Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối A Môn toán [tailieulovebook.com] 10 pp giai nhanh qua cac ki thi dai hoc (1)...

Tài liệu [tailieulovebook.com] 10 pp giai nhanh qua cac ki thi dai hoc (1)

.PDF
27
432
142

Mô tả:

Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Hà Nội 1 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Các phương pháp giải toán hóa học Your dreams – Our mission Lí thuyết và bài tập TT1. Phương pháp bảo toàn khối lượng(BTKL) 3 TT2. Phương pháp tăng giảm khối lượng 5 TT3. Phương pháp bảo toàn nguyên tố(BTNT) 8 TT4. Phương pháp bảo toàn e(BT electron) 12 TT5. Phương pháp bảo toàn điện tích(BTĐT) 16 TT6. Phương pháp trung bình 17 TT7. Phương pháp qui đổi hỗn hợp 19 TT8. Phương pháp chia hỗn hợp thành 2 phần không đều nhau 21 TT9. Phương pháp khảo sat số mol CO2 và H2O 22 TT10. Phương pháp giải bài toán cracking và cộng hợp hiđrô 26 Đáp án phần tự giải Hi vọng tập tài liệu này sẽ giúp cho các bạn hs tự tin hơn khi bước vào mùa thi mới Trong quá trình soạn bài có tham khảo tài liệu của các thầy(cô), các bạn hs, sv và các đề tuyển sinh của các trường như ĐH sư phạm hà nội, ĐH quốc gia hà nội, thpt chuyên nguyễn huệ,... Vì khả năng và quỹ thời gian có hạn chắc chắn bộ đề còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy(cô), các bạn hs, sv 2 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission TT.1: Phương pháp bảo toàn khối lượng A/ Cơ sở lí thuyết: Cho phản ứng hóa học xảy ra: aA + bB → cC + dD - Định luật bảo toàn khối lượng phát biểu ns: trong một pư hóa học, tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng chất tạo thành: mA + mB = mC + mD B/ Ví dụ minh họa Câu 1: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31,45 gam. B. 31 gam. C. 32,36 gam. D. 30 gam. ( Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2011) Hd giải: [ pp sử dụng: mchất béo + mNAOH = mhỗn hợp muối khan + mH2O + mglixerol ] hoặc sd pp tăng giảm khối lượng ( xem 16.2) - Do chất béo có chỉ số axit là 7 nên nNaOHpư với axit =nH2O =nKOHpư với axit = (200 . 7): (1000 . 56) =0,025 mol - gọi số mol NaOH pư là x mol, vậy số mol NaOH thực hiện pư với este là (x – 0,025) mol, vậy số mol glixerol là (x – 0,025)/3 mol - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có pt: mchất béo + mNAOH = mhỗn hợp muối khan + mH2O + mglixerol <=> 200 + 40x = 207,55 + 0,025 . 18 + 92. (x – 0,025)/3 => x = 0,775 mol => mNaOH =31 gam Câu 2: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là A. 80%. B. 90%. C. 70%. D. 60%. (trích đề thi tuyển sinh khối B 2010) Hd giải: [ pp sd: áp dụng bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố đối với nhôm và sắt] - Gọi số mol Al và Fe sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm là x, y mol - Ta có ΣnH2= 1,5nAl+ nFe =1,5x + y= 0,48 mol (1) -nAl ban đầu=0,4 mol => nAl2O3= (0,4 – x)/2 (bảo toàn nguyên tố Al) do Al dư là x mol sau pư -nFe3O4ban đầu= 0,15 mol => nFe3O4 dư= (0,15 . 3 – y)/3 mol - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mAl (trước pư) + mFe3O4(trước pư) = mAl dư + mFe3O4 dư + mAl2O3 + mFe  27x+232.(0,15 . 3 – y)/3 +102(0,4 – x)/2 + 56y = 10,8 + 34,8  24x + 64/3y =9,6 (2) 3 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission - Từ (1) và (2) suy ra x = 0,08 và y= 0,36. Vậy H% = (0,4 – 0,08)/0,4=80% C/ Bài tập học sinh tự giải (15-20 bài) Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là A. HCOOH và C2H5COOH. B. HCOOH và CH3COOH. C. CH3COOH và C2H5COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH. (trích thi tuyển sinh khối A 2010) Câu 4: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là A. 0,328. B. 0,620. C. 0,585. D. 0,205. (trích thi tuyển sinh khối A 2010) Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là A. CH3COOH và C2H5COOH. B. HCOOH và CH3COOH. C. C3H7COOH và C4H9COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH (trích thi tuyển sinh khối A 2010) Câu 6: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axít H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là: A. 37,2 gam B. 50,4 gam C. 50,6 gam D. 23,8 gam (trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2012) Câu 7: Cho 17,6 gam Chất X công thức C4H8O2 tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa NaOH 1,5M và KOH 1,0M. Sau phản ứng cô cạn thu 20 gam chất rắn. Công thức X là B. C2H5COOCH3 A. HCOO-C3H7 C. CH3COO-C2H5 D. C3H7COOH ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2010) Câu 8: Chia 23,6 gam hỗn hợp gồm HCHO và chất hữu cơ X là đồng đẳng của HCHO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1, cho tác dụng với H2 dư (t0C, xúc tác), sau phản ứng thu được 12,4 gam hỗn hợp ancol. Phần 2, cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được108 gam bạc . Công thức phân tử của X là: A. C2H3CHO B. C2H5CHO C. (CHO)2 D. CH3CHO ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2010) Câu 9: Cho 27,3 gam hỗn hợp A gồm hai este no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 30,8 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit kế tiếp và 16,1 gam một ancol. Khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ có trong hỗn hợp A là A. 21 gam. B. 22 gam. C. 17,6 gam. D. 18,5 gam. ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 2012) Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam kali vào 36,2 gam nước thu được dung dịch có nồng độ 4 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ A. 4,04%. Your dreams – Our mission B. 15,47%. C. 14,00%. D. 13,97%. ( trích thi thử lần 1 năm 2010 chuyên ĐHSPHN) Câu 11: Cho 10,6 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức tách nước ở 1400C, xúc tác H2SO4 đậc thu được 8,8 gam hỗn hợp 3 ete có số mol bằng nhau. Hai ancol là: A. Phương án khác B. CH3OH và C3H7OH C. CH3OH và C4H9OH D. C2H5OH và C3H7OH ( trích thi thử chuyên ĐHSPHN lần 1 năm 2011) Câu 12: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là: A. C3H6O2 và C4H8O2 B. C3H4O2 và C4H6O2 C. C2H4O2 và C3H4O2 D. C2H4O2 và C3H6O2 ( trích thi thử chuyên ĐHSPHN lần 1 năm 2011) Câu 13: Hòa tan hết 26,43 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 795 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,368 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là A. 86,58 gam. B. 88,18 gam. C. 100,52 gam. D. 95,92 gam. ( trích thi thử THPT Phụ Dực_TB năm 2010) Câu 14: Cho V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 olefin liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng hợp nước (xúc tác H+) thu được 12,9 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol. Đun nóng X trong H2SO4 đặc ở 1400C thu được 10,65 gam hỗn hợp Y gồm 6 ete khan. Giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%. Công thức phân tử của 2 olefin và giá trị của V là A. C2H4, C3H6, 5,60 lít B. C4H8, C5H10, 5,6 lít C. C2H4, C3H6, 4,48 lít D. C3H6, C4H8, 4,48 lít ( trích thi thử THPT Phụ Dực_TB năm 2011) Câu 15:Đun nóng 15,2 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp với H2SO4 đặc ở 140OC, thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (h = 100%). Công thức của 2 rượu là A. C3H7OH và C4H9OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. CH3OH và C3H7OH TT.2: Phương pháp tăng giảm khối lượng A/ Cơ sở lí thuyết Khi chuyển từ chất này sang chất khác khối lượng có thể tăng hoặc giảm do khối lượng mol của mỗi chất khác nhau. Sự tăng hay giảm khối lượng của mỗi chất luôn có quan hệ với số mol của mỗi chất. Dựa vào mối quan hệ này có thể giải nhanh nhiều bài toán hóa học B/ Ví dụ minh họa Câu 1: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là A. 20,80. B. 29,25. C. 48,75. D. 32,50 ( trích đề thi tuyển sinh đại học khối B 2011) 5 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission HD1 [pp Khối lượng dd tăng thêm 9,6 g chính bằng khối lượng Zn tham gia pư (1) và (2) trừ đi khối lượng Fe tạo thành (2) - nFe(3+)= 0,24. 2. 0,5= 0,24 mol -ptpu: (1) Zn + 2Fe3+ → Zn2+ + 2Fe2+ (2) Zn + Fe2+ → Zn2+ Fe. - giả sử xảy ra phản ứng (1) ta có nZn(pu) ≤ ½ nFe(3+)=0,12 mol, vậy mddtăng=mZn pư ≤ 0,12. 65=7,8 gam, trái giả thiết mdd tăng=9,6 g => xảy ra pư (1) và (2) - ta có nZn(1)= ½ nFe(3+)= 0,12 mol. Gọi số mol Zn phản ứng (2) là x mol => nFe= x mol. Khối lượng dd tăng thêm 9,6 g chính bằng khối lượng Zn tham gia pư (1) và (2) trừ đi khối lượng Fe tạo thành (2)  mZn – mFe = (0,12 +x). 65 – 56x= 9,6 => x =0,2 mol. Vậy m= mZn= 65.(0,12 +0,2) = 20,8 gam Câu 2: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là A. 31,45 gam. B. 31 gam. C. 32,36 gam. D. 30 gam ( trích đề thi tuyển sinh đại học khối B 2011) HD2 [ NaOH tham gia 2 pư là pư axit-bazo và pư xà phòng hóa: - RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O (1) 1 nguyên tử H thay bằng 1 nguyên tử Na nên muối khan tăng so với axit là 22 gam nếu 1 mol NaOH pư với axit - (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3 (2) 3 nguyên tử Na thay bằng 1 gốc C3H5. Vậy muối khan tăng so với este là 23. 3 – 41= 28 gam nếu 3 mol NaOH pư với este ] - Do chất béo có chỉ số axit là 7 nên nNaOHpư với axit =nH2O =nKOHpư với axit = (200 . 7): (1000 . 56) =0,025 mol - Gọi số mol NaOH pư với este là x mol. Ta có: mmuối khan –mchất béo = 0,025. 22 + 28.x/3 = 7,55 gam  x= 0,75 mol - Vậy tổng số mol NaOH pư là 0.775 mol  mNaOH = 31 gam Câu 3: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là A. 5,12. B. 3,84. C. 5,76. D. 6,40. ( trích đề thi tuyển sinh đại học khối B 2011) HD3: [ CM Zn pư dư: Áp dụng định luật bảo toàn e ta có Σe nhận trong dd= const= nAg+ = 0,2. 0,4 = 0,08 mol, mà Σe Zn nhường có thể=2nZn=0,18 mol. Vậy Zn pư dư ] - khi cho Cu vào dd xảy ra pư: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag (1) - Áp dụng định luật bảo toàn e ta có Σe nhận trong dd= nAg+ = 0,2. 0,4 = 0,08 mol, mà Σe Zn nhường có thể=2nZn=0,18 mol. Vậy Zn pư dư. Gọi số mol Cu2+ và Ag+ trong dd Y lần lượt là x,y mol. - ptpu (2) Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag (y mol Ag+ => y mol Ag sinh ra và y/2 mol Zn pư) 6 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission (3) Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu (x mol Cu2+ => x mol Cu sinh ra và x mol Zn pư) - Sd pp tăng giảm khối lượng: mchất rắn tăng= mCu sinh ra +mAg sinh ra –mZn pư = 64x+108y – (x+y/2). 65= 10,53 – 5,85=4,68 g  -x +75,5y= 4,68 (I) - nAg pư 1= 0,4. 0,2 – y= 0,08 –y mol=2nCu(2+) trong Y=2x  2x + y= 0,08 (II) - Từ (I) và (II) ta được x= 0,009 và y= 0,062 => mAg sinh ra 1=2. 0,009. 108=1,944 => mCu(X)=7,76 -1,944 =5,816 gam - Vậy m= 5,816 + 64. 0,009=6,392 Câu 4: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%. C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%. ( trích thi tuyển sinh đại học khối B 2010) HD4: [ - RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O, cứ 1 mol NaOH pư thì muối thu được tăng so với khối lượng axit là 22 g vì 1 nguyên tử Na thay bằng 1 nguyên tử H. Từ khối lượng tăng tính được số mol axit - do axit tác với AgNO3/NH3 tạo Ag nên đó là HCOOH td với tỉ lệ 1:2] - Σnaxit= (11,5 – 8,2)/22 =0,15mol - nHCOOH= ½ nAg= 0,1 mol. Vậy Y là HCOOH vì MX> MY. - Vậy nX = 0,15 – 0,1 =0,05; mX= 8,2 – 0,1 .46 =3,6g => MX =3,6/0,05 =72. Vậy X là C2H3COOH - Thành phần phần trăm khối lượng: %mC2H3COOH= 43,9% C/ Bài tập học sinh tự giải Câu 5: Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 6: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 41,48%. B. 51,85%. C. 48,15%. D. 58,52%. Câu 7: Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88g chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925g bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265g chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là: 7 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ A. 3,17 B. 2,56 Your dreams – Our mission C. 1,92 D. 3,2 ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2011) Câu 8: Cho m gam Al vào 500ml dung dịch Cu(NO3)2 0,2M, AgNO3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng (m+7,71) gam. Giá trị của m là : A. 5,29 B. 4,02 C. 1,53 D. 1,89 ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2010) Câu 9: Trung hòa hết 10,36 gam axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được 19,81 gam muối khan. Xác định công thức của axit? A. CH3COOH B. C2H3COOH C. C3H5COOH D. C2H5COOH ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2011) Câu 10: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,8 gam. B. 4,32 gam. C. 4,64gam. D. 5,28 gam. ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 4 năm 2012) Câu 11: Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 51,7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là A. C2H5N và C3H7N B. CH5N và C2H7N C. C3H9N và C4H11N D. C2H7N và C3H9N ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 12: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư. Dung dịch thu được sau phản ứng tăng lên so với ban đàu (m – 2) gam. Khối lượng ( gam) muối clorua tạo thành trong dung dịch là A. m +73. B. m + 35,5. C. m + 36,5. D. m + 71. ( trích thi thử chuyên ĐHSPHN lần 1 năm 2010) Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước được dung dịch Y. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch Y. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong hỗn hợp X là A. 17,55 gam. B. 58,50 gam C. 29,25 gam. D. 23,40 gam ( trích thi thử chuyên ĐHSPHN lần 1 năm 2010) Câu 14: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dụng là A. 0,0625M. B. 0,05M. C. 0,625M. D. 0,5M. ( trích thi thử chuyên ĐHSPHN lần 1 năm 2010) Câu 15: Hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức, no, là đồng đẳng kế tiếp nhau được trộn theo thứ tự khối lượng mol phân tử tăng dần với tỷ lệ mol tương ứng là: 1:10:5. Cho 20g X tác dụng với dd HCl vừa đủ.Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 31,68g hỗn hợp muối. Công thức của 3 amin trên là: A. C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2 B. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2 C. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2 D. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2 ( trích thi thử THPT Phụ Dực_TB năm 2010) TT.3: Phương pháp Bảo toàn nguyên tố 8 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission A/ Cơ sở lí thuyết - Định luật bảo toàn nguyên tố: Trong các phản ứng hóa học thông thường các nguyên tố luôn được bảo toàn ( tổng số mol của một nguyên tố bất kì trước và sau phản ứng là luôn bằng nhau) - Điểm mấu chốt của phương pháp là phải xác định được đúng các hợp phần có chứa nguyên tố X trước và sau phản ứng, áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố rút ra mối quan hệ giữa các hợp phần trước và sau phản ứng => kết luận cần thiết B/ Ví dụ minh họa Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 7,3. B. 6,6. C. 3,39. D. 5,85. (trích thi tuyển sinh khối B 2011) HD1: [ - CT các Hiđrôcacbon là CH4, C2H4, C3H4, C4H4 với tổng số mol là 0,05 vậy nH2O= 0,05. 2=0,1 mol - mhiđrôcacbon= mC+mH = 17.2. 0,05 = 1,7g. → mC= 1,7 – 2. 0,1 =1,5g( do khối lượng Hiđrô chuyển hoàn toàn vào H2O) - C trong hiđrocacbon chuyển về hoàn toàn trong CO2 nên nCO2=nC= 1,5/12= 0,125 mol - Khối lượng bình tăng m= mCO2+mH2O= 0,125. 44 + 18. 0,1 =7,3 g ] Câu 2: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 120. B. 60. C. 30. D. 45. ( Trích thi tuyển sinh khối B 2010) HD2: [- xét aminoaxit thỏa mãn đề bài có CT là CnH2n+1NO2 vậy đipeptit X có CT là C2nH4nN2O3, Y có CT là C3nH6n-1N3O4 - khi đốt cháy Y: C3nH6n-1N3O4 + O2 → 3n CO2 + (3n – ½ ) H2O + N2 ta được nCO2- nH2O= ½ nY , dựa vào pt tổng khối lượng CO2, H2O xđ số mol CO2, H2O và xđ CT Y => CT X ] - Gọi số mol CO2, H2O lần lượt là a,b mol. Ta có: - ΣmCO2+mH2O= 44a +18b = 54,9(g) - nCO2- nH2O= ½ nY  a- b= ½ . 0,1 - Vậy số mol a= 0,9; b= 0,85 vậy CT của Y là C9H17N3O4 và CT amino axit đó là C3H7NO2 => CT của X là C6H12N2O3 - Vậy khi đốt cháy 0,2 mol X thì số mol CO2 thu được là 1,2 mol và mCaCO3= 120(g) C/ Bài tập học sinh tự giải Câu 3: Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2, CO, N2 và H2. Giá trị của x là A. 0,60. B. 0,36. C. 0,54. 9 – http://tailieulovebook.com D. 0,45. Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission ( trích thi tuyển sinh khối B 2010) Câu 4: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là A. 0,8. B. 0,3. C. 0,2. D. 0,6. (trích tuyển sinh khối A năm 2011) Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là A. 5. B. 4. C. 6. D. 2. (trích tuyển sinh khối A năm 2011) Câu 6: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. D. 44,8 lít. (trích tuyển sinh khối A năm 2011) Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là A. V=28/95(x- 62y) B. V=28/55(x+30y) C. 26,88 lít. C. 28/55(x- 30y) D. V= 28/95(x +62y) (trích tuyển sinh khối A năm 2011) Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào? D. Tăng 7,92 gam. (trích tuyển sinh khối A năm 2011) Câu 9: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và A. Giảm 7,74 gam. B. Giảm 7,38 gam. C. Tăng 2,70 gam. 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là A. 59,46%. B. 26,83%. C. 19,64%. D. 42,31%. (trích tuyển sinh khối A năm 2011) Câu 10: Khử 1,6 gam hỗn hợp 2 anđehit no bằng H2 thu được hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol với H2SO4 đặc được hỗn hợp 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết 2 olefin này được 3,52 gam CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của 2 anđehit là: A. HCHO và CH3CHO B. CH3CHO và CH2(CHO)2 C. CH3CHO và C2H5CHO D. C2H5CHO và C3H7CHO ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2011) Câu 11: Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín dung tích 20 lít rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm CO2, CO, N2 và H2. Giữ bình ở 12230C thì áp suất của bình là P atm. Giá trị của P là: A. 7,724 atm B. 6,624 atm C. 8,32 atm D. 5,21 atm ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2011) 10 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 29,16 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 29,16 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là A. 10,8 gam B. 9 gam C. 8,1gam D. 12,6 gam ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 2012) Câu 13: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng dung dịch thay đổi: A. giảm 10,4 gam. B. tăng 7,8 gam. C. giảm 7,8 gam. D. tăng 14,6 gam. ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 2012) Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Ag2S với số mol bằng nhau thu được 3,696 lít SO2 (đktc) và chất rắn B . Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 13,64 B. 11,88 C. 17,16 D. 8,91 ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2010) Câu 15: Một loại phân Supephotphat kép có chứa 72,68% muối canxi đihiđrophotphat còn lại gồm các chất không chứa phốt pho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là: A. 60,68% B. 37,94% C. 30,34% D. 44,1% ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2012) Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí. Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24g kết tủa và có 41,664 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X là: A. đimetylamin B. anilin C. etylamin D. metylamin (trích thi thử đại học lần 3 năm 2011) Câu 17 Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken. Cho X tác dụng với 4,704 lít H2 (đktc) cho đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí trong đó có H2 dư và 1 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 16,2 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Công thức của 2 hiđrocacbon là: A. C2H6 và C2H4 B. C2H8 và C3H6 C. C4H10 và C4H8 D. C5H10 và C5H12 (trích thi thử đại học lần 3 năm 2011) Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 ml dung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,60 lít. (trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 4 năm 2012) Câu 19: Đốt cháy 3,2 gam một este E đơn chức, mạch hở được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,304 gam H2O. Nếu cho 15 gam E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,3 gam chất rắn khan. Vậy công thức của ancol tạo nên este trên có thể là A. CH2=CH-OH B. CH3OH C. CH3CH2OH D. CH2=CH-CH2OH ( trích thi thử chuyên KHTN-ĐHQGHN lần 2 năm 2011) 11 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission Câu 20: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2,5a mol/l tác dụng với 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 34,44 B. 28,7 C. 40,18 D. 43,05 ( trích thi thử chuyên KHTN-ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là A. 14,56. B. 15,68. C. 11,20. D. 4,48 (trích thi tuyển sinh khối B 2010) TT.4: Phương pháp bảo toàn electron A. Cơ sở lí thuyết Trong phản ứng oxi hóa khử có Σe nhường =Σe nhận  Σne nhường=Σne nhận B. Ví dụ minh họa Câu 1: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là A. 57,15%. B. 14,28%. C. 28,57%. D. 18,42%. (trích thi tuyển sinh khối B 2011) HD1: [ Pp: Từ số mol NO → số mol nCu= 0,6 mol → ΣnCO, H2=nCu=0,6 mol, Áp dụng ĐLBT e cho quả trình hơi nước qua than nóng đỏ ta xđ được yc đề bài ] - Gọi số mol CO, H2, CO2 trong 15,68 lít hỗn hợp lần lượt là x, y, z mol. Ta có Σnhh= x +y +z= 0,7 mol (I) và ΣnCO, H2= x +y= 0,6 mol (II) Áp dụng ĐLBT e ta có: C0 → C+2 + 2e (CO) (H2O) 2H+ x mol mol x 2x + 2e → H20 2y y C0 → C+4 + 4e (CO2) Σe nhường =Σe nhận  Σne nhường=Σne nhận z mol 2x +4z = 2y (III) z 4z Từ (I), (II), (III) ta được x = 0,2; y = 0,4; z = 0,1  %VCO = 28,57% Câu 2: Trộn 0,54g bột Al với 50g hỗn hợp Fe2O3, CuO, ZnO, MgO, rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm một thời gian (không có không khí), thu được hỗn hợp rắn X . Hoà tan X trong dd HNO3 dư thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO ở (đktc). Tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với H2 là 12 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission HD2: [ Pp: nhận thấy trong toàn bộ quá trình Al về Al+3; Fe về Fe+3; Cu về Cu+2; Mg về Mg+2; Zn về Zn+2. Vì vậy xét toàn bộ cho cả quá trình chỉ có Al nhường e và N+5 nhận e] -Gọi số mol của NO2; NO trong hỗn hợp lần lượt là: x, y mol. Ta có: x +y = 0,04 mol (I) - Quá trình nhường nhận e: Al0 → Al+3 + 3e N+5 + 1e → N+4 0,02 0,06 mol x x mol N+5 + 3e → N+2 3y y mol - Áp dụng ĐLBT e ta có: x +3y =0,06 (II) - Từ (I)và (II) ta được x =0,03; y = 0,01. Vậy Mhh= 42 và dhh/H2 = 21 C/ Bài tập học sinh tự giải Câu 3: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là A. 1,008 lít. B. 0,672 lít. C. 2,016 lít. D. 1,344 lít. (trích thi tuyến sinh khối A 2010) Câu 4: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là A. 2x. B. 3x. C. y. D. 2y. (trích thi tuyến sinh khối A 2010) Câu 5: Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là A. 3,920. B. 1,680. C. 4,480. D. 4,788. (trích thi tuyển sinh khối A 2011) Câu 6: Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau. - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là: A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,39; 0,54; 0,56. C. 0,78; 0,54; 1,12. D. 0,78; 1,08; 0,56. (trích thi tuyển sinh khối A 2011) Câu 7: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là A. KNO3 và Cu(NO3)2 B. KNO3, KCl và KOH. C. KNO3 và KOH. D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. 13 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission (trích thi tuyển sinh khối A 2011) Câu 8: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là A. 20,16 gam. B. 22,56 gam. C. 19,76 gam. D. 19,20 gam. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. (trích thi tuyển sinh khối A 2011) Câu 9: Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe O vào dung dịch H SO (loãng, rất dư), sau khi các 3 4 2 4 phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là A. 0,64. B. 0,96. C. 1,24. D. 3,2. (trích thi tuyển sinh khối A 2011) Câu 10: Nung 8,42g hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe trong oxi sau một thời gian thu được 11,62g hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 phản ứng là: A. 0,56 mol B. 0,64 mol C. 0,48 mol D. 0,72 mol ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 2011) Câu 12: Hòa tan a mol Fe trong dung dịch H2SO4 thu được 12,32 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 75,2 gam muối khan. Giá trị của a là: A. 0,4 B. 0,6 C. 0,3 D. 0,5 ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 2011) Câu 13: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe3O4) trong dung dịch HCl không thấy khí có khí bay ra khỏi khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất có trong hỗn hợp X là. A. x+ y = 2z +2t B. x +y = z +t C. x+y =2z +3t D. x+y =2z +2t ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2012) Câu 14: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 10,752 lít H2 (đktc) thu được 20,16g kim loại M. Cho toàn bộ lượng kim loại này tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Công thức của MxOy là: A. FeO B. Fe3O4 C. Cr2O3 D. Cu2O ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 2011) Câu 15: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 thấy có 0,3 mol khí NO2 sản phẩm khử duy nhất thoát ra, nhỏ tiếp dung dịch HCl vừa đủ vào lại thấy có 0,02 mol khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là: A. 24,27 g B. 26,92 g C. 19,5 g D. 29,64 g ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 1 năm 2012) Câu 16: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào lượng H2SO4 đặc nóng dư thu được khí X. Hấp thụ X bằng lượng vừa đủ Vml dung dịch KMnO4 0,05M. V có giá trị là: A. 228 ml B. 172 ml C. 280ml D. 188 ml ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2010) 14 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission Câu 17: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO sản phẩm khử duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan được tối đa 11,2 gam Fe. Số mol của HNO3 có trong dung dịch ban đầu là: A. 0,94 mol. B. 0,64 mol. C. 0,86 mol. D. 0,78 mol. ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2012) Câu 18: Hòa tan 14g hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn dư 2,16g hỗn hợp chất rắn và dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa: A. 45,92 B. 12,96 C. 58,88 D. 47,4 ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 2 năm 2012) Câu 12: Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 27,84 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ trong dung dịch X cần dùng 90 ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của m là: A. 3,36 gam. B. 5,12 gam. C. 2,56 gam. D. 3,20gam. ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 4 năm 2012) Câu 13: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 37,12 gam Fe3O4 nung nóng thu được hỗn hợp rắn X. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 43,34 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thấy bay ra V lít SO2 (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48B. 3,584 C. 3,36 D. 6,72 ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 4 năm 2012) Câu 14: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch chứa y mol CuSO4 và z mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2, m gam Cu và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Mối quan hệ giữa y và z là A. y = 7z. B. y = 5z. C. y = z. D. y = 3z. ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 15: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Số gam muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là: A. 8,84 B. 5,64 C. 7,90 D. 10,08 ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 3,36 gam Mg và 0,4 gam MgO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là: A. 0,32 mol B. 0,28 mol C. 0,34 mol D. 0,36 mol ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 17: Điện phân 2 lít dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 với điện cực trơ, có màng ngăn đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng lại. Tại catốt thu 1,28 gam kim loại đồng thời tại anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch sau điện phân là: A. 3 B. 12 C. 13 D. 2 ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 6,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 16,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Công thức của oxit sắt là: A. FeO B. Fe3O4 C. FeO hoặc Fe3O4. D. Fe2O3 ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) 15 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission Câu 19: Hoàn tan 0,1 mol FeS2 trong 1 lít dung dịch HNO3 1,2M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính khối lượng Cu tối đa có thể tan trong X, biết sản phẩm khử HNO3 trong các quá trình trên là NO duy nhất. A. 12,8 gam B. 25,6 gam C. 22,4 gam D. 19,2 gam ( trích thi thử chuyên KHTN- ĐHQGHN lần 2 năm 2011) Câu 20: Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dung dịch HNO3 là A. 65,34 gam; 2,7M. B. 65,34 gam; 3,2M. C. 48,6 gam; 2,7M. D. 48,6 gam; 3,2M. ( trích thi thử chuyên ĐHSPHN lần 1 năm 2010) TT.5: Phương pháp bảo toàn điện tích A/ Cơ sở lí thuyết Nguyên tử, phân tử luôn trung hòa về điện  Trong nguyên tử: số p = số e  Trong dung dịch: Σsố mol × điện tích ion dương = Σsố mol × điện tích ion âm  Khối lượng muối trong dd= tổng khối lượng các ion tạo muối B/ Ví dụ minh họa: Câu 1: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42- . Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là A. 0,020 và 0,012. B. 0,012 và 0,096. C. 0,020 và 0,120. D. 0,120 và 0,020 ( trích thi tuyển sinh khối B năm 2011) HD1: [pp: Áp dụng ĐLBT điện tích Σsố mol × điện tích ion dương = Σsố mol × điện tích ion âm ta được 1 pt của z và t, khối lượng kết tủa gồm có BaSO4 0,012 mol và còn lại là Al(OH)3. Từ đó ta xđ được giá trị của z] - Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta được pt: 0,1. 1 +3z = t +0,02 .2  t – 3z = 0,06 (I) - nBa2+= 0,012 mol, nSO4= 0,02 mol  nBaSO4= 0,012 mol mặt khác mBaSO4 + mAl(OH)3= 3,732 (g)  nAl(OH)3= 0,012 mol - ΣnOH-= 1,2 . 0,12 + 2. 0,1. 0,12 =0,168 mol; nH+= 0,1 mol. Vậy số mol OH- pư vói Al3+ là 0,068 mol  ΣnAl3+= z = nAl(OH)3 + 1/4 .(0,068 – 3nAl(OH)3) = 0,02 mol (II) - Từ (I) và (II) ta được z = 0,02 và t = 0,12 Câu 2: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH- . Dung dịch Y có chứa ClO4- , NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- , NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là A. 2. B. 13. C. 1. D. 12. ( trích thi tuyển sinh khối A năm 2010) + HD2: [ BTĐT tìm được số mol OH và H , xđ pH ] - xét dd X: nOH-= 0,07 – 0,02 .2 =0,03 mol - xét dd Y: nH+= ΣnClO4-+ nNO3-= 0,04 mol - vậy khi trộn dd X với Y thì trong dd có 0,01 mol H+  [H+]= 0,1 vậy pH =1 16 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission C. Bài tập học sinh tự giải Câu 3: Trộn dung dịch chứa Ba2+; Na+: 0,04 mol; OH-: 0,2 mol; với dung dịch chứa K+; HCO3-: 0,06 mol; CO32-: 0,05 mol thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 15,76 gam B. 13,97 gam C. 19,7 gam D. 21,67 gam ( trích thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2011) + 2Câu 4: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO3 ; 0,1 mol Na ; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270 ml dd Ba(OH)2 0,2M vào và đun nóng nhẹ (giả sử nước bay hơi không đáng kể) tổng khối lượng dd X và dd Ba(OH)2 sau quá trình phản ứng giảm đi là: A. 4,215 gam B. 5,296 gam C. 6,761 gam D. 7,015 gam Câu 5: Hòa tam hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dd HNO3 vừa đủ, thu được dd X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và tạo khí NO duy nhất. Giá trị của x là: A. 0,03 B. 0,045 C. 0,06 D. 0,09 2+ + 2Câu 6: Một dd chứa 0,02 mol Cu ; 0,03 mol K ; x mol Cl và y mol SO4 . Tổng khối lượng các muối có tan trong dd là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,03 và 0,02 B. 0,05 và 0,01 C. 0,01 và 0,03 D. 0,02 và 0,05 Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dd X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dd X người ta cho toàn bộ lượng dd X ở trên tác dụng vừa đủ với dd AgNO3. Kết thúc thí nghiệm thu được dd Y và 17,22 gam kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dd Y là: A. 4,86 gam B. 5,4 gam C. 7,53 gam D. 9,12 gam TT.6: Phương pháp trung bình A. Cơ sở lí thuyết Nguyên tắc: đối với một hỗn hợp chất bất kì ta luôn có thể biểu diễn chúng qua một đại lượng tương đương, thay thế cho hỗn hợp là đại lượng trung bình ( khối lượng mol trung bình, số nguyên tử trung bình, số nhóm chức trung bình, số liên kết pi trung bình,....) B. Ví dụ minh họa Câu 1: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dd HCl dư sinh ra 0,448 lít khí(đktc). Kim loại M là A. Li B. Na C. K D. Rb HD1: - gọi CT của 2 muối đó lần lượt là M2CO3 và MHCO3 - Ta có Σn(M2CO3; MHCO3= nCO2= 0,02 mol. VậyMHCO3 < Mtb=1,9/0,02= 95 < M2CO3  17,5 < M <34  M= 23, vậy M là Na Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗm hợp gồm Fe; Cu ( tỉ lệ mol 1:1) bằng HNO3 thu được V lít khí hỗn hợp X ở đktc gồm NO và NO2 và dd Y chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối của Y so với H2 là 19. Giá trị của V là A. 6,72 lit B. 4,48 lit C. 5,6 lit D. 3,36 lít HD2: Từ tỉ lệ số mol và khối lượng hỗn hợp ta xđ được số mol: nFe = nCu= 0,1 mol. - Do dd chứa 2 muối và axit dư nên 2 muối đó là Fe3+ và Cu2+. Vậy số mol e nhường là 0,1 . (2 +3) = 0.5 mol - Gọi số mol NO; NO2 trong hỗn hợp X lần lượt là a, b mol. Ta có 17 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission - Áp dụng định luật bảo toàn e ta được pt 3a +b= 0,5(I) - Mtb= (30a +46b)/(a+b)= 19 . 2= 38  8a – 8b = 0(II) - Từ (I) và (II) ta được a = b = 0,1. Vậy V = 4,48 lít C/ Bài tập học sinh tự giải Câu 3: Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với dd HCl dư sinh ra 0,672 lít H2(đktc). Mặt khác khi cho 1,9 gam X tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1.12 lit(đktc). Kim loại X là: A. Ba B. Ca C. Mg D. Fe Câu 4: A là hỗn hợp gồm rượu etylic và 2 axit hữu cơ đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Chia A làm 2 phần bằng nhau: P1: cho tác dụng với Na dư được 3,92 l H2 (đkc) P2: đốt cháy hoàn toàn cần 25,2 l O2 (đkc). Sản phẩm cháy lần lượt dẫn qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng đ Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 17,1 g còn bình 2 xuất hiện 177,3 g kết tủa. - Tìm CTPT ,CTCT các axit - Tính % theo khối lượng mỗi chất trong A Câu 5: Hỗn hợp A gồm 2 este là đồng phân của nhau và đều được tạo thành từ axit và rượu đơn chức . Cho 2,2 g hh A bay hơi ở 136,5 0 C; 1 atm thì thu được 840 ml hơi este. Mặt khác đem thuỷ phân hoàn toàn 26,4 g hh A bằng 100ml đ NaOH 20% (d = 1,2 g/ml) rồi đem cô cạn thu được 33,8 g chất rắn khan. Xác địng CTCT và khối lượng mỗi este trong hỗn hợp A Câu 6: A là hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon ở thể khí X,Y. Lấy 0,06 mol A chia làm 2 phần bằng nhau: P1:cho qua bình đựng dd Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng lên m1(g) và có 6,4 g Br2 tham gia phản ứng ( không có khí thoát ra khỏi bình Br2) P2: đốt cháy thu được m2 (g) H2O và có 0.08 mol CO2 tạo thành. - Xác định CTPT,CTCT của X,Y - Tính m2,m2 và % thể tích của X,Y trong hỗn hợp A Câu 7: Hoà tan 4,6 g hh kim loại gồm Ba và 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào nước được đ A và 1,12 l khí H2(đkc). Nếu cho ½ dd A với 18 ml dd K2CO3 0,5 M thì được một đ có khả năng kết tủa với dd Na2SO4. Nếu cho ½ dd A tác dụng với 21 ml dd K2CO3 0,5 M thì được một dd vẫn có khả năng tạo kết tủa với dd CaCl2. Xác định 2 kim loại kiềm. Câu 8: Cho 2,72 g hh gồm 3 kim loại A,B,C tác dụng với halogen X thu được hỗn hợp 3 muỗi có khối lượng là 8,04 g. Hoà tan muối này vào nước xong cho phản ứng với dd AgNO3 thu được 21,525 g kết tủa. a) Xác định halogen X b) Cho tỉ lệ nguyên tử khối của A,B,C lần lượt là 3:5:7 và tỉ lệ số mol lần lượt là 1:2:3. Xác định 3 kim loại Câu 9: Hoà tan hết 11,2 g hh X gồm 2 kim loại M (hoá trị x) và M ’ (hoá trị y) trong dung dịch HCl và sau đó cô cạn đ thu được 39,6 g hh 2 muối. a) Tính thể tích khí sinh ra ở đktc b) Cho 22,4 g hh X nói trên tác dụng với 500 ml dd HCl nói trên thấy thoát ra 16,8 lit H2 (đkc). Đem cô cạn dd được chất rắn Y. Tính khối lượng Y và CM của dd HCl c) Hai kim loại M,M ’ có cùng hoá trị và có tỉ lệ số mol là 7:1; M’ > M. Xác định 2 kim loại đó. Biết x,y ≤ 2 Câu 10: Cho hỗn hợp Na và một kim loại kiềm X khác nặng 6,2 g tác dụng với 104 g nước thu được 110 g dd (d = 1,1 g/ml) 18 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission a) Xác định X biết MX < 40 b) Tính nồng độ mol của dd thu được và thể tích dd HCl 1M cần thiết để trung hoà dd trên. TT.7: Phương pháp quy đổi hỗn hợp A. Cơ sở lí thuyết 1. Nguyên tắc chung  Qui đổi là 1 pp biến đổi toán học nhằm đưa một hỗn hợp phức tạp về dạng đơn giản hơn để thuận tiện cho việc tính toánĐLBTKL; bảo toàn số oxi hóa  Khi áp dụng pp qui đổi phải tuân thủ 2. Các hướng qui đổi ( quy đổi nhiều chất thành hỗn hợp 2 hoặc 1 chất; qui đổi về các nguyên tử thành phần) B. Ví dụ minh họa Câu 1: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18. ( trích thi tuyển sinh khối B năm 2010) HD1: [ pp: - khối lượng hỗn hợp tăng chính bằng khối lượng oxi trong các oxit - sd CT ΣnHNO3= 4nNO + 2nO ] - qui đổi hỗn hợp thành Fe2O3; Al2O3; ZnO; MgO; Fe; Al; Zn; Mg thì ta thấy các oxit pư với HNO3 không thể hiện tính oxi hóa vì vậy nHNO3= 2nO( 1 nguyên tử oxi thay bằng 2 NO3-); các kim loại pư oxi hóa khử vì vậy nHNO3= nNO+nNO3-(trong muối)= 4nNO - vậy ΣnHNO3= 4nNO + 2nO = 4. 0,03 + 2.(2,71 – 2,23)/ 16 =0,18 mol Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là A. 39,34%. B. 65,57% C. 26,23%. D. 13,11%. ( trích thi tuyển sinh khối B năm 2010) HD2: [ pp: Qui đổi hỗn hợp về các nguyên tử Fe; Cu; O. Ta lập các pt đại số liên quan khối lượng hỗn hợp, bảo toàn e và pt khối lượng muối và từ đó đi xđ yc đề bài ] - qui đổi hỗn hợp về Fe, Cu, O với số mol tương ứng là a, b, c - Σmhh= 56a +64b +16c = 2,44 (g) (I); nSO2=0,0225 mol - Áp dụng ĐLBT e ta có: Fe0 → Fe+3 + 3e O0 + 2e → O-2 a 3a mol c 2c mol 0 +2 +6 +4 Cu → Cu + 2e S + 2e → S b 2b mol 0,0225 0,045 mol 19 – http://tailieulovebook.com Phương pháp giải toán hóa học qua các kì thi ĐH-CĐ Your dreams – Our mission ta có 3a + 2b = 2c +0,045  3a +2b – 2c =0,045 (II) - Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho Fe( a mol) và Cu(b mol) ta được nFe2(SO4)3= a/2 mol và nCuSO4= b mol  mmuối= 400. a/2 + 160 . b = 6,6 (g)  200a + 160b = 6,6 (III) - Từ (I);(II);(III) ta được a = 0,025; b=0,01 ; c= 0,025 - Vậy %mCu = 26,23% Câu 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,18 mol FeS2 và a mol Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat và V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là: A. 44,8 lít B. 22,4 lít C. 26,88 lít D. 33,6 lít ( thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2011) HD3: [ qui đổi hỗn hợp về Fe; Cu; S và áp dụng ĐLBTNT để xđ giá trị của a và sau đó áp dụng ĐLBT e để xđ V] - Áp dụng ĐLBTNT ta có nFe = 0,18 mol; nCu= 2a mol; nS = a + 0,18 .2= (a +0,36) mol - Do dd chỉ chứa các muối sunfat nên các muối đó là 0,09 mol Fe2(SO4)3 và 2a mol CuSO4 (bảo toàn nguyên tố Cu và Fe) - Bảo toàn nguyên tố S ta có ΣS(trong muối)= (a + 0,36)  2a + 0,09 .3 =a + 0,36  a = 0,09 mol. Vậy nFe= 0,18; nCu= 2a = 0,18; nS= a +0,36 = 0,45 mol - Áp dụng ĐLBT e: Fe0 → Fe+3 + 3e 0,18 0,54 mol 0 +2 Cu → Cu + 2e  Σne nhường = 0,54 +0,36 + 2,7 = 3,6 mol  nNO= 1,2 mol 0,18 0,36 mol  V = 26,88 lít 0 +6 S →S + 6e 0,45 2,7 mol Câu 4: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là: A. 52,17% B. 39,13% C. 28,15% D. 46,15% ( thi thử chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2011) HD4: [ sau khi nhiệt phân KmnO4 ta có mO2= mcr giảm. Từ đó => mhh kl= mY – mO2. SD pp qui đổi và bảo toàn e để giải bài toán] - Ta có mO2 = 50,56 – 46,72 =3,84 (g)  nO= 3,84/ 16 = 0,24 mol - Gọi số mol mỗi kim loại Mg; Fe trong hỗn hợp lần lượt là x, y mol. Ta có Σmhh = 24x + 56y = 13,04 – 3,84 =9,2 (g) (I); nSO2 = 0,06 mol - Áp dụng ĐLBT e ta có: Mg0 → Mg+2 + 2e O0 + 2e → O-2 x 2x mol 0,24 0,48 mol 0 +3 +6 Fe → Fe + 3e S + 2e → S+4 y 3y mol 0,12 0,06 mol Vậy ta có pt: 2x +3y = 0,48 + 0,12 = 0,6 (II) - Từ (I); (II) ta được x =0,15 ; y = 0,1  %mMg= 39,13% C/ Bài tập học sinh tự giải 20 – http://tailieulovebook.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan