Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tại sao trước cách mạng tháng 8 ở việt nam chưa có hiến pháp...

Tài liệu Tại sao trước cách mạng tháng 8 ở việt nam chưa có hiến pháp

.DOC
2
1954
50

Mô tả:

CÂU HỎI: Tại sao trước Cách mạng Tháng 8 ở Việt Nam chưa có hiến pháp? TRẢ LỜI: Trước Cách mạng tháng 8 ở Việt Nam chưa có hiến pháp. Để lí giải cho điều này, trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu những điều kiện cần thiết cho sự ra đời của hiến pháp. Từ đó, soi chiếu vào tình hình Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945 sẽ lí giải được câu hỏi tại sao vào thời điểm đó nước ta chưa có hiến pháp. Để xuất hiện hiến pháp cần phải có những điều kiện sau đây: - Hiến pháp chỉ xuất hiện trong xã hội thực sự có dân chủ, mà ở đó nhà nước thừa nhận mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong xã hội là bình đẳng về mặt pháp lý. Sự dân chủ, bình đẳng này hoàn toàn không tồn tại trong xã hội phong kiến. - Đồng thời về mặt khách quan, hiến pháp chỉ ra đời khi có sự xuất hiện học thuyết phân chia quyền lực – học thuyết đòi hỏi ba nhánh quyền lực nhà nước là hành pháp, lập pháp, tư pháp phải được phân chia cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ để vừa thực hiện, vừa chế ước, đối trọng lẫn nhau, qua đó tạo ra sự cân bằng quyền lực nhằm hạn chế tối đa quyền lực tập trung trong tay một người hoặc một nhóm người. Thế nhưng trong các xã hội phong kiến, đặc biệt vào thời kì quân chủ chuyên chế, quyền lực nhà nước chỉ tập trung trong tay một người là nhà vua. Quyền lực của nhà vua là tối cao và không giới hạn. Dưới chế độ phong kiến, vua hay hoàng đế - đại diện giai cấp thống trị phong kiến – được coi là con trời (“thiên tử”), thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước: quyền đặt ra pháp luật, quyền cắt cử quan lại để cai quản đất nước, quyền xét xử tối cao. Đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân được gọi là “thần dân” đã bị tước đoạt cả các quyền tối thiểu nhất của con người, vua cho sống thì được sống, vua bắt chết thì phải chết. Do đó về mặt khách quan, hiến pháp không thể ra đời trong xã hội phong kiến, do quyền lực không được phân chia về những cơ quan khác nhau mà chỉ tập trung trong tay một người duy. Ngược lại về mặt chủ quan, hiến pháp cũng không thể ra đời trong xã hội phong kiến do giai cấp phong kiến cũng không muốn phân chia quyền lực cho quần chúng nhân dân được thể hiện đậm nét ở chế độ truyền ngôi. - Lịch sử cũng đã chứng minh, hiến pháp chỉ ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và các cuộc cách mạng tư sản, bởi dưới nhà nước tư sản, chế độ dân chủ và sự phân chia quyền lực cho nhân dân được đề cao - tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hiến pháp. Giai cấp tư sản vốn là một bộ phận dân cư trọng các giai cấp bị áp bức, cũng phải gánh chịu ách thống trị chuyên chế của phong kiến. Đồng thời trong lòng xã hội phong kiến, giai cấp tư sản lại là người đại diện cho một phương thức sản xuất mới– phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có thể khắc phục các hạn chế của sản xuất phong kiến cũng như chế độ vua quan chuyên chế về mặt chính trị. Là một giai cấp có địa vị độc lập về kinh tế và nhờ thế, sớm trưởng thành về ý thức phản kháng, chống đối, giai cấp tư sản đã đứng ra phất ngọn cờ tự do, dân chủ, bình đẳng để tập hợp quần chúng lao động tiến hành cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị phản nhân dân. Với khẩu hiệu lập hiến “tự do, bình đẳng, bác ái”, cách mạng tư sản đã dành được thắng lợi trên nhiều mặt trận. Các văn bản hiến pháp đầu tiên trên thế giới cũng ra đời : Hiến pháp Mĩ năm 1787, Hiến pháp Pháp và Ba Lan năm 1791. - Một điều kiện cho sự ra đời của hiến pháp nữa là: Hiến pháp chỉ xuất hiện khi khoa học kĩ thuật phát triển, trong dó đặc biệt có khoa học pháp lý. Vì vậy, nó là biểu hiện sự phát triển của trình độ kĩ thuật lập pháp của nhân loại. - Xem xét lại hoàn cảnh đất nước ta trước cách mạng Tháng Tám sẽ hiểu rõ tại sao thời kỳ đó chưa có hiến pháp : Về mặt chính trị, trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế. Thực dân Pháp thực hành chính sách chuyên chế về chính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủ nào. Về kinh tế, nước ta vẫn là là một nước nông nghiệp lạc hậu; tuyệt đại đa số nhân dân lao động sống trong nô lệ, nghèo đói, dốt nát. Do những hoàn cảnh về chính trị và kinh tế đó, mặc dù vào những năm đầu thế kỷ XX do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789), ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa (1911) và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bản…,trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến nhưng nước ta vẫn chưa thể có hiến pháp. Bởi lẽ nước ta chưa có độc lập, chưa có nền dân chủ, chưa có sự tập trung quyền lực vào tay nhân dân cũng như chưa sự phát triển cần thiết của khoa học pháp lý cho sự ra đời của hiến pháp. Phải đến khi cách mạng tháng Tám thành công, đất nước được độc lập, tự do, thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến, nước ta mới có đủ các điều kiện cơ bản cho sự ra đời của một bản hiến pháp . Bản hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam đã ra đời năm 1946. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong phiên họp đầu tiên của chính phủ ngày 3/9/1945 “Trước chúng ta bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ.” (HCM, tuyển tập, tập I, Nxb. Sự thật, H.1980, tr.356). Đúng như vậy, cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu cho sự ra đời và phát triển của nền lập hiến Việt Nam. HẾT./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng