Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại t...

Tài liệu Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn nghệ an

.PDF
98
157
62

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Thái i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Uân, và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An”, chuyên ngành Quản lý xây dựng. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã tận tình giảng dạy tác giả trong suốt quá trình học tại trường và xin cảm ơn anh em bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ tác giả có đủ tài liệu để thực hiện luận văn. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Minh Thái ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 3 6. Kết quả dự kiến đạt được ......................................................................................... 3 7. Nội dung của luận văn ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QLCL CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ............................................... 5 1.1. Khái niệm và vai trò của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn 5 1.1.1. Khái niệm về công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ....................... 5 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn hiện nay ................................................................................................................................... 7 1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ở nước ta ................................................................................................................ 8 1.2.1. Chủ trương đầu tư .................................................................................................. 8 1.2.2. Kết quả đầu tư xây dựng........................................................................................ 9 1.2.3. Mô hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ........................................................................................................... 10 1.2.4. Những vấn đề tồn tại trong đầu tư ....................................................................... 11 1.3. Tổng quan về QLCL công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn .... 12 1.3.1. Quản lý chất lượng công trình ............................................................................. 12 1.3.2. Quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ............................................................................. 15 1.4. Những bài học kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn .................................................................................... 18 1.4.1. Về cơ chế chính sách ........................................................................................... 18 1.4.2. Lựa chọn địa điểm đầu tư: ................................................................................... 18 1.4.3.Tổ chức đầu tư và quản lý sử dụng sau đầu tư: .................................................... 19 iii 1.5. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................... 19 Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VSMT NÔNG THÔN ........................................................................................................................... 22 2.1. Khái niệm chung về quản lý chất lượng công trình .......................................... 22 2.1.1. Khái niệm và nguyên tắc của quản lý chất lượng công trình .............................. 22 2.1.2. Nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ......................... 23 2.1.3. Phương pháp và công cụ quản lý chất lượng công trình ..................................... 27 2.1.4. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quản lý chất lượng công trình ................................................................................................................................ 30 2.2. Nội dung quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng .. 34 2.2.1 Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu ........... 34 2.2.2 Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư ....... 35 2.2.3. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình ................................ 37 2.3. Những căn cứ để quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công...... 37 2.3.1. Những quy chuẩn tiêu chuẩn ............................................................................... 37 2.3.2. Những văn bản pháp quy ..................................................................................... 38 2.4. Những đặc điểm của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn có ảnh hưởng đến thi công và quản lý chất chất lượng thi công xây dựng................. 38 2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng thi công công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ......................................................... 40 2.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan ....................................................................................... 40 2.5.2. Nhóm nhân tố khách quan ................................................................................... 41 2.6. Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công ................................................................................................................ 42 2.6.1. Tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực ................................... 42 2.6.2. Tiêu chí đánh giá về quản lý vật tư, máy móc thiết bị ........................................ 43 2.6.3. Tiêu chí đánh giá về công tác tổ chức quản lý thi công ...................................... 43 Kết luận chương 2........................................................................................................ 44 iv CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG TẠI TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT VÀ VSMT NÔNG THÔN NGHỆ AN . 45 3.1. Giới thiệu về Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An ........ 45 3.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ..................................... 45 3.1.2. Các dự án do Trung tâm đã và đang quản lý ....................................................... 47 3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An ................................. 49 3.2.1. Tổ chức bộ phận quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trung tâm ..... 49 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trung tâm ................................................................................................................................. 50 3.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình hiện nay.......................................................................................................................... 56 3.3. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An 58 3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý chất lượng ............................................................. 58 3.3.2. Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng ....................................................................................................... 66 3.3.3. Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu .......... 68 3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giám sát ........................ 71 3.3.5. Giải pháp trong nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu hoàn công ....................... 73 3.3.6. Giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định chất lượng ....................... 80 3.3.7. Đề xuất giải pháp QLCL thi công cho dự án cấp nước sinh hoạt liên xã Long Thành, Khánh Thành, Vĩnh Thành, Trung Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .. 81 Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 90 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt Trang 5 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA tại Trung tâm Trang 49 Hình 3.2 Quy trình quản lý chất lượng tại Trung tâm hiện nay Trang 50 Hình 3.3 Bể chứa nước bị thấm trong quá trình thử tích nước Trang 55 Hình 3.4 Sự cố vỡ ống nước do thi công không đúng quy trình Trang 55 Hình 3.5 Hệ thống lắng lọc hợp khối bị thấm trong quá trình thử tích nước Trang 56 Hình 3.6 Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA tại Trung tâm Trang 59 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Một số dự án tiêu biểu mà Trung tâm đã và đang quản lý Trang 48 Bảng 3.2 Một số sự cố tại các công trình cấp nước Trang 53 Bảng 3.3 Đề xuất dự kiến một số kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực Trang 72 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ BTC Bộ Tài Chính BXD Bộ Xây Dựng GPMB Giải phóng mặt bằng ODA Hỗ trợ phát triển chính thức HTX Hợp tác xã MTQG ADB Mục tiêu quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á NĐ-CP Nghị định chính phủ PTNT Phát triển nông thôn QLCL Quản lý chất lượng QLDA Quản lý dự án QH QCVN UNICEF QĐ TB và XH Quốc hội Quy chuẩn Việt Nam Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc Quyết định Thương binh và Xã hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, các công trình xây dựng được Đảng và nhà nước chú trọng đầu tư để nâng cao đời sống của nhân dân hơn nữa như: nhà ở, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước;... Chính vì vậy việc quản lý chất lượng một dự án xây dựng là hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và hiệu quả sử dụng của công trình. Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng, không hiệu quả, mất an toàn gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư, ví dụ như : Một số dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn do trong quá trình thi công chưa đúng quy trình, chất lượng chưa đảm bảo nên vừa đưa vào vận hành, khai thác thì gây ra thất thoát nước rất lớn và công trình xuống cấp nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đang quản lý một số dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Tuy nhiên công tác quản lý chất lượng công trình của trung tâm, đặc biệt là chất lượng công trình trong giai đoạn thi công đang gặp nhiều vấn đề và một số tồn tại cần phải tìm giải pháp khắc phục. Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình 1 trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An” để đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường để khắc phục các vấn đề và tồn tại hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp điều tra khảo sát thực địa thu thập số liệu thực tế; phương pháp thống kê số liệu và phân tích tổng hợp; phương pháp nghiên cứu kế thừa các tài liệu về quản lý chất lượng công trình; phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp khác để nghiên cứu giải quyết vấn đề đã đặt ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác này. b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi về mặt không gian và nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công các dự án công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn do Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An quản lý. Phạm vi về mặt thời gian, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm từ năm 2012 đến 2016 và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng cho giai đoạn 2016-2020. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Với những kết quả đạt được đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong quá trình thi công. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về quản lý chất lượng trong quá trình thi công công trình. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công công trình không chỉ cho Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An và cho nhiều đơn vị, Ban QLDA khác. 6. Kết quả dự kiến đạt được Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải nghiên cứu, giải quyết được những vấn đề sau: - Tổng quan về các dự án cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn và công tác quản lý chất lượng các dự án cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn. Thực trạng và những kinh nghiệm trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ở nước ta trong thời gian vừa qua. - Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An. 7. Nội dung của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương nội dung chính như sau: 3 - Chương 1: Tổng quan về QLCL công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn; - Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn; - Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Nghệ An. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QLCL CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm và vai trò của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn 1.1.1. Khái niệm về công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm Công trình cấp nước sinh hoạt là một hệ thống các công trình có chức năng thu nước, xử lý nguồn nước, dự trữ nước, vận chuyển và phân phối nước đến đối tượng sử dụng nước. Hình 1.1 : Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt (Nguồn : Internet) Các số trong hình như sau: 1. Nguồn nước lấy vào có thể nước ngầm hoặc nước mặt 2. Trạm bơm cấp 1 và công trình thu có nhiệm vụ thu nước từ nguồn và bơm lên trạm xử lý nước 3. Trạm xử lý nước : dùng các hóa chất làm sạch nguồn nước đạt theo yêu cầu 4. Bể chứa nước sạch : dùng để chứa nước sạch đã được qua xử lý 5. Trạm bơm cấp 2: vận chuyển nước từ bể chứa đến các mạng tuyến ống 6. Đài nước : điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp 2 và tuyến mạng 7. Các mạng đường ống : bao gồm mạng lưới truyền tải, phân phối và dịch vụ a. Hệ thống thu nước Hệ thống thu nước có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước có thể nước ngầm hoặc nước mặt. Hệ thống thu nước ngầm thường là giếng khoan, thu nước từ nguồn nước ngầm mạch sâu. Lựa chọn vị trí hệ thống thu nước dựa trên cơ sở đảm bảo lưu lượng, độ ổn định, tuổi thọ công trình và thuận tiện cho việc bảo vệ vệ sinh nguồn nước. b. Trạm bơm cấp 1 5 Trạm bơm cấp 1 có nhiệm vụ đưa nước thô từ hệ thống thu nước lên trạm xử lý. Trạm bơm cấp 1 đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý nước, có trường hợp lấy nước từ xa, khoảng cách đến trạm xử lý có thể tới vài kilomet thậm chí hàng chục kilomet, có trường hợp gần thì chỉ vài mét. Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với hệ thống thu nước hoặc xây dựng tách biệt. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu và ống tự chảy, hoặc chỉ dùng cửa thu và ống tự chảy đến trạm xử lý khi mức nước ở nguồn nước cao hơn cao độ ở trạm xử lý. Khi sử dụng nước ngầm, trạm bơm cấp 1 thường là các máy bơm chìm có áp lực cao giúp hút nước được dễ dàng, bơm nước từ giếng khoan đến trạm xử lý. c. Trạm xử lý nước Trạm xử lý có nhiệm vụ làm sạch nước nguồn bằng các tổ hợp bể lắng đứng nhằm đạt chất lượng nước sinh hoạt hoặc chất lượng nước sản xuất theo yêu cầu riêng, sau đó đưa nước vào bể chứa nước sạch. d. Bể chứa nước sạch, trạm bơm cấp 2 và đài nước Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ dự trữ nước sạch sau khi đã qua xử lý, thông qua trạm bơm cấp 2 để cung cấp cho nơi tiêu dùng. Trạm bơm cấp 2 là tổ hợp các máy bơm đẩy có nhiệm vụ đưa nước đã xử lý từ bể chứa nước sạch vào mạng cấp nước. Bể chứa nước sạch và trạm bơm cấp II được đặt trong trạm xử lý. Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến các hộ tiêu thụ. Đài nước có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng cấp nước. e. Các mạng đường ống Mạng lưới đường ống phân phối nước làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến các hộ tiêu thụ. Mạng lưới đường ống phân phối nước gồm mạng cấp 1 là mạng truyền tải, 6 mạng cấp 2 là mạng phân phối và mạng cấp 3 là mạng dịch vụ. Thông qua 3 mạng cấp nước này vận chuyển nước đến tận nơi cho các hộ sử dụng. 1.1.1.2. Các nhu cầu dùng nước Nước được dùng cho các mục đích khác nhau trong sinh hoạt, trong sản xuất và các mục đích khác. Chia thành ba loại nhu cầu dùng nước như sau: a. Nước dùng cho sinh hoạt Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người như nước dùng để ăn uống, nấu ăn, tắm rửa. Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hóa học, lý học và vi sinh theo các yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần lý, hóa học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nước sinh hoạt tại các cùng nông thôn hiện nay thường được sản xuất đạt theo quy chuẩn 02 của Bộ Y Tế. b. Nước dùng cho sản xuất Có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về chất lượng và lưu lượng khác nhau. Có ngành yêu cầu lưu lượng nước lớn nhưng chất lượng không cần quá cao, ngược lại có những ngành yêu cầu lưu lương nước không nhiều nhưng chất lượng nước lại rất cao. c. Nước dùng cho chữa cháy Hệ thống công trình cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất đều phải tính đến trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Chính vì vậy người ta thường bố trí các trụ cứu hỏa trên các mạng tuyến ống để thuận tiện cho việc lấy nước. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn hiện nay 1.1.2.1. Vai trò Nước sạch và vệ sinh môi trường là hai nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt nước sạch cho dân cư vùng nông thôn là một trong những chỉ số quan trọng của Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong điều kiện biến đổi khí hâu, sự nóng lên của Trái đất dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài. 7 Hiện nay, tại một số vùng nông thôn trong tỉnh Nghệ An, nguồn nước người dân sử dụng sinh hoạt chủ yếu là ở bể chứa nước mưa, sông, suối và nước ngầm từ giếng đào, giếng khoan. Nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh nguy hiểm khác. Chính vì thế, vai trò của công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn với đời sống nói chung, với các vùng nông thôn luôn luôn cần thiết. Nhất là trong điều kiện biến đổi khí hâu, sự nóng lên của Trái đất dẫn đến tình trạng hạn hán kéo dài thì nhu cầu dùng nước của người dân ngày càng bức thiết hơn. Thực tế, công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn có vai trò rất quan trọng trong đời sống, nó không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn mà còn cải thiện điều kiện sống của nhân dân, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. 1.1.2.2. Ý nghĩa Công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn có một ý nghĩa rất thiết thực về mặt tinh thần cũng như sức khỏe với đời sống nhân dân khu vực nông thôn mà đặc biệt đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Nhờ sự đầu tư tích cực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nên càng ngày càng nhiều người dân được tiếp cận với nước sạch thông qua các dự án xây dựng công trình cấp nước, chính vì vậy tính đến hết năm 2015, đã có 86% người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó có khoảng 35% từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại từ các công trình nhỏ lẻ; khoảng 45% người dân được sử dụng nước đạt Quy chuẩn Việt Nam 02 của Bộ Y tế; 65% tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn và khoảng 95% trường học và trạm y tế có nhà tiêu và công trình cấp nước hợp vệ sinh. 1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ở nước ta 1.2.1. Chủ trương đầu tư 8 1.2.1.1. Đối với vùng miền núi Từ trước đến nay Nhà nước luôn quan tâm đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa bằng các Chương trình như 134, 135, 30a.... và các dự án ODA để phục vụ và cải thiện đời sống cho nhân dân. 1.2.1.2. Đối với vùng đồng bằng Hiện nay chủ trương đầu tư của vùng đồng bằng là theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân tùy từng vùng quy định mức đóng góp để hoàn thành công trình, hình thức này nâng cao vai trò giám sát công trình cho người dân qua đó giúp chất lượng công trình được đảm bảo hơn. 1.2.2. Kết quả đầu tư xây dựng 1.2.2.1. Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng Theo tổng hợp, toàn quốc hiện có khoảng 15.093 công trình cấp nước tập trung với các mô hình quản lý khác nhau như: cộng đồng 48%, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh 19%, tư nhân 11%, UBND xã 12%, doanh nghiệp 5%, HTX 3% và Ban quản lý 2%. Nhưng chỉ có khoảng 75% công trình hoạt động hiệu quả, số còn lại hoạt động kém hiệu quả hoặc dừng hoạt động. Việc tuân thủ quy hoạch được duyệt, xây dựng các công trình cấp nước với quy mô lớn, liên xã, tận dụng mở rộng, đấu nối từ các nhà máy nước sẵn có đã đảm bảo tốt hơn hiệu qủa đầu tư, đảm bảo tính bền vững công trình. Đặc biệt đã tiết kiệm được các chi phí về đất đai, chi phi quản lý trong xây dựng các công trình nước sạch vùng nông thôn. Thực hiện tốt hơn việc giám sát, quản lý chất lượng nước sạch vùng nông thôn. Khắc phục được tình trạng manh mún, cát cứ, bó hẹp trong phạm vi hành chính khi thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn. 1.2.2.2. Kết quả thực hiện công tác truyền thông, hướng dẫn thực hiện: Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng các tổ chức, đoàn thể đã góp phần tạo sự chuyển biến đáng kể về nhận thức và thay đổi hành vi 9 theo hướng tích cực về sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn xã hội. Các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông đã hết sức được chú ý tập trung thực hiện. Nội dung truyền thông đã tập trung nâng cao ý thức của người dân, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc đầu tư và quản lý các công trình cấp nước, vệ sinh để đảm bảo sức khỏe người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Giới thiệu các mô hình công nghệ, quản lý vận hành, các chủ trương, chính sách của nhà nước về hỗ trợ đầu tư phát triển cấp nước sạch và VSMT nông thôn. 1.2.3. Mô hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Theo tình hình thực tế và kinh nghiệm đúc rút trong thực hiện chương trình nước sạch ở các địa phương trên toàn quốc cho thấy, nơi nào có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn của tỉnh với UBND các xã và người dân hưởng lợi thì ở đó công trình sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên tại một số nơi thì quản lý các dự án lại là các địa phương có công trình làm chủ đầu tư, nhưng nhiều chủ đầu tư thiếu năng lực cả trong quản lý đầu tư, tổ chức thực hiện đầu tư cũng như tổ chức quản lý sử dụng, duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Một số mô hình điển hình trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn hiện nay là: a. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ với công suất cấp nước từ 500 đến 1000 m3/ngày.đêm , đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực 10 chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án. b. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án: Đây là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn để diều hành dự án. Loại hình này thường áp dụng với các công trình cấp nước có công suất lớn hơn 1000m3/ngày.đêm. c. Mô hình tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác). Mô hình này thường được áp dụng cho các chủ đầu tư là các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hình thức xã hội hóa. 1.2.4. Những vấn đề tồn tại trong đầu tư Hoạt động cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung chủ yếu tập trung vào nâng cấp cải tạo các công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình ( giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước mưa) là những mô hình truyền thống, thiếu bền vững về nguồn nước và chất lượng nước sử dụng trong điều kiện biến đổi khí hậu, nguồn nước, môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiểm, đặc biệt là dễ hư hỏng, xuống cấp sau các mùa mưa, lũ đối với các vùng dân cư lưu vực sông và đồng bằng trũng và đồng bằng ven biển. Việc khai thác, sử dụng các kết quả đạt được chưa cao, đặc biệt là các công trình cấp nước tập trung do trong quá trình thi công không đảm bảo dẫn đến tỷ lệ thất thoát là rất lớn, vì vậy nguồn thu không đủ chi dẫn đến các công trình thiếu kinh phí trong việc sửa chữa, nâng cấp và bảo dưỡng trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế nên các công trình xuống cấp nhanh chóng và dần dần không sử dụng nữa. Vẫn còn nhiều công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư dàn trải dẫn đến nhiều công trình dở dang kéo dài không hoàn thành. Nguyên nhân do nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước theo cơ chế không đáp ứng nhu cầu kế hoạch cũng như quy mô, tính chất quan 11 trọng của Chương trình, nguồn vốn đóng góp của người hưởng lợi thấp, không kịp thời. Hoạt động đầu tư chưa thể hiện đúng quy trình, trách nhiệm, tính minh bạch trong sự kết nối với người sử dụng ( đồng thời là người đóng góp xây dựng tư 10% đối với vùng chính sách và 40% đối với vùng đồng bằng); chưa chú trọng đến các hoạt động cộng đồng, công tác chuẩn bị cho việc tiếp nhận quản lý vận hành, sử dụng sau đầu tư, nhất là đối với các công trình cấp nước sinh hoạt vùng cao, vùng xa phục vụ các đối tượng dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức và đời sống hạn chế, khó khăn. Các chủ đầu tư thiếu quan tâm đến công tác chuẩn bị cho hoạt động quản lý vận hành, khai thác sử dụng, duy tu bảo dưỡng sau đầu tư. 1.3. Tổng quan về QLCL công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn 1.3.1. Quản lý chất lượng công trình 1.3.1.1. Công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Cấp nước sinh hoạt là những hoạt động liên quan con người thông qua một hệ thống các công trình để khai thác, sử dụng và xử lý tài nguyên nước phục vụ cho nhu cầu của mình. Các biện pháp khai thác nước bao gồm khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống bơm (thường dùng cho vùng đồng bằng) hoặc cung cấp nước tự chảy (thường dùng cho vùng miền núi). 1.3.1.2. Chất lượng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn Để hiểu được chất lượng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ta đi tìm hiểu về chất lượng công trình nói chung. Chất lượng công trình là những yêu cầu về kỹ thuât, an toàn, bền vững và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ngoài các yếu tố đảm bảo, phù hợp như công trình xây dựng, thì chất lượng công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn còn phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên gây ra. Do đó khi thiết kế, thi công công trình cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn ngoài tính ổn định cho 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất