Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn - Báo cáo Tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái ...

Tài liệu Tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

.PDF
99
169
115

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Tác giả luận văn Dương Thị Bích Thắm i LỜI CÁM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi, nhất là các cán bộ, giảng viên khoa Kinh tế và quản lý, phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn cô hướng dẫn – PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Những lời sau cùng, tác giả xin dành cho gia đình, những người thân, bạn bè cùng các đồng nghiệp trong phòng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn, quan tâm và ủng hộ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên không thể tránh được những sai sót. Tác giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Dương Thị Bích Thắm ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .................................................................. vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT .................................................................................................................... 4 1.1 Cơ sở lý luận về rừng sản xuất và quản lý rừng sản xuất .......................... 4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại rừng. .......................................4 1.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng sản xuất ..................8 1.1.3 Nội dung công tác quản lý rừng sản xuất ................................................11 1.1.4 Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý đối với rừng sản xuất ............15 1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối với rừng sản xuất ........................................................................................................................... 17 1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rừng sản xuất ................................................ 19 1.2.1 Kinh nghiệm quản lý rừng sản xuất của một số nước trên thế giới .......19 1.2.2 Kinh nghiệm quản lý đối với rừng sản xuất ở Việt Nam ......................... 21 1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng sản xuất rút ra cho huyện Võ Nhai. ........................................................................................... 25 1.2.4 Các công trình khoa học công bố có liên quan đến đề tài ........................ 26 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 27 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI RỪNG SẢN XUẤT HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN ....................... 30 2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Võ Nhai ...... 30 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................30 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................35 2.2 Thực trạng hoạt động trồng và khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai ........................................................................................................ 39 2.2.1 Hoạt động trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai ...................39 2.2.2 Hoạt động khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai .............43 iii 2.3 Thực trạng công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện ................ 44 2.3.1 Công tác tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện các quy định nhà nước .. 44 2.3.2 Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng, các hộ dân . 45 2.3.3 Công tác lập kế hoạch và phát triển rừng sản xuất của nhà nước ............ 47 2.3.4 Tình hình triển khai thực hiện quy định của nhà nước nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng sản xuất ............................................................................... 50 2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ..................................................... 52 2.4 Đánh giá chung công tác quản lý đối với rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai ........................................................................................................ 52 2.4.1 Kết quả đạt được ...................................................................................... 52 2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại ......................................................................... 55 2.4.3 Nguyên nhân những tồn tại ...................................................................... 56 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ................. 60 3.1 Định hướng về quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai ................................................................................. 60 3.1.1 Định hướng của nhà nước về quản lý rừng sản xuất ............................... 60 3.1.2 Định hướng của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng trong công tác quản lý rừng sản xuất ................................................................ 63 3.2 Những cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng sản xuất tại huyện Võ Nhai ............................................................................................................. 65 3.2.1 Những cơ hội đối với quản lý rừng sản xuất tại huyện Võ Nhai ............. 65 3.2.2 Những thách thức đối với quản lý rừng sản xuất tại huyện Võ Nhai ...... 66 3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác quản lý và phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai ............................................ 70 3.3.1 Kiện toàn ban chỉ đạo quản lý rừng sản xuất các cấp .............................. 70 3.3.2 Giải pháp về lâm sinh, kỹ thuật ............................................................. 733 3.3.3 Giải pháp về kinh tế - xã hội .................................................................... 77 3.3.4 Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng, hộ dân....................... 800 3.3.5 Hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về rừng sản xuất ................................................................................................... 833 iv Kết luận chương 3 .............................................................................................. 855 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 91 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1 Hiện trạng đất Võ Nhai phân theo loại đất năm 2017 .................................. 33 Bảng 2. 2 Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 - 2017 ................................. 35 Bảng 2. 3 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017 .. 38 Bảng 2. 4 Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai năm 2017 ............................................... 39 Bảng 2. 5 Hiện trạng đất đã có rừng Võ Nhai phân theo loại cây trồng năm 2017 ...... 40 Bảng 2. 6 Tình hình phát triển rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 – 2017 . 41 Bảng 2. 7 Tình hình giao đất rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017....... 46 Bảng 2. 8 Diện tích rừng sản xuất được nhân dân đầu tư trồng giai đoạn 2015 – 2017 ....................................................................................................................................... 46 Bảng 2. 9 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp huyện Võ Nhai ..................................... 48 Biểu đồ 2. 2 Quy hoạch 3 loại rừng huyện Võ Nhai đến năm 2020 ............................. 49 Bảng 2. 10 Tiến độ thực hiện dự án trồng rừng sản xuất huyện Võ Nhai .................... 50 Bảng 2. 11 Số vụ cháy, chặt rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 – 2017 ..... 51 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2. 1 Bản đồ huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ....................................................30 Biểu đồ 2. 1 Diện tích phát triển rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017 .42 Hình 2. 2 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai ..................... 44 Biểu đồ 2. 2 Quy hoạch 3 loại rừng huyện Võ Nhai đến năm 2020 ............................. 49 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường sinh thái và đời sống kinh tế - xã hội của con người. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng sản xuất bao gồm: Rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng giống. Tuy nhiên tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt do sự tác động của con người như phá rừng, khai thác rừng quá mức, cháy rừng,… Sự mất mát và suy giảm rừng gây ra nhiều tổn thất to lớn về kinh tế, môi trường, mất cân bằng sinh thái và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chú trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng được ban hành tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở hành lang pháp lý cho chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm thực thi nhiệm vụ. Để đạt được các mục tiêu đề ra ngoài các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng sản xuất bằng các văn bản các văn bản luật và dưới luật, hoạt động giao đất giao rừng cho các tổ chức, tập thể, cá nhân, hộ gia đình quản lý để trồng rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng,... tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu ý nghĩa, quyền lợi, trách nhiệm của họ để thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Huyện Võ Nhai có diện tích tự nhiên 845,1 km2 là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Thái Nguyên. Đất lâm nghiệp chiếm trên 54,296 km2 trong đó diện tích rừng sản xuất là 20.402,03 là huyện có diện tích rừng sản xuất lớn nhất tỉnh. Võ Nhai còn có khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với nhiều loại gỗ và động vật hoang dã quý hiếm. Ở khu vực hiện này nhiều loại gỗ quý hiếm như nghiến, trai, lý, sến,... với trữ lượng khá lớn. Diện tích rừng sản xuất lớn, phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ở huyện Võ Nhai. Song cũng đặt ra yêu cầu phải thực hiện tốt công tác quản lý để bảo vệ và phát triển rừng sản xuất một cách hợp lý 1 nhằm đem lại hiệu quả cao về mọi mặt. Thực tế cho thấy công tác quản lý, bảo vệ rừng sản xuất của huyện Võ Nhai còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Tình trạng khai thác rừng sản xuất, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn huyện Võ Nhai vẫn thường xuyên xảy ra; nhận thức, ý thức và trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng sản xuất đối với sự ổn định và phát triển của địa phương trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất nhờ đó công tác quản lý rừng sản xuất ngày càng tốt hơn góp phần làm giảm thiệt hại về tài nguyên rừng, thực hiện tốt các dự án 327, 661, dự án trồng rừng sản xuất 147, trồng rừng thay thế nương rẫy, hàng năm đã trồng mới, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh hàng ngàn ha rừng đã góp phần làm giàu rừng sản xuất, nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, hạn chế được những tác động tiêu cực đến rừng sản xuất. Do đó học viên lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về công tác quản lý khai thác rừng sản xuất, kết quả đạt được có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý rừng sản xuất. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho huyện Võ Nhai trong công tác quản lý rừng sản xuất tại địa phương. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên 2 cứu như: Phương pháp hệ thống hóa; phương pháp nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp quy; phương pháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp nghiên cứu kết hợp khác. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, rừng sản xuất giới hạn trên địa bàn huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 2017 và đề xuất giải pháp cho những năm tới. 6. Kết quả dự kiến đạt được Kết quả nghiên cứu luận văn đạt được gồm: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý rừng sản xuất. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng sản xuất, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trên để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất mang tính hiệu quả - khả thi trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 7. Nội dung của luận văn Từ các vấn đề đã được trình bày ở trên sẽ hình thành nội dung nghiên cứu. Những nội dung này được thể hiện trong luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng sản xuất. Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT 1.1 Cơ sở lý luận về rừng sản xuất và quản lý rừng sản xuất 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại rừng. 1.1.1.1 Khái niệm rừng Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật, rừng còn là yếu tố địa lý không thế thiếu được trong tự nhiên. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo nên cảnh quan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái thì rừng được xem như là một hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển. Nói cách khác hệ sinh thái rừng là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và các yếu tố môi trường vật lý, trong đó có sự tương tác giữa chúng với nhau. Các yếu tố môi trường vật lý trong hệ sinh thái bao gồm khí hậu, ánh sáng, không khí và các yếu tố dinh dưỡng. Quần xã sinh vật bao gồm các loài thực vật, động vật, vi sinh vật. Theo học thuyết về rừng của Morodov Sukasov thì rừng được coi là một quần lạc sinh địa. Quần lạc sinh địa rừng được hiểu là một khoảnh rừng nhất định có sự đồng nhất về tổ thành cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành. Nghĩa là đồng nhất về thảm thực vật, thế giới động vật, thế giới vi sinh vật, các điều kiện về khí hậu, đất đai. Trong đó có sự đồng nhất về các quá trình tác động qua lại lẫn nhau, có cùng một kiểu trao đổi chất và năng lượng giữa các hợp phần trong quần lạc và với môi trường. Theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. [2]. 4 Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản rừng là một hệ sinh thái, trong đó quần xã thực vật thân gỗ chiếm ưu thế và giữ vai trò quyết định trong việc tạo lập nên tiểu hoàn cảnh rừng thường có quy định độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. 1.1.1.2 Đặc điểm của rừng Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật và môi trường cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do vậy, rừng có những đặc điểm cụ thể như sau: [3]. Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó. Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định. Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền. 1.1.1.3 Vai trò của rừng 5 Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, là lá phổi xanh của trái đất ngoài vai trò sản xuất oxy và các hợp chất hữu cơ, rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng lượng cacbonic được thải ra từ các quá trình phun trào núi lửa, phân hóa đá vôi, phân hủy xác động vật, thực vật và các hoạt động sống của con người. Vì vậy sự tồn tại của thực vật rừng cũng như hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại hiện tượng nóng lên và sự biến đổi khí hậu của trái đất. Rừng bảo vệ đất, tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất. Ở những nơi có rừng, đất được bảo vệ tốt, hạn chế hiện tượng xói mòn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa hình dốc. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra rất nhanh, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi cũng diễn ra nhanh, đất không còn độ bám dễ bị sạt lở. Một vai trò không kém phần quan trọng của rừng là điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng dòng sông, lòng hồ. Tăng lượng nước vào mùa khô, hạn chế nước vào mùa lũ, rừng còn là một nhà máy xử lý nước thải và cung cấp không khí trong lành khổng lồ. Rừng có tác dụng phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư là một hệ thống rào chắn tự nhiên, chống lại hiện tượng cát bay, bảo vệ các vùng đất nội địa và hệ thống đê biển. Rừng là một hệ sinh thái có tính đa dạng cao và đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ nguồn gen của muôn loài trên thế giới, giá trị đa dạng sinh học của rừng là vô cùng to lớn.Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do có sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng loài gồm: 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 loại lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển. Rừng cung cấp nguồn gen về thực vật và động vật với 14.000 nguồn gen được bảo tồn và lưu giữ. Là một thành phần kinh tế quan trọng, là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong những năm 6 gần đây, tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày một gia tăng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Ước tính kinh ngạch xuất khẩu gỗ năm 2016 đạt 6,5 tỷ đô la Mỹ tăng khoảng 15% so với năm 2015 đây là một mức tăng cao song chưa xứng với tiềm năng. Năm 2017, kinh ngạch xuất khẩu gỗ vẫn tiếp tục tăng trường 15%. Tùy vào đặc điểm, tính chất của từng loại gỗ rừng mà chúng ta có sản phẩm phù hợp như Đinh, Lim, Sến, Táu, Cẩm lai, Vàng tâm, Giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ, làm củi, làm than,... Ngoài ra với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Lâm sản ngoài gỗ gắn liền với cuộc sống của 24 triệu đồng bào miền núi sống trong và gần rừng, có nơi nguồn thu từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 10-20% trong thu nhập kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, nước ta với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long,… đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền. Thông qua du lịch sinh thái những người dân địa phương nhận thức được giá trị do rừng mang lại họ sẽ gắn bó với rừng hơn, tích cực trong công tác xây dựng và phát triển bền vững. Ngoài ra, tài nguyên rừng là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng quyết định sự tồn tại của ngành lâm nghiệp, là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phận bố dân cư, điều tiết lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. 1.1.1.4 Phân loại rừng Theo thông tư Số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, hiện nay rừng được phân thành ba loại: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Cụ thể: [4] Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng sản xuất bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng giống. Rừng tự nhiên bao gồm rừng tự nhiên sẵn có 7 và rừng phục hồi bằng khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên như khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. 1.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng sản xuất Pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý tài nguyên rừng sản xuất. Tất cả các hoạt động quản lý tài nguyên rừng sản xuất phải dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật. Pháp luật xác lập các mục tiêu về bảo vệ rừng, quản lý rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946, đây là đạo luật cơ bản của Nhà nước, đạo luật gốc làm cơ sở cho việc ban hành các đạo luật khác. Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có 8 giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, nâng cao trách nhiệm và khuyến khích các tổ chức, cá nhân bảo vệ, phát triển rừng, phát huy các lợi ích của rừng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhà nước ta đã ban hành luật rừng cùng các văn bản dưới luật. Văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng sản xuất là những văn bản không chỉ cung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan quản lý nhà nước đối với người khai thác, sử dụng rừng nhằm thực hiện các chủ trương, quy định của nhà nước. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 bao gồm 9 chương với 54 điều luật. Từ khi có luật, rừng đã được bảo vệ và phát triển tốt hơn, đã đóng góp tích cực, có hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đổi mới đất nước, tình hình phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thay đổi, nhiều quy định trong luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước và công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa và đáp ứng yêu cầu thực tế trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên. Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Khóa XI ngày 03/12/2004 với 8 chương, 88 điều, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng (sau đây gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Bên cạnh những thành tựu được thừa nhận cả về mặt lập pháp và thực tiễn áp dụng, còn nhiều hạn chế trong công tác ngăn chặnh hành vi phá rừng, làm suy giảm rừng tự nhiên, lấn chiếm đất rừng, sản xuất lâm nghiệp nhỏ lẻ hiệu quả chưa cao, năng suất và giá trị gia tăng thấp, người trồng rừng và bảo vệ rừng có cuộc sống còn nhiều khó khăn không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Ngày 15/11/2017, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII đã thông qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, đây là luật mới nhất trong công tác quản lý và phát triển rừng của nước ta. Các văn bản hướng dẫn để thực thi luật được ban hành dưới dạng các Nghị định, 9 Quyết định, thông tư của Chính phủ và Bộ, Ngành như Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất; Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Nghị định số 135/2005/NĐ – CP ngày 8/11/2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong đó có 7 điều (từ điều 28 đến điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch. Luật đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11). Chính phủ cũng đề ra chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. Bản chiến lược đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng sản xuất. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng sản xuất hợp lý. Trong chiến lược nhiệm vụ được đặt ra là: quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng. Quy hoạch phát triển 03 loại rừng của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 (Quyết định 1518/QĐ - UBND ngày 10 tháng 7 năm 2014 đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020). Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, thời gian qua sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình. Đến nay, trên toàn tỉnh Thái Nguyên đã 10 hoàn thiện được công tác rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng theo định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; công bố quy hoạch tại các địa phương; điều chỉnh đóng mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa. Bên cạnh đó, tỉnh còn triển khai các phần việc quan trọng khác nhằm tái cơ cấu ngành lâm nghiệp như xây dựng đề án nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất; Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2014-2020; Đề án quy hoạch mạng lưới chế biến và thương mại lâm sản tỉnh giai đoạn 2014-2020. Đồng thời triển khai công tác kiểm kê rừng và hoạt động của quỹ bảo vệ, phát triển rừng sản xuất. 1.1.3 Nội dung công tác quản lý rừng sản xuất 1.1.3.1 Nội dung công tác quản lý nhà nước đối với rừng sản xuất Thực hiện chức năng của Nhà nước thống nhất quản lý nguồn tài nguyên rừng nhằm quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Theo quy định luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quản lý nhà nước về tài nguyên rừng bao gồm 11 nội dung: (1) Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; (2) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương; (3) Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; (4) Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để phát triển rừng;(5) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; (6) Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng, tổ chức đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng; (7) Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; (8) Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; (9) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; (10) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; (11) Giải quyết tranh chấp về rừng. [2] Đối với rừng sản xuất nội dung quản lý nhà nước còn được thực hiện theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất. 11 a, Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng sản xuất. Văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng có hai loại: văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp quy. Các văn bản luật bao gồm luật, hiến pháp- pháp luật. Văn bản pháp quy là các văn bản dưới luật như Nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định, quy chế. Quản lý rừng sản xuất được hiểu là các cơ quan quản lý rừng ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý rừng ổn định để đạt được những mục tiêu quản lý đề ra; đảm bảo sản xuất được liên tục mà không làm suy giảm chất lượng và năng suất của rừng; không gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường và xã hội. b, Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của nhà nước về tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng rừng một cách đầy đủ, hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất. Thông qua quy hoạch mà các loại rừng được sử dụng theo từng mục đích nhất định và hợp lý. Nội dung của công tác quy hoạch rừng sản xuất là nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng sản xuất. c, Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng sản xuất Đây là nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với quản lý, sử dụng rừng. Thanh tra, kiểm tra rừng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng rừng được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý sai phạm là biện pháp giải quyết của các cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng rừng. Nội dung thanh tra gồm thanh tra về việc quản lý nhà nước về tài nguyên rừng các cấp; thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đất rừng và tài sản trên đất rừng của các tổ chức, cá nhân có liên quan. d, Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng