Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tamdao2014 (170x255) vn

.PDF
320
394
60

Mô tả:

Đánh giá tác động
Phát triển đô thị bền vững Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn Phát triển đô thị bền vững Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn / Tháng 7 / 2015 / Với chủ đề «Phát triển đô thị bền vững», cuốn kỷ yếu này ghi lại những tham luận và thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và lớp học chuyên đề diễn ra từ ngày 21 đến 29 tháng 7 năm 2014 tại trường Đại học Đà Lạt. Bốn lớp học chuyên đề đã đề cập đến các chủ đề nghiên cứu chính bao gồm: (i) công cụ và phương pháp lập kế hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ; (ii) công cụ và mô hình hiểu và thăm dò sự vận động của không gian đô thị; (iii) đô thị và các hiện tượng bất bình đẳng về không gian xã hội; (iv) đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã: thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô. 13 7 / 2015 Phát triển đô thị bền vững Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đồng thuận hỗ trợ tổ chức Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác giai đoạn 2014-2015. Thỏa thuận đối tác nhằm mục đích tổ chức khóa đào tạo đa ngành chất lượng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật của khu vực Đông Nam Á. Điều phối Stéphane LAGRÉE Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp, ÉFEO [email protected] Conférences & Séminaires Virginie DIAZ Cơ quan Phát triển Pháp, AFD [email protected] Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» (Đà Lạt, Việt Nam) Tháng 7 / 2014 Mã ISBN: 978-604-943-184-5 Sách không bán Nhà xuất bản Tri Thức NHIỀU TÁC GIẢ Phát triển đô thị bền vững Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn CHỦ BIÊN BẢN TIẾNG VIỆT: GS.TS. Đỗ Hoài Nam TS. Stéphane LAGRÉE ĐIỀU PHỐI Virginie DIAZ Cơ quan Phát triển Pháp, AFD [email protected] NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Hội nghị & hội thảo Vụ Nghiên cứu của AFD tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị, là nơi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các tác nhân tham gia hỗ trợ phát triển: nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp... Các buổi gặp gỡ này có thể đề cập mọi lĩnh vực hoạt động của AFD. Tuyển tập ấn phẩm Hội nghị và hội thảo có mục đích cung cấp những kết quả và thành tựu chính của các cuộc gặp này tới những độc giả có liên quan. Các ấn phẩm đã xuất bản thuộc tuyển tập: • Ấn phẩm số 12: Les exclusions paysannes : quels impacts sur le marché international du travail ? • Ấn phẩm số 11: The Rise of Asian Emerging Providers: New Approaches to Development Cooperation in Asia? • Ấn phẩm số 10: Khái niệm và quản lý rủi ro - Các cách tiếp cận phương pháp luận ứng dụng trong phát triển (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp) • Ấn phẩm số 09: L’évaluation en évolution - Pratiques et enjeux de l’évaluation dans le contexte de l’efficacité du développement • Ấn phẩm số 08: Nước và các vấn đề liên quan – Phương pháp và tính đa ngành trong phân tích (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp) • Ấn phẩm số 07: Quartiers informels d’un monde arabe en transition  : réflexions et perspectives pour l’action urbaine • Ấn phẩm số 06: Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển (Có bản tiếng Pháp) • Ấn phẩm số 05: Evaluation and its Discontents: Do We Learn from Experience in Development? • Ấn phẩm số 04: Khác biệt xã hội và bất bình đẳng (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp) • Ấn phẩm số 03: Measure for Measure - How Well Do We Measure Development? – Kỷ yếu Hội thảo AFD-EUDN lần thứ 8, năm 2010 • Ấn phẩm số 02: Những chuyển đổi đã ban hành và qua thực tế - Khóa học mùa hè về Khoa học xã hội “Khóa học Tam Đảo” (Có bản tiếng Anh và tiếng Pháp) • Ấn phẩm số 01: Implementing Large-Scale Energy Efficiency Programs in Existing Buildings in China – Hội thảo tại Vũ Hán (Trung Quốc). [ Lưu ý ] Những phân tích và kết luận giới thiệu trong tài liệu này thuộc trách nhiệm của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của AFD hoặc của các định chế đối tác của AFD. Giám đốc xuất bản: Anne PAUGAM Giám đốc biên tập: Gaël GIRAUD Lời nói đầu Lời cảm ơn Diễn văn khai mạc 5 15 17 Mục lục • GS.TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 19 • Rémi Genevey, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp - AFD Việt Nam  21 • Olivier Tessier, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ - ÉFEO tại Việt Nam  24 • Jean-Pascal Torréton, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển - IRD tại Việt Nam  26 • Giáo sư Yves Perraudeau, Giám đốc Viện Kinh tế - Quản lý - IAE, Phụ trách dự án hợp tác với Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đại học Nantes 29 • Claude-Emmanuel Leroy, Trưởng đại diện Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF 31 Phần 1 – Phiên toàn thể 35 1.1. Đô thị xưa và dấu vết đương đại, Philippe Papin 1.2. Đà Lạt. Và bản đồ tạo nên thành phố…, Pascal Bourdeaux  1.3. Xây dựng đô thị: so sánh các phương pháp và công cụ quy hoạch tại Pháp và Việt Nam. Tổng kết kinh nghiệm hợp tác cấp địa phương, Fanny Quertamp, Emmanuel Cerise  1.4. Phát hiện, đo lường và lý giải các hiện tượng phân biệt không gian-xã hội, Jean-Michel Wachsberger  1.5. Thách thức đô thị tương lai và quy hoạch lãnh thổ, Irène Salenson  1.6. Đô thị, một hệ thống phức hợp? Những thách thức mới trong mô hình hóa đô thị, Arnaud Banos 1.7. Tổng luận các phiên toàn thể. Phát triển đô thị bền vững trước thách thức của quá trình chuyển đổi đô thị ở Việt Nam, Charles Goldblum  Phần 2 – Các lớp chuyên đề 37 55 70 81 98 112 122 133 2.1. Công cụ và phương pháp quy hoạch đô thị và lãnh thổ, Mai Linh Cam, Emmanuel Cerise, Christine Larousse, Clément Musil, Fanny Quertamp, Irène Salenson 135 2.2. Công cụ và mô hình đọc sự vận động không gian đô thị, Arnaud Banos, Alexis Drogoul, Benoît Gaudou, Huỳnh Quang Nghi, Trương Chí Quang, Võ Đức Ân 179 2.3. Đô thị và các bất bình đẳng không gian – xã hội: tiếp cận dịch vụ công, việc làm và nhà ở, Axel Demenet, Danielle Labbé, Xavier Oudin, Gwenn Pulliat, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Jean-Michel Wachsberger 207 2.4. Đào tạo điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược trong hoạt động trồng rau tại vùng ven đô, Pierre-Yves Le Meur, Emmanuel Pannier, Olivier Tessier, Trương Hoàng Trương 249 Lý lịch giảng viên Ký hiệu và viết tắt 275 312 Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 3 ] Lời nói đầu   Từ năm 2007 đến nay, hàng năm « Khóa học mùa hè Tam Đảo » đều tập trung vào đào tạo về phương pháp phân tích trong các ngành thuộc khoa học xã hội như địa lý, kinh tế, thống kê, xã hội học - nhân học, lịch sử…, cho khoảng 100 học viên Việt Nam (sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ, những người làm trong lĩnh vực phát triển, v.v…). Khóa học được tổ chức tại Hà Nội và Tam Đảo. Từ năm 2010, nâng tầm khóa học lên phạm vi khu vực Qua thành công của ba khóa học đầu tiên vào năm 2007, 2008 và 2009, với mục đích hỗ trợ duy trì phát triển khóa học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn Đông Bác cổ (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đã tái khẳng định cam kết thông qua một thỏa thuận đối tác ký ngày 15 tháng 4 năm 2010 tại trụ sở của AFD tại Paris, cho giai đoạn bốn năm từ 2010 đến 2013. Với những kinh nghiệm đã tích lũy từ ba khóa học đầu tiên, Khóa học mùa hè ở phạm vi khu vực cũng đặt ra một số mục tiêu mới: - Lựa chọn chủ đề đặc thù với những thách thức mang tầm khu vực hoặc quốc tế cho từng năm, từ đó sẽ bóc tách và thảo luận theo nhiều cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành; - Được tổ chức tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hai ngày học của phiên toàn thể sẽ kết thúc bằng phần tổng luận nhằm mở ra các hướng tư duy dưới góc độ liên ngành; - Được tiếp tục tại Tam Đảo, để đảm bảo tính năng động trong các nhóm học viên và cách tiếp cận sư phạm hiệu quả, cởi mở, các học viên sẽ chia đều thành bốn lớp chuyên đề kéo dài trong năm ngày (20 học viên/lớp). Cuối khóa học sẽ là báo cáo tổng hợp của mỗi lớp; - Khóa học cũng khuyến khích đón tiếp các học viên trong khu vực Đông Nam Á, nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng và hình ảnh trong khu vực, cho phép mở rộng mạng lưới trao đổi và hợp tác giữa các nhà khoa học. Năm 2013 và 2014: mở rộng phạm vi địa lý và quan hệ đối tác Việc chuyển địa điểm tổ chức khóa học vào Đại học Đà Lạt nhằm mục đích mở rộng đối tượng đào tạo và các hoạt động hợp tác với các đơn vị miền Trung và miền Nam. Nhìn chung, việc thay đổi địa điểm tổ chức giữa Tam Đảo và Đà Lạt cũng là một cách để đảm bảo sự cân bằng về mặt địa lý giữa các vùng có học viên tham gia khóa học. Khóa học mùa hè Tam Đảo được lựa chọn là một trong các hoạt động tổ chức trong khuôn khổ năm Pháp-Việt 2013-2014, điều này cũng mang đến một luồng gió mới cho ê-kíp giảng viên và nghiên cứu đồng thời khẳng định uy tín của khóa học. Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 5 ] Năm 2014 cũng đánh dấu sự mở rộng quan hệ đối tác với HéSam Paris Nouveaux Mondes [1]. Hoạt động tài trợ của Hésam hướng tới những mục tiêu chung: hợp tác nghiên cứu liên ngành khoa học, tính đổi mới của diễn đàn trao đổi và sự đóng góp vào triển vọng hợp tác về đào tạo hoặc nghiên cứu. Kỷ yếu khoa học xuất bản hàng năm Việc xuất bản kỷ yếu của khóa học được thực hiện trong năm tiếp theo sau khi khóa học kết thúc và nằm trong bộ sưu tập ấn phẩm của AFD Conférences et Séminaires do ÉFEO và NXB Tri Thức đồng xuất bản. Từ năm 2010, kỷ yếu khóa học được xuất bản bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp Việt. Cuốn kỷ yếu có thể được tải miễn phí trên trang web của AFD, của chương trình khóa học mùa hè (www.tamdaoconf.com) và trang web của các đối tác ký kết dự án. Kỷ yếu ghi lại những nội dung bài giảng của các phiên toàn thể, của bốn lớp học chuyên đề và của buổi tổng kết khóa học. Danh sách học viên và lý lịch chi tiết của các giảng viên cho phép thiết lập mạng lưới các nhà khoa học. Ngoài bản in, trang web của khóa học đăng các bài đọc tham khảo bổ sung thông tin và phân tích sâu hơn cho các chủ đề và phạm vi nghiên cứu của các chuyên ngành. «Phát triển đô thị bền vững. Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn» Chủ đề xuyên suốt của khóa học mùa hè JTD 2014 là vấn đề đô thị qua lăng kính của các ngành khoa học nhân văn, xã hội và kinh tế trong các môi trường và thang độ phân tích khác nhau; vẫn theo khung chương trình đã xác định, khóa học lần thứ tám này được tổ chức xoay quanh hai trục nội dung bổ sung cho nhau: - Hai ngày học tổng thể ngày 21, 22 tháng 7. Toàn thể học viên, giảng viên và khách mời đã nghe trình bày sáu bài tham luận dưới góc nhìn phương pháp luận và đa ngành về các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị: góc nhìn lịch sử, chính trị, địa lý, kinh tế, thực tiễn và cách tiếp cận theo hệ thống phức hợp. Phim tài liệu «Khu vực phi chính thức, người lao động trong vùng xám» được trình chiếu với phần giới thiệu và bình luận của một trong những tác giả thực hiện. Hai ngày học tổng thể được kết luận bằng một bài tổng thuật toàn bộ những nội dung đã được trình bày và thảo luận; - Bốn lớp học chuyên đề kéo dài trong năm ngày, từ thứ năm ngày 24 đến thứ hai ngày 28 tháng 7. Các lớp học chuyên đề đề cập đến các vấn đề liên quan đến công cụ và phương pháp xây dựng quy hoạch đô thị và lãnh thổ (lớp chuyên đề 1), công cụ và mô hình tìm hiểu và thăm dò sự vận động không gian đô thị (lớp chuyên đề 2), đô thị và các bất bình đẳng về không gian-xã hội (lớp chuyên đề 3), thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô (lớp chuyên đề 4). Cuối khóa học, các lớp chuyên đề đã trình bày bài thu hoạch tổng kết vào thứ ba ngày 29 tháng 7. [1] Các thành viên của HéSam Université: Học viện Nghệ thuật và Nghề nghiệp Quốc gia Pháp (CNAM); Trường Cao học Khoa học xã hội (EHESS); Trường Louvre (EDL); Viện Viễn đông Bác Cổ (ÉFEO); Trường Hành chính Quốc gia (ENA); Trường Pháp điển Quốc gia (ENC); ENSCI-Les Ateliers; Trường Cao học thực hành (EPHE); Trường Kỹ nghệ Quốc gia (ENSAM); ESCP Europe; Fondation maison des sciences de l’Homme (FMSH); Viện quốc gia nghiên cứu nhân khẩu (INED); Viện Lịch sử và nghệ thuật quốc gia (INHA); Viện Di sản quốc gia (INP); Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne. [ 6 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD Bài tham luận mở đầu của nhà sử học Philippe Papin, hiện đang công tác tại Ban Khoa học lịch sử và ngữ văn của trường Cao học Thực hành (EPHE), đã giới thiệu một số nét đặc điểm của đô thị cổ Việt Nam. Trước thế kỷ 17, các đô thị Việt Nam có số lượng không nhiều và thường đặt dưới sự kiểm soát của triều đình, vì thế ít có sự phân biệt giữa các đô thị thuần túy và các khu dinh thự của quan lại và các chợ làng nằm ở các điểm nút của các trục đường giao thông. Quản lý đô thị thời đó cũng không khác với việc quản lý các huyện và tỉnh. Tuy nhiên, khi các chúa Nguyễn lên ngôi, đi kèm với đó là việc dỡ bỏ lệnh cấm của triều đình, các đô thị dần khẳng định và phát triển dưới ảnh hưởng tổng hợp của các luồng di dân từ nông thôn ra định cư vĩnh viễn ở phố và sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động giao thương. Ở Hà Nội, đơn vị phường chính thức được chia thành hàng trăm phố, mỗi phố chuyên một nghề với những người dân từ nông thôn chuyển ra định cư và dần tạo nên khuôn khổ cho một đời sống thị thành mới. Ban đầu, phố Hà Nội còn là đơn vị hành chính phi chính thức, được ngầm công nhận và vẫn còn giữ mối liên hệ phụ thuộc với làng gốc ở quê – đây là một đặc điểm đô thị ngược với những đặc điểm của đô thị châu Âu thời kỳ đó, ở châu Âu, thành phố sở hữu nông thôn và kiểm soát nông thôn từ xa. Nhưng từ nửa sau của thế kỷ 18, các phố của Hà Nội tăng rất nhiều về số lượng, có mật độ dày hơn và dần dần phát triển độc lập, không còn phụ thuộc vào làng cũ mà có các hoạt động riêng, kiến trúc riêng, hoạt động thờ cúng riêng. Đất đai của thành phố có gốc gác từ nông thôn, nhưng không gian đô thị, xét cả về lịch sử và địa lý thì lại hình thành dần dần trong quan hệ đối lập với nông thôn. Giai đoạn thuộc địa, phường dần biến mất và thay vào đó là phố, phố trở thành đơn vị hành chính chính thức – Hà Nội có thị trưởng và mỗi phố có một trưởng phố – đây là những biểu hiện rõ nét của việc khẳng định sự độc lập của phố so với làng gốc. Các trung tâm đô thị tăng lên về số lượng, và công cụ thống kê cho phép ta đo lường được các chỉ số khác nhau (dân số, diện tích sở hữu, chuyển nhượng sở hữu đất đai). Bài tham luận này cũng đề cập tới sự phát triển đô thị hiện nay trên các khía cạnh về phân bổ về địa lý, mạng lưới lãnh thổ và những thách thức đang phải đối mặt. Cuối cùng, trong phần kết luận, tác giả tập trung vào khái niệm cảnh quan đô thị. Bài tham luận của nhà sử học Pascal Bourdeaux, đại diện của Trường Viễn đông Bác Cổ ÉFEO tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu phiên học tổng thể buổi chiều với chủ đề về thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu này đã đưa đến kết quả bao gồm một triển lãm và một cuốn sách ảnh bằng ba thứ tiếng (Pháp-Việt-Anh) với gần 500 tài liệu nguyên bản các loại có từ thuở ban đầu khi thành lập trạm nghỉ dưỡng Lang Biang vào cuối thế kỷ 19 cho tới những biến đổi hiện nay và các kế hoạch tương lai cho thành phố đến năm 2030 và 2050. Phân tích lịch sử hình thành thành phố của nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu bản đồ để xem xét các kế hoạch chỉnh trang, quy hoạch đã tác động thế nào đến diện mạo của thành phố, cũng như để xác định được những khoảng cách trong các kế hoạch chỉnh trang so với những gì diễn ra trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội của thành phố qua các thời kỳ. Trong bài tham luận thứ hai của buổi chiều, Emmanuel Cerise, công tác tại Viện Quy hoạch đô thị (IMV) tại Hà Nội, và Fanny Quertamp, thuộc Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh (PADDI), đã đưa cử tọa tới một thang độ phân tích khác qua tham luận mang tên «Làm đô thị ở Việt Nam. Đối chiếu phương pháp và công cụ của Việt Nam và Pháp». Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 7 ] Ở Việt Nam, lập kế hoạch đô thị là một trong những bước chiến lược của tiến trình phát triển đô thị. Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành trung ương Đảng, kế hoạch đô thị được lập ra sẽ xác định phạm vi, tính chất, chức năng và định hướng phát triển đô thị. Ngày nay, các chính quyền địa phương đang cố gắng nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch đô thị. Các kế hoạch được xây dựng mang tính chiến lược cao hơn, linh hoạt hơn trong thực hiện, thách thức đặt ra là làm sao xác định được các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên, phối hợp được việc thực hiện giữa các cơ quan ban ngành và trên hết là nâng cao năng lực quản lý dự án của các cơ quan nhà nước đối với các dự án đầu tư công. Đất đai là một yếu tố chiến lược khác của các cơ quan công quyền: đối với các cơ quan quản lý, điều quan trọng là làm sao vẫn đảm bảo được quỹ đất, thực thi luật đất đai và có vốn để đầu tư cho các công trình hạ tầng và trang thiết bị. Việc xây dựng và tích hợp tổng thể các mạng lưới giao thông công cộng ở hai thành phố lớn – là giải pháp để giải quyết thách thức về giao thông đi lại ở các đô thị Việt Nam – cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng mang tính chất cơ cấu đối với sự phát triển đô thị trong mười năm tới. Hơn nữa, để bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng đô thị, các cơ quan quản lý đang phải giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết khác như phải đa dạng hóa nguồn cung về nhà ở, đặc biệt nhà ở có giá cả phù hợp với mặt bằng thu nhập chung. Quá trình đô thị hóa không được kiểm soát đầy đủ cũng là một yếu tố góp phần phá hoại các không gian văn hóa và lịch sử truyền thống. Chuyên gia và những người làm quản lý phải tìm được giải pháp để giải quyết các thách thức về bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc và di sản đô thị, đặc biệt ở những thành phố giàu về bản sắc văn hóa, đồng thời vẫn không kìm hãm tốc độ phát triển của đô thị đó. Hai giảng viên cũng đã đề xuất các công cụ làm đô thị và hướng suy nghĩ thông qua một tầm nhìn bao quát mang tính chất liên ngành để giải quyết các thách thức đô thị liên quan tới các vấn đề về lập kế hoạch đô thị, quản lý đất đai, giao thông công cộng, nhà ở và bảo vệ di sản. Ngày học tổng thể thứ hai được bắt đầu bằng bài tham luận của chuyên gia kinh tế và xã hội học Jean-Michel Wachsberger, hiện đang là giảng viên tại Đại học Lille 3 và là nghiên cứu viên thuộc đơn vị nghiên cứu hỗn hợp của IRD-DIAL, bài tham luận bàn về hiện tượng phân cách và phân tách về không gian-xã hội ở đô thị. Hiện tượng phân cách và/hoặc phân tách không gian đô thị đi cùng với quá trình phát triển đô thị từ đầu thế kỷ 20 là chủ đề thường xuyên được đề cập đến trong các nghiên cứu về đô thị. Các hiện tượng này là nguồn gốc lo lắng về sự ổn định của xã hội đô thị, và cũng thường là một trong các mảng quan trọng trong các chính sách công về nhà ở và quy hoạch đô thị đang được thực hiện. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa cũng như một cách hiểu thống nhất về các hiện tượng này, về tiến trình dẫn tới sự xuất hiện của chúng cũng như hậu quả có thể có. Bài tham luận đặt câu hỏi về sự xác đáng của bản thân hai khái niệm này bằng cách sử dụng biện pháp đo lường, qua đó chứng tỏ rằng nếu các chỉ số thống kê góp phần quan trọng vào những tranh luận khoa học hiện nay về hình thái và tiến trình tổ chức về không gian-xã hội thông qua việc xác định rõ ràng hiện tượng nghiên cứu, thì các chỉ số đó cũng phải được đặt dưới lăng kính tư duy xã hội học. Việc xây dựng và đọc các chỉ số đó luôn phụ thuộc vào cách thức chúng ta sử dụng trước đó để xác định hiện tượng nghiên cứu, hình dung các nguyên nhân và hậu quả có thể có của hiện tượng đó. Theo hướng đó, các chỉ số xây dựng được sẽ không phải là một bằng chứng tuyệt đối mà chỉ là một bước trong tư duy. [ 8 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD Tham luận của Irène Salenson – hiện đang công tác tại Ban Nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Pháp AFD, tại hội sở Paris – quan tâm đến các thách thức đô thị trong tương lai và vấn đề quy hoạch lãnh thổ. Để hiểu được các thách thức của sự tăng trưởng đô thị mạnh mẽ đang diễn ra ở các nước phía Nam, giảng viên quan tâm trước hết tới sự phân bổ của tăng trưởng giữa các vùng trên thế giới, tiếp đó, đặt ra vấn đề về định nghĩa « đô thị »: đâu là các yếu tố cấu thành của một đô thị? Các đô thị khác nhau ở các nước khác nhau trên thế giới có thể có cùng một định nghĩa hay không? Phần cuối của tham luận đề cập tới các hình thức mở rộng đô thị khác nhau cũng như các “mô hình” đô thị khác nhau tùy theo diện mạo và đặc điểm kinh tế. Để đảm bảo theo kịp tốc độ tăng trưởng đô thị nhanh chóng, cần phải có nguồn lực tài chính đáng kể, nhưng không phải đô thị nào hiện nay cũng đáp ứng được. Bài tham luận do đó cũng giới thiệu một số hướng tiếp cận với các nguồn lực tài chính và gợi ý giải pháp để cải thiện tình trạng hiện nay. Bài tham luận cuối cùng do Arnaud Banos trình bày, tác giả hiện đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS, đồng thời là giám đốc đơn vị nghiên cứu hỗn hợp về chuyên đề Địa lý-đô thị (CNRS-Paris 1-Paris 7), bài tham luận này đề cập tới các thách thức mới đối với phương pháp mô hình hóa đô thị. Các đô thị thường được coi là một hệ thống phức hợp, cấu thành nên từ rất nhiều thực thể không tương đồng, có tác động tương tác, qua lại lẫn nhau một cách độc lập ở nhiều thang độ khác nhau. Mỗi thực thể lại phụ thuộc vào từng thang độ quan sát: ở cấp cá nhân, đó là những người đi bộ, đi xe đạp hoặc lái xe cơ giới được coi là các thực thể hiển nhiên cấu thành nên hệ thống, nhưng ít ai nghĩ rằng, cột đèn giao thông hoặc các tòa nhà «thông minh» mà ta thấy xuất hiện trong các thử nghiệm SmartCities lại cũng là những thực thể cấu thành nên thành phố. Khi nâng dần thang độ quan sát lên, ta sẽ thấy các tập hợp cá nhân (hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng tập thể, v.v...) cũng có thể coi là thực thể trừu tượng. Cuối cùng, ở cấp vĩ mô của mạng lưới đô thị, ta cũng thấy mỗi một thành phố sẽ là một thực thể độc lập, tương tác với các thực thể khác cũng chính là các thành phố. Như vậy, sự vận động của đô thị phụ thuộc phần lớn vào cơ chế tự tổ chức, trong khi đó, cấu trúc đô thị được hình thành nên từ vô số các quan hệ tương tác ngầm ẩn. Sự tương đồng rõ rệt đến mức ta có thể so sánh một thành phố với cơ thể sống có cùng một số thuộc tính chung. Bộ phim tài liệu «Khu vực phi chính thức, người lao động trong vùng xám» dài 26 phút được nhóm tác giả (Axel Demenet, Vincent Doubrère và Jean-Yves Ricci) thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 được trình chiếu vào cuối ngày học tổng thể thứ hai. Từ ba thập kỷ gần đây, Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Và phần lớn người lao động trong các lĩnh vực phi nông đều chỉ có các hoạt động công việc nhỏ lẻ trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, hiện chưa có một định nghĩa rõ ràng thế nào là khu vực phi chính thức, khu vực này cũng không được thừa nhận cụ thể trong nền kinh tế. Điều kiện làm việc khó khăn, người lao động thuộc khu vực này rất dễ bị tổn thương. Khu vực này quan hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo đô thị và không phải lúc nào người lao động cũng tự nguyện lựa chọn; một số người thích làm việc trong khu vực phi chính thức vì cảm thấy tự do và linh hoạt hơn so với công việc trong khu vực chính thức. Nhưng bên trong khu vực này có sự đa dạng và không đồng nhất rất lớn, điều này đặt ra Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 9 ] nhiều vấn đề phức tạp cho nhiều thành phố đang trong quá trình chuyển đổi. Năm nhân vật của bộ phim kể lại câu chuyện của họ, và cũng là câu chuyện minh họa sống động cho thực tế cuộc sống của hàng triệu người Việt Nam đang sinh sống ở các thành phố. Bộ phim đề cập đến các chủ đề: điều kiện lao động, lịch sử cuộc đời, quan hệ với chính quyền và với thành phố. Hai ngày của phiên tổng thể được khép lại bằng bài tổng luận của Charles Goldblum, giáo sư ưu tú, cộng tác viên nghiên cứu với Viện Nghiên cứu, kiến trúc, quy hoạch đô thị và xã hội IPRAUS và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á CASE. Khóa học được tiếp nối bằng các lớp chuyên đề kéo dài từ thứ năm ngày 24 đến thứ hai ngày 28 tháng 7. Lớp chuyên đề (1) bàn về các «Công cụ và phương pháp xây dựng quy hoạch đô thị và lãnh thổ», đặt mục đích trình bày cho học viên các ví dụ về phương pháp và các bước lập kế hoạch đô thị và quy hoạch lãnh thổ cũng như những công cụ được các chuyên gia lập kế hoạch-quy hoạch đô thị (planners) sử dụng. Không giống như các lớp chuyên đề khác, lớp chuyên đề (1) bắt đầu bằng hoạt động tham quan thành phố Đà Lạt, với sự hướng dẫn của hai chuyên gia về quy hoạch đô thị của Việt Nam vào sáng thứ tư ngày 23 tháng 7. Sự phát triển gần đây của thành phố đã được lớp học phân tích, đồng thời cũng thảo luận về các thách thức trong tương lai. Một hoạt động khác là phân tích yếu tố lãnh thổ bằng cách quan sát trực quan và phỏng vấn, đây là các công cụ hàng đầu của người làm quy hoạch. Thứ năm ngày 24 tháng 7, lớp học tại phòng học, nội dung của cả ngày học là giới thiệu các công cụ và phương pháp phân tích không gian và thực hiện bài tập đánh giá chẩn đoán. Học viên của lớp làm việc theo nhóm để giải quyết bài tập phân tích các yếu tố lãnh thổ trên cơ sở tư liệu là không ảnh và bản đồ – chụp không ảnh của Fès (Maroc), bản đồ địa hình của Hồng Kông (Trung Quốc) và thành phố Grenoble (Pháp). Bài tập tiếp theo là phân tích các thách thức về giao thông đi lại thông qua việc sử dụng các công cụ định lượng (thống kê) kết hợp với các công cụ hình họa (bản đồ). Việc sử dụng phối hợp hai công cụ như vậy giúp xác định được các luồng di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại trong một thành phố đông dân và rút ra được sự vận động về kinh tế và nhà ở cũng như các nhu cầu đi kèm về giao thông, việc làm, nhà ở và hạ tầng – nghiên cứu trường hợp hệ thống xe buýt nhanh (BRT) đang được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Học viên cùng thực hiện bài tập phân tích đánh giá lãnh thổ, thảo luận về các thách thức quy hoạch ở nhiều cấp độ và giải trình cho những lựa chọn mà mình đưa ra để đề xuất cho các giải pháp quy hoạch hệ thống xe buýt. Lớp học được tiếp nối với nội dung đề cập đến các thách thức về xác định thang độ không gian khi tiến hành lập kế hoạch đô thị, bài tập sử dụng hai trường hợp minh họa của Việt Nam: lựa chọn phương pháp luận để lập quy hoạch chiến lược cho dự án Đà Lạt mở rộng ở cấp độ khu vực; thách thức quy hoạch của một khu vực ven đô Hà Nội. Cuối cùng, lớp cũng giới thiệu cho học viên sản phẩm ma trận đô thị, do Ban Địa phương và phát triển đô thị của AFD xây dựng: đây là tổng hợp các công cụ và nguồn tư liệu được các nhà làm đô thị sử dụng. Công cụ này giúp thu thập và đối chiếu các phương diện khác nhau, cần thiết cho phân tích lãnh thổ đô thị: phương diện địa hình, thiên nhiên, môi trường; phương diện nhân khẩu-xã hội và kinh tế, [ 10 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD phương diện thể chế và tài chính. Lớp học cũng hướng học viên đến các vấn đề cần phải giải quyết khi làm việc với các cơ quan tài trợ vốn như AFD liên quan đến các thủ tục tài chính và những hạn chế của các công cụ được giới thiệu. Biểu diễn một hệ thống thực với tất cả sự phức tạp của nó để đo lường được những thay đổi có thể xảy ra hoặc để xác định được các giải pháp quy hoạch phù hợp là một trong những thách thức hiện nay trong các nghiên cứu liên quan đến phương pháp mô hình hóa tin học, đây là chủ đề của lớp chuyên đề (2) với tên gọi «Công cụ và mô hình hiểu và thăm dò sự vận động không gian đô thị». Phương pháp mô hình hóa bổ sung cho các phương pháp phân tích truyền thống, giúp thiết kế được các mô hình với sự vận động là kết quả của các tương tác qua lại giữa các mô hình biểu diễn bằng tin học của các thực thể cấu thành nên hệ thống cần phải lập mô hình (các chủ thể, thể chế, môi trường, các hoạt động quy hoạch, chỉnh trang, v.v...). Tiếp đó, các mô hình này được sử dụng để làm bài tập thực nghiệm « ảo » – sử dụng phương pháp mô phỏng – theo đó sự vận động của các yếu tố có thể được nghiên cứu tới từng chi tiết nhỏ nhất nếu cần, trong đó khuyến khích sự tương tác với người sử dụng. Mục tiêu đặt ra là giúp học viên làm quen với các phương pháp mô hình hóa tin học, áp dụng cho các hiện tượng tăng trưởng đô thị. Dựa trên nghiên cứu trường hợp về quá trình phát triển một phần của thành phố Cần Thơ (đồng bằng sông Mê Kông) giai đoạn 2000-2010, bài tập đề cập đến các nội dung: các kiểu mô hình tăng trưởng đô thị (mô hình cellular automat, mô hình véc-tơ, mô hình thời gian dài, mô hình thời gian ngắn); các khía cạnh về phương pháp luận liên quan đến việc xây dựng bộ dữ liệu (địa lý, đô thị, xã hội) cần thiết cho mọi kiểu mô hình hóa (hệ thống thông tin địa lý GIS, hình ảnh vệ tinh, kết quả điều tra); xây dựng mô hình tăng trưởng đô thị bằng phần mềm GAMA, thăm dò các mô hình đó bằng phương pháp mô phỏng trên cơ sở vấn đề ban đầu. Lớp học được chia thành năm nhóm (mỗi nhóm bốn học viên do một giảng viên hướng dẫn), các nhóm làm bài tập áp dụng để vận dụng hai trong số năm mô hình được giới thiệu – mô hình cellular automat và mô hình véc-tơ đa tác tử – có sử dụng các dữ liệu mới và quy tắc mới. Mỗi nhóm có nhiệm vụ trình bày lại những gì đã học ở hai ngày đầu tiên. Lớp chuyên đề (3) «Đô thị và các bất bình đẳng về không gian xã hội: khả năng tiếp cận dịch vụ công, việc làm và nhà ở» là mở rộng cho chủ đề của bài tham luận đã được trình bày ở phiên tổng thể liên quan đến hiện tượng phân cách và phân tách không gian xã hội đô thị. Làm việc, cư trú, tiếp cận dịch vụ công ở đô thị là những mối bận tâm thường trực của người dân đô thị, các vấn đề này không thể hiểu được nếu chỉ nhìn một cách riêng rẽ mà không đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Đó cũng là những lĩnh vực dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng, dẫn tới sự xuất hiện của các hiện tượng phân cách và từ đó lại tiếp tục làm nảy sinh những hiện tượng bất bình đẳng mới. Lớp chuyên đề này tập trung vào chủ đề sự hình thành của các hiện tượng bất bình đẳng ở đô thị và cách mà các hiện tượng này góp phần vào tạo nên diện mạo và cảnh quan đô thị. Mục tiêu là giới thiệu và so sánh các công cụ phương pháp luận sử dụng ở các chuyên ngành khác nhau, những vấn đề gặp phải, để chứng minh sự tương tác và tính phức tạp của các hiện tượng xảy ra trong một bối cảnh đô thị độc nhất. Học viên của lớp làm bài tập trên nhiều loại tư liệu khác nhau – bài báo, phỏng vấn, dữ liệu thống kê, v.v... – và bình luận về sự phát triển, con đường đi và tác động của các chính sách đô thị. Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 11 ] Các học viên cũng làm việc theo nhóm trong suốt cả tuần học. Bài tập nhằm mục đích xây dựng một bảng hỏi về tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của hiện tượng bất bình đẳng: bất bình đẳng được biểu hiện như thế nào trong các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận việc làm, hoạt động kinh tế tạo ra bất bình đẳng như thế nào? Việc phân tích tình trạng nhà ở và thói quen cư trú có thể giúp tìm hiểu và giải thích tiến trình xuất hiện hiện tượng phân cách và phân biệt không gian-xã hội như thế nào? Đâu là những hiện tượng bất bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng về không gian, có liên quan tới khả năng tiếp cận các dịch vụ công, và hiện tượng bất bình đẳng đó hình thành như thế nào? Mục tiêu là để cho thấy các điều tra định lượng góp phần như thế nào trong việc làm sáng rõ lo-gic của các chủ thể, giúp hiểu được tiến trình lựa chọn và những ràng buộc có liên quan, giúp ta hiểu được sự vận động của các hiện tượng phân cách và, cuối cùng, làm rõ cảm nhận và quan niệm của các chủ thể về hành động, hoàn cảnh riêng của mỗi bên và hiện tượng phân cách nói chung. Lớp chuyên đề (4) «Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động sản xuất rau vùng ngoại ô» đặt hai mục tiêu: giới thiệu các công cụ và phương pháp điều tra trong ngành xã hội-kinh tế và nhân học, áp dụng vào thực địa qua bài tập điều tra kéo dài ba ngày. Lớp học thực hiện điều tra ở hai điểm: xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng; thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh. Chủ đề xuyên suốt của lớp chuyên đề này là thực hiện nghiên cứu so sánh hai hệ thống sản xuất rau: hệ thống sản xuất gia đình, chuyên canh và bán thâm canh; hệ thống thâm canh ở sáu trang trại lớn với diện tích nhiều hec-ta, kết hợp với phương thức canh tác không dùng đất. Học viên của lớp được chia thành cặp thuộc các nhóm nhỏ, mỗi nhóm tiếp cận chủ đề theo một trong các hướng và các địa bàn sau đây: - Tại xã Liên Nghĩa: thực hiện điều tra đối với lãnh đạo, công nhân, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, thành viên hợp tác xã rau và hoa an toàn, đầu mối thu mua ở chợ đầu mối của huyện; sự can thiệp và vai trò của chính quyền địa phương (trợ cấp, quản lý, giám sát) – phỏng vấn chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể khác nhau; - Tại thôn Quảng Hiệp: điều tra về kinh tế hộ gia đình tập trung hoàn toàn vào trồng rau thương mại – nông dân trồng rau (lịch sử gia đình, hoàn cảnh kinh tế, v.v...), cửa hàng vật tư nông nghiệp, vựa rau quả - những người đến thu mua trực tiếp tại ruộng của nông dân, các hộ bỏ làm nông để chuyển sang làm dịch vụ và các hoạt động kinh tế khác, điều tra về sự can thiệp và vai trò của chính quyền xã và thôn. Kết quả điều tra thực địa tiếp đó được khai thác phân tích với sự tham gia của tất cả các nhóm, để giúp học viên làm quen với quy trình tích lũy theo từng bước. [ 12 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD Các lớp chuyên đề của khóa học mùa hè 2014 có các đặc điểm như sau: Lớp chuyên đề Thang độ/cấp độ phân tích Chuyên ngành Công cụ/phương pháp Khu vực, đô thị, hành lang giao thông đô thị Phát triển đô thị và quy hoạch, lập kế hoạch đô thị, địa lý Quan sát trực quan, phỏng vấn, phân tích bản đồ, phân tích lãnh thổ, cơ sở dữ liệu thống kê -2Công cụ và mô hình tìm hiểu và thăm dò sự vận động không gian đô thị Đô thị Mô hình hóa, địa lý, quy hoạch Mô hình tăng trưởng đô thị, phần mềm mô hình hóa Gama, nghiên cứu trường hợp -3Đô thị và các bất bình đẳng về không gian-xã hội: khả năng tiếp cận với dịch vụ công, việc làm và nhà ở Vĩ mô và trung mô, phường, điều tra hộ gia đình Xã hội học, kinh tế, địa lý Phân tích chỉ số, phân tích về không gian-xã hội, nghiên cứu trường hợp, cơ sở dữ liệu thống kê, bảng hỏi Nhân học-xã hội, kinh tếxã hội, lịch sử Kinh tế-xã hội, phỏng vấn định tính, tiểu sử -1Công cụ và phương pháp xây dựng quy hoạch đô thị và lãnh thổ -4Đào tạo về kỹ thuật điều tra điền dã. Thực tiễn, mạng lưới và chiến lược của hoạt động xản xuất rau ở vùng ngoại ô Địa phương: xã, thôn. Đơn vị phân tích: điều tra hộ gia đình và cá nhân Bốn lớp chuyên đề được xây dựng hướng tới học viên thuộc các chuyên ngành nghiên cứu khác nhau, với mục tiêu ưu tiên giúp cho tất cả các học viên có thể vận dụng được các phương pháp tiếp cận và công cụ nghiên cứu mở nhất. Mong muốn tổ chức các lớp chuyên đề đa ngành và liên ngành này đã đạt được kết quả thể hiện qua bài thu hoạch tổng kết của mỗi lớp được trình bày vào ngày cuối cùng của khóa học, thứ ba ngày 29 tháng 7. Một thông lệ của tất cả các khóa học mùa hè là phần trao chứng chỉ tham gia khóa học cho các học viên có chữ ký đại diện của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD, Viện Viễn đông Bác Cổ ÉFEO và trường Đại học Nantes. Đặc điểm của học viên Năm 2014, tỷ lệ chọn học viên rất cao vì ban tổ chức nhận được tới 450 đăng ký. 93 đăng ký đã được chọn, bao gồm cả các học viên đăng ký dự thính, số lượng học viên dự thính cao hơn so với năm trước. Việc chọn lọc khắt khe như vậy là cần thiết để đảm bảo mức độ tương tác giữa các học viên cũng như hiệu quả của phương pháp sư phạm áp dụng cho các lớp chuyên đề. Tổng cộng có khoảng hơn 100 người tham dự vào hai ngày học tổng thể tại trường Đại học Đà Lạt. Qua phiếu đăng ký, chúng tôi nhận thấy học viên của khóa học có các đặc điểm như sau: - học viên nữ chiếm đa số: 68 % tổng số học viên; - độ tuổi: 16 % tuổi từ 20-25 tuổi, 38 % tuổi từ 26-30 tuổi, 24 % tuổi từ 31-35 tuổi và 22 % hơn 36 tuổi; Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 13 ] - trình độ và công việc đa dạng: thạc sĩ, giảng viên thạc sĩ, thạc sĩ và phát triển, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh/tiến sĩ giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên giảng viên, cán bộ dự án phát triển; - đa ngành: xã hội học, nhân học và nhân học-xã hội, kinh tế, tài chính, thống kê/toán, dân số, địa lý, sử học, khoa học chính trị, quản lý quy hoạch/đô thị, khoa học pháp lý, tin học; - học viên chủ yếu thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương; tiếp đó là Hà Nội, Đà Lạt, Đà Nẵng, Thái Nguyên; - học viên từ các nước trong khu vực: Campuchia, Lào; - học viên dự thính của Việt Nam: Quỹ đầu tư phát triển Cần Thơ, Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh (PADDI); - có sự tham gia của nhiều cơ quan: • Việt Nam: Học viện Khoa học xã hội, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Ngoại thương, Viện Xã hội học, Trung tâm Phân tích dự báo, Trung tâm Vệ tinh quốc gia Việt Nam, Đại học Kinh tế và quản lý Thái Nguyên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, International Center for Advanced Research on Global Changes, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Khoa Luật – Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Đà Nẵng, Đại học Đà Lạt, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tài nguyên môi trường, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, Đại học Hoa Sen, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển (CEFURD, thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Việt-Đức, Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị thành phố Hồ Chí Minh (PADDI), Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh, Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Đại học Bình Dương, Quỹ Đầu tư phát triển Cần Thơ, Khánh Hòa và Lào Cai; • Campuchia: Viện Công nghệ, Đại học Luật và khoa học kinh tế hoàng gia Campuchia, các chương trình thạc sĩ giảng dạy bằng tiếng Pháp tại Hà Nội; • Lào: Bộ Tư pháp. Cuối cùng, khi viết những lời mở đầu này, chúng tôi vui mừng thông báo tới độc giả quyết định mở rộng mạng lưới đối tác với sự tham gia của «Global Development Network» (GDN) cho các khóa học 2015, 2016, qua đó, tiếp tục mở rộng phạm vi của khóa học sang hai nước Campuchia và Lào cũng như sang Myanmar và Madagascar; khóa học mùa hè lần thứ chín sẽ được tổ chức tại trường Đại học Duy Tân, thành phố Đà Nẵng với chủ đề: «Các thách thức chung trong phát triển của khu vực ASEAN». Stéphane Lagrée Phụ trách Văn phòng điều phối hợp tác với Cộng đồng Pháp ngữ [ 14 ] Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD Lời cám ơn Hợp tác và liên kết giữa các cơ quan khác nhau thông qua một Thỏa thuận đối tác ký kết cho giai đoạn bốn năm qua đã mang đến cho Khóa học mùa hè Tam Đảo một uy tín không chỉ dừng lại ở tầm khu vực Đông Nam Á mà còn vươn xa hơn nữa. Chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan đã đóng góp vào kết quả chung này: Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD – Ban Nghiên cứu, Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp ÉFEO, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD – Ban các Chương trình nghiên cứu và đào tạo phía Nam, trường Đại học Nantes và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF. Ấn phẩm quý vị đang cầm trên tay được hoàn thành thông qua sự gửi gắm của Guillaume de Saint Phalle, Ban Hỗ trợ quản lý tri thức của Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Chúng tôi xin cảm ơn về những trao đổi rất hiệu quả trong thời gian qua. Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các giảng viên đã tham gia Khóa học mùa hè Tam Đảo, những người đã mang đến chất lượng khoa học và sư phạm rất cao, không chỉ trực tiếp tại khóa học mà còn cả trong công tác tổ chức và quảng bá cho khóa học. Đó là các giảng viên: Arnaud Banos, Pascal Bourdeaux, Mai Linh Cam, Emmanuel Cerise, Axel Demenet, Alexis Drogoul, Benoit Gaudou, Charles Goldblum, Quang Nghi Huỳnh, Danielle Labbé, Christine Larousse, Pierre-Yves Le Meur, Clément Musil, Xavier Oudin, Emmanuel Pannier, Philippe Papin, Gwenn Pulliat, Fanny Quertamp, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Irène Salenson, Olivier Tessier, Trương Chí Quang, Trương Hoàng Trương, Võ Đức Ân và Jean-Michel Wachsberger. Công việc ghi và gỡ băng phục vụ cho xuất bản ấn phẩm này rất tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Chúng tôi xin cảm ơn công sức và chất lượng công việc của các báo cáo viên: Léna Kéravec tại lớp chuyên đề 1 (tốt nghiệp Đại học Rennes II và Viện Di sản vùng-IRPA); Marie-Florine Thieffry tại lớp chuyên đề 2 (Đại học Hà Nội); Pierre Bussière tại lớp chuyên đề 3 (nghiên cứu sinh về quy hoạch, Đại học Montréal); Pierre Morère tại lớp chuyên đề 4 (tốt nghiệp cử nhân về nhân học xã hội, Đại học Strasbourg); Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới đội ngũ biên, phiên dịch đã thực hiện công việc dịch thuật cho khóa học 2014: Trần Thị Phương Thảo, Kiều Thị Thuý Quỳnh, Đại học Hà Nội; Lê Thanh Mai, Bộ Ngoại giao Việt Nam; Nguyễn Thị Tuyết Lan, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam;  Ngô Hồng Lan, Đại học Kinh tế quốc dân; Lương Thị Mai Trâm, Phiên dịch viên; David Smith và Mary Glémot, phiên dịch độc lập. Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ban giám hiệu trường Đại học Đà Lạt, ông Nguyễn Đức Hòa (Hiệu trưởng nhà trường), ông Nguyễn Đình Hảo, ông Nguyễn Duy Mậu, ông Mai Xuân Trung (Phó Hiệu trưởng nhà trường) đã tạo điều kiện đón tiếp, góp phần lớn tạo nên thành công của khóa học 2014. GS. TS. ĐỖ Hoài Nam Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 15 ] Diễn văn khai mạc GS.TS. Đỗ Hoài Nam Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Rémi Genevey Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp - AFD Việt Nam Olivier Tessier Trưởng đại diện Viện Viễn đông Bác Cổ Pháp - ÉFEO tại Việt Nam Jean-Pascal Torréton Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển - IRD tại Việt Nam Yves Perraudeau Giám đốc Viện Kinh tế-Quản lý – IAE, Phụ trách dự án hợp tác với Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đại học Nantes Claude-Emmanuel Leroy Trưởng đại diện Cơ quan Đại học Pháp ngữ - AUF Tháng 7 năm 2015 / Khóa học Tam Đảo 2014 / © AFD [ 17 ]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan