Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh l...

Tài liệu Tăng cường hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh long

.PDF
85
30
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ NGỌC DUNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ NGỌC DUNG TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Võ Thị Ngọc Dung i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ ............................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v ABSTRACT .............................................................................................................. vi TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1 1.1.Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3 1.2.1.Mục tiêu chung...............................................................................................3 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................3 Các doanh nghiệp (DN) có giao dịch thuế TNDN với Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: .....................................................................................3 Các DN có phát sinh thuế TNDN với Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018. ......................................................................................................3 1.4.Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 1.4.1.Phương pháp nghiên cứu định tính ...............................................................3 1.4.2.Phương pháp thống kê mô tả .........................................................................4 1.4.3. Lý thuyết nghiên cứu .....................................................................................4 1.4.4.Dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................4 1.5.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................4 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ..............................................................................5 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CỤC THUẾ TỈNH VĨNH LONG VÀ VẤN ĐỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .................................................................................6 2.1.Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long ...............................19 ii 2.2 Khái quát về Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long ............................................................... 7 2.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long .....20 2.2.2. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách tỉnh năm 2014-2018 ...............13 CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................19 3.1.Tổng quan lý thuyết ...........................................................................................19 3.1.1.Thuế……………………………………………………………………... 19 3.1.2.Thuế TNDN……………………………………………………………….20 3.1.3.Thuế suất………………………………………………………………….27 3.1.4.Ưu đãi về thuế TNDN……………………………………………………..28 3.1.5.Miễn, giảm thuế TNDN……………………………………………………32 3.2.Lược khảo các nghiên cứu trước………………………………………………39 3.2.1. Nghiên cứu các tác giả ngoài nước…………………………………….. 39 3.2.2.Nghiên cứu các tác giả trong nước………………………………………39 3.3.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….. 40 3.3.1.Số liệu thứ cấp……………………………………………………………40 3.3.2. Số liệu sơ cấp: được thu thập từ khảo sát điều tra và phỏng vấn sâu ......40 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG .....................................................................42 4.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...................................................................................................42 4.1.1. Vài nét về số lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ..................................................................................42 4.1.2. Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp .....47 4.2. Chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thực trạng triển khai đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...................................................49 4.2.1. Chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................49 4.2.2. Tình hình thực thi chính sách ...................................................................52 iii 4.3. Phân tích những tác động của chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ..........................................................................................................52 4.3.1. Quá trình điều tra chọn mẫu và mô tả số liệu ..........................................52 4.3.2 Những kết quả đạt được đối với doanh nghiệp, đối với kinh tế tài chính của tỉnh ..................................................................................................................54 4.3.3. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân .................................................54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................55 5.1.Kết luận ...............................................................................................................55 5.1.1.Một số quan điểm và định hướng lớn hoàn thiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay ..........................55 5.1.2. Một số định hướng hoàn thiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay ở nước ta .........................................55 5.2.Kiến nghị .............................................................................................................56 5.2.1.Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN ......................................56 5.2.2.Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................60 PHỤ LỤC 1: PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ........................................................61 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .....................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69 iv DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ - Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ mày Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long; - Bảng 3.1: Kết quả thu ngân sách so với dự toán của HĐND năm 2014-2018 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long; - Bảng 3.2: Kết quả thu thuế qua các năm của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long; - Bảng 3.3. Số thu nộp thuế TNDN theo các khoản thu của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long gia đoạn 2014-2018; - Bảng 3.4: Tổng hợp các doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh hết năm 2018; - Bảng 3.5: Số doanh nghiệp đang hoạt động; - Bảng 3.6: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đang hoạt động; - Bảng 3.7: Lợi nhuận trước thuế theo loại hình doanh nghiệp; - Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả thu ngân sách so với dự toán của HĐND năm 2014-2018 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long; - Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện kết quả thu thuế TNDN theo từng nguồn thu của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long; v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - NSNN: Ngân sách Nhà nước; - TNDN: Thu nhập doanh nghiệp; - DN: Doanh nghiệp; - ĐTNN: Đầu tư nước ngoài; - DNNN: Doanh nghiệp nhà nước; - NQD: Ngoài quốc doanh; - NNT: Người nộp thuế; - KT-XH: Kinh tế xã hội; - TNCN: Thu nhập cá nhân; - CTN-NQD: Công thương nghiệp-Ngoài quốc doanh; - HĐND: Hội đồng nhân dân; - DNNNTW: Doanh nghiệp Nhà nước trung ương; - DNNNĐP: Doanh nghiệp Nhà nước địa phương; - DNCVĐTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; - DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; - UBND: Ủy ban nhân dân; - HĐND: Hội đồng nhân dân; - DNĐT NN: Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; - SXKD: Sản xuất kinh doanh. vi TÓM TẮT Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế. Mức độ động viên thông qua thuế TNDN chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong thực tế, thuế TNDN không chỉ là công cụ động viên nguồn thu cho NSNN mà còn được Nhà nước sử dụng như là một trong những công cụ hướng dẫn, điều tiết quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xác lập hệ thống thuế suất, quy định các khoản chi phí được khấu trừ, quy định chế độ miễn, giảm. Đối với NSNN, thuế TNDN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số nguồn thu huy động của NSNN. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu “Tăng cường hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” để đánh giá được những ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua đó có thể đưa ra những kết luận chung cho khu vực và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn tiếp cận các lý thuyết về thuế TNDN và các chính sách miễn, giảm thuế TNDN, chú trọng đến những tác động của các chính sách này. Ngoài ra luận văn có tham khảo các tài liệu về thuế TNDN cũng như các vấn đề có liên quan. Luận văn sử dụng các số liệu điều tra thống kê tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long và các Chi cục Thuế trực thuộc, các số liệu thống kê thứ cấp có chọn lọc, đáng tin cậy khác và phân tích, mô tả, đánh giá những ưu nhược điểm của sắc thuế. Ngoài ra, luận văn cũng có sử dụng phương pháp chuyên gia để làm rõ vấn đề trong kinh nghiệm quản lý thuế nói chung và quản lý về thuế TNDN nói riêng từ đó xác định các giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách. Cuối cùng, luận văn tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trên, suy diễn logic phục vụ đề xuất định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách và công tác thực thi chính sách miễn, giảm thuế TNDN. Luận văn đã góp phần khái quát được những vấn đề cơ bản trong việc phân tích những ảnh hưởng của thuế TNDN đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và những ảnh hưởng của thuế TNDN đối với Ngân sách tỉnh. vii Đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện về số nộp thuế của thuế TNDN trong thời gian tới./. viii ABSTRACT Enterprise income tax is a direct tax on the taxable income of establishments producing and trading in goods and services in the tax period. The level of motivation through corporate income tax is influenced by many objective and subjective factors. In fact, corporate income tax is not only a tool to encourage revenue for the State budget but also is used by the State as one of the tools to guide and regulate the production and business process. business of the enterprise through the establishment of a tax rate system, stipulating deductible expenses, stipulating exemption and reduction regime. For the State budget, corporate income tax accounts for a large proportion of the total mobilized revenue of the State budget. Therefore, the author conducted the study "Solutions to improve corporate income tax collection in Vinh Long province" to assess the effects of corporate income tax in Vinh Long province through which It is possible to draw general conclusions for the region and on that basis propose appropriate solutions for the Mekong Delta provinces. The thesis approaches the theory of corporate income tax and policies on exemption and reduction of corporate income tax, focusing on the effects of these policies. In addition, the thesis references documents about corporate income tax as well as related issues. The thesis uses statistical survey data at Vinh Long Department of Taxation and its affiliated Tax Departments, other selective and reliable secondary statistics and analysis, description, evaluation of pros and cons of tax. In addition, the thesis also employs expert methods to clarify problems in tax administration experience in general and corporate income tax management in particular, thereby identifying solutions for policy improvement. . Finally, the dissertation summarizes the above research issues, logical inference for proposing orientations and solutions for the completion of policies and the implementation of policies on corporate income tax exemption and reduction. The thesis has contributed to generalizing the basic issues in analyzing the effects of corporate income tax on businesses operating in Vinh Long province and ix the effects of corporate income tax. for the Provincial Budget. At the same time, propose complete solutions for the tax amount of corporate income tax in the near future./. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1.Sự cần thiết của đề tài Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và thực hiện phân phối thu nhập. Một chính sách thuế hợp lý, rõ ràng, minh bạch, hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và NSNN. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về thuế nói riêng đã được chú trọng xây dựng từng bước hoàn thiện; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, động viên mọi nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước. Để phù hợp thực tiển, giảm mức động viên thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế cải cách thuế của thế giới và đúng lộ trình của Chiến lược cải cách thuế; đồng thời đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính, tạo thụân lợi cho người nộp thuế, cho công tác quản lý thuế và việc hiện đại hoá quản lý thuế, Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp là thuế suất và chính sách giảm miễn thuế TNDN. Thuế mang tính bắt buộc gắn liền với quyền lực của Nhà nước, được thể hiện bằng các sắc Luật thuế do Nhà nước qui định và một trong những sắc luật thuế đó là Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế TNDN. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế và doanh nghiệp là người nộp thuế thay. Khác với thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu,vì vậy đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế. 2 Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ thông qua các quy định về ưu đãi thuế, các yếu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản lý thuế. Thuế thu nhập doanh nghiêp là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế cần dựa vào các chuẩn mực kế toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp,… Mặt khác việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Vì vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Nhiều ý kiến cho rằng việc giảm thuế suất và miễn giảm thuế cho một số đối tượng ưu đãi sẽ được bù lại các năm sau khi kinh tế phát triển do đầu tư tăng lên, tuy nhiên số thu tăng các năm sau mới chỉ là kỳ vọng trong khi số giảm thu là thật, NSNN sẽ rất khó cân đối cho các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của những thay đổi trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Mặc dù việc nghiên cứu các giải pháp ảnh hưởng đến số nộp thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ trong phạm vi một tỉnh, nhưng với địa bàn tỉnh Vĩnh Long các doanh nghiệp với cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù của khu vực tây nam bộ. Việc nghiên cứu “Tăng cường hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” để đánh giá 3 được những ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long qua đó có thể đưa ra những kết luận chung cho khu vực và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích những ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm để thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Luận vân tập trung làm rõ một số vấn đề: - Phân tích những ảnh hưởng của thuế TNDN đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. - Ảnh hưởng của thuế TNDN đối với Ngân sách tỉnh. - Đề xuất những giải pháp tăng thu số nộp thuế của thuế TNDN trong thời gian tới. 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp (DN) có phát sinh số nộp về thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các DN có phát sinh số nộp về thuế TNDN hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018. 1.4.Phương pháp nghiên cứu 1.4.1.Phương pháp nghiên cứu định tính Dữ liệu thu thập được thông qua việc phỏng vấn với các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Được tiến hành qua các bước như: lựa chọn mẫu có mục đích, xử lý và phân tích dữ liệu (phân loại, mã hóa dữ liệu) thu được qua các cuộc thảo luận nhóm với các chuyên gia. 4 1.4.2.Phương pháp thống kê mô tả Thu thập và xử lý dữ liệu qua các bước: tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. 1.4.3. Lý thuyết nghiên cứu - Các lý thuyết của các tác giả trong và ngoài nước về thuế TNDN. - Các nghiên cứu về những ảnh hưởng của thuế tu nhập doanh nghiệp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.4.Dữ liệu nghiên cứu 1.4.4.1. Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các số liệu thống kê và tài liệu nghiên cứu tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long từ năm 2014 - 2018 và các Chi cục Thuế trực thuộc, các số liệu thống kê thứ cấp có chọn lọc, đáng tin cậy khác và phân tích, mô tả, đánh giá những ưu nhược điểm của thuế TNDN. 1.4.4.2.Dữ liệu sơ cấp Phỏng vấn chuyên gia là các lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Cục Thuế, Chi cục Thuế, các phòng Thanh tra kiểm tra thuế để làm rõ vấn đề trong kinh nghiệm quản lý thuế nói chung và quản lý về thuế TNDN nói riêng từ đó xác định các giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách. 1.5.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận văn góp phần khái quát được những vấn đề cơ bản về chính sách thuế TNDN, về thuế suất, miễn, giảm thuế. Qua vấn đề thay đổi thuế suất và chính sách miễn giảm thuế thấy được những ảnh hưởng đối với doanh nghiệp. Những vấn đề lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm là cơ sở để đánh giá thực tiễn và là cơ sở cho thực tiễn vận dụng. Đánh giá đúng thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý thuế TNDN, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, Luật Thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 5 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương, bao gồm cả chương tổng quan, chương kết luận và khuyến nghị. Cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan: Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu; lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương 2. Giới thiệu Cục Thuế Vĩnh Long và vấn đề thuế Thu nhập doanh nghiêp: Chương này giới thiệu tổng quan tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, bộ máy tổ chức cơ quan thuế của tỉnh Vĩnh Long . Chương 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến thuế TNDN. Nêu lại tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN và tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu trước kết hợp với những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, chương này sẽ trình bày nguồn dữ liệu nghiên cứu . Chương 4. Đánh giá hoạy động thu thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp của DN tại tỉnh Vĩnh Long. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị: Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế, cuối chương cũng nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và gợi ý các nghiên cứu tiếp theo. 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CỤC THUẾ TỈNH VĨNH LONG VÀ VẤN ĐỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2.1.Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Từ một tỉnh thuần nông, hai mươi năm sau ngày chia tách tỉnh, Vĩnh Long đã có nhiều chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và thương mại dịch vụ. Năm đầu tiên tách tỉnh, cơ cấu kinh tế Vĩnh Long có đến 68,5% là nông nghiệp; thương mại dịch vụ chỉ chiếm hơn 22% và công nghiệp-xây dựng chỉ trên 9,5%. Năm 2018 kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế bước đầu gắn với kết quả cơ cấu lại nền kinh tế, nhiều chính sách đổi mới, cải cách trong nước tiếp tục phát huy hiệu quả, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Trong tỉnh, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa to, triều cường kéo dài gây ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống người dân. Công nghiệp chưa có nhiều dự án lớn để tạo đột phá và nâng cao tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, với sự năng động, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, các sở ngành tỉnh và các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của người dân, doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng, lãng phí,... nên kinh tế trong tỉnh năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2020. Có thể nhận thấy đặc điểm chung nhất của ngành sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Long là sự đa dạng và phân tán. Qui mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Từ lâu, Vĩnh Long được biết đến bởi những làng nghề sản xuất gạch ngói ven sông Tiền. Mười lăm năm trở lại đây, làng nghề này bổ sung thêm sản phẩm mới là gốm đỏ, một sản phẩm đặc thù của địa phương. Song, do tác động của suy thoái kinh tế, nghề này ít nhiều bị mai một, nhưng gốm mỹ nghệ Vĩnh Long đã có thời gian thể hiện tính năng động tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn đổi mới kinh tế của đất nước.Những nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phản ánh đặc trưng của một tỉnh có giao thông đường thủy là thế mạnh. Như nghề sản xuất nước mắm ven sông Hậu. Tuy là tỉnh 7 không có biển, xa nguồn nguyên liệu nhưng nước chấm Vĩnh Long được tiêu thụ khắp miền Tây Nam bộ. Hơn hai mươi năm qua, Vĩnh Long kết nối giao thương thuận lợi hơn nhờ hệ thống đường bộ phát triển. Trong số 3 bến phà lớn ngày trước thì nay chỉ còn phà Đình Khao kết nối với Bến Tre qua quốc lộ 57. Hai bến phà Mỹ Thuận và Cần Thơ đã được thay thế bằng 2 chiếc cầu dây văng lớn. Cùng với hệ thống các tuyến quốc lộ qua địa bàn và các tuyến tỉnh lộ đã giúp cho Vĩnh Long phát triển nhanh về công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. 2.2.Khái quát về Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế Vĩnh Long được thực hiện theo các văn bản sau: Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định 211/QĐ-TCT ngày 12 tháng 3 năm 2019 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Cục thuế; Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố. 2.2.1.1.Các phòng chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng: Thực hiện theo Quyết định 211/QĐ-TCT ngày 12 tháng 3 năm 2019 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và Văn phòng thuộc Cục thuế như sau: * Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; thực 8 hiện cấp phát, bán hoá đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế, các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hoá đơn ấn chỉ thuế. * Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế về đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế, hoàn thuế (trừ hoàn thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất), khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế; kế toán thuế; thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý. * Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác về quản lý nợ thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế; khoanh nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; miễn tiền chậm nộp thuế; không tính tiền chậm nộp thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế - (gọi chung là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế) trong phạm vi quản lý. * Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế. * Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. * Phòng Quản lý hộ cá nhân kinh doanh và thu khác: Giúp Cục trưởng Cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất các biện pháp, nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế đối với Hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác (bao gồm: Hợp tác xã; Phí, lệ phí; Thuế thu nhập cá nhân của người hành nghề tự do; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản). Tổ chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng