Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tài liệu vật lý 10-lý thuyết, bài tập tự luận, trắc nghiệm...

Tài liệu Tài liệu vật lý 10-lý thuyết, bài tập tự luận, trắc nghiệm

.PDF
2
437
70

Mô tả:

! 10 Họ tên: ! VẬT LÝ 10 Lý thuyết, bài tập tự luận, trắc nghiệm Chương 1 * * * * * Động học chất điểm - Chuyển động thẳng đều - Chuyển động thẳng biến đổi đều - Chuyển động tròn đều - Cộng vận tốc TPHCM, 18/08/2013 Chương 1. Động học chất điểm BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - Như thế nào là chuyển động cơ học? - Phương trình chuyển động là gì? I. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC - Một vật được gọi là chuyển động nếu nó thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. - Chuyển động cơ học có TÍNH TƯƠNG ĐỐI: đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc. VD:!....................................................................................................................................................... !............................................................................................................................................................. - Chuyển động cơ học có nhiều dạng: tịnh tiến, quay, dao động… - Quỹ đạo: hình ảnh đường đi của vật. - Chất điểm: vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi quỹ đạo chuyển động. Chất điểm không có kích thước, hình dạng; khối lượng cả vật được tập trung tại một điểm. II.HỆ QUY CHIẾU Hệ toạ độ Hệ thời gian Gốc toạ độ Gốc thời gian Chiều dương Chiều dương Khoảng cách Khoảng thời gian Toạ độ x Thời điểm t HỆ QUY CHIẾU III.PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG - Phương trình chuyển động là một biểu thức thể hiện sự liên hệ giữa toạ độ x và thời điểm t. VD: x = 5t +10!...................................................................................................................................... !............................................................................................................................................................. x = t2 + 4t - 10!...................................................................................................................................... !............................................................................................................................................................. Góc Riêng Trên Bàn! 3 BÀI 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU - Chuyển động thẳng đều là gì? - Phương trình chuyển động thẳng đều I. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU - Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo thẳng và vận tốc không đổi theo thời gian. - Vận tốc: là đại lượng đặc trưng cho chuyển động nhanh hay chậm của vật. Kí hiệu: v. Đơn vị: m/s; v= km/h Δx Δt - Vận tốc là một đại lượng vectơ có chiều là chiều chuyển động của vật. ! Cùng chiều dương --> ! v > 0 ! Ngược chiều dương --> ! v < 0 - Phân biệt giữa vận tốc và tốc độ: . Vận tốc có hướng, tốc độ vô hướng. . Vận tốc tính theo độ dời, tốc độ tính theo quãng đường. II.PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU - Phương trình toạ độ chuyển động thẳng đều ! x(t) = v(t − t 0 ) + x0 v: vận tốc chuyển động (m/s) t0, x0: thời điểm và toạ độ lúc bắt đầu khảo sát - Khoảng cách giữa hai chất điểm tại một thời điểm ! d = x1 − x2 - Đồ thị chuyển động thẳng đều là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ trong hệ trục (x,t) 4! http://gocriengtrenban.com BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU - Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? - Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. I. VẬN TỐC TỨC THỜI - GIA TỐC - Vận tốc trung bình là vận tốc tính trên cả quãng đường, không quan tâm sự thay đổi vận tốc trong quá trình chuyển động. - Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm nào đó trong quá trình chuyển động, khi Δt rất nhỏ. VD:!....................................................................................................................................................... !............................................................................................................................................................. - GIA TỐC là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nhanh chậm của vectơ vận tốc. Chuyển động có thay đổi vận tốc thì sẽ có gia tốc. Kí hiệu: a. Đơn vị: m/s2 . Gia tốc là một đại lượng vectơ phụ thuộc vào tính chất chuyển động . Gia tốc cũng có gia tốc trung bình và gia tốc tức thời. - Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc tức thời không đổi và gia tốc bằng 0. - Công thức tính vận tốc tức thời (phương trình vận tốc) v = v0 + at ! II.CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU - Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và gia tốc tức thời không đổi theo thời gian. (a = const) - Có 2 dạng biến đổi đều Nhanh dần đều --> tốc độ tăng --> a, v cùng dấu Chậm dần đều --> tốc độ giảm --> a, v trái dấu ! - Quãng đường chuyển động được trong chuyển động thẳng biến đổi đều (một chiều) ! s(t) = 1 2 at + v0t 2 - Công thức độc lập với thời gian ! v 2 − v02 = 2as III.PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU ! Góc Riêng Trên Bàn! x= 1 2 at + v0t + x0 2 ! (xem t0 = 0) 5 BÀI 4. CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO - Có phải rơi nào cũng giống rơi nào? - Đại lượng nào đặc trưng cho sự rơi tự do? I. RƠI TỰ DO LÀ RƠI CHỈ DO TRỌNG LỰC - Rơi tự do là chuyển động rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực (bỏ qua lực cản của không khí). Trong thực tế, một vật nặng rơi trong không khí có thể xem là rơi tự do. - Đặc điểm sự rơi tự do: - Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. - Không vận tốc đầu, là một chuyển động nhanh dần đều II.GIA TỐC RƠI TỰ DO LÀ ĐẶC TRƯNG CỦA SỰ RƠI TỰ DO - Chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều nên có gia tốc. Gia tốc của sự rơi tự do có giá trị hoàn toàn xác định được gọi là g. - Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào độ cao, vĩ độ và cấu tạo địa chất. - Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc vào khối lượng của vật. - Một vật được ném lên trên sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc a = -g. III.KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO - Vì chuyển động rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = g, v0 = 0 ! s= 1 2 gt ! 2 v = gt - Các yếu tố khi chạm đất (v0 = 0) ! t cd = 2h g ! vcd = 2gh - Phương trình chuyển động y = ½gt2 + v0t + y0 6! http://gocriengtrenban.com BÀI 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU - Chuyển động như thế nào mới gọi là tròn đều? - Tại sao chuyển động đều mà lại có gia tốc? I. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN - Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn. - Một chất điểm chuyển động trong chuyển động tròn có thể được xác định theo hai cách Đơn vị dài Đơn vị góc S: độ dài cung tròn (m) α: góc mà bán kính quét được (góc ở tâm) (rad) v: tốc độ dài (m/s) ω: tốc độ góc (rad/s) s = R.α v = Rω - Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn tại một điểm luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn tại điểm đó. II.CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU - Chuyển động tròn đều là chuyển động tròn mà trong đó chất điểm đi được những góc bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. - Thời gian chất điểm đi mỗi vòng là như nhau. Kí hiệu: T. Đơn vị: s * Chu kỳ: thời gian chất điểm đi một vòng. Kí hiệu: f. Đơn vị: Hz * Tần số: số vòng chất điểm đi trong một giây. T= 1 2π 2π R = = f ω v VD: 20 vòng đi trong 5 s --> T =?, f = ? !........................................................................................................................................................................... - Gia tốc hướng tâm: là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi về phương và chiều của vectơ vận tốc. Kí hiệu: aht. Đơn vị: m/s2 . Có phương bán kính, chiều hướng tâm . Độ lớn:! v2 aht = Rω = R 2 Một vòng tròn có số đo góc là 2π (rad) 360º = 2π rad 180º = π rad 60º = rad Góc Riêng Trên Bàn! 7 STT 8! Câu hỏi 1 Chuyển động là gì? 2 Tại sao nói chuyển động có tính tương đối? 3 Hệ quy chiếu gồm những gì? 4 Vận tốc tức thời là gì? 5 Ý nghĩa của vận tốc. 6 Khi nào độ dời bằng với quãng đường (tốc độ bằng với vận tốc)? 7 Gia tốc là gì? 8 Chuyển động thẳng đều là gì? 9 Phương trình toạ độ chuyển động thẳng đều. 10 Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? 11 Phương trình toạ độ chuyển động thẳng biến đổi đều. 12 Phương trình vận tốc. 13 Viết hệ thức độc lập với thời gian. 14 Chuyển động thẳng nhanh/chậm dần đều là gì? 15 Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động nhanh/chậm dần đều? 16 Sự rơi tự do là gì? 17 Mô tả đặc điểm của chuyển động rơi tự do. 18 Mô tả vectơ gia tốc rơi tự do. 19 Độ lớn gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào gì? 20 Chuyển động tròn đều là gì? 21 Chu kỳ là gì? 22 Tần số là gì? 23 Đặc điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn. 24 Ý nghĩa gia tốc hướng tâm. 25 Tại sao trong chuyển động tròn đều lại có gia tốc hướng tâm? 26 Mô tả vectơ gia tốc hướng tâm. http://gocriengtrenban.com C1 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG TL1 1 Một viên bi lăn trên đường thẳng Ox. Hãy xác định độ dời và quãng đường viên bi lăn được khi di chuyển a. từ điểm A có toạ độ 30 m đến điểm B có toạ độ 50 m. b. từ điểm B có toạ độ 50 m đến điểm C có toạ độ -30 m. 2 Một chiếc xe chạy từ TP Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu, rồi quay về lại. Ở Vũng Tàu có cột mốc KM 1650, ở TP Hồ Chí Minh có cột mốc KM 1783. Khi về, xe có dừng lại ở KM 1700, hỏi lúc đó, xe đã đi được quãng đường bao nhiêu và độ dời của xe là bao nhiêu? 3 Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ là: x = -10t + 15 (m;s) a. Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t = 24 s và quãng đường vật đi được trong 24 s đó. b. Hãy cho biết vận tốc, chiều chuyển động. 4 Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ là: x = 4t - 10 (km;giờ) a. Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t = 1,5 giờ và độ dời của vật đó từ thời điểm t = 1 giờ cho đến t = 1,5 giờ. b. Hãy cho biết chiều chuyển động, tọa độ ban đầu và vận tốc của vật. 5 Một vật chuyển động từ A đến B trên một đường thẳng với vận tốc 80 km/h. Biết AB = 200 km. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB. Viết phương trình tọa độ của xe nếu chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến B. 6 Một vật chuyển động từ A đến B trên một đường thẳng với vận tốc 12 m/s. Biết AB = 48 m. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB. Viết phương trình tọa độ của xe nếu chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian trước khi xe xuất phát được 2 s. 7 Một ôtô chuyển động đều từ A đến B cách A 120 km với vận tốc 45 km/h. Sau đó 20p, 1 ôtô chuyển động đều với vận tốc 50 km/h từ một điểm C trên đường cách A 20 km cũng đi về phía B. Hãy viết phương trình chuyển động của từng ôtô nếu chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc xe từ C xuất phát. 8 Lúc 7 giờ, có một xe khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40 km/h. Lúc 7 giờ 30 p, một chiếc xe khác từ B chuyển động về hướng A với vận tốc 50 km/h. Biết khoảng cách AB = 110 km. Xác định vị trí của mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 8 giờ? 9 Một xe oto chạy đều qua điểm A vào lúc 7h30 với tốc độ 40 km/h. Sau đó 2 tiếng, một xe khác cũng chạy đều qua điểm A với tốc độ 48 km/h. Sau bao lâu thì khoảng cách giữa hai xe là 20 km? 10 Lúc 6 giờ, 2 xe oto chạy lần lượt từ Hà Nội và Hải Phòng đi về phía nhau với vận tốc lần lượt là 54 km/h và 60 km/h. Khoảng cách Hà Nội và Hải Phòng là 100 km (xem như thẳng). Lập phương trình chuyển động của 2 xe, chọn gốc thời gian lúc 8 giờ. Xác định khoảng cách 2 xe ở thời điểm 10 giờ. 11 Lúc 7 giờ, có một xe khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 40 km/h. Lúc 7 giờ 30 phút, một chiếc xe khác từ B chuyển động về hướng A với vận tốc 50 km/h. Biết khoảng cách AB = 120 km. Sau bao lâu thì khoảng cách giữa hai xe là 20 km? Khi đó mỗi xe đi được bao nhiêu? 12 Hai oto chuyển động thẳng đều hướng vào nhau với các vận tốc lần lượt là 20 km/h và 30 km/h. Lúc 8 giờ 2 xe cách nhau 200 km. Viết phương trình chuyển động của hai xe. Hỏi hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ? Gặp ở đâu? 13 Lúc 8 giờ, có một xe khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều về B với vận tốc 50 km/h. Lúc 8 giờ 30 phút, một chiếc xe khác từ B chuyển động về hướng A với vận tốc 40 km/h. Biết khoảng cách AB = 160 km. Hai xe gặp nhau ở đâu? Lúc mấy giờ? 14 Một xe oto chạy đều qua điểm A vào lúc 7 giờ 30 phút với tốc độ 40 km/h. Sau đó 2 tiếng, một xe khác cũng chạy đều qua điểm A với tốc độ 48 km/h. Lúc mấy giờ thì xe sau đuổi kịp xe đầu tiên? Ở đâu? 15 Một cano đi từ bến A xuôi dòng về bến B cách đó 30 km. Cùng lúc đó, một cano khác cũng đang từ ngược dòng từ bến B về A. Vận tốc xuôi dòng và ngược dòng lần lượt là 60 km/h và 40 km/h. Tìm vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau. 16 Một xe oto chạy đều qua điểm A vào lúc 7h30 với tốc độ v1 km/h. Sau đó 2 tiếng, một xe khác cũng chạy đều qua điểm A với tốc độ 48 km/h. Để hai xe gặp nhau tại điểm B cách A 40 km thì tốc độ của xe đầu tiên phải là bao nhiêu? (Giải bằng cách sử dụng pt chuyển động) Góc Riêng Trên Bàn! 9 17 Lúc 9h một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 24 km. Biết vận tốc người đi xe đạp và người đi bộ là 10 km/h và 4 km/h. Khi đuổi kịp người đi bộ, người đi xe đạp đã đi được quãng đường bao nhiêu? 18 Một xe đạp xuất phát từ A đi về phía B với vận tốc đều 20 km/h. Sau khi xe đi được một khoảng thời gian t thì một xe oto cũng xuất phát từ A chạy đuổi theo xe đạp với vận tốc 40 km/h. Sau nửa giờ thì ôto đuổi kịp xe đạp. Xác định thời gian t và vị trí hai xe gặp nhau bằng cách lập phương trình chuyển động của mỗi xe. 19 Một chiếc xe đua chạy không vận tốc đầu, nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Xe sẽ đạt tốc độ 360 km/h sau bao lâu? 20 Một viên bi được thả lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng xuống với gia tốc 0,4m/s2 a. Tính vận tốc của bi sau 4 s kể từ lúc chuyển động. b. Sau bao lâu từ lúc thả lăn, viên bi đạt vận tốc 2,4 m/s? Tính quãng đường bi đi được từ lúc thả đến lúc đó. 21 Một xe ôtô đang chuyển động với tốc độ 54 km/h thì đột nhiên tắt máy. Xe đi được thêm 50 m rồi dừng lại. Xác định gia tốc của xe và thời gian xe ngừng lại. 22 Một người lái xe bắt đầu khởi động xe. Trong 1 s đầu tiên, xe đi được 2 m. Hỏi quãng đường xe đi được trong 10 s đầu tiên và giây thứ 10 là bao nhiêu? 23 Một xe tải đang chạy đều với vận tốc 72 km/h thì xe bị tắt máy. Xe đi được thêm 200 m nữa thì dừng lại hẳn. Xác định quãng đường xe đi được trong giây đầu tiên và giây cuối cùng. 24 Một chiếc xe tăng tốc từ nghỉ. Trong 10 s đầu tiên, xe đi được quãng đường 100 m. Xác định quãng đường xe đi được trong 10 s tiếp theo. 25 Viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của một xe ôto chuyển động từ nghỉ với gia tốc 0,1 m/s2 từ A đến B. 26 Một xe oto đang chạy đều với vận tốc 5 m/s. Đến A, đột nhiên xe tăng tốc với gia tốc 0,2 m/s2. Viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của xe. 27 Tại A, xe đang chạy với vận tốc 20 m/s thì đột nhiên hãm phanh với gia tốc 0,5 m/s2. Viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của xe. 28 Hai xe oto cùng lúc đi qua hai điểm A và B cách nhau 125 m và hướng về phía nhau. Xe đi qua A chạy đều với tốc độ 36 km/h. Xe đi qua B với vận tốc 7,2 km/h và tăng tốc gia tốc 0,1 m/s2. Khi nào hai xe gặp nhau và gặp nhau tại đâu? 29 Lúc 8 giờ, một ôtô đi qua điểm A về phía B với vận tốc 10 m/s và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó, tại B cách A 240 m, một ôtô thứ hai bắt đầu chuyển động nhanh dần đều về A với gia tốc 0,4 m/s2. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và tại đâu? 30 Một ôtô và một xe đạp đang chạy cùng chiều trên đường. Ở một thời điểm nào đó, 2 xe đang ở hai điểm A, B cách nhau 120 m. Khi đó ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2, còn xe đạp chuyển động đều. Sau 20 s ôtô đuổi kịp xe đạp. a. Xác định vận tốc của xe đạp. b. Tìm khoảng cách của hai xe sau thời gian 50 s. 31 Một chiếc xe đua chạy không vận tốc đầu, nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Một vòng đua dài 4 km, xe chạy 5 vòng. Nếu sau khi xe đạt tốc độ 180 km/h rồi chạy thẳng đều cho đến khi về đích thì thời gian hoàn thành chặng đua là bao lâu? Bỏ qua việc giảm tốc độ khi đến chỗ quẹo. 32 Một trong những tiêu chí đánh giá xe đua là khả năng tăng tốc từ 0 đến 100 km/h trong thời gian bao lâu. Đối với chiếc Roadster của Tesla, thời gian là 3,7 s. Chiếc Camaro GS của Chevrolet mất thời gian là 4,7 s. Xác định gia tốc của mỗi xe và cho biết quãng đường xe đi được trong quá trình tăng tốc đó. 33 Một xe oto đang chuyển động đều ở vận tốc 27 km/h thì đột ngột tăng tốc. Sau 20 m, xe đạt vận tốc 36 km/h. Xác định thời gian cần thiết để xe tăng tốc. 34 Người ta thả một quả banh vào một cái máng hình mặt cầu. Trong quá trình đi xuống đến đáy máng, quả banh mất thời gian 1 s và có gia tốc là 8 m/s2. Sau đó, quả banh đi lên thêm 2,5 m nữa thì dừng lại hẳn. Xác định gia tốc trong quá trình đi lên quả quả banh. 35 Một người lái xe trên đường với tốc độ 54 km/h thì phát hiện chướng ngại vật ở phía xa nên đạp phanh. Biết rằng gia tốc hãm phanh của xe thông thường là 10 m/s2. Hỏi người đó có thể tránh được chướng ngại vật gần nhất là bao nhiêu? 10! http://gocriengtrenban.com 36 Một xe oto chuyển động từ nghỉ với gia tốc 0,3 m/s2 từ A đến B. Viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc cho xe khi chọn chiều dương từ B đến A. 37 Hai xe oto cùng lúc đi qua hai điểm A và B cách nhau 1105 m và hướng về phía nhau. Xe đi qua A chạy đều với tốc độ 36 km/h. Xe đi qua B với vận tốc 7,2 km/h và tăng tốc gia tốc 0,1 m/s2. Viết phương trình chuyển động của hai xe trong cùng một hệ quy chiếu. 38 Một người chạy xe đạp đều từ A đến B với vận tốc 18 km/h. Cùng lúc đó một xe ôtô cũng chạy từ B về A không vận tốc đầu và nhanh dần đều. Sau 5 s, ôtô đạt vận tốc 4 m/s. a. Tính gia tốc của ôtô. b. Viết phương trình chuyển động của xe đạp (1) và xe ôtô (2). Biết quãng đường AB dài 125 m. 39 Hai người đi xe đạp ngược chiều, khởi hành cùng một lúc ở 2 đầu con dốc. Người thứ nhất đi lên dốc chậm dần đều với vận tốc đầu 18 km/h và gia tốc 20 cm/s2, người thứ hai đi xuống dốc không vận tốc đầu với gia tốc 0,2 m/s2. Con dốc dài 130 m. Hỏi sau bao lâu 2 người gặp nhau? Khi đó, mỗi người đã đi được quãng đường là bao nhiêu? 40 Một xe cảnh sát đang đậu bên đường thì phát hiện một chiếc Camry chạy qua với tốc độ 126 km/h, vượt quá quy định. Ngay lập tức, xe cảnh sát bắt đầu tăng tốc đuổi theo với gia tốc là 1 m/s2. Giả thiết rằng xe cảnh sát có thể giữ ổn định gia tốc này và đoạn đường thẳng, sau bao lâu thì xe cảnh sát sẽ đuổi kịp Camry? 41 Cùng một lúc, từ hai điểm A và B cách nhau 100 m có hai vật chuyển động ngược chiều về phía nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động đều cứ mỗi 2 s thì đi được 10 m, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động biến đổi đều không vận tốc đầu với gia tốc a = 0,5 m/s2. Chọn trục Ox, trùng với đường thẳng AB, gốc O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc hai vật xuất phát. Xác định thời điểm và vị trí mà hai vật có vận tốc bằng nhau. 42 Một xe ôtô xuất phát từ đầu đường và có gia tốc là a (m/s2). Cùng lúc đó, ở phía cuối đường, một xe khác cũng tăng tốc với gia tốc là 1,2a (m/s2). Biết rằng con đường dài 1210 m và sau 10 s, hai xe chạy lướt qua nhau. Xác định giá trị của a. 43 Từ cùng một điểm A, hai xe cùng bắt đầu đi về hai hướng khác nhau. Xe 1 đi với gia tốc 1 m/s2. Xe 2 đi với gia tốc 0,8 m/s2. Viết pt toạ độ của hai xe và tính khoảng cách của hai xe sau nửa phút. 44 Hai xe oto cùng lúc đi qua hai điểm A và B cách nhau 1105 m và hướng về phía nhau. Xe đi qua A chạy đều với tốc độ 36 km/h. Xe đi qua B với vận tốc 7,2 km/h và tăng tốc gia tốc 0,1 m/s2. Xác định vận tốc tức thời và vận tốc trung bình của mỗi xe khi đến đích. 45 Một xe lửa bắt đầu rời ga. Sau 1 phút, vận tốc trung bình của xe lửa là 12 m/s. Hỏi gia tốc của xe lửa khi rời ga là bao nhiêu? 46 Một vật chuyển động trên một đường thẳng, nửa quãng đường đầu, vật chuyển động với vận tốc v1 = 15 m/s, nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 = 20 m/s. Hãy xác định vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường. 47 Một xe oto chuyển động từ A với đồ thị vận tốc theo thời gian như hình. Mô tả quá trình chuyển động và quãng đường đi được trên cả đoạn đường. Xác định vận tốc trung bình. 48 Hai vật bắt đầu chuyển động từ 2 điểm A và B cách nhau 60 m trên một đường thẳng, theo hai hướng ngược nhau để gặp nhau. Vận tốc của vật đi từ A gấp đôi vận tốc của vật đi từ B. Sau 4 s, hai vật gặp nhau. Viết phương trình chuyển động của hai vật. Từ đó tìm vận tốc của mỗi vật. 49 Người thợ săn bắn một viên đạn về phía con linh dương cách ông ta 570 m. Giả sử con linh dương đang chạy ra phía xa với tốc độ 36 km/h và viên đạn bay theo chiều chạy của con linh dương với tốc độ 200 m/s. Viết phương trình chuyển động của mỗi vật và tính thời gian viên đạn bắn trúng con linh dương. 50 Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 40 s tàu đạt đến vận tốc 36km/h. Tính quãng đường tàu đi được cho đến khi đạt vận tốc 54 km/h. Góc Riêng Trên Bàn! 11 51 Một ôtô đi qua điểm A về phía B với vận tốc 30 m/s và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,3 m/s2. Cùng lúc đó, tại B cách A 620 m, một ôtô thứ hai bắt đầu chuyển động nhanh dần đều về A với gia tốc 0,4 m/s2. Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe đi ngang qua nhau? 52 Hai xe ôtô chạy đều ngược chiều nhau với vận tốc lần lượt là 35 km/h và 45 km/h. Cùng một lúc hai xe đi qua 2 điểm A và B và hướng về phía nhau. Sau bao lâu nữa, khoảng cách giữa hai xe là 20 km? Biết rằng A, B cách nhau 60 km. 53 Một xe ôtô đang chạy đều với vận tốc 10 m/s thì tăng tốc với gia tốc 10 cm/s2. Tính quãng đường xe ôtô đi được trong 4 s và trong giây thứ 4. 54 Một người đạp xe đều với vận tốc 5 m/s từ chân dốc lên dốc. Cùng lúc đó, ở đỉnh dốc, một người khác thả phanh cho xe đạp trôi dốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Dốc dài 50 m. Sau bao lâu thì hai người đi ngang qua nhau? Vị trí đó cách đỉnh dốc bao xa? 55 Một xe lửa bắt đầu rời ga và tăng tốc với gia tốc đều là 50 cm/s2. Sau đó 2 s, một người chạy xe máy cũng từ ga chạy đuổi theo xe lửa. Người này chạy nhanh dần đều từ nghỉ với gia tốc là 1 m/ s2. Hỏi sau bao lâu thì người này đuổi kịp xe lửa? 56 Một xe đua đang chạy với vận tốc v. Sau 2 s, xe sẽ đạt vận tốc gấp rưỡi. Sau bao lâu kể từ lúc tăng tốc xe sẽ đạt vận tốc gấp đôi vận tốc ban đầu? 57 Một máy bay bắt đầu vào đường băng chuẩn bị cất cánh. Nếu vận tốc đầu của máy bay là 10 m/s thì đường băng phải dài 292,5 m. Nếu vận tốc đầu của máy bay là 8 m/s thì đường băng phải dài 296,1 m. Hỏi vận tốc cần thiết để cất cánh là bao nhiêu? Xem gia tốc của máy bay là không thay đổi trên mọi đường băng. 58 Hai xe ôtô cùng chạy qua hai điểm A, B cách nhau 30 km với vận tốc lần lượt là v1 và v2 (v2 < v1). Nếu hai xe chạy cùng chiều với nhau thì sẽ gặp nhau sau thời gian 3 giờ. Nếu hai xe chạy ngược chiều với nhau thì sẽ gặp nhau sau thời gian 0,5 giờ. Hỏi vận tốc của mỗi xe là bao nhiêu? 59 Một chiếc xe đang chạy với vận tốc 54 km/h thì tắt máy hãm phanh với gia tốc 3 m/s2. Xác định quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng trước khi ngừng hẳn. 60 Một chiếc xe đua chạy không vận tốc đầu, nhanh dần đều với gia tốc 1m/s2. Trong giây thứ 30, xe chạy được quãng đường là bao nhiêu? 12! http://gocriengtrenban.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan