Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp...

Tài liệu Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp

.DOC
32
174
64

Mô tả:

Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Tiểu luận “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp” Phạm văn thương -1- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp MỤC LỤC Phần I. Mở đầu..............................................................................................1 I. Đặt vấn đề...............................................................................................1 II. Nội dung nghiên cứu.............................................................................2 III. Phương pháp nghiên cứu......................................................................2 Phần II. Nội dung..........................................................................................3 I. Khái niệm................................................................................................3 II. Các loại tài nguyên................................................................................3 III. Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp..................................4 1. Tài nguyên sinh học..........................................................................4 2. Tài nguyên rừng................................................................................7 3. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng..........................................13 4. Tài nguyên đất.................................................................................15 5. Tài nguyên nước.............................................................................16 6. Tài nguyên biển và ven biển...........................................................21 Phần 3. Kết luận..........................................................................................26 Mục lục Tài liệu tham khảo Phạm văn thương -2- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Phần I. Mở đầu I. Đặt vấn đề Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tự nhiên không phải là vô tận. Do vậy con người phải biết cách khai thác hợp lý để chúng phục vụ cho lợi ích của con người một cách hiệu quả. Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (xếp thứ 16/25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới), với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Nước ta còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn 21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy kiệt nghiêm trọng đó, giải pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên này là gì chúng ta cùng nghiên cứu qua đề tài: “Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp”. Phạm văn thương -3- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp II. Đối tượng nghiên cứu - Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên - Mối quan hệ của các loại tài nguyên thiên nhiên với nhau và mối quan hệ của con người trong khai thác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. III. Phương pháp nghiên cứu - Qua sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet… - Qua các đề tài nghiên cứu khoa học. - Thực trạng ở địa phương và những nơi xung quanh mình sống. Phạm văn thương -4- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Phần II. Nội dung I. Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên có thể thỏa mãn các nhu cầu khác của con người bằng sự tham gia trực tiếp của chúng vào các quá trình kinh tế xã hội. Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng II. Các loại tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên sinh học 2. Tài nguyên rừng 3. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng 4. Tài nguyên đất 5. Tài nguyên biển và ven biển 6. Tài nguyên nước Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người có thể phân các loại tài nguyên như sau: - Tài nguyên có thể bị hao kiệt: + Tài nguyên khôi phục được + Tài nguyên không khôi phục được - Tài nguyên không bị hao kiệt Phạm văn thương -5- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp III. Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp 1. Tài nguyên sinh học Tài nguyên sinh học là tất cả các loài động thực vật và vi sinh vật trong các loại môi trường trên hành tinh chúng ta. Sự đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Con người không thể sống thiếu sự cung ứng của tự nhiên do đó việc bảo vệ tài nguyên sinh học là nhiệm vụ cấp thiết cần làm nhằm bảo vệ các loài di trì hệ sinh thái đồng thời bảo vệ các loài động thưc vật hoang dại đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế và đời sống văn hóa của con người Phạm văn thương -6- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Bảng 1. Độ phong phú các loài ở Việt Nam Nhóm Số loài ở Việt Nam Số loài trên thế giới SV/SW(%) (SV) (SW) Thú 276 4.000 6.8 Chim 800 9.040 8.8 Bò sát 180 6300 2.9 LưỡngThê 80 4.184 2.0 Cá 2.470 19.000 3.0 Thực vật 7.000 220.000 3.2 Việt Nam là quốc gia phong phú và đa dạng động vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Qua bảng cho ta thấy được sự đa dạng trong thành phần loài, nhiều loài đặc hữu chỉ có ở nước ta, nhiều loài có tiềm năng trở thành động vật nuôi trong tương lai, nguồn lợi sinh vật hoang dã ở nước ta cũng đang bị suy giảm nhanh chóng như heo vòi, cá chình Nhật… Hiện nay có khoảng 365 loài động vật đang ở trong tình trạng hiếm và số loài có nguy cơ bị tiêu diệt cũng tương đương con số trên Phạm văn thương -7- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Bảng2 . Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật Thực Thú vật Chim Bò sát, lưỡng Cá cư Nước Nước Số lượng loài đã biết 14500 Số lượng loài bị mất 300 830 500 96 57 loài có nguy cơ tuyệt 100 62 29 dần 400 62 ngọt mặn 550 2000 90 Trong đó số lượng chủng Qua bảng nhận thấy hiện nay tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm, số lượng các loài sinh vật bị giảm đáng kể. Vậy nguyên nhân nào đã làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên? Một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên sinh học: - Tác động của con người + Làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên + Đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Phạm văn thương -8- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp - Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. - Đó là hậu quả của: + Sự khai thác quá mức dẫn đến tốc độ mất rừng tăng lên + Tình trạng ô nhiễm môi trường nước nhất là vùng cửa sông, ven biển. + Nơi sinh sống của động vật bị xâm lấn và bị biến đổi + Sự buôn bán động vật và các sản phẩm động vật gây ảnh hưởng đến sự hủy diệt của một số quần thể hoang dã + Sự nóng lên toàn cầu 2. Tài nguyên rừng 2.1. Tài nguyên rừng ở Việt Nam Việt Nam là một nước có diện tích rừng rộng lớn. Trước năm 1945 rừng đã bao phủ 14,3 triệu ha (chiếm 43,8 %) diện tích rừng tự nhiên. Theo số liệu của Bộ Lâm Nghiệp (1995) hiện nay diện tích này chỉ còn 9,18 triệu ha với độ che phủ khoảng 27,7%. Thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam đã nỗ lực bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới của đất nước. Nhờ đó, tỷ lệ đất có rừng che phủ đã được cải thiện nâng lên 33,2% vào năm 2000 và đến năm 2008 đạt tới 39%. Như vậy, trung bình mỗi năm nước ta có thêm 0,6% diện tích đất được che phủ rừng. (Theo TTXVN, 08/06/2009 ) * Các loại rừng chính ở Việt Nam: - Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới - Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi Phạm văn thương -9- Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp - Rừng lá rộng thường xanh á nhiệt đới vùng núi cao - Rừng khộp: Phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, DH Nam Trung Bộ. - Rừng lá kim: Phân bố chủ yếu ở phía nam nơi có độ cao 1.000 m - Rừng tre nứa: Phân bố từ Bắc vào Nam - Rừng phòng hộ - Rừng đặc dụng 2.2. Vai trò của rừng * Vai trò của rừng đối với môi trường : - Rừng cung cấp lương thực, thực phẩm và các vật liệu cần thiết cho con người -Rừng là lá phổi xanh điều hòa khí hậu toàn cầu và toàn khu vực, tham gia điều hòa nước,chống xói mòn… - Rừng là kho dự trữ sinh khối khổng lồ chiếm 60% tỉ lệ đạm thực vật và động vật. * Rừng cung cấp lâm sản: - Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản có giá trị cho các nghành công nghiệp như sơn, chất ta-nanh, thuốc nhuộm…và nhiều nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh và thức ăn cho người và động vật - Rừng là nơi cung cấp gỗ, củi, là nơi sống của nhiều loài động thực vật * Rừng đối với khí quyển: Phạm văn thương - 10 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp - Rừng có sự ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ cân bằng nồng độ ôxy trong khí quyển. Vì thế rừng có vai trò điều hòa khí hậu. - Rừng không chỉ cung cấp ôxy mà còn có tác dụng lọc không khí, làm cho không khí trong lành, môi trường trong lành sẽ làm hạn chế các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh vì thế nên trồng nhiều cây xanh quanh khu dân cư và khu công nghiệp… * Rừng đối với đất : - Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất, hệ thống rừng - đất có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên trái đất. - Không những thế rừng còn có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất, nhất là xói mòn đất trên sườn dốc. * Rừng là nguồn gen quý giá: - Rừng là ngân hàng gen to lớn và quý giá của nhân loại. Trong rừng có nhiều loài động, thực vật quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người. - Đối với rừng ở Việt Nam, các nhà khoa học đã ước tính có khoảng trên 10.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 1.000 loài cây gỗ lớn. Ngoài ra, có trên 280 loài và phân loài thú, trên 1020 loài chim, 259 loài bò sát, 82 loài lưỡng cư và hàng vạn các loài sinh vật khác. Riêng cây làm thuốc có khoảng 1.500 loài. Đây là tài sản quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta. Phạm văn thương - 11 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Rừng cây lá kim Rừng nhiệt đới khô 2.3. Hiện trạng rừng hiện nay Bảng 3. Sự biến động diện tích rừng của Việt Nam qua các giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 - 2005. Tổng diện Năm tích có rừng (Triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (Triệu ha) Diện tích rừng trồng (Triệu ha) Tỉ lệ che phủ (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 Phạm văn thương - 12 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Trước 1945 rừng nước ta có độ che phủ là 43,8% diện tích đất đai với khoảng 7000 loài thực vật có hoa cho sinh khối 5tấn/ha/năm và mức tăng trưởng đạt trên 350- 500/ha. Hiện nay diện tích rừng trên toàn quốc giảm mạnh với tốc độ che phủ chỉ đạt 23,6% dưới dạng báo động (30%). Diện tích rừng tăng trưởng chậm trong khi khai thác khoảng 35triệu m3 gỗ/năm. 2.4. Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng Sự phát triển của rừng gắn liền với sự phát triển của con người, nhu cầu của con người đối với rừng là rất lớn, vì thế nơi nào có sự gia tăng dân số nhanh là nơi đó rừng bị suy giảm nhanh. Rừng bị suy thoái do nhiều nguyên nhân: - Khai thác rừng quá mức: Gây xói mòn, thoái hóa đất, làm cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng sinh thái, làm tuyệt chủng các loài động thực vật… - Đốt rừng: Tập quán du canh du cư của đại bộ phận người dân thuộc vùng dân tộc ít người, ý thức của người dân và người tham quan gây ra hiện tượng cháy rừng gây thiệt hại cho nền kinh tế và các loài động thực vật trong rừng - Sự chăn thả quá mức - Hậu quả của chiến tranh: Từ năm 1961 đến 1971 hơn 44% diện tích rừng ở miền Nam nước ta đã bị hủy diệt do bom đạn và chất độc hóa học của Mỹ - Ý thức bảo vệ và phát triển rừng còn kém, quy chế sử lý thiếu tính răn đe. Phạm văn thương - 13 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp 2.5. Giải pháp Bảng 4. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng Biện pháp Hiệu quả Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn Hạn chế mức độ khai thác, không khai tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, Góp phần bảo vệ hệ sinh thái quan trọng, vườn quốc gia giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật Trồng rừng Chống xói mòn đất, làm tăng nguồn nước Phòng cháy rừng Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Vận động đồng bào dân tộc ít người Góp phần bảo vệ rừng nhất là rừng đầu định canh, định cư nguồn. Phát triển dân số hợp lý, ngăn cản việc Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên di dân tự do tới ở và trồng trọt trong nhiên quá mức rừng Tăng cường công tác tuyên truyền và Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ rừng giáo dục bảo vệ rừng 3. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng 3.1. Tài nguyên khoáng sản Phạm văn thương - 14 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Kháng sản được phát sinh trong long đất và chứa trong lớp vỏ của trái đất, trên bề mặt đáy biển và hòa tan trong nước biển. Khoáng sản rất đa dạng và có 3 loại chính: - Loại thường gặp: sắt. mangan, magiê… - Loại hiếm gặp: đồng, chì, kẽm, thiếc… - Loại có giá trị cao: vàng, bạc, platin… Cường độ khai thác các kim loại ngày một cao do đòi hỏi của các ngành công nghiệp và sự gia tăng dân số. Khoáng sản không phải là tài nguyên tái tạo được do vâyk khai thác chỉ làm cho chúng cạn kiệt đần. Đến nay người ta dự báo trữ lượng sắt, nhôm, titan, crôm, magiê… còn đủ lớn. Trữ lượng bạc, bismuth, thủy ngân, đồng, chì… đang ở tình trạng báo động, còn trữ lượng barit, florit, granit… có nguy cơ cạn kiệt. Phạm văn thương - 15 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp Tài nguyên dầu mỏ Tài nguyên dầu mỏ 3.2. Năng lượng Năng lượng được xem là nền tảng cho sự văn minh và sự phát triển của xã hội, con người cần năng lượng cho sự tồn tại của bản thân mình, phần quan trọng để sản xuất và dịch vụ. Nhu cầu sử dụng một số kim loại cho toàn thế giới 1990 là: sắt 1.3000 triệu tấn, đồng là 12 triệu tấn, nhôm 85 triệu tấn. Theo kiểm kê năm 1985 thì uran đủ dùng 47 năm, chì đủ dùng 40 năm… Ở Việt Nam, sau năm 1954 và đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Ngoài năng lượng cung cấp cho sinh hoạt và đun nấu trong gia đình, năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… đòi hỏi ngày một nhiều. Chính vì vậy trên phương diện bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta trước hết phải tiết kiệm tài nguyên năng lượng cổ điển, ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mới và sạch, phải tiến hành đánh giá tác động môi trường của các dự án sản xuất năng lượng của nước ta 3.3. Tình hình sử dụng và giải pháp Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, Việt Nam hiện đang sử dụng nguồn điện năng với hiệu quả thấp, sản xuất chi phí cao. Muốn có 1% Phạm văn thương - 16 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp tăng trưởng GDP hàng năm, phải tăng điện năng lên khoảng 2%, trong khi các nước đang phát triển khác chỉ tăng chưa đầy 1,5%, thậm chí còn ít hơn. Hệ số đàn hồi cao phản ánh việc sử dụng năng lượng kém hiệu quả. Từ sản xuất điện năng đến truyền tải tổn thất còn cao. Các ngành sản xuất sử dụng dây chuyền, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn điện năng, nhiên liệu. Quy hoạch các ngành công nghiệp mất cân đối, như việc phát triển tràn lan các dự án thép tiêu tốn rất nhiều điện năng từ đó đe dọa mất an toàn hệ thống khi nguồn chưa đáp ứng... Do đó, đã đến lúc phải quyết liệt trong việc khắc phục những hạn chế của ngành điện. Phải tăng cường quản lý, kiểm soát chi phí để tiết kiệm chi tiêu. Có các biện pháp hiệu quả giảm tổn thất điện năng trong tất cả các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, giảm giá thành sản xuất điện… Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ, sử dụng những thiết bị tiêu hao ít nhiên liệu, điện năng. Còn nhìn rộng hơn phải có sự điều chỉnh, bổ sung vào chiến lược phát triển ngành điện gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp khác thì mới hạ thấp được hệ số sử dụng điện cho tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm tài nguyên quốc gia trong định hướng phát triển bền vững. 4. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của hành tinh chúng ta là 14,8 x 109 ha (148 triệu km2). Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng. Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng: Phạm văn thương - 17 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp - 12,7 triệu ha đất có rừng, - 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp Như vậy: - Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng chiếm hơn 28,4 % tổng diện tích đất tự nhiên - Trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha 4.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Dân số tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây nhà cửa, khu công nghiệp… Hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha cho các khu công nghiệp. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất chưa sử dụng ở đồng bằng chỉ còn khoảng 350 nghìn ha, 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng. 4.2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. - Đối với vùng đồi núi, để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, công tác nông lâm nghiệp. - Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp Phạm văn thương - 18 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp 5. Tài nguyên nước Nước có trong khí quyển, trên mặt đất, trong các tầng nham thạch dưới mặt đất; nước tạo nên đại dương bao la, trong các biển trên lục địa, các hồ, đầm; nước tạo nên mạng lưới sông hồ, suối… Nguồn nước trên trái đất gồm: nước mưa, nước mặt (nước sông, nước suối, nước hồ, đầm), nước ngầm… 5.1. Vai trò của nước * Nước là cội nguồn của sự sống: - Thiếu nước thì thế giới hữu cơ: thực vật, động vật, con người không thể phát triển. - Hơi nước trong khôn gkhí đóng vai trò cân bằng nhiệt độ trên trái đất - Nước là nhân tố tạo thành bề mặt trái đất trong quá trình hình thành địa chất. - Tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể. Phạm văn thương - 19 - Tài nguyên thiên nhiên- hiện trạng và giải pháp - Nước chiếm từ 80%-90% khố lượng của thực vật, 70% khối lượng của thực vật, mất nước nhiều con người sẽ chết. ðNơi nào có nước thì nơi đó có sự sống. * Nước- thứ vũ khí lợi hại: Trong chiến tranh, người ta thường tiêu diệt đối phương bằng cách cắt nguồn nước sinh họat, hay thải chất độc, vi khuẩn gây bệnh vào nguồn nước. * Vai trò của nước đối với công- nông nghiệp - Công nghiệp thiếu nước thì không có ngành nào phát triển được. - Trong nông nghiệp nước rất quan trọng - Nước hòa tan các loại muối khoáng để rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng. - Bất cứ 1 loại thực vật nào cũng cần có nước, tùy vào loại cây cần nhiều hay ít nước. 5.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước Nguồn nước của chúng ta hiện nay đang có chiều hướng suy kiệt do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vấn đề đáng lưu ý hiện nay là tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hóa học, và điều kiện vi sinh của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật từ đó làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Nguồn gây ô nhiễm: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước chảy tràn mặt đất, do những yếu tố tự nhiên… - Nước thải sinh hoạt: bao gồm nước thải từ các hộ gia đình, khách sạn, trường học, cơ quan, doanh trại quân đội, bệnh viện… Phạm văn thương - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất