Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài liệu ôn thi thpt quốc gia ngữ văn...

Tài liệu Tài liệu ôn thi thpt quốc gia ngữ văn

.DOCX
218
5353
51

Mô tả:

LỜI NGỎ Tham gia hội nghị chuyên môn là một hoạt động thường niên thiết thực,ý nghĩa của các thầy cô giáo trong các nhà trường phổ thông. Đây làcơ hội để các thầy cô cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, cập nhật những phương pháp ôn thi mới mẻ, hiệu quả góp phần tháo gỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình ôn thi bộ môn Ngữ văn. Điều nàygóp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học của các thầy cô tại các nhà trường. Năm học 2018-2019, Phòng GDTrH chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức“Hội nghị ôn thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ văn” với mục đích: Đánh giá về thực tiễn tổ chức ôn tập thi THPT QG bộ môn Ngữ văn trong các trường THPT; Thống nhất phương pháp ôn tập, định hướng ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn nhằm nâng cao hiệu quả công tác ôn thi của các trường THPT và TTGDTX đối với môn Ngữ Văn; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bộ môn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học, kì thi THPT Quốc gia năm 2019 nói riêng.. Vì vậy, chúng tôi xây dựng một bộ tài liệu chung của các thầy cô đang trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT, các TTGDTX trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trước hết, là để lưu lại dấu ấn của Hội nghị chuyên môn rất ý nghĩa này, sau là bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo để các thầy cô có thể sử dụng trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia tại các cơ sở giáo dục mình đang tham gia công tác. Bộ tài liệu chia thành 4 phần Phần I: Báo cáo đề dẫn; Định hướng xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện và kiểm soát nội dung, tiến độ ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn Phần II: Một số chuyên đề tham luận Phần III: Một số giáo án thể nghiệm Phần IV: Một số đề tham khảo Để có được tập tài liệu này, chúng tôi trân trọng cảm ơn công sức và sự đóng góp quý báu của tất cả các thầy cô tổ Ngữ văn của các nhà trường. Chúng tôi hy vọng rằng, tư liệu tham khảo này sẽ giúp ích chúng ta hơn nữa trong công việc giảng dạy Ngữ văn- một công việc vất vả, gian truân nhưng rất nhiều ý nghĩa. Tổ cốt cán Ngữ văn – Sở GDĐT Lạng Sơn Trang 1 PHẦN 1 BÁO CÁO ĐỀ DẪN Vũ Trúc Hà – CV Phòng GDTrH I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Kết quả thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 1.1. Kết quả thi THPT Quốc gia năm 2017 Tổng số KQ thi THPT QG 2017 <5 điểm 7.957 % 1.184 Từ 5 trởlên 14,9% % 6.763 85,1% 1.2. Kết quả thi THPT Quốc gia 2018 Tên trường THPT/ Trung tâm THPT Việt Bắc THPT Chuyên Chu Văn An THPT DT Nội trú tỉnh Cao đẳng nghề Lạng Sơn TT GDTX 1 tỉnh THPT DL Ngô Thì Sỹ THPT Tràng Định TT GDNNGDTX Tràng Định THPT Bình Độ THPT Bình Gia TT GDNNGDTX Bình Gia THPT Pác Khuông THPT Văn Lãng TT GDNNGDTX Văn Lãng THPT Bắc Sơn THPT Vũ Lễ TT GDNNGDTX Bắc Sơn THPT Lương Văn Tri THPT Văn Số HS dự thi Số lượng thí sinh 0 (0,1] 427 (1,2) 3 337 [2,3) [4,5) [5,6) [6,7) [7,8) [8,9) 40 46 96 108 79 38 1 19 28 36 61 99 81 12 1 5 20 49 58 23 1 1 3 5 10 8 3 1 3 25 30 13 9 2 3 18 1 3 4 1 3 4 2 464 3 14 44 77 105 118 73 29 30 3 10 11 3 3 61 3 5 9 10 20 12 2 374 11 39 51 92 100 57 24 87 1 32 1 5 12 7 6 1 165 1 14 28 37 38 29 13 5 345 5 13 54 56 90 68 39 19 15 5 4 5 477 2 19 39 69 102 125 74 47 1 9 21 52 77 29 7 16 15 11 7 3 7 10 36 65 109 89 42 15 29 29 52 68 32 7 196 55 2 361 234 2 [9,10) 17 157 30 [3,4) 1 1 1 Trang 2 1 3 10 Quan TT GDNNGDTX Văn Quan THPT Đồng Đăng THPT Cao Lộc TT GDNNGDTX Cao Lộc THPT Lộc Bình THPT Na Dương TT GDNNGDTX Lộc Bình THPT Chi Lăng THPT Hòa Bình TT GDNNGDTX Chi Lăng THPT Đình Lập TT GDNNGDTX Đình Lập THPT Hữu Lũng THPT Vân Nham TT GDTX 2 tỉnh THPT Tú Đoạn THPT Đồng Bành CĐ CN-NL Đông Bắc THPT Tân Thành THPT Ba Sơn THPT Hoàng Văn Thụ Quân nhân, CA tại ngũ 43 3 7 12 10 5 1 5 252 2 10 33 56 59 51 33 8 529 3 28 74 76 119 132 74 23 127 6 47 49 12 9 3 1 461 2 15 46 57 135 121 65 20 223 1 7 23 34 51 50 44 13 111 2 29 31 27 18 3 1 8 28 37 115 140 101 57 7 18 48 83 67 6 43 12 486 229 35 1 3 4 16 6 3 2 2 10 34 42 58 49 14 2 4 3 4 1 581 6 33 50 119 208 134 31 6 250 301 1 10 49 61 72 58 44 134 6 27 48 30 16 6 1 118 5 10 38 35 24 6 202 6 21 36 58 59 22 1 10 10 11 5 11 33 36 39 35 17 3 39 2 174 129 3 20 35 19 26 18 3 5 361 1 6 35 70 75 82 72 20 213 1 2 10 22 28 48 55 44 3 72 433 1.025 1.214 1.874 2.132 1.502 602 21 8.877 1 1 (Ghi chú: Danh sách này thống kê tất cả thí sinh dự thi) * Nhận xét, đánh giá kết quả năm 2018, so sánh với kết quả năm 2017 - Tỷ lệ chung của bộ môn Ngữ văn toàn tỉnh thấp so với năm 2017, tuy nhiên đây là tỷ lệ khá cao trong các môn dự thi (tỷ lệ HS đạt điểm thi từ 5 trở lên là 69,06%). - Trong tổng số điểm từ 0 đến 5, số học sinh đạt điểm từ 3 trở xuống thấp (507/8877 = 5,7% ). Trang 3 - Trong tổng số điểm từ 5 trở lên, số học sinh đạt điểm 9,10 còn thấp (21/8877= 0,23%), phần lớn học sinh đạt mức điểm từ 5 đến 7 (4.006/8.774 = 45,6%). - Tỷ lệ chung của các đơn vị. + Khối THPT: Các đơn vị có tỷ lệ HS đạt điểm thi từ 5 điểm trở lên dao động ở mức từ 40,31% đến 95,5%, sự chênh lệch này khá cao (55,2%). Trường có tỉ lệ học sinh >5 điểm cao nhất là THPT DTNT tỉnh đạt 95,5%, trường có kết quả thấp nhất là THPT Ba Sơn đạt 40,31,0%. + Khối TTGDTX: Không có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị, phần lớn các đơn vị có tỷ lệ HS đạt điểm thi từ 5 điểm trở lên, phần lớn dao động ở mức từ> 15% đến 35%, cao nhất là TT Đình Lập 2 đạt 35,72%, thấp nhất là TTTràng Định đạt 10,0% - Một số đơn vị có kết quả thi cao hơn so với tỷ lệ chung toàn tỉnh. + Khối THPT: cao nhất là THPT DTNT Tỉnh đạt 95,5% từ 5 điểm trở lên; đứng thứ 2 là THPT Hòa Bình đạt 89,08%. Thứ 3 là THPT Tú Đoạn đạt 87,28%, thứ 4 là THPT Đồng Bành đạt 86,63%. - Các đơn vị có kết quả thi thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh. + Khối THPT: thấp nhất THPT Ba Sơn đạt 40,31% từ 5 điểm trở lên. + Khối TTGDTX: Tất cả các TT đều có tỉ lệ học sinh từ 5 điểm trở lên thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn tỉnh, thấp nhất là TTGDTX Tràng Định đạt 10%. Như vậy, phổ điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 giảm so với năm học 2017 xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất ở phần đọc hiểu. Học sinh chưa có kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu ở mức độ vận dụng. Các em thường diễn đạt lan man, dài dòng; lập luận chưa lô gic, chặt chẽ. Thứ hai ở phần viết đoạn văn nghị luận xã hội. Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế nên các em còn lúng túng khi lấy dẫn chứng dẫn đến đoạn văn sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ. Thứ ba ở phần nghị luận văn học. Học sinh chưa biết cách triển khai luận điểm, kĩ năng chuyển đoạn chưa tự nhiên và linh hoạt. 2. Kết quả thi HKI (2018-2019) PHỔ ĐIỂM THI HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2018- 2019 môn Ngữ văn Phổ điểm Đơn vị Số HS 0-2 SL THPT Tân Thành THPT Lộc Bình THPT Hữu Lũng THPT Đình Lập THPT DL Ngô Thì Sỹ THPT Văn Quan THPT VŨ LỄ THPT Bình Gia THPT Bình Độ THPT Văn Lãng THPT Tú Đoạn THPT Chi Lăng THPT Ba Sơn THPT Hoàng Văn Thụ THPT Đồng Bành THPT Đồng Đăng TL 2,5-4,5 SL TL 5-6,5 SL 7-8,5 TL SL TL 158 7 4,4% 46 29,1% 84 53,2% 21 13,3% 447 593 225 10 5 5 2,2% 0,8% 2,2% 129 96 44 28,9% 16,2% 19,6% 219 303 103 49,0% 51,1% 45,8% 87 186 70 19,5% 31,4% 31,1% 0,0% 8 72,7% 3 11 0,0% 199 160 312 83 330 161 386 150 3 4 5 2 5 9,0-10 SL TL SL 5,0-10 TL 0,0% 105 66,5% 0,4% 0,5% 1,3% 308 492 176 68,9% 83,0% 78,2% 27,3% 0,0% 11 100,0% 0,0% 0,0% 0,0% 2,4% 0,6% 0,0% 1,8% 0,0% 152 96 216 57 226 130 321 91 76,4% 60,0% 69,2% 68,7% 68,5% 80,7% 83,2% 60,7% 0,7% 235 79,7% 2 3 3 44 60 91 24 99 31 63 53 22,1% 37,5% 29,2% 28,9% 30,0% 19,3% 16,3% 35,3% 93 82 161 37 152 95 189 62 46,7% 51,3% 51,6% 44,6% 46,1% 59,0% 49,0% 41,3% 59 14 55 18 72 35 125 29 29,6% 8,8% 17,6% 21,7% 21,8% 21,7% 32,4% 19,3% 2 2 2 6 1,5% 2,5% 1,6% 2,4% 1,5% 0,0% 0,5% 4,0% 295 5 1,7% 55 18,6% 130 44,1% 103 34,9% 2 158 1 0,6% 29 18,4% 89 56,3% 39 24,7% 0,0% 128 81,0% 0,0% 49 21,4% 138 60,3% 42 18,3% 0,0% 180 78,6% 229 Trang 4 7 THPT Na Dương THPT Việt Bắc THPT Vân Nham THPT Tràng Định THPT Pác Khuông THPT DTNT tỉnh THPT Lương Văn Tri THPT Cao Lộc THPT Bắc Sơn THPT Hòa Bình Toàn tỉnh 244 2 0,8% 15 6,1% 135 55,3% 90 36,9% 331 5 1,5% 131 39,6% 162 48,9% 33 10,0% 297 5 1,7% 45 15,2% 133 44,8% 105 35,4% 425 10 2,4% 148 34,8% 185 43,5% 82 159 8 5,0% 84 52,8% 50 31,4% 0,0% 11 6,0% 90 182 2 0,8% 227 93,0% 0,0% 195 58,9% 3,0% 247 83,2% 19,3% 0,0% 267 62,8% 17 10,7% 0,0% 67 42,1% 49,5% 78 42,9% 3 1,6% 171 94,0% 9 316 2 0,6% 40 12,7% 165 52,2% 106 33,5% 3 0,9% 274 86,7% 493 359 192 6.895 8 3 1 104 1,6% 0,8% 0,5% 1,5% 100 42 17 1546 20,3% 11,7% 8,9% 22,4% 261 126 118 3370 52,9% 35,1% 61,5% 48,9% 121 174 56 1820 24,5% 48,5% 29,2% 26,4% 3 14 0,6% 3,9% 0,0% 0,8% 385 314 174 5245 78,1% 87,5% 90,6% 76,1% 55 * Nhận xét, đánh giá - Kết quả thi học kì 1 của bộ môn qua hai năm học khá cao và ổn định, không có sự thay đổi lớn, không có sự chênh lệch lớn với kết quả thi THPT Quốc gia. - Kết quả HS đạt điểm thi từ 5 trở lên giữa các nhà trường dao động từ 50% đến 100% + Cao nhất là THPT DL Ngô Thì Sỹ 100%, tiếp theo là THPT DTNtr đạt 84%. + Các đơn vị có kết quả thi HKI thấp là THPT Pác Khuông, THPT Việt Bắc (tỷ lệ điểm 5 trở lên đạt <60%). 3. Kết quả kiểm tra, tư vấn các trường THPT Từ tháng 1 năm 2019, Phòng GDTrH kết hợp với các phòng ban trong Sở GDĐT, giáo viên cốt cán các trường THPT trên toàn tỉnh tiến hành công tác tư vấn trực tiếp tại các cơ sở GD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tính đến thời điểm đầu tháng 3 năm 2019, có 23 trường THPT, TTGDTX trên toàn tỉnh đã được tư vấn, hỗ trợ về công tác ôn thi THPT Quốc gia. Kết quả cụ thể như sau: 3.1.Vềkế hoạch ôn thi THPT Quốc gia * Về cơ sở xây dựng kế hoạch - Ưu điểm: Các bộ môn xây dựng kế hoạch bộ môn, có sự phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. Các kế hoạch cơ bản bám theo hướng dẫn của Sở, có đầy đủ nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình thực hiện và đã được phê duyệt, một số kế hoạch đã được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. - Hạn chế: Một số trường chưa bám vào các văn bản chỉ đạo (VB 2147, 3234 của phòng GDTrH) và kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch bộ môn. Hầu hết các trường chưa phân tích kĩ thuận lợi và khó khăn về năng lực bộ môn của học sinh để đánh giá chính xác về năng lực học sinh so với yêu cầu, mức độ đề thi THPT Quốc gia. * Về nội dung của kế hoạch - Ưu điểm: + Về cơ bản các đơn vị đã phân bổ số tiết cho ôn tập phù hợp với tình hình thực tế của các nhà trường và theo yêu cầu của hội nghị từ năm 2018 (số tiết ôn tập tối thiểu là 70 tiết, tối đã là 134 tiết). + Các đơn vị đã có sự điều chỉnh số tiết, nội dung ôn tập bám sát cấu trúc, yêu cầu của đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào năm học 2018 – 2019. + Xác định đúng kiến thức trọng tâm, thời lượng ôn tập dành cho kiến thức lớp 12 và lớp 11 tương đối hợp lí. + Bên cạnh các tiết ôn tác phẩm, các tổ bộ môn của các nhà trường đã xây dựng các tiết rèn luyện kĩ năng, các chuyên đề ôn tập với các dạng bài, các tiết ôn luyện tổng hợp. Trang 5 - Hạn chế: + Sự sắp xếp thứ tự các tiết ôn tập chưa thật hợp lí (THPT Bình Độ, THPT Bắc Sơn + Thời lượng ôn tập dành cho từng nội dung ôn tập chưa phù hợp (THPT Na Dương, TTGDTX Lộc Bình) + Xây dựng các chuyên đề ôn tập chưa phổ quát, bám sát đề thi tham khảo của Bộ (THPT Tân Thành); chưa chú ý rèn kĩ năng gắn với các dạng bài tập (THPT Tràng Định) + Xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng ở các nội dung ôn tập cụ thể và vòng ôn luyện thứ ba còn lúng túng (THPT Vân Nham, THPT Bình Độ, THPT Na Dương, THPT Lộc Bình) Ví dụ: Kế hoạch ôn tập THPT Quốc gia môn Ngữ văn của THPT Bình Gia - Tổng số tiết: 80 tiết - Số tiết ôn kiến thức: 38 tiết - Số tiết RLKN: 38 tiết + Rèn kĩ năng đọc hiểu: 8 tiết + Rèn kĩ năng nghị luận xã hội: 7 tiết + Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học: 24 tiết (Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ (1 tiết), nghị luận về nhân vật (1 tiết), nghị luận về giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm văn xuôi (3 tiết), nghị luận tình huống truyện (2 tiết), luyện đề thơ (7 tiết), luyện đề văn xuôi (5 tiết), luyện đề tổng hợp (5 tiết) + Thi thử: 4 tiết - Những hạn chế: + Chưa xây dựng tiết chữa đề thi thử. + Dung lượng số tiết dành cho từng phần ôn tập chưa thật hợp lí (số tiết đọc hiểu và rèn kĩ năng viết đoạn văn NLXH ít). + Chưa xác định trọng tâm, trọng điểm kế hoạch ôn tập (chưa ôn các dạng bài nghị luận ý kiến bàn về văn học, nghị luận liên hệ, so sánh; chú trọng nhiều phần văn xuôi, xem nhẹ phần thơ). + Vòng 3 vẫn xây dựng nội dung ôn tập riêng dành cho đơn vị kiến thức lớp 10,11 (7 tiết) là không hợp lí. + Định hướng luyện đề chưa bám sát đề tham khảo của Bộ. 3.2. Về tiến độ ôn tập của các nhà trường - Về cơ bản, các tiến độ thực hiện kế hoạch ôn thi của các trường THPT đảm bảo. - Số tiết đã thực hiện nhiều nhất tính đến 28.2 theo báo cáo của các trường là THPT Tú Đoạn (42/75 tiết), THPT Đồng Đăng (47/100 tiết), THPT Hữu Lũng (46/80 tiết). - Số tiết đã thực hiện ít nhất: THPT Vũ Lễ ( 18/110 tiết), TTGDTX Lộc Bình (10/80 tiết), THPT Tân Thành (28/134 tiết), THPT Đồng Bành (15/70 tiết), TTGDTX Bắc Sơn (28/100 tiết), TTGDTX Chi Lăng (15/72 tiết). Đặc biệt, tiến độ của các TTGDTX rất chậm, cần đẩy nhanh vòng bồi dưỡng kiến thức để bước vào ôn thi THPT Quốc gia. 3.3. Về hồ sơ, giáo án, phương pháp ôn tập - Tổ bộ môn, giáo viên có đầy đủ hồ sơ, giáo án ôn tập. Giáo án được phê duyệt của Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn; có đầy đủ các bước lên lớp và tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp. - Giáo viên có khả năng bao quát lớp, có phương pháp ôn tập phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Hầu hết các giáo án chưa thể hiện rõ phương pháp ôn luyện, đặc biệt là với đối tượng học sinh yếu kém; chưa chú ý dạy học phân hóa trong 1 tiết ôn tập; hệ thống đề luyện tập, rèn kĩ năng chưa bám sát đề tham khảo của Bộ. Trang 6 Thực tế trên yêu cầu Hội nghị sẽ phải thảo luận, trao đổi làm rõ hơn những nội dung sau: - Định hướng xây dựng kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia. - Phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập, rèn kĩ năng đọc hiểu. - Phương pháp hướng dẫn học sinh ôn tập, rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Phương pháp hướng dẫn học sinh ôn luyện, rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học. II. Định hướng xây dựng; tổ chức thực hiện và kiểm soát tiến độ, nội dung kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia 1. Đối với các nhà trường - Đối với các đơn vị có số tiết ôn tập còn nhiều (>40 tiết/lớp) cần bố trí xếp TKB cho ôn tập hợp lí, tránh dồn ép chương trình. Tập trung bố trí các giờ ôn tập trong các tháng 3,4,5/2019. - Các nhà trường rà soát, xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch ôn thi cụ thể, rõ ràng, gắn với các mốc thời gian cụ thể. - Rà soát, quản lí chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, tránh cắt xén chương trình. 2. Đối với tổ chuyên môn - Xây dựng tổng số tiết ôn thi khả thi, đảm bảo có thể thực hiện đúng, đủ, đúng tiến độ. - Điều chỉnh kế hoạch ôn thi đảm bảo khoa học, cụ thể, phù hợp, gắn với tình hình thực tế của nhà trường; xây dựng thời lượng, thời gian ôn tập mang tính khả thi. Chú ý một số nội dung sau: + Cân đối số tiết giữa ôn luyện kiến thức (các tác phẩm) và rèn luyện kĩ năng (đọc hiểu, viết đoạn, viết bài). + Xây dựng dung lượng số tiết dành cho từng nội dung ôn tập (đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học) dựa trên biểu điểm bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn và tình hình thực tế về năng lực bộ môn của học sinh. + Rà soát, bổ sung các chuyên đề ôn tập còn thiếu gắn với từng dạng bài (nghị luận so sánh, liên hệ; nghị luận về ý kiến bàn về văn học) + Định hướng rõ kĩ năng cần đạt ở các tiết RLKN, tránh tình trạng chỉ tập trung vào 1, 2 dạng bài NLVH. + Đối với vòng ôn tập thứ 3: xây dựng các chuyên đề ôn tập (CĐ đọc hiểu, CĐ về thơ, CĐ về văn xuôi); tăng cường luyện đề tổng hợp. - Tích cực chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng sinh hoạt theo chuyên đề, theo nghiên cứu bài học, phân tích kĩ đề minh họa của Bộ để đánh giá chất lượng học sinh và xây dựng chiến lược ôn tập phù hợp; tăng cường dự và kiểm tra các tiết ôn tập của giáo viên. 3. Đối với giáo viên ôn tập - Chú ý dạy học phân hóa nhiều cấp độ (trong 1 tiết, 1 lớp, 1 đơn vị kiến thức…); áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý đến khâu chuẩn bị bài ở nhà, hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà. - Ôn tập tiến hành đồng thời với kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức và theo hướng đổi mới. Trang 7 PHẦN 2 MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ THAM LUẬN CHUYÊN ĐỀ 1: PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2019 Trương Hồng Duyên- TPCM Trường THPT Cao Lộc Từ năm 2014, đề thi môn Ngữ văn đã có sự thay đổi lớn với hai phần đọc hiểu và làm văn. Sự thay đổi này xuất phát từ xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá:đi từ sự ghi nhớ kiến thức của học sinh (do thầy cô đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ) sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình tìm hiểu, cảm thụ, khám phá). Đổi mới này đã phát triển được năng lực của người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Những thay đổi nói trên đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải năm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để tổ chức các hoạt động ôn tập phù hợp, hiệu quả. Từ thực tế giảng dạy, cá nhân tôi tham vấn một số phương pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh như sau: I. Nắm được cấu trúc phần đọc - hiểu Cấu trúc phần đọc hiểu thường chia làm 2 phần: phần văn bản ngữ liệu và phần câu hỏi - Văn bản: Có thể ở trong SGK hoặc nằm ngoài SGK. - Sau đoạn ngữ liệu sẽ là các câu hỏi (thường gồm 4 câu), được chia theo các mức độ từ dễ đến khó theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Các cấp độ này có thể không chia tách độc lập mà đan cài vào nhau trong cùng một câu hỏi. Ví dụ đề minh họa 2019 Đọc đoạn trích dưới đây: Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt.Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó.Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa”. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi và không bao giờ phát triển. (John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1.Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích. Trang 8 Câu 2.Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3.Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? Câu 4.Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? Rèn kỹ năng cho học sinh: Kỹ năng đọc hiểu văn bản là kỹ năng cơ bản mà giáo viên Ngữ văn cần phải hình thành cho học sinh trong suốt quá trình học tập (cùng với 2 kỹ năng viết và tạo lập văn bản). Để làm được điều này đòi hỏi người học phải có năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên nền tảng kiến thức cơ bản. 1. Kĩ năng đọc - Không nên quan tâm đến văn bản ngay mà nên quan tâm đến hệ thống câu hỏi sau đó mới quay ngược trở lại đọc văn bản. - Đọc kĩ ngữ liệu và các yêu cầu từ ngữ liệu để chuẩn bị thực hiện các yêu cầu -Xác định xem văn bản thuộc thể loại nào: văn bản văn học hay văn bản thông tin. Cần xác đinh nội dung văn bản: căn cứ vào câu chủ đề, nhan đề, các từ khóa ở phần văn bản 2. Kĩ năng nhận diện câu hỏi GV hướng dẫn học sinh căn cứ vào câu lệnh (câu hỏi) để từ đó xác định phạm vi câu trả lời. Có thể dựa theo các căn cứ sau: - Căn cứ vào các từ chỉ số lượng: Các, những Câu trả lời sẽ phải bằng hoặc lớn hơn 2 p. án Chính, chủ yếu Chỉ nêu 1, 2 p.án trả lời Chỉ hỏi chung, ko có từ chỉ số lượng Lớn hơn hoặc bằng 1 phương án trả lời. Căn cứ vào từ hỏi để xác định mức độ của câu hỏi + Mức độ nhận biết thường được hỏi dưới các dạng như: hãy chỉ ra; nêu..; căn cứ vào văn bản; theo tác giả,… Câu 1. Chỉ ratác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích) + Mức độ thông hiểu thường được hỏi dưới các dạng như: anh/ chị hiểu thế nào; theo anh/chị; tác dụng; ý nghĩa,… Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì? + Mức độ vận dụng thường được hỏi dưới các dạng như: vì sao; đúng – sai; đồng tình hay không đồng tình; nêu ý kiến; giải pháp,… Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao? 3. Kỹ năng trả lời câu hỏi. 3.1. Câu hỏi nhận biết 3.1.1. Chú ý phân biệt sự khác nhau giữa Phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt (Học sinh thường nhầm lần 2 khái niệm này). - Một số dấu hiệu nhận biết các phương thức biểu đạt thường gặp trong đề thi Phương thức biểu đạt Dấu hiệu nhận biết Tự sự - Nhân vật (nhân vật có tính cách) - Có cốt truyện, chi tiết Trang 9 - Có sự kiện kể theo thời gian, không gian, tâm tưởng… - Ngôi kể (phương thức trần thuật) - Gồm luận điểm lớn và các luận điểm nhỏ. - Các luận cứ, luận chứng phải hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Nghị luận - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; thể hiện quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề cuộc sống. - Sử dụng nhiều thao tác lập luận. Miêu tả - Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh,... - Sử dụng nhiều động từ, tính từ, các biện pháp tu từ. Biểu cảm Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới. - Một số dấu hiệu nhận biết các phong cách ngôn ngữ thường gặp trong đề thi Phong cách ngôn ngữ Dấu hiệu nhận biết Nghệ thuật Chú ý đến hình tượng nghệ thuật, sử dụng đa dạng, phát huy triệt để giá trị của các biện pháp tu từ ngữ âm – ngữ pháp – ngữ nghĩa Báo chí Chú ý đến hệ thống các từ ngữ tùy theo lĩnh vực bài báo hướng đến và các thông tin có tính thời sự (thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện, nguyên nhân, cách thức…) Chính luận Chú ý đến sự có mặt của lớp từ chính trị (lập pháp, hành pháp, tư pháp, giai cấp, thể chế, chuyên chế, tư bản, dân chủ, cách mạng…), những cấu trúc có kết cấu tầng bậc làm cho tư tưởng nêu ra được xác định chặt chẽ. Khoa học Chú ý đến hệ thống các thuật ngữ khoa học; thường sử dụng câu điều kiện – hệ quả, những cấu trúc câu khuyết chủ ngữ, hoặc có chủ ngữ không xác định. Sinh hoạt Có lớp từ khẩu ngữ (hết xảy, hết ý, hết sức, cút, chuồn,..), dùng từ địa phương, tiếng lóng; thường sử dụng câu đơn, sử dụng đa dạng kết cấu tỉnh lược có xen yếu tố dư, lặp lại. * Khi biên soạn đề đọc – hiểu và hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên chú ý yêu cầu học sinh xác định cả phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ trong cùng một ngữ liệu để học sinh không nhầm lẫn hai khái niệm đó: Ví dụ: Văn bản Thư của cha – Nguyên Hương Đọc văn bản sau và xác định phong cách ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt chính: Trang 10 Giấy báo con đậu đại học Mẹ mừng quýnh vấp bờ nương Cha mừng buông rơi cán cuốc Vùng kinh tế mới tưng bừng Vội bán non hai sào đậu Cho con hành trang lên đường “Thị thành xa hoa rực rỡ Mình nghèo ráng học nghe con” Con đi việc nhà dồn lại Vai mẹ thêm gầy mẹ ơi! Bầy em vẫn còn thơ dại Mình cha cặm cụi trên đồi Thư cha đến giữa giảng đường Con đọc quên nghe thầy giảng Lá thư còn đọng mùi hương Cỏ rơm, đất bùn, mưa nắng… “Việc đồng dạo này bận quá Nhớ con không biết làm xao Con hãy dữ dìng sức khỏe À nhà vừa bán con heo…” Thư viết đầy lỗi chính tả Con bật khóc giữa giảng đường Vòng tay nuôi con khôn lớn Lần đầu cầm bút rưng rưng… (Thư của cha, Nguyên Hương)  Trả lời: - Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật 3.1.2. Phân biệt hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ a. Giống nhau  Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.  Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.  Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc b. Khác nhau - Cơ sở liên tưởng khác nhau:  Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn. Ví dụ : Thuyền về có nhớ bến chăng? - Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ. Trang 11 thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động) bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)  Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề Ví dụ : Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc 3.2. Câu hỏi thông hiểu Dạng câu hỏi Gợi ý cách trả lời - Nêu nội dung của văn bản - Nêu cách hiểu 1 câu, 1 thông điệp trích từ văn bản Trả lời 2 câu hỏi: - Văn bản nói về/ đề cập đến điều gì? - Nói về vấn đề ấy nhằm mục đích gì/ với thái độ nào? Gồm 3 bước: - Bước 1: Đọc văn bản, cố gắng xác định thái độ chung (tích cực - trung hòa – tiêu cực) - Bước 2: Căn cứ thái độ ấy lựa chọn cụm từ phù hợp + Tích cực: ngợi ca, đề cao, trân trọng, khâm phục, biết ơn, xót xa, bênh vực, đồng cảm, chia sẻ,... Xác định tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản + Trung hòa: khẳng định, lo ngại, cảnh báo, cảnh tỉnh... + Tiêu cực: phê phán, lên án, đả kích, châm biếm... - Bước 3: Căn cứ vào phần trên phát biểu nội dung với cụm từ phù hợp + Thông qua văn bản, tác giả đã... + Đồng thời người viết cũng thể hiện thái độ... * Lưu ý: Trả lời câu hỏi đọc – hiểu thường chỉ cần tìm trong ngữ liệu. Ví dụ: Văn bản Thư của cha – Nguyên Hương - Nội dung chính của văn bản: Văn bản thuật lại những cảm xúc tự hào, hạnh phúc của đấng sinh thành khi nhân vật trữ tình thi đậu đại học. - Tình cảm, thái độ của tác giả: ca ngợi tình yêu thương và đức hi sinh vô bờ của cha mẹ để con cái có thể thực hiện ước mơ của mình Trang 12 3.3. Câu hỏi vận dụng Dạng câu hỏi Gợi ý cách trả lời - Cố gắng tìm ra 2 thông điệp Nêu thông điệp của văn bản  Nếu gặp khó khăn thì căn cứ vào 2 nội dung sau: phần trả lời của các câu trên và vấn đề được nêu ra trong câu nghị luận xã hội Gồm 2 bước: - Bước 1: Nêu rõ thái độ những câu như sau: Trình bày quan điểm về ý kiến trong văn bản + Đồng ý: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng/ rất đúng đắn/ rất hợp lí/ rất chính xác. + Không đồng ý:Ý kiến trên chưa chính xác/ thiếu hợp lí/ còn nhiều hạn chế. - Bước 2: Nêu 3 nguyên nhân để bảo vệ quan điểm, trình bày thành các ý lùi đầu dòng. Ví dụ: Văn bản Thư của cha – Nguyên Hương Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của người cha gửi cho con qua khổ thơ sau: “Việc đồng dạo này bận quá Nhớ con không biết làm xao Con hãy dữ dìng sức khỏe À nhà vừa bán con heo…”  Nhận xét việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả: Điều này thể hiện được sự chân thật, lam lũ của người cha và tình yêu thương chân thành, bình dị và sâu đậm của người cha dành cho con. Đồng thời, việc này cũng bộc lộ rõ được tình yêu thương, lòng trân trọng đầy thấm thía của nhân vật trữ tình dành cho cha của mình. III. Một số lưu ý chung 1. Về trình bày Học sinh cần phải trình bày khoa học, không nên tẩy xóa , viết chèn dòng trong bài. Nếu có sai thì gạch chéo và làm lại. Cần dùng các kí hiệu thống nhất với đề bài 2. Về nhận diện câu hỏi Đọc kĩ yêu cầu đề để xác định nội dung câu hỏi có mấy ý, từ đó trả lời cho đúng, trúng vấn đề. + Ví dụ nếu đề hỏi chỉ ra các phương thức/ các thao tác lập luận trong văn bản trên thì câu trả lời sẽ từ hai phương thức/ hai thao tác trở lên. Nhưng nếu câu hỏi chỉ ra thao tác nào/ phương thức nào là chính hoặc chủ yếu thì câu trả lời chỉ là một phương thức/ một thao tác. + Nếu trong câu hỏi có các cụm từ: theo tác giả, trong đoạn trích... thì học sinh chỉ cần tìm câu trả lời trong chính văn bản. 3. Về cách trả lời và thời gian làm bài Văn bản đọc hiểu thường không dài nên yêu cầu học sinh đọc văn bản để chọn câu trả lời cho phù hợp. Các em cần đọc lướt để tìm chủ đề hoặc ý chính, đọc kĩ để tìm chi tiết, Trang 13 thông tin. Câu trả lời cần trực tiếp, ngắn gọn, chính xác, đầy đủ. Hỏi gì trả lời đó, không trả lời thừa. Phần câu hỏi vận dụng thường chỉ trả lời trong khoảng 5 – 7 câu (không quá 10 dòng) Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn là 120 phút cho nên phần đọc hiểu học sinh chỉ nên sử dụng từ 15 đến 20 phút. Vì vậy câu trả lời phải ngắn ngọn, chính xác và đầy đủ, tuyệt đối không lan man, dài dòng. IV. Một số đề đọc hiểu tham khảo Đề 1. Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: Muốn trở thành người giá trị, đầu tiên hãy làm cho mọi lời nói của bạn có giá trị. Nếu bạn hứa sẽ dạy đứa em học thêm toán, hãy làm điều đó.Nếu bạn hứa với ba mẹ sẽ đi chơi về đúng giờ, hãy về đúng giờ. Nếu bạn hứa sẽ gặp ai đó, đừng quên mất họ. Khi bạn tự hứa sẽ không nói dối, không hút thuốc nữa…hãy cố gắng bằng mọi cách thực hiện nó. Bạn sẽ không thể sống thoải mái khi tâm khảm tự đánh giá mình là một người thất hứa, một người không giữ lời, một người yếu đuối và vô trách nhiệm. Không nhất thiết phải có từ “tôi hứa” thì mới là lời hứa. Một câu nói, một câu khẳng định, lời đề nghị trong câu chuyện thông thường đều có thể xem như là lời hứa. Việc thất hứa ảnh hưởng tới cách người khác nhìn nhận và đánh giá về bạn. Hãy thử hứa gì đó và quên nó đi một vài lần, lời nói của bạn sẽ chẳng còn tí giá trị nào với ai cả. Nhưng, nếu như bạn có thể giữ đúng lời hứa, lời nói của mình, tôi dám chắc mọi lời nói của bạn về sau đều có trọng lượng và đáng giá. Giữ được lời hứa với mọi người, bạn sẽ có lòng tin và giữ được nhiều thứ khác nữa. Giữ lời hứa, chính là tạo danh dự cho bản thân, thể hiện bạn là người tự trọng và có tinh thần trách nhiệm. Nuốt lời hay thất hứa, cũng giống như kẻ nói dối, kẻ ba hoa hay thùng rỗng kêu to vậy. Chẳng ai đánh giá cao những người đó. Vậy nên, để khiến bản thân giá trị, hãy làm cho lời nói của bạn có giá trị như chính con người bạn. (Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, Nxb Thế giới, tr.86-88, 2017) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Văn bản đã chỉ ra việc thất hứa có tác hại như thế nào? Câu 3: Xác định nội dung của văn bản Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Giữ lời hứa, chính là tạo dựng danh dự cho bản thân, thể hiện bạn là người tự trọng và có tinh thần trách nhiệm” không? Vì sao? Đề 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi … Mùa lúa chét rộn rã quê nhà. Hừng đông tôi theo ông ra đồng mót những bông lúa chét1 co ro trong mùa đông cô lạnh trong niềm nuối tiếc khôn nguôi khi từ giã đám trẻ quanh sân lúa. Những bông lúa chét trơ vơ vương vãi khắp cánh đồng, dấu chân ông bấu vào đất, nước lạnh căm căm. Bình minh lên cũng thập thững phía bên kia đồi, tia nắng yếu ớt không làm cho cơn gió mùa ấm dần lên. Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn sót lại. Cánh đồng mênh mang gốc rạ, ông vạch tìm từng bông lúa còn nấp mình trong cỏ. Khói đốt đồng bảng lảng vờn quanh xóm nhỏ, gió đồng thổi rưng rức rít vào da thịt. Đám cỏ khô ngún cháy bừng bừng, khói dày đặc vẽ lên nền trời đồng những mảng khói mơ hồ thê thiết. Tôi thích nhìn những ngọn khói vô tình bay lên rồi tan biến. Để những điều mông muội theo từng đợt khói hòa vào trời đông tê cóng. Tôi theo ông qua từng cánh đồng. Lúa chét không nhiều mà hạt lúa cũng không căng mẩy. Nhưng nó là món quà cho những năm thiếu gạo, cho những tháng ngày túng quẫn. Những cánh đồng cứ nối dài theo mỗi bước ông đi. Ông nâng niu những bông lúa mà người ta đã bỏ quên, để chia sẻ một phần cơ cực cho gia đình. Dáng ông nhỏ nhoi giữa đồng, cơn gió mùa thổi qua chạm vào những nốt đồi mồi đã 1 Trang 14 kéo dày trên người ông. Tôi lặng bước bên ông, để cố nhặt thật nhiều bông lúa. Để khỏi nhìn thấy ông cả đời cúi mình trước lúa. Ông vẫn bảo: "Cây lúa cúi càng thấp thì càng nhiều hạt. Đời người đừng quá vội ngẩng cao đầu". Tôi vẫn nhớ lời ông dạy vào những ngày đông rét mướt, để an yên bước qua những ngày tất tưởi… (Trích Gió đồng đương thổi, Nguyên Khối, theo, ngày 09/12/2016) Câu 1. Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 3. Vì sao hai ông cháu lại đi mót lúa chét? Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về chi tiết: Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn sót lại. Gợi ý trả lời Đề 1 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 - Tác hại của việc thất hứa: 0,5 + Khiến chúng ta không thể sống thoải mái với lương tâm của mình. + Lời nói của chúng ta sẽ chẳng còn giá trị nào với ai cả, mất lòng tin và nhiều thứ khác nữa trong mối quan hệ với mọi người. 3 - Nội dung của văn bản: 1,0 + Với những lí lẽ cụ thể, xác đáng, văn bản thể hiện quan điểm đúng đắn của tác giả về sức mạnh của lời hứa trong việc xây dựng giá trị và niềm tin của mỗi con người. + Qua đó, tác gỉa cũng khẳng định mỗi cá nhân cần coi trọng việc giữ lời hứa với mọi người, rèn luyện thói quen dám chịu trách nhiệm với những hành động của mình. 4 - Ý kiến trên hoàn toàn đúng. 1,0 - Học sinh có thể đưa ra nhiều cách lí giải, đảm bảo hợp lí, thuyết phục. - Câu trả lời gợi ý: + Khi nói được làm được, lời nói của ta sẽ có trọng lượng và đáng giá, sẽ nhận được sự tin tưởng của những người xung quanh. + Thực hiện lời hứa là cách chúng ta tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác. Đề 2 Câu 1 2 3 4 Nội dung ĐỌC HIỂU - Thí sinh có thể chỉ ra 02 trong số các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận. - Nội dung của đoạn trích: Kí ức của người cháu về những năm tháng nghèo khó, cùng ông đi mót lúa chét. - Hai ông cháu đi mót lúa chét để có thêm chút lúa (gạo) chia sẻ một phần cơ cực của gia đình, cùng bước qua những ngày túng quẫn, đói kém. - Thí sinh chọn một chi tiết bất kì trong đoạn trích để bày tỏ cảm nhận, ví dụ: dấu chân ông bấu vào đất, nước lạnh căm căm/ Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn sót lại./ Dáng ông nhỏ nhoi giữa đồng, cơn gió mùa thổi qua chạm vào những nốt đồi mồi đã kéo dày trên người ông… - Thí sinh phải lí giải được một cách hợp lí, thuyết phục vì sao lại có cảm Trang 15 Điểm 3,0 0,5 0,5 1,0 1,0 xúc sâu đậm với chi tiết đó. CHUYÊN ĐỀ 2: PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNGVIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Xà HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ THI MINH HỌA THPTQG 2019 Vũ Trúc Hà- CV Phòng GDTrH I. YÊU CẦU CỦA MỘT BÀI VĂN NLXH 1. Khái niệm NLXH “Nghị luận” là dùng lí luận để phân tích ý nghĩa phải trái, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn “xã hội”: có thể hiểu là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ... Từ đó, ta có thể hiểu NLXH là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. 2. Yêu cầu của một bài NLXH - Đảm bảo kỹ năng nghị luận nói chung: tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục bằng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ. - Đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị- xã hội: những hiểu biết về chính trịpháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí- xã hội...những tin tức thời sự cập nhật... Đoạn văn phải thể hiện được những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề nghị luận. - Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng tiến bộ, cao đẹp, hướng tới chân, thiện mĩ; vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội...để bàn bạc, phân tích, khen chê và đề xuất ý kiến. 3. Các dạng đề NLXH chính - Bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Bàn về một hiện tượng xã hội. - Bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. II. PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NLXH THEO HƯỚNGĐỀ MINH HỌA THPTQG 1. Ôn tập, củng cố các kiến thức công cụ 1.1. Kiến thức về đoạn văn Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong một đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn vài dòng cũng không bị trừ điểm ( tối đa 1 trang giấy thi). Để làm bài HS cần hiểu được kiến thức về đoạn văn(đã học ở cấp 2). Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh trong hệ thống ý hướng tới chủ đề chung của văn bản. Đoạn văn được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Cấu trúc một đoạn văn: Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. + Từ ngữ chủ đề: là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. + Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái quát, ý nghĩa ngắn gọn. Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. + Các câu trong đoạn: Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn; trình bày theo các phép diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp… Trang 16 - Mỗi đoạn văn nằm trong một văn bản và thực hiện một luận điểm của văn bản. Khi đặt bút viết, HS cần trả lời câu hỏi: chủ đề/ luận điểm đoạn văn mình viết là gì? Để làm sáng tỏ chủ đề/ luận điểm ấy, cần phải nêu luận cứ cụ thể nào? Vì vậy, khi viết đoạn văn, có một điều quan trọng hs cần nắm vững đó là bố cục cơ bản của một đoạn văn NLXH, cách triển khai ý, cách viết câu...Trong khi viết đoạn văn, Hs sử dụng các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, so sánh, bình luận... Trong Hướng dẫn chấm thi của Bộ năm 2018, có lưu ý GV khi chấm: không cho điểm tối đa đối với các bài làm có cách triển khai ý như 1 bài văn! Đây chính là kỹ năng cứng mà HS cần thiết phải có. 1.2. Kiến thức về kiểu bài 1.2.1. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (cấu trúc của kiểu bài này có thể tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước) 1.2.2. Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (cấu trúc của kiểu bài này có thể tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước) 1.2.3. Kiểu bài về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (cấu trúc của kiểu bài này có thể tham khảo trong các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn những năm trước) 1. Rèn kĩ năng phân tích đề Các đề thi chính thức năm 2017, 2018, 2019 có những yêu cầu như sau: * Đề thi THPT QG 2017: Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống. * Đề thi THPT QG năm 2018: Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. * Đề thi minh họa QG năm 2019: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống. - Như vậy: +Về hình thức: viếtđoạn văn khoảng 200 chữ. + Về nội dung: Thay vì nghị luận một vấn đề trọn vẹn, đề chỉ yêu cầu nghị luận về một khía cạnh nội dung của vấn đề. + Về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. + Về phạm vi tư liệu, dẫn chứng: trong đời sống. Để xác định đúng các yêu cầu trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu trọng tâm (lệnh chính – lệnh phụ của đề và phạm vi dẫn chứng cần sử dụng) bằng cách gạch chân từ - cụm từ quan trọng trong đề. 2.2. Rèn kĩ năng lập ý(nghị luận về một khía cạnh nội dung của vấn đề) - Phần mở đoạn (nêu vấn đề): Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần bàn luận. Phần này yêu cầu viết ngắn gọn, chính xác, nhất thiết phải nêu được vấn đề theo yêu cầu của đề bài (vốn được nêu ra ở câu lệnh của đề bài). Phần mở đoạn học sinh tránh diễn giải dài dòng, chỉ nêu ý khái quát. Dung lượng nằm ở khoảng 2-3 dòng để mở đoạn. Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì? Nên viết theo hướng: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào (hoặc không dẫn nguyên câu thì trích vào cụm từ khóa). -Phần Thân đoạn (giải quyết vấn đề): + Giải thích khái niệm (nếu có), tức là trả lời câu hỏi “là gì?” Phần này có thể giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ ( nếu là đề bàn về tư tưởng đạo lý), hoặc giải thích hiện tượng đời sống ( nếu đề bàn về hiện tượng đời sống)… tùy theo từng vấn đề mà phải giải thích các cụm từ khóa, cả câu..phần này dung lượng khoảng 3-4 dòng. Trang 17 + Bàn luận: bàn luận thẳng vào khía cạnh nội dung đề yêu cầu. Tránh phân tích biểu hiện, lý giải dài dòng. Dung lượng nằm trong khoảng 12 dòng. Bàn luận về vấn đề, đánh giá phẩm chất, hiện tượng…, đặt ra một số câu hỏi lật ngược lại vấn đề, nhìn vấn đề sâu hơn ở nhiều góc độ… Ví dụ hiện tượng,phẩm chất,ý kiến ấy có luôn đúng, sai, tốt, xấu?  Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.  Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)  Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình. Kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động 3,4 dòng Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ (tương đương trên 20 dòng). Để viết được đoạn văn nghị luận xã hội đạt điểm cao, ngoài những kỹ năng cứng như trên, HS cần có những kỹ năng mềm như nắm bắt tình hình xã hội, những vấn đề nóng của XH đang diễn ra mang tính thời sự... HS bắt buộc phải đưa dẫn chứng vào bài làm nhưng tránh đưa vào bài quá nhiều dẫn chứng hoặc những dẫn chứng đã quá quen nhàm. Tránh hô khẩu hiệu, lan man, dài dòng. 3. Những tồn tại cần lưu ý - Trong Hướng dẫn châm thi của Bộ năm 2018, có lưu ý GV khi chấm: không cho điểm tối đa đối với các bài làm có cách triển khai ý như 1 bài văn! -Hiện nay, vẫn tồn tại một hiện tượng đáng ngại, đó là có những giáo viên tuy nắm bắt chính xác tinh thần của Bộ, hiểu yêu cầu về nội dung và hình thức một đoạn văn, nhưng bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, lo lắng cái đúng có nguy cơ bị cái sai lấn át, lo học sinh mình thiệt thòi, mất điểm, đành khuyên trò "thừa hơn thiếu cho yên tâm" nên đã dạy cho HS viết đoạn văn như một bài văn thu nhỏ.Điều này kiến cho bài làm của HS sai về vấn đề nghị luận/ Thứ hai, sai về cấu trúc nội dung của đoạn văn!Đó cũng là nguyên nhân khiến cái sai ngày càng lan rộng, và mặc nhiên thành một giải pháp an toàn(!). -Ngoài ra, cũng còn hiện tượng một số thầy cô khi ra đề NLXH chưa thật lưu tâm trong câu lệnh, có khi yêu cầu "viết bài luận khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về...." thay vì yêu cầu "viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về..."! Sự thiếu nhất quán khi dùng thuật ngữ "bài văn/ đoạn văn" cũng là nguyên nhân khiến học trò băn khoăn khi triển khai ý cho đoạn văn NLXH! III. Một số đề tham khảo Đề số 1: “Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người mơ ước gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với mơ ước ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay quá xa và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn. Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào là tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy để trân trọng không phải để mặc cảm, để bình thản tiến bước Trang 18 không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả là kỹ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính. Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.” Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề được nêu ra trong phần đọc hiểu:“Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.” Đề số 2: “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. đầu tiên bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm…. Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được người khác thừa nhận và yêu mến hơn.” (Tuổi trẻ.vn – Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách”. Đề số 3: Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người. Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả. Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình. (Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinno) Trang 19 Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”được gợi ra ở phần Đọc hiểu. Gợi ý: Đề 1 Câu/Ý Nội dung Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của Anh/Chị về vấn đề được nêu ra trong phần đọc hiểu: “Ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.” a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ước mơ và cách thức thực hiện ước mơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận:Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Trong đó cần thể hiện được: - Giải thích ý kiến: + Ước mơ: là khát vọng, là những điều tốt đẹp mà mỗi chúng ta hướng tới, muốn đạt được trong tương lai. + Cách thực hiện ước mơ: là hành động cụ thể để thực hiện những dự định mình đặt ra. + Cả ý kiến muốn nhấn mạnh, ước mơ là ý tưởng, là suy nghĩ, muốn biến nó thành hiện thực phải hành động. Nếu chỉ suy nghĩ, chỉ có ý tưởng thì nó sẽ chẳng đem lại cho mình kết quả gì. Còn nếu bắt tay vào thực hiện thì mình sẽ đạt được điều mình muốn. - Bàn luận/nêu suy nghĩ: + Sự khác biệt giữa ước mơ và cách thực hiện ước mơ. + Vai trò của ước mơ trong cuộc đời mỗi người: Ở đời ai cũng có ước mơ, có những người ước mơ cao siêu, vượt khả năng, có những người lại ước mơ quá nhỏ so với khả năng mình có, cũng có những người biết mình lài ai để xác định mục tiêu phù hợp với năng lực của mình. + Vậy nên, có những người thành đạt và những người chưa thành đạt: Thành đạt vì họ có ước mơ, họ đã thành công với ước mơ của họ. Chưa thành đạt là họ chưa đạt được những gì họ ước mơ. + Cách để biến ước mơ thành hiện thực: có ước mơ và sau đó là có hành động cho ước mơ. Hành động là cả một hành trình. Hành trình sẽ có cả sự suôn sẻ và vấp ngã. Vấp ngã lại đứng lên, có thể là tìm mọi cách để đứng lên. Và cuối cùng sẽ là thành công. - Bài học: Hãy xác định mục tiêu cho tương lai và hành động để thực hiện mục tiêu ấy. Trang 20 Điểm 2.0 0.25 0.25 1.0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan