảo đãm. Điều đó thể hiện qua thực tế kiểm tra: ngay tại các vùng trồng rau an toàn của Hà Nội, TPHCM (và chắc chắn cũng như nhiều nơi khác) nông dân vẩn phun thuốc BVTV không theo một quy trình kỷ thuật nào.(Nguồn báo kinh tế nông thôn ngày 5/11/2007). Để đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ rau tại TP Cần Thơ, hiện nay để tăng sản lượng và chủng loại rau, nông dân đã sử dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc về hóa chất nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ dịch hại, chất kích thích sinh trưởng … đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước và các sản phẩm rau xanh nầy đã và đang gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng và bản thân của người sản xuất. Trước thực trạng sản xuất trên, sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là vấn đề hết sức cấp bách và thật sự cần thiết cho người sản xuất và người tiêu dùng. *Sự cần thiết nghiên cứu: Hiện nay, việc sản xuất rau an toàn tại TP Cần Thơ đặt giữa người sản xuất và người tiêu dùng các mối quan tâm cần giải quyết như sau: - Quy mô sản xuất của nông hộ nhỏ lẽ, manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung vì vậy cơ quan chức năng không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, chưa đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng. - Giá thành sản xuất rau an toàn còn cao chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người tiêu dùng có thu nhập thấp do đó chưa chiếm được thị phần trong tiêu thụ. - Trên thị trường người tiêu dùng chưa thực sự an tâm khi không phân biệt được giữa rau an toàn và không an toàn trong khi giá chênh lệch giữa hai loại rau khá lớn. - Chưa xây dựng được mối quan hệ giữa nhà nước, nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau,chưa hình thành được hệ thống tiêu thụ sản phẩm với tính chất bảo đãm tính an toàn và thuận lợi cho người tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện nay của TP Cần Thơ, thì việc phân tích hiện trạng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp, các yếu tố tác động đến việc tại sao rau an toàn chưa được người tiêu dùng chấp nhận rộng rải, thị phần chiếm rất khiêm tốn trên thị trường. Trong khi chưa có một nghiên cứu nào phân tích về vấn đề nầy trên địa bàn TP Cần Thơ, đề tài nầy được thực hiện nhằm góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của rau an toàn trên thị trường nhằm bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng. Qua đó đề xuất những chính sách, các giải pháp phù hợp với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, tiến dần tới trên thị trường chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm: rau an toàn. Vì lý do nêu trên đề tài: “Tăng cường năng lực canh tranh sản xuất rau an toàn tại TP Cần Thơ” được chọn để thực hiện. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát,phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Cần Thơ; từ đó tìm ra các giải pháp, đề xuất các chính sách nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của sản xuất rau an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sống. 2.2 Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định năng lực cạnh tranh của sản xuất rau an toàn: + Chất lượng sản phẩm. + Cạnh tranh về giá cả. + Xây dựng thương hiệu hoặc địa chỉ xuất xứ hàng hóa. + Xuất phát từ xu hướng tiêu dùng của thị trường để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. + Hệ thống tiêu thụ sản phẩm thuận lợi cho người tiêu dùng. (2) Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của rau an toàn: * Tiêu chuẩn: + Chất lượng sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP (Vietnamse Good Agricultural Practices) +Tăng tính cạnh tranh về giá cả. + Hình thành thị trường rau an toàn: mạng lưới cung cấp thuận lợi cho người mua. + Sản xuất và tiêu thụ phải hướng vào số đông người tiêu dùng. * Tiêu chí: + Chất lượng sản phẩm. + Giá cả. + Xây dựng thương hiệu. + Dáng vẻ bên ngoài, bao bì có ghi địa chỉ cụ thể nơi sản xuất. + Có địa điểm mua bán cụ thể, thuận lợi. + Phát triển các hình thức tiêu thụ theo mô hình hạt nhân. (3) Khảo sát, phân tích, đánh giá: tình trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại TP Cần Thơ theo tiêu chuẩn, tiêu chí nêu trên. (4) Các giải pháp, đề xuất các chính sách về tăng cường năng lực cạnh tranh của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo tiêu chuẩn, tiêu chí trên. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của các nhóm nông dân, HTX sản xuất, thị trường, đối tượng tiêu thụ rau an toàn. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: (1) Nghiên cứu, phân tích đánh giá trong giai đoạn 2005-2008. (2) Không gian nghiên cứu: + Đối với sản xuất rau an toàn: các tổ nhóm nông dân, HTX sản xuất rau thuộc huyện Phong Điền và quận Bình Thủy thuộc TP Cần Thơ. + Đối với thị trường tiêu thụ: các siêu thị, các chợ có kinh doanh rau quả tại quận Ninh Kiều, Bình Thủy và huyện Phong Điền. (3) Giới hạn nghiên cứu trong sản xuất: + Nhóm rau ăn lá: cải xanh, xà lách, rau thơm, cải ngọt. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài sẽ được thực hiện bằng các phương pháp sau: 4.1 Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng cách thu thập số liệu thực tế tại nơi sản xuất, trực tiếp trao đối với nông dân thông qua các cuộc tập huấn và các cuộc hội thảo đầu bờ. Thu thập số liệu tại các siêu thị có kinh doanh rau quả và các chợ có bán rau quả từ người bán lẫn người tiêu dùng. - Thu thập số liệu thứ cấp: Từ các bản báo cáo của các HTX chuyên sản xuất rau an toàn, các số liệu trong niên giám thống kê, thông tin trên các phương tiện đại chúng và các nghiên cứu khoa học trước đây. 4.2 Phương pháp thống kê bằng biểu bảng. 4.3 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn: Trường ĐHCT, Chi cục BVTV TP Cần Thơ, Siêu thị. 4.4 Phân tích SWOT: Tìm điểm mạnh, điểm yếu trong lĩnh vực sản xuất và trong khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm chọn được giải pháp tối ưu cho người tiêu dùng: được an toàn trong sử dụng với giá cả hợp lý và cho người sản xuất: chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành hạ đủ sức canh tranh với các mặt hàng rau quả cùng loại không rõ quy trình sản xuất trên thị trường. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI: Mở rộng sản xuất và tiêu dùng rau an toàn, thu hẹp dần diên tích sản xuất rau không an toàn tiến dần tới trên thị trường chỉ còn tiêu thụ một loại rau an toàn với giá cả hợp lý theo giá trị thực của sản phẩm. 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Nhằm đáp ứng yêu cầu của lô gíc trong luận văn, đề tài được kết cấu thành 03 chương như sau: 6.1. Chương I:là chương trình bày tổng quan về lý thuyết cạnh tranh, những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh nhằm làm cơ sở lý luận , phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Cần Thơ. 6.2. Chương II: là chương phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, qua đó nêu lên nhửng mặt đã làm được và nhửng mặt còn hạn chế, cần khắc phục, rút ra những bài học kinh nghiệm và đây là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh sản xuất rau an toàn tại thành phố Cần Thơ. 6.3. Chương III: là chương tác giả nêu lên những giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, đồng thời có những kiến nghị với Ủy ban nhân dân , các Sở, Ngành có liên quan của thành phố Cần Thơ về vấn đề này. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh: 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh: Cạnh tranh trong kinh tế là sự ganh đua giửa nhửng chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá, nhằm giành lấy nhửng điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Số lượng tổ chức tham gia kinh doanh, mức độ khác biệt của sản phẩm, dịch vụ, giá cả của sản phẩm và quan hệ cung cầu về sản phẩm ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh. Các tổ chức tham gia cạnh tranh trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Cạnh tranh giữa các tổ chức là nhằm tạo sự thắng thế trong kinh doanh, đó là quá trình tạo ra hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao, thoả mản cao nhất nhu cầu của khách hàng và tạo được uy tín của tổ chức. Cạnh tranh có vai trò quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẻ thúc đẩy cho sản xuất phát triển. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh: Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay của Việt Nam có thể đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. 2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ đó trên thị trường, được tiêu thụ nhanh trong khi trên thị trường cùng lúc nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó . Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào: chất lượng , giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu..... Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lỉnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và hướng tới phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự tồn tại và thành công của tổ chức. Tạo ra và duy trì nhân tố cạnh tranh là tất cả những gì mà nhà quản lý mang tính chất chiến lược đề cập đến. Để xây dựng được năng lực cạnh tranh ta cần phải nắm bắt được tác động của các nhân tố bên ngoài, đồng thời phải khai thác được nguồn lực bên trong của tổ chức. 1.1.2.1. Nhân tố bên ngoài: Các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình quản lý chiến lược, việc lựa chọn giải pháp kinh doanh phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường dự kiến, việc nhận biết và dự đoán được những thay đổi của môi trường đóng một vai trò quan trọng trong định hình tương lai của một tổ chức dựa trên xác định những cơ hội và nguy cơ mà tổ chức đang gặp phải. Chúng ta hảy xem xét môi trường phân theo hai loại sau đây: a. Môi trường vĩ mô: Là môi trường chung, những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới tổ chức, những yếu tố này có thể tác động tích cực (cơ hội) hay tiêu cực (đe doạ) đối với tổ chức. Chúng ta sẽ mô tả những yếu tố của môi trường chung ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ rau an toàn: 3 * Yếu tố kinh tế: - Việc xem xét yếu tố tăng trưởng kinh tế như: mức tăng tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập và chi tiêu của người dân… là cơ sở để dự đoán mức độ phát triển của sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất,tiêu thụ rau an toàn nói riêng vì đây là hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng của xã hội. - Lao động, tiền lương: số người trong độ tuổi lao động, mức tiền lương bình quân; là cơ hội để cho tổ chức có thể chọn lựa người lao động và yếu tố thu nhập tiền lương để có khả năng tiêu thụ sản phẩm. * Yếu tố văn hoá - xã hội: Việc nắm bắt hành vi của người tiêu dùng có tác động to lớn trong hoạch định của tổ chức. Ở những đô thị lớn, người tiêu dùng quen dần với việc sử dụng rau an toàn trong trong bữa ăn hằng ngày và tại các khu dân cư tập trung cũng đã dần dần hình thành các khái niệm rau an toàn… đó là các tín hiệu khả quan cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. * Yếu tố Chính phủ, pháp luật: - Thể chế, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp. nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với hang hoá, dịch vụ , ngành hàng…. Đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp nói riêng. - Việc ban hành Luật về cạnh tranh và chống độc quyền sẽ hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh và không bình đẳng trong kinh doanh. - Vấn đề chính quyền địa phương ban hành hoặc triển khai các chủ trương của Trung ương không đầy đủ, thường xuyên thay đổi các văn bản pháp quy sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và kinh doanh. 4 * Yếu tố kỹ thuật công nghệ: - Việc lựa chọn kỹ thuật công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh là yếu tố thành công của tổ chức. Rau là sản phẩm tiêu dùng hằng ngày của mọi gia đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ tính mạng của con người; do đó lựa chọn các kỷ thuật công nghệ để sản xuất là vấn đề cực kỳ quan trọng. - Bản quyền thương hiệu hiện nay được đặt thành vấn đề sống còn của tổ chức, của tiêu thụ sản phẩm. b. Môi trường vi mô (đặc thù): Michael Porter đã chia môi trường vi mô ra làm 5 yếu tố cơ bản (còn gọi là mô hình năm lực). Cụ thể là: * Đối thủ cạnh tranh: Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức, cần phân tích các đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thực hiện. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh thể hiện qua các vấn đề: - Mục đích của đối thủ cạnh tranh thể hiện qua các vấn đề: tài chính, thái độ đối với rủi ro, giá trị về mặt tổ chức, hệ thống kiểm soát… - Nhận định về đối thủ cạnh tranh về chính họ và các tổ chức khác. - Khả năng, tiềm lực của đối thủ trong việc thay đổi chiến lược; sự thích ứng với những diển biến của môi trường bên ngoài và mức hệ trọng của những sáng kiến mà đối thủ đưa ra. - Chiến lược hiện thời của đối thủ cạnh tranh, xem xét việc tham gia cạnh tranh của họ như thế nào. - Tiềm lực của đối thủ cạnh tranh và tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực và so với chúng ta. Mặt khác, số lượng đối thủ cạnh tranh và tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh càng lớn thì mức độ của hoạt động cạnh tranh càng thêm mạnh mẽ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng