Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài nguyên năng lượng...

Tài liệu Tài nguyên năng lượng

.PDF
22
153
80

Mô tả:

Tài Nguyên Năng Lượng Năng lượng là dạng tài nguyên vật chất chủ yếu gồm năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất. Năng lượng mặt trời: Bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học dưới dạng sing khối thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ chiều, dòng chảy sông suối…), năng lượng hoá thạch trong lòng đất (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng trong lòng đất: Địa nhiệt, suối nước nóng, núi lửa, phóng xạ U, Th, P0... Cơ cấu năng lượng tiêu dùng hiện nay bao gồm các loại sau: Dầu mỏ - 38%; than - 30%, khí thiên nhiên - 20%, hạt nhân - 5%, các loại khác - 7%. Than đá có nguồn gốc sinh hóa từ quá trình trầm tích thực vật trong những đầm lầy cổ cách đây hàng trăm triệu năm. Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung và than nói riêng là nó gây ra ô nhiễm không khí do sự phát thải CO2, SO2, NOx ... Các mỏ than lớn nhất hiện nay nằm ở Mĩ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Ở VN than phân bố nhiều ở ĐB Bắc bộ, than ở Quảng Ninh có chất lượng tốt nhất. Khai thác than gây lượng đất thải lớn, bụi, ô nhiễm nước, mất diện tích rừng… Đốt than tạo ra khí SO2, CO2. Sản xuất nhiệt điện bằng than đá cứ 1000W hàng năm thải ra 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn chất thải rắn (bụi, nước thải, kim loại nặng, chất phóng xạ). Nhà máy nhịêt điện Ninh Bình Mỏ than Hà Tu- Quảng Ninh Trên thế giới có hàng chục ngàn tỷ tấn, nguồn than năng lượng còn đảm bảo thoả mãn cho tiêu dùng của loài người hàng trăm năm nữa. Việc khai thác than dưới các hầm mỏ sâu trong lòng đất lại khá nguy hiểm, xác suất rủi ro cao 17h40 ngày 31/3/2006, tại lò giếng Mông Dương (Cẩm Phả, Quảng Ninh), một vụ bục nước hầm lò đã xảy ra, vùi lấp 21 thợ lò đang làm việc. Sau 30 phút cứu hộ đầu tiên, 3 thợ lò được đưa lên mặt đất. 2 trong số đó đã thiệt mạng. Vụ tai nạn xảy ra trong lúc kíp công nhân khai thác than tổ chức bắn mìn để đào phỗng thông gió thì bất ngờ bị bục nước. Lý do bục nước được xác định là trên đường khai thác than của Công ty Mông Dương có một đường lò than thổ phỉ đã ngừng hoạt động. Ở lò than thổ phỉ này tích một lượng nước lớn nên khi bắn mìn khai thác than đã chọc phải "túi" nước lớn, gây tai nạn. Ảnh chỉ mang tính minh hoạ Dầu và khí thiên nhiên có nguồn gốc từ các trầm tích biển giàu xác bã động thực vật cách đây khoảng 200 triệu năm. Từ dầu thô, trải qua quá trình lọc dầu , các hợp chất được phân thành các sản phẩm khác nhau (dầu mỏ, xăng, dầu hỏa, mazut, hắc ín, các hợp chất hoá dầu). Khí thiên nhiên ngày càng phổ biến do nó là một nguồn năng lượng hiệu quả và tương đối sạch. Nó còn kinh tế vì giá thành cũng chỉ tương đương xăng dầu. Hiện nay, người ta thường dùng khí thiên nhiên để sản xuất metanol (CH3OH). Đá phiến dầu: Đa số các trầm tích hạt mịn đều có chứa một số hợp chất hữu cơ. Nếu các đá giàu chất hữu cơ không được chôn vùi đủ mức thì người ta vẫn có thể chiết xuất dầu từ các đá này bằng cách đun nóng. Cát chứa dầu: Cát chứa dầu là các mỏ cát dưới đất thấm nhựa hắc ín và dầu. Dầu lấy từ các mỏ cát này phải trải qua quá trình tinh lọc như dầu thô, phải tách bitum khỏi cát. Các mỏ đá phiến lớn trên thế giới nằm ở Mỹ, Nga, Trung Quốc và Canada, trữ lượng của chúng tương đương với một nửa trữ lượng dầu của thế giới. Với việc bán dầu lửa với giá khoảng 70$ một thùng, và các công ty dầu lớn đang vật lộn để tìm kiếm các nguồn mới, cát dầu lửa bỗng nhiên trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Khai thác dầu và khí đốt gây ô nhiễm đất, không khí, nước. Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng, chất phóng xạ đốt dầu và khí tạo ra CO2, gây hiệu ứng nhà kính và mưa axit. Một số vấn đề khác liên quan đến quá trình khai thác, vận chuyển dầu là các sự cố như tràn dầu do đắm tàu, rò rỉ giếng khoan. Đến nay các nhà địa chất dầu khí đã phát hiện và xác định được tiềm năng dầu khí ở các bể trầm tích Đệ tam khoảng 4,3 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn. Với trữ lượng dầu và khí đã biết và sản lượng khai thác hàng năm không biến động lớn thì đến năm 2053 thế giới sẽ cạn kiệt nguồn năng lượng này. Thuỷ năng là 1 nguồn năng lượng sạch. Việc xây dựng thuỷ điện cũng tác động đến môi trường: kích thích động đất, mất đất, tạo ra CH4 do phân hủy chất hữu cơ lòng hồ, tạo biến đổi thuỷ văn hạ lưu, thay đổi mặn vùng cửa sông, ngăn chặn phát triển bình thường quần thể cá trên sông, gây tai biến môi trường dọc sông…Nếu vỡ đập thì dân cư và tài sản dưới hạ lưu sẽ rất nguy hiểm. Đập Hoover- 1 trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ Việt Nam có nhiều sông suối, nguồn thuỷ điện hiện nay đang chiếm tỷ trọng cao trong việc cung cấp điện năng cho đất nước Tổng trữ lượng thuỷ điện thế giới khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW ứng với 1.4% tổng trữ lượng thế giới. Đập đất Teton được xây dưng trên sông Teton, bang Idaho, tây bắc nước Mỹ. Đập có chiều cao 93m, chiều dài ở đỉnh 940m, đáy rộng 520m, tạo hồ chứa có dung tích 289 triệu m3. 11 người chết. Thiệt hại lên tới 2 tỷ USD (trong khi chi phí xây dựng đập chỉ 100 triệu USD). Nguyên nhân là nền rhyolite có nhiều nứt nẻ nhưng khoan phụt không đạt yêu cầu, nước hồ dâng cao tạo dòng thấm Cảnh tượng lúc vỡ đập mạnh, đập bị xói ngầm rồi bị vỡ. Đập được khởi công năm 1975 và hoàn thành sau hơn 1 năm. Khi hồ đầy nước, lũ lớn về và ngày 5/6/1976, đập bị vỡ. 7h30 sáng hôm đó, dòng thấm chảy tràn trên phần dưới mái hạ lưu bên vai phải. Xe máy được huy động đến để khắc phục nhưng bất lực. Đập đã bị xói ngầm rất mạnh và bị vỡ lúc 11h30. Đến 20h cùng ngày, hoàn toàn hết nước trong hồ. Các thị trấn Rexburg, Sugar City, Madison,.. dưới hạ lưu bị ngập nặng. Năng lượng hạt nhân: Được giải phóng trong quá trình phân huỷ hạt nhân nguyên tố U, Th, hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Các nhà địa chất đã xác định được tài nguyên Urani đạt vài trăm ngàn tấn U3O8 đảm bảo nguồn cung cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam năm 2015 - 2020. Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island xây năm1968 Năng lượng hạt nhân không tạo khí nhà kính CO2 nhưng có thể gây hiểm hoạ lớn đối với môi trường (rò rỉ chất thải phóng xạ khí, rắn, lỏng, sự cố nổ nhà máy). Một trong 4 lò phản ứng tại nhà máy Chernobyl, cách Kiev 110 km, phát nổ lúc 01h23' giờ địa phương, ngày thứ bảy 26/4/1986. Chỉ hai ngày sau, bụi phóng xạ được phát hiện tận Thuỵ Điển, Na Uy và Phần Lan, cách đó hơn 1.600 km. Hãng thông tấn UPI trích một nguồn tin ở Kiev cho biết, có tới 2.000 người thiệt mạng ngay lập tức trong vụ nổ. Một khối bê tông cốt thép trông như một chiếc quan tài khổng lồ vội vàng được xây lên, để lấp chiếc lò phản ứng bị nổ. Việc đổ bỏ an toàn các chất phóng xạ hạt nhân là một trong những vấn đề gay go nhất. Các chất phóng xạ mức cao phải được cô lập ở những nơi mà khả năng nó nhiễm ra môi trường là thấp nhất . Vị trí bãi đổ cũng phải ổn định về địa chất và không có hoặc có ít dòng chảy có thể lan truyền chúng. Phần lớn các chuyên gia ngày nay ủng hộ giải pháp chôn chất thải phóng xạ trong lớp đá ngầm dưới lòng đất. Vấn đề dỡ bỏ các nhà máy điện nguyên tử cũng gặp nhiều khó khăn: Các nhà máy điện nguyên tử chỉ có thể vận hành từ 25-40 năm trước khi các bộ phận quan trọng của nó trở nên giòn vỡ hay bị ăn mòn. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của cuộc đời nó, chúng ta không thể chỉ đơn giản từ bỏ hay phá hủy do nhiều phần của nó đã bị nhiễm phóng xạ. Năng lượng địa nhiệt: là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Nguồn nước của suối khoáng nóng chứa nhiều silic, nitơ, lưu huỳnh, natri, clo... có ích cho sức khỏe Nhà máy điện địa nhiệt Nesjavellir ở Iceland Suối khoáng nóng Bình Châu Nguồn địa nhiệt ở Việt Nam rất phong phú. Chúng ta đã phát hiện được 287 nguồn nước nóng - nước khoáng, trong đó có 60 nguồn có nhiệt độ >500 cần được nghiên cứu sử dụng bổ sung cho nguồn năng lượng chung của đất nước. Năng lượng sinh học là loại năng lượng được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật (sinh học). Ví dụ như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc (lúa mỳ, ngô, đậu tương...), chất thải trong nông nghiệp (rơm rạ, phân...), sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...) Sản xuất Cồn(Ethanol) từ mía đường Ích lợi của NL sinh học dưới dạng NL sinh khối Lợi ích kinh tế: Phát triển nông thôn là một trong những lợi ích chính của việc phát triển NLSK, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động (sản xuất, thu hoạch...). Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất các thiết bị chuyển hóa năng lượng.v.v.. Giảm sự phụ thuộc vào dầu, than, đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu Lợi ích môi trường: NLSK có thể tái sinh được. NLSK tận dụng chất thải làm nhiên liệu. Do đó nó vừa làm giảm lượng rác vừa biến chất thải thành sản phẩm hữu ích. Gỗ, củi được dùng ở các nước chậm phát triển. Người dân đi lấy củi Khai thác gỗ dẫn đến phá rừng, xói mòn đất, sa mạc hóa và những hậu quả nghiêm trọng khác. Gió, bức xạ mặt trời, thuỷ triều là loại năng lượng sạch, nhưng công suất bé, giá thành thiết bị cao và việc triển khai ứng dụng còn hạn chế. Các ứng dụng NLMT phổ biến hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Nhà máy nhiệt điện sử dụng NLMT Tháp năng lượng Mặt trời. Hệ thống sử dụng gương parabol tròn xoay định vị theo phương mặt trời để tập trung NLMT vào một bộ thu đặt ở tiêu điểm của gương, nhiệt độ có thể đạt trên 15000C. Bơm nước chạy bằng NLMT Bếp nấu dùng NLMT Không khí bên trong nhà kính giữ ấm hơn không khí bên ngoài suốt những tháng đông lạnh. Dạng làm ấm này một phần nhờ vật liệu (thủy tinh ) bao phủ bên ngoài. Lớp kính trong suốt đối với những ánh sáng thấy được nhưng không cho bức xạ nhiệt (hồng ngoại) truyền qua, nhiệt không thoát ra được, không khí bên trong liên tục ấm dần. Hệ thống sưởi cho mùa đông và làm mát cho mùa hè bằng NLMT Nhà kính thường được xây dựng tại các nước Hàn đới Tiềm năng điện gió biển ở VN lớn gấp nhiều lần so với lục địa. Miền duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khả năng sản xuất 5.000 tỉ kw-h mỗi năm, có khả năng chu toàn gấp nhiều lần nhu cầu điện cho Việt Nam và các nước lân cận. Theo dự tính, đến năm 2010, VN cần 115 tỉ kw-h. Đến năm 2020, sẽ cần 460 tỉ kw-h. Đây chỉ là một phần nhỏ của tiềm năng điện gió tại VN. Năng lượng gió sẽ có thể trở thành nguồn năng lượng quan trọng trong những thập kỷ tới??
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan