Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Tăng cường hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3

.PDF
105
137
103

Mô tả:

Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Quảng Bình, các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý giá, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Nga đã hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin cảm ơn giáo viên chủ nhiệm đã động viên khi em gặp khó khăn, cảm ơn các thầy cô trường TH Lộc Ninh TP Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Do điều kiện về thời gian, cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Bình, tháng 5, năm 2019 Tác giả khóa luận Hoàng Thị Phương Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, chƣa từng công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng nhƣ những gì nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người cam đoan Hoàng Thị Phƣơng Anh BẢNG TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN Nghĩa STT Từ viết tắt 1 [5,tr 9] Tài liệu số 5, trang 9 2 MRVT Mở rộng vốn từ 3 SGK Sách giáo khoa 4 CT 5 LTVC 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh Chính tả Luyện từ và câu DANH MỤC BẢNG Bảng Bảng 1 Tên bảng Hệ thống số tiết MRVT tƣơng ứng với các chủ điểm đƣợc dạy trong môn Tiếng Việt lớp 3 Trang 51 Bảng 2 Hệ thống bài tập phát triển vốn từ 52 Bảng 3 Các bài Mở rộng vốn từ theo chủ điểm 74 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề:............................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4 4.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 6. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... 5 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6 1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................................. 6 1.1.2. Cơ sở tâm sinh lý của học sinh Tiểu học................................................ 17 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 20 1.2.1. Thực trạng dạy và học từ ở trƣờng Tiểu học .......................................... 20 1.2.2. Nội dung chƣơng trình Tiếng Việt 3 hiện hành ..................................... 21 CHƢƠNG II: HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT HIỆN HÀNH ............................................................................ 24 2.1 Khái quát về hệ thống bài tập hiện hành .................................................... 24 2.2. Các dạng bài tập phát triển vốn từ trong SGK Tiếng Việt lớp 3 ............... 24 2.2.1 Mục đích và cách thức khảo sát .............................................................. 24 2.2.2 Phân loại và thống kê các bài tập hiện hành............................................ 24 CHƢƠNG III: HỆ THỐNG BÀI TẬP TĂNG CƢỜNG NHẰM MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 3 ................................................................. 54 3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ ............................. 54 3.2 Giới thiệu khái quát về hệ thống bài tập .................................................... 54 3.3 Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho HS lớp 3 ......................................... 56 3.3.1 Dạng bài tập nhận dạng từ ...................................................................... 56 3.3.2. Dạng bài tập tìm từ ................................................................................ 60 3.3.3 Dạng bài tập sử dụng từ .......................................................................... 68 3.3.4 Dạng bài giải nghĩa từ ............................................................................. 72 3.4 Minh họa một số bài tập áp dụng trong các chủ điểm................................ 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82 PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Nhờ ngôn ngữ, con ngƣời có thể biểu hiện những tâm tƣ, tình cảm, suy nghĩ và thái độ đối với các vấn đề trong cuộc sống. Từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của hệ thống ngôn ngữ, có thể nói không có từ sẽ không có ngôn ngữ. Từ giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Cũng chính vì thế, ngay từ bậc Tiểu học, việc dạy từ cho học sinh đã rất đƣợc quan tâm. Đối với học sinh Tiểu học, việc dạy từ vô cùng cần thiết. Bởi muốn giao tiếp tốt, học sinh cần phải có vốn từ, tức là các em phải hiểu đƣợc ý nghĩa của từ mình muốn nói, có khả năng sử dụng phù hợp những từ ngữ đó trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Khi các em có vốn từ càng phong phú thì khả năng lựa chọn và sử dụng từ ngữ của các em càng chính xác và khả năng biểu đạt càng sâu sắc hơn. Do đó, việc dạy từ không chỉ chú trọng đến hình thành từ mà còn là quá trình làm giàu, mở rộng vốn từ của học sinh, làm cho nó trở nên phong phú và đa dạng hơn. Từ đó, góp phần rèn luyện cho HS năng lực sử dụng Tiếng Việt và nâng cao hiệu quả giao tiếp trong cuộc sống. Đồng thời, việc MRVT còn giúp học sinh khơi dậy niềm đam mê, yêu thích bộ môn Tiếng Việt và có ý thức bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tuy nhiên, thực tiễn việc dạy và học từ ngữ hiện nay ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng còn nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Mặc dù chƣơng trình học đã chú trọng đến các bài tập mở rộng vốn từ, tuy nhiên, hiệu quả chƣa đạt nhƣ mong muốn. Đa phần GV khá lệ thuộc vào các bài tập trong SGK nên khó có thể tạo nên đƣợc hệ thống từ ngữ phong phú. Về phía HS, khả năng sử dụng Tiếng Việt cũng nhƣ hiểu ý nghĩa của từ ngữ còn chƣa nhiều. Vốn từ ít kèm theo đó là kĩ năng thực hành yếu, nhiều HS không thể viết đƣợc 1 đoạn văn ngắn kể hay tả, cũng nhƣ không trình bày một vấn đề mạch lạc trƣớc mọi ngƣời. Xuất phát từ nhƣng lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tăng cường hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3” nhằm đề xuất hệ thống bài tập thật lô-gic, thật hợp lý và mang tính thực tiễn, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học Tiếng Việt nói chung và dạy học từ nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề: Dạy học mở rộng vốn từ và phƣơng pháp mở rộng vốn từ cho HS Tiểu học vô cùng quan trọng. Nhờ có vốn từ mà hoạt động ngôn ngữ, giao tiếp của học sinh có hiệu quả cao. Nhận thấy tầm quan trọng của nó, nhiều tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu về việc mở rộng vốn từ. Năm 1999, tác giả Lê Phƣơng Nga và Nguyễn Trí trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt”[15, tr 135] đã phân tích khá rõ về vấn đề làm giàu vốn từ cho học sinh Tiểu học thông qua việc mở rộng vốn từ, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ theo các chủ điểm. Đồng thời, tác giả góp phần định hƣớng dạy học nhằm phát triển giao tiếp và tƣ duy cho học sinh. Tác giả Lê Phƣơng Nga cũng tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu vốn từ của học sinh Tiểu học” [13, tr 143,148]. Nó đã góp phần làm rõ khả năng hiểu từ của học sinh, đồng thời xác định đƣợc khả năng sử dụng từ của các em. Từ những con số thống kê về thực trạng đó, tác giả đã chỉ ra đƣợc đặc điểm giải nghĩa từ và sử dụng từ của học sinh tiểu học, cũng nhƣ cho thấy đƣợc những khó khăn của các em. Năm 2001, trong tác phẩm “Dạy học tập đọc ở Tiểu học” [14, tr 21], tác giả cũng đã xác định “Đọc giúp các em chiếm lĩnh đƣợc một ngôn ngữ để giao tiếp và học tập…”, từ đó đƣa ra cách thức tổ chức dạy học Tập đọc cho HS Tiểu học. Năm 2009, tác giả Trịnh Thị Hƣơng trong công trình “Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4” [8] đã đƣa ra các biện pháp làm giàu vốn 2 từ cho học sinh qua các bài tập MRVT khá chi tiết và cụ thể. Nó đã góp phần đem đến cái nhìn cụ thể hơn trong các dạng bài nhằm nâng cao mở rộng vốn từ cho học sinh. Trong tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học “Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học”[3] tác giả Chu Thị Thủy An và Chu Thị Hà Thanh đã phân tích khái niệm, nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc, chƣơng trình phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, đồng thời định hƣớng cụ thể phƣơng pháp dạy học từng nội dung và kiểu bài, trong đó có kiểu bài MRVT cho HS. Tác giả Lê Hữu Tỉnh trong luận án “Hệ thống bài tập rèn luyện năng lực sử dụng từ ngữ cho học sinh Tiểu học” [17] đã đƣa ra một hệ thống bài tập dạy từ cho học sinh Tiểu học với một cái nhìn tổng thể trong các bài dạy ở Tiểu học. Tác giả phân tích khá kĩ về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của các dạng bài đó, đồng thời hệ thống bài tập còn cho phép ngƣời sử dụng có thể chọn lọc phù hợp với đối tƣợng và điều kiện dạy học. Có thể nói, vấn đề mở rộng vốn từ cho học sinh Tiểu học không hoàn toàn mới, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu, cũng nhƣ có đa dạng các tài liệu đề cập đến việc dạy từ nhƣ làm giàu vốn từ, hệ thống hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên, đa phần các tác giả nghiên cứu tổng quát về việc dạy học MRVT trong những phân môn cụ thể, chƣa có công trình nào đi sâu về các dạng bài tăng cƣờng, bổ sung MRVT cho học sinh lớp 3. Trên cơ sở tổng kết kế thừa những thành tựu của những ngƣời đi trƣớc, chúng tôi tiến hành đề tài khóa luận “Tăng cường hệ thống bài tập mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3” nhằm thống kê hệ thống bài tập trong SGK và xây dựng hệ thống bài tập MRVT nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học từ ở địa phƣơng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: cấu trúc, nội dung và hệ thống bài tập mở rộng vốn từ. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Chƣơng trình và hệ thống bài tập Tiếng Việt lớp 3 hiện hành. 3.3 Phạm vi thực nghiệm: Học sinh lớp 3 trƣờng TH Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng về hệ thống bài tập mở rộng vốn từ trong chƣơng trình Tiếng Việt lớp 3 hiện hành và thực trạng của việc làm giàu vốn từ tại cơ sở thực nghiệm (Trƣờng Tiểu học Lộc Ninh). Từ đó, đề xuất hệ thống bài tập khoa học, lô-gic và phù hợp với học sinh góp phần khắc phục những hạn chế của sách giáo khoa hiện hành, đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tri thức cơ sở khoa học của việc mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3 - Tìm hiểu, thống kê hệ thống bài tập trong chƣơng trình Tiếng Việt 3 hiện hành - Đề xuất hệ thống bài tập tăng cƣờng nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3 - Thiết kế giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy thử nghiệm tại trƣờng TH Lộc Ninh 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp này dùng để lựa chọn các tài liệu liên quan đến chủ đề, chọn lọc ghi chép xây dựng nên cơ sở khoa học của đề tài. - Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Phƣơng pháp này dùng để thống kê hệ thống bài tập trong chƣơng trình SGK hiện hành; thống kê phân loại các dạng bài tập và kết quả của học sinh. 4 - Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Phƣơng pháp này dùng để phân tích tổng hợp kết quả điều tra thực nghiệm. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm các dạng bài đề xuất 6. Những đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài - Thống kê đƣợc hệ thống bài tập MRVT trong chƣơng trình Tiếng Việt 3 hiện hành - Đề xuất đƣợc hệ thống bài tập bổ sung tăng cƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho GV và HS 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của đề tài Chƣơng 2: Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ trong sách Tiếng Việt hiện hành Chƣơng 3: Hệ thống bài tập tăng cƣờng nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 1.1.1.1 Khái niệm về từ Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ, hiện nay có khoảng hơn 300 định nghĩa. Trong giáo trình “Dẫn luận ngôn ngữ học”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2007) cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức”[6,61]. Tác giả Đỗ Hữu Châu (2002) đã đƣa ra định nghĩa về từ trong cuốn “Giản yếu về từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt” nhƣ sau: “Từ của Tiếng Việt là nhƣng hình thức ngữ âm nhỏ nhất, cố định, sẵn có, bắt buộc biểu thị sự vật hiện tƣợng, trở thành đơn vị nhận thức và giao tiếp của con ngƣời…”[5, 9]. Định nghĩa này cho ta thấy, so với từ của tiếng Anh và một số ngôn ngữ sử dụng hệ thống chữ cái La – tinh thì từ tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu. Từ đó ta thấy rằng, từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng gọi tên và đƣợc sử dụng một cách độc lập, đồng thời góp phần tạo thành câu. 1.1.1.2. Đặc điểm của từ Về ngữ âm, từ không thay đổi hình thức dù trong bất kì trƣờng hợp nào ở bất kì vị trí nào trong lời nói, giữa bất kì đơn vị ngữ pháp nào trong câu thì hình thức ngữ âm của từ không hề biến đổi. Nói các khác, hình thức của từ không thay đổi trong từ điển hay từ ở trong lời nói. Ví dụ: - Trong từ điển: làng nghề là làng chuyên làm một nghề thủ công truyền thống. 6 - Trong lời nói: Làng gốm Bát Tràng là làng nghề truyền thống của Việt Nam Do dó, chỉ dựa vào hình thức ngữ âm của từ, ta không thể biết đƣợc giá trị của ngữ pháp của nó. Giá trị ngữ pháp đƣợc bộc lộ trong mối quan hệ với các từ ngữ khác trong lời nói. Về ngữ pháp, từ không trực tiếp thể hiện ngữ pháp của mình mà thông qua các mối quan hệ với các từ khác nó thể hiện khả năng kết hợp và khả năng đảm nhiệm các chức vụ khác trong câu. Ví dụ: - Những từ: xinh đẹp, tốt bụng, cao quý,… có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ nhƣ: rất, cực kì, thật,… - Những từ: óng mƣợt, đen nhanh, dài,… có thể làm định ngữ cho “mái tóc”. Chẳng hạn: “Mái tóc đen nhánh của Linh thật đẹp” 1.1.1.3. Phân loại từ Theo đặc điểm cấu tạo, từ đƣợc phân thành hai loại là từ đơn và từ phức. Từ đơn là từ gồm một tiếng. Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng. [21, 28] Theo đặc điểm ngữ nghĩa, từ đƣợc chia thành từ một nghĩa (đơn nghĩa) và từ nhiều nghĩa (đa nghĩa). Từ một nghĩa là từ chỉ mang một nghĩa duy nhất chỉ ứng với một khái niệm hay sự vật, hiện tƣợng nào đó. Từ nhiều nghĩa là từ có thể dùng để gọi tên nhiều sự vật, hiện tƣợng hoặc có thể biểu thị nhiều khái niệm về sự vật. Bao giờ trong mỗi từ nhiều nghĩa cũng sẽ có 1 nghĩa gốc và một hoặc nhiều nghĩa phái sinh đƣợc hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 1.1.1.4. Ý nghĩa của từ Từ có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây: - Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật; 7 - Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm; - Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái. - Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp. Ba thành phần ý nghĩa trên đƣợc gọi chung là ý nghĩa từ vựng. Ý nghĩa từ vựng thƣờng đối lập với thành phần ý nghĩa thứ 4 là ngữ pháp. Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững tƣơng đối. Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có. Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ quy định nên. Chức năng biểu vật hay nghĩa biểu vật là sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm... ngoài ngôn ngữ đƣợc từ biểu thị. Ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tƣợng trong thực tế mà chúng chỉ bắt nguồn từ đó. Nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động... mà chỉ gợi ra sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, hành động. Bên cạnh nghĩa biểu vật là nghĩa biểu niệm của từ. Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với khái niệm (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Ví dụ: Nghĩa biểu niệm của từ "bàn" là đồ dùng, có mặt phẳng đƣợc cách mặt nền bởi các chân, dùng để đặt đồ vật, sách vở khi viết. Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của ngƣời nói. Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ. Vì từ là một thể thống nhất cho nên các thành phần ý nghĩa trên là những phƣơng diện khác nhau của thể thống nhất đó. Để hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu từng mặt một nhƣng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng. 8 1.1.1.5. Các lớp từ Phân lớp theo nguồn gốc Từ thuần Việt: Từ thuần Việt hay từ bản ngữ là cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt. Từ thuần Việt có số lƣợng lớn và mang tính chất dân tộc sâu sắc. Ví dụ: Tƣơng ứng Việt – Mƣờng: ông, bà, cha, mẹ,… Tƣơng ứng Việt – Tày: đƣờng, rẫy, bắt, bóc, buộc,… Tƣơng ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt Mƣờng đồng thời với nhóm BruVân Kiều: trời, trăng, đêm, bụng, ruột,… Tƣơng ứng với nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: trời, mây, mƣa, sấm, sét, bàn chân, đầu gối,… Tƣơng ứng với nhóm Việt-Mƣờng và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác: sao, gió, sông, đất, đá,… Tƣơng ứng với nhóm Việt Mƣờng và Tày Thái: bão, bể, bát, dao, gạo, voi,… Tƣơng ứng Việt – Indonesia: đất, trâu, sông, cái, cây, núi,… Cùng với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử - xã hội hiện nay, ngôn ngữ đặc biệt là từ thuần Việt cũng có những thay đổi đáng kể, biến đổi về cả nghĩa và cách dùng. Từ vay mượn Từ vay mƣợn là những từ ngữ mà chúng ta mƣợn của ngôn ngữ khác nhƣng đƣợc biến đổi để phù hợp với hình thức ngữ âm và đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt. 9 Từ ngữ gốc Hán: Từ Hán cổ: chè, ngà, chén, chém, chìm, buồng, buồn, buồm, mùi, mùa... Từ Hán Việt: bệnh nhân, y sĩ, tàu hỏa, hi sinh, trang trọng,… Từ gốc Hán đa phần đều đƣợc Việt hóa bằng cách cải tổ về mặt ngữ âm. Vì đƣợc du nhập và Việt Nam và đƣợc ngƣời dân sử dụng nhiều nên có nhiều từ ngữ khó phân biệt đƣợc là từ gốc Hán hay thuần Việt ví dụ: cô, cậu, cao, thấp,… bên cạnh đó, nhiều từ Hán không còn giữ nguyên vẹn ý nghĩa của nó. Từ ngữ Ấn - Âu: So với những từ gốc Hán, những từ gốc Ấn-Âu chiếm số lƣợng ít hơn, do chúng đƣợc tiếp nhận sau, khi tiếng Việt đã có diện mạo tƣơng đối ổn định. Những từ gốc Ấn- Âu chủ yếu đƣợc tiếp nhận để diễn đạt những khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, hoặc những khái niệm có liên quan đến những sinh hoạt. Từ Ân - Âu đƣợc du nhập vào Việt Nam và thời kì Pháp thuộc. Đa phần các từ ngữ đƣợc cải tổ về mặt ngữ âm. Ví dụ: café - cà phê; radio - ra - đi - ô; gram - gam, compass - com - pa,… Đồng thời, một số từ ngữ đƣợc rút gọn về độ dài nhƣ: mousse - mút; fromage - pho - mát; saussis - xúc xích,… Những từ đơn tiết khả năng du nhập và hệ thống Tiếng Việt khá rõ rệt còn các từ đa tiết đặc biệt là 3 âm tiết trở lên còn mang đậm dấu ấn của ngôn ngữ vay mƣợn nhƣ sô - cô - la, ra - đi - ô, com - lê, xì - căng đan,… Phân lớp theo phạm vi sử dụng Từ toàn dân Từ toàn dân hay còn gọi là từ phổ thông, là từ đƣợc toàn dân hiểu và sử dụng rộng rãi. Nó là vốn từ chung của toàn dân tộc và là lớp từ cơ bản, quan trọng nhất của hệ thống từ ngữ tiếng Việt Ví dụ: sao, sân, nhà, cửa, áo, quần, mẹ, ông, bà, cô, dì,… 10 Từ địa phương Từ địa phƣơng là những từ thuộc một phƣơng ngữ nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ đƣợc sử dụng phổ biến ở địa phƣơng đó. Mỗi từ địa phƣơng sẽ có một từ toàn dân tƣơng ứng với nó, từ địa phƣơng có thể đồng âm với một từ toàn dân khác nhƣng mang ý nghĩa khác với nó (chí - chấy; ý - ý chí, chí hƣớng) Ví dụ: Má, u, bầm,… tƣơng ứng với mẹ Chi - gì, rứa - thế, răng - sao Mắc cỡ - xấu hổ Từ địa phƣơng còn đƣợc đƣa vào thi ca để làm rõ bản sắc văn hóa vùng miền và con ngƣời của địa phƣơng đó: Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nƣớc mẹ chờ chi ai? Chẳng bằng con gái con trai Sáu mƣơi còn một chút tàu đò đƣa… (Tố Hữu) Phân lớp từ theo tần số sử dụng Từ tích cực Từ tích cực là những từ đƣợc mọi ngƣời sử dụng rộng rãi, thƣờng xuyên. Từ tích cực đƣợc xuất hiện nhiều trong giao tiếp, ở dạng nói hay viết, đối thoại hay độc thoại,… Nó là thành phần cơ bản, quan trọng của hệ thống từ ngữ Tiếng Việt. Ví dụ: cơm, cháo, hoa, cây cối, xấu, đẹp, anh, tôi,… Từ tiêu cực Từ tiêu cực là những từ ngữ rất ít đƣợc sử dụng, hoặc chỉ sử dụng trong bối cảnh giao tiếp nào đó (vì không phải là quen thuộc với đa số ngƣời trong xã hội). Từ tiêu cực bao gồm từ mới và từ cổ. 11 Từ mới: Từ mới là những từ xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không phù hợp, thỏa mãn đƣợc những nhu cầu gọi tên sự vật hiện tƣợng Ví dụ: Các từ mới của 10 năm trƣớc: phần mềm, phần cứng, công nghệ thông tin, đầu vào, đầu ra… Từ cũ: Từ cổ: Là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thống từ vựng hiện tại, bởi trong quá trình phát triển, biến đổi đã xảy ra những mâu thuẫn về nghĩa hoặc bị từ khác thay thế Ví dụ: Từ bị mất hẳn: cốc (biết), hòa (và) Từ lịch sử: Là những từ bị đẩy ra khỏi phạm vi từ vụng chung bởi nguyên nhân lịch sử - xã hội. Ví dụ: điền trang, địa chủ, nô bộc,… Phân lớp từ theo phong cách sử dụng Phong cách nói Phong cách nói hay còn gọi là khẩu ngữ: Là những từ đƣợc sử dụng trong quá trình giao tiếp của con ngƣời. Đặc điểm: Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc lớp này khi đi vào hoạt động giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép. Nói cách khác, chúng có nhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình. Ví dụ: Tách rời ra và chen thêm những yếu tố khác vào: học hành - học với hành, học với chả hành chồng con - chồng với chả con Tăng cƣờng các dạng láy hoặc lặp lại từ: đàn ông - đàn ông đàn ang con gái - con gái con đứa 12 Ƣa dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cƣờng điệu sự đánh giá của ngƣời nói, lôi cuốn sự chú ý của ngƣời nghe. Ví dụ: lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, chẻ xác ra, no đòn, cứng họng, (tức) sôi máu, (giận) tím mặt,… Chấp nhận những lối xƣng hô thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái độ. Bên cạnh đó là những từ ngữ có sắc thái thông tục, thậm chí thô thiển. Chẳng hạn, về xƣng hô, có thể dùng: mày, tao, cậu, tớ, mình, chúng mình, bọn mình, hắn, hắn ta, bọn nó, tụi nó, thằng, thằng cha, con mẹ, mụ, con mụ, mụ ta,… Rất ƣa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đƣa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh động. Ví dụ: có đời thuở nhà ai, luỵ nhƣ luỵ đò,… Đôi khi để tỏ thái độ thân thƣơng, quý mến của các bậc cha chú, ông bà,… đối với trẻ em, ngƣời ta còn dùng cả những lời “mắng yêu” nghe chừng rất thông tục nhƣ: thằng chó con, con cún con, cha bố (cô, cậu),… Sắc thái khẩu ngữ và biểu cảm của lớp từ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự hiện diện và hoạt động của những từ thƣa gửi (dạ, thƣa,…), các từ ngữ cảm thán (ôi, ối, ôi trời, trời ơi, trời đất ơi, cha mẹ ơi) Phong cách viết Phong cách viết là những từ đƣợc sử dụng chủ yếu trong sách báo, là những từ đƣợc chọn lọc, trau chuốt, gắn với chuẩn mực ngôn ngữ đã đề ra. Đặc điểm: Từ ngữ thuộc phong cách viết gắn liền với nội dung của một số phong cách cụ thể nhƣ: hành chính, khoa học, báo chí, văn chƣơng,… Chúng bao gồm các từ ngữ chuyên môn hóa theo các lĩnh vực và có tính khái quát, trừ tƣợng hoặc gợi cảm, gợi tả…. Ví dụ: Phong cách hành chính: Biên bản, báo cáo, tiêu đề,… Phong cách văn chƣơng: mơ màng, đắm đuối, phiêu lãng,… 13 1.1.1.7 Nghĩa của từ Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan đƣợc phản ánh vào ngôn ngữ và đƣợc ngôn ngữ hóa. Có 7 cách để giải nghĩa của từ: - Giải nghĩa từ bằng trực quan: là biện pháp đƣa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ,… để giải nghĩa từ. Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong việc giải nghĩa từ ở Tiểu học vì nó giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng. Ví dụ: Để giải thích về môn thể thao bóng ném, GV đƣa ra những hình ảnh về bộ môn và giới thiệu. - Giải nghĩa từ bằng chiết tự: là phân tích các từ thành các từ tố (tiếng) giải nghĩa từng từ tố sau đó giải nghĩa từ. Biện pháp này thƣờng đƣợc áp dụng để giải nghĩa từ Hán Việt. Ví dụ: Để giải thích về “nhân ái”, GV tách từ thành 2 tiếng nhân và ái và lần lƣợt giải thích nghĩa của từng từ: nhân là ngƣời, ái là yêu. Nhân ái là tình yêu thƣơng của con ngƣời với nhau. - Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa: là sử dụng các từ đồng nghĩa gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ gốc, từ đó suy ra nghĩa của từ gốc. Ví dụ: Để giải thích nghĩa từ “chăm chỉ”, GV đƣa ra từ đồng nghĩa “siêng năng” hoặc từ trái nghĩa “lƣời biếng” - Giải nghĩa từ bằng đối chiếu, so sánh: là đặt hai sự vật trong mối quan hệ tƣơng quan, giống và khác nhau nhƣ thế nào. Ví dụ: “Đồi thấp hơn núi, có sƣờn thoải hơn” - Giải nghĩa bằng ngữ cảnh: là để từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Ví dụ: Để giải thích nghĩa của từ nô nức, GV đƣa ra ngữ cảnh “Học sinh nô nức đến trƣờng” sau đó phân tích và giải thích 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan