Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tài liệu ôn thi địa lí 11...

Tài liệu Tài liệu ôn thi địa lí 11

.DOCX
35
572
149

Mô tả:

Bài 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM - Trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, có sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế. => Dựa vào trình độ phát triển kinh tế người ta chia các nước thành 2 nhóm: các nước phát triển và các nước đang phát triển. - Sự phân chia dựa trên cơ sở : + Đặc điểm phát triển dân số( tuổi thọ,tỷ lệ tăng ds,cơ cấu dân số theo tuổi..) + Các chỉ số xã hội( y tế,giáo dục,phúc lợi xã hội..) + Tổng GDP và GDP/người. (GDP là tổng sản phẩm trong nước) + Cơ cấu kinh tế - Các nước công nghiệp mới (NICs) là những nước đạt được những trình độ nhất định về CN. ? Dựa vào Hình 1(SGK) Nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người ? II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA CÁC NHÓM NƯỚC: - GDP/người có sự chênh lệch: Các nước phát triển có GDP/người cao, các nước đang phát triển có GDP/ngươi thấp - Cơ cấu kinh tế có sự khác nhau: Giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… - Có sự khác biệt về các chỉ số XH: Tuổi thọ, giáo dục, y tế….. III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI: - Đặc điểm: + Xuất hiện cuối thế kỳ XX đầu thế kỷ XXI + Công nghệ cao xuất hiện với hàm lượng tri thức lớn + 4 trụ cột quan trọng của cuộc cách mạng là: công nghệ sinh học, vật liệu, năng lương và thông tin. Trang 1 - Tác động: + Xuất hiện nhiều ngành mới nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp: sản xuất phần mềm, công nghệ gen; các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức: bảo hiểm, viễn thông. + Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ, tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trong công nghiệp và nông nghiệp. + Nền kinh tế tri thức xuất hiện dựa trên tri thức, công nghệ cao ? Nêu một số thành tựu do bốn công nghệ trụ cột tạo ra? ? Kể tên một số ngành dịch vụ cần đến nhiều tri thức? Câu hỏi 1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm đang phát triển? 2. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế ? 3. Làm bài tập 3 SGK 4. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế - xã hội thế giới? 5. Tại sao các nước phát triển đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật? 6. Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế công nghiệp? ---------------------------------------------------------------Bài 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Toàn cầu hóa: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: a. Thương mại thế giới phát triển mạnh: tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới. Vai trò của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). b. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: từ năm 1990 đến năm 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Hàng vạn ngân hàng được kết nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn thế giới. d. Các công ty xuyên quốc gia được hình thành và có ảnh hưởng ngày càng lớn: các công ty xuyên quốc gia có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. 2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế : a. Tích cực: - Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế. b. Tiêu cực: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo...... II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. a. Nguyên nhân hình thành: - Do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau. Trang 2 - Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng để cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác (hoặc quốc gia lớn khác). b. Các tổ chức lớn: + Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) + Liên minh châu Âu (EU) + Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) + Diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (APEC) + Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR). - Dựa vào bảng 2 (sgk) So sánh số dân và GDP của các tổ chức kinh tế khu vực? 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế a. Mặt tích cực: - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ. - Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia, tạo thị trường khu vực lớn hơn. - Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. b. Mặt tiêu cực: - Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền lực quốc gia. - Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm… Câu hỏi và bài tập 1. Toàn cầu hóa là gì? Tại sao toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay ? 2. Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế ? Hệ quả xu hướng toàn cầu hóa? 3. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? Hệ quả của khu vực hóa kinh tế? 4. Xác định tên các nước thành viên của các tổ chức kinh tế trên bản đồ thế giới ? 5. Nêu tổ chức có nhiều thành viên nhất, ít thành viên nhất, GDP cao nhất, GDP/người cao nhất, GDP/người thấp nhất? ----------------------------------------------------------------------------Bài 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU I. DÂN SỐ 1. Bùng nổ dân số: Biểu đồ quy mô dân số thế giới giai đoạn 1960-2010 Trang 3 - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ XX. Năm 2005 đã đạt 6477 triệu người. ( hiện nay khoảng 07 tỷ người - năm 2011) Gia tăng dân số chủ yếu do các nước đang phát triển, vì các nước này chiếm: + 80% số dân thế giới. + 95% dân số tăng hằng năm của thế giới. - Tỉ suất gia tăng dân số của các nước đang phát triển > mức trung bình thế giới > các nước phát triển. ? Dựa vào bảng 3.1 (sgk) So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với phát triển và thế giới? ? Dân số tăng nhanh dẫn tới hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? - Ảnh hưởng: + Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi dào. + Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.... 0 - 14 tuổi 2. Già hóa dân số: 15 - 64 tuổi 6% 65 tuổi trở lên 16% 17% 67% Nhóm nước đang phát triển Nhóm nước phát triển - Dân số thế giới ngày càng già đi: + Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. + Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngày càng tăng. - Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển do các nước này có: + Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh. + Cơ cấu dân số già. ? Dựa vào bảng 3.2 (sgk) So sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước đang phát triển với phát triển? ? Dân số già dẫn tới hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội? - Hậu quả: + Thiếu lao động bổ sung + Chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn. Trang 4 II. MÔI TRƯỜNG. 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn - Nguyên nhân: Do con người thải khối lượng lớn khí thải như khí CO2, khí CFCs - Hậu quả: Nhiệt độ không khí( trái đất) tăng, tầng ôdôn bị mỏng đi, có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi ? Trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdon bị thủng đối với đời sống trên Trái Đất 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - Nguyên nhân: Do chất thải trong sx và sinh hoạt chưa xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ, biển. - Hậu quả: Khan hiếm nguồn nước sạch, Biển và đại dương bị ô nhiểm nên suy giảm tài nguyên. ?Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại”đúng hay sai ? Tại sao? 3. Suy giảm đa dạng sinh vật - Nguyên nhân: Khai thác quá mức nhất là diện tích rừng bị thu hẹp nhanh. - Hậu quả: Nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và tuyệt chủng ? Nêu một số loài động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng? III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố gây mất ổn định xã hội, thiệt hại về người và của, nguy cơ dẫn đến chiến tranh - Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác gìn giữ hòa bình của khu vực và thế giới. Câu hỏi 1. Trình bày đặc điểm dân số của nhóm nước đang phát triển và phát triển? Giải thích? Nêu hậu quả? 2. Giải thích tại sao vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề sống cò của nhân loại? 3. Làm bài tập 3 (sgk) 4. Tại sao bảo vệ mội trường là nhiệm vụ của toàn nhân loại. 5. Bản thân em có những hành động gì để bảo vệ mội trường. 6. Kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu? Nêu nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết? ----------------------------------------------------------------Bài 4. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Gợi ý: HS có thể làm theo mẫu Nội dung vấn đề Cơ hội (với các nước đang phát triển) 1 Mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩu Sự cạnh tranh mạnh của hàng sản xuất trong nước,hàng hóa đa dạng, hóa các nước, ảnh hưởng tới sản người tiêu dùng có nhiều lựa chọn xuất trong nước 2 3 4 5 6 7 Trang 5 Khó khăn, thách thức Câu hỏi ? Em hiểu: hàng rào thuế quan là gì? Tiêu chuẩn việt nam, tiêu chẩn quốc tế về hàng hóa là gì? Chiến tranh thương mại là gì? Vai trò của tổ chức thương mại thế giới? ? Khoa học là gì? Công nghệ, kỹ thuật là gì ? ? Hóa ví dụ về sự khác nhau giữa lối sống, văn hóa phương tây và phương đông (vd Việt Nam)? tại sao các cường quốc kt lại có thể áp đặt các giá trị phương tây với phần còn lại của thế giới. ? Cho ví dụ chứng tỏ Việt Nam đang hóa nhập vào quá trình toàn cầu hóa. ----------------------------------------------------------Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI Trang 6 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN - Các loại cảnh quan đa dạng : Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van rừng, hoang mạc và bán hoang mạc. - Khí hậu : Khô nóng, ít mưa - Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương, vàng, uran, dầu khí....... - Rừng chiếm diện tích khá lớn nhưng đã bị khai thác mạnh  nguy cơ hoang mạc hóa.  Khai thác và sử dụng hợi lí tài nguyên thiên nhiên và áp dụng các biện pháp thủy lợi là giải pháp cấp bách. ? Dựa vào hình 5.1 và hiểu biết của bản thân, cho biết đặc điển khí hậu, cảnh quan của châu Phi? II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN CƯ VÀ Xà HỘI - Dân số châu Phi tăng rất nhanh do tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao (năm 2005 là 2,3% gần gấp đôi tỉ lệ trung bình của thế giới, cao hơn nhiều khu vực khác trên thế giới) - Tuổi thọ trung bình thấp - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục lạc hậu, xung đột sắc tộc, nghèo đói, bệnh tật (Số người mắc bệnh AIDS chiếm 2/3 so với TG) đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân châu Phi. - Chất lượng cuộc sống của người dân rất thấp, chỉ số HDI thuộc loại thấp nhất thế giới. - Cần cải thiện chất lượng cuộc sống: giảm đói nghèo, bệnh tật.  Hiện nay, nhiều nước nghèo ở châu Phi đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án chống đói nghèo, bệnh tật. ? Dựa vào bảng 5.1(sgk) so sánh và nhận xét về các chỉ số dân số của châu Phi so với nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới ? III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ * Hiện trạng - Trong khi diện tích châu Phi bằng 22%, dân số bằng 14% của thế giới. - Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu (năm 2004) - 34 trong tổng số 54 quốc gia của châu lục này thuộc loại kém phát triển của thế giới. - Đa số các nước châu Phi có mức tăng trưởng kinh tế thấp. * Nguyên nhân: - Sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân - Xung đột sắc tộc, tôn giáo, bất ổn chính trị - xã hội - Nhà nước nhiều quốc gia còn non trẻ, thiếu khả năng quản lí đất nước. - Sự phụ thuộc vào bên ngoài (vốn - kỹ thuật…) - Sức ép của vấn đề dân số ( tăng nhanh) => Cần ổn định để phát triển. * Trong những năm gần đây kinh tế châu Phi cũng cò nhiều khởi sắc ? Dựa vào bảng 5.1 (sgk) Nhận xét tốc độ tăng GDP của một số nước ở châu Phi so với thế giới? Câu hỏi 1. Phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi ? 2. Chứng minh đói nghèo và bệnh tật đang là một thách thức lớn của châu Phi? 3. Làm bài tập 2 (sgk) 4. Tại sao nói châu Phi là “lục địa đen”. 5. Các nước châu Phi cần giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên? Trang 7 Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tt) Tiết 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA M Ĩ LA TINH Bài 7:CÁC NƯỚC MỸ LA TINH . Em hãy kể tên các ước MLT I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ Xà HỘI. 1. Vấn đề tự nhiên - Cảnh quan của Mỹ la tinh phong phú đa dạng, có sự khá biệt từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao (vd) - Nhiều khoáng sản: + Các quặng kim loại màu như đồng, thiếc, kẽm, bô-xít và các kim loại quý như vàng, bạc và đá quý, dầu khí, quặng sắt... + Các khoáng sản chiến lược như dầu mỏ, khí đốt, phốt phát.  Thuận lợi phát triển công nghiệp với nhiều ngành - Đất, khí hậu Trang 8  Thuận lợi phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và ăn quả nhiệt đới, cung cấp khối lượng lớn nông sản cho thị trường thế giới. ? Dựa vào H5.3(sgk) cho biết Mỹ la tinh có những cảnh quan và tài khoáng sản gì ? 2. Vấn đề dân cư và xã hội - Tình trạng đói nghèo của dân cư, chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội rất lớn. - Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37% - 62%. - Do Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để. - Đô thị hóa tự phát - Hậu quả : ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. ? Dựa vào bảng5.3(sgk) nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư ở một số nước Mỹ la tinh ? II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ a. Thực trạng: - Nền kinh phát triển thiếu ổn định: Tốc độ tăng trưởng GDP thấp, dao động mạnh. - Phần lớn các nước Mĩ La Tinh nợ nước ngoài lớn. - Phụ thuộc vào nước ngoài. (vốn, công nghệ…) b. Nguyên nhân: - Tình hình chính trị thiếu ổn định. - Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh. - Duy trì chế độ phong kiến lâu. - Các thế lực thiên chúa giáo cản trở. - Đường lối phát triển kinh tế - xã hội lạc hậu . c. Biện pháp: - Củng cố bộ máy nhà nước. - Phát triển giáo dục. - Quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế. - Tiến hành công nghiệp hoá. - Tăng cường liên kết khu vực và mở rộng buôn bán với thế giới. ? Dựa vào H 5.4(sgk) Hãy nhận xét tốc độ tăng GDP của Mỹ la tinh ? ? Dựa vào bảng 5.4 cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mỹ la tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với GDP? Câu hỏi 1. Trình bày tiềm năng phát triển kinh tế của các nước Mỹ la tinh ? 1. Tại sao Mỹ la tinh có nền kinh tế chậm phát triển, nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm 75% dân số? 2. Nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mỹ la tinh phát triển không ổn định ? 3. Mỹ la tinh bao gồm 3 khu vực nhỏ hợp thành ,đó là những khu vực nào? 4. Tại sao gọi là Mỹ la tinh? Mỹ và Canađa có thuộc Mỹ la tinh không Trang 9 Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tt) Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á - Kể tên các nước trung á ( chữ in) - Kể tên một số nước tây nam á (chữ thường) I. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á. ? Xác định trên bản đồ vị trí và nêu tên các quốc gia ở khu vực Tây Nam và Trung Á? 1. Tây Nam Á: - Có 20 quốc gia. - Diện tích: Khoảng 7 triệu km2. - Dân số: Gần 313 triệu người.(2005) - Vị trí địa lí: Nằm ở Tây Nam châu Á, nơi tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên kênh đào Xuy ê là đường hằng hải quốc tế quan trọng từ Á sang Âu.. Trang 10 - Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự. - Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc. - Tài nguyên, khoáng sản: Giàu dầu mỏ nhất thế giới: 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới. - Đặc điểm xã hội nổi bật: + Là cái nôi của nền văn minh nhân loại. + Phần lớn dân cư theo đạo hồi. Tôn giáo tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội khu vực. 2. Trung Á: - Có 6 quốc gia (5 quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết cũ và Mông Cổ). - Diện tích: 5,6 triệu km2. - Dân số: Hơn 80 triệu người. - Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á- Âu, không tiếp giáp với đại dương. - Ý nghĩa: Có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự: tiếp giáp với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á. - Đặc trưng về điều kiện tự nhiên: Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc. - Đặc điểm xã hội nổi bật: + Đa dân tộc, vùng có sự giao thoa văn hoá Đông Tây. + Phần lớn dân cư theo đạo hồi. Nhiều dân tộc với mối quan hệ phức tạp, ... đang tác động đến đời sống kinh tế - xã hội khu vực. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM VÀ TRUNG Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ - Trữ lượng dầu lớn, riêng khu vực Tây Nam Á đã chiếm 50% trữ lượng của thế giới trong đó các quốc gia có sản lượng lớn (Ả-rậpXê-ut, Iran, Irắc, Cô-oet). - Là nơi cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới (riêng khu vực Tây Nam Á cung cấp khoảng 15 triệu thùng dầu/ngày) - Tình hình chính trị, xã hội luôn bất ổn định mà nguyên nhân sâu xa là sự cạnh tranh nguồn dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng. ? Dựa vào H5.8 Hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực? ? Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á? 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. a. Thực trạng: - Xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và Do Thái (Plestin> 10%; Á cho phát triển du lịch, tính năng động của dân và Mĩ La Tinh 6%; bản địa 1% cư. - Việc quản lí xã hội gặp rất nhiều khó khăn. ? Dựa vào bảng 6.2 Nêu những biểu hiện của xu hướng già hóa dân số của Hoa Kỳ ? Trang 14 2. Phân bố dân cư: - 79 % dân cư độ thị (2004),các đô thị lớn phân bố chủ yếu vùng ven biển, những khu vực dân cư đông. - Dân cư phân bố không đều: + Tập trung ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc. + Vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư thưa thớt. + Tỉ lệ dân cư các thành phố rất cao, chủ yếu các thành phố vừa và nhỏ. - Xu hướng thay đổi: di chuyển từ vùng Đông Bắc đến phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. - Nguyên nhân: Do tác động của nhiều nhân tố, chủ yếu là khí hậu, khoáng sản; lịch sử khai thác lãnh thổ và trình độ phát triển kinh tế. ? Quan sát H6.3 Nhận xét sự phân bố dân cư của Hoa Kỳ ? Câu hỏi 1. Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ ? 2. Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của Hoa Kì? Ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội? 3. Làm bài tập 2 sgk. 4. Tại sao nói “ Hoa kỳ là đất nước của những người nhập cư” 5. Giải thích sự phân bố dân cư hoa kỳ ( hình 6.3 SGK) 6. Xác định những đô thị có dân cư từ trên 5 triệu trở lên ( hình 6.3 sgk) 7. Em hãy cho biết những nguồn gốc của cộng đồng người Việt ở Hoa kỳ ------------------------------------------------------------------------------Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tt) Tiết 2. KINH TẾ I. QUY MÔ NỀN KINH TẾ * Quy mô GDP lớn nhất thế giới chiếm 28,5% (2004), lớn hơn GDP của châu Á, gấp 14 lần GDP của châu Phi. * Nguyên nhân: - Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, nguồn nước, thủy sản…) đa dạng, trữ lượng lớn, dễ khai thác. - Lao động dồi dào, Hoa Kì ít tốn chi phí nuôi dưỡng, đào tạo. - Trong 2 cuộc Đại chiến thế giới lãnh thổ không bị tàn phá, lại thu lợi. II. CÁC NGÀNH KINH TẾ a. Dịch vụ: - Tạo ra giá trị lớn nhất trong GDP (79,4%) năm 2004 và đang tăng lên. - Ngoại thương chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị ngoại thương thế giới. - Hệ thống các loại đường và các phương tiện giao thông vận tải hiện đại nhất thế giới. - Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới. - Thông tin liên lạc hiện đại. - Du lịch phát triển mạnh. b. Công nghiệp: - Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu. - Cơ cấu: gồm 3 nhóm ngành: Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng. Trang 15 - Cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp có sự thay đổi: tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại, giảm các ngành công nghiệp truyền thống. - Phân bố công nghiệp có sự thay đổi: + Đông Bắc: giảm dần tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp. Ưu thế các ngành công nghiệp truyền thống. + Phía Nam và ven Thái Bình Dương tăng dần tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp. Ưu thế các ngành công nghiệp hiện đại. c. Nông nghiệp: - Đứng đầu thế giới về giá trị sản lượng và xuất khẩu nông sản. - Có sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng hoạt động dịch vụ nông nghiệp. - Sản xuất đang chuyển dần theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ. - Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với diện tích bình quân/trang trại tăng. - Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành rất sớm và phát triển mạnh. Câu hỏi : 1. Tại sao nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của hoa kỳ ( so với công nghiệp, dịch vụ). 2. Tại sao trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp ở các nước phát triển tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi thường lớn hơn giá trị ngành trồng trọt? 3. Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và nguyên nhân? 4. Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ? Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tt) TIEÁT 3: THÖÏC HAØNH TÌM HIEÅU SÖÏ PHAÂN HOÙA LAÕNH THOÅ SAÛN XUAÁT CUÛA HOA KYØ 1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp Trang 16 ? Dựa vào bản đồ H-6.6 trình bày sự phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kỳ? Noâng saûn chính Caây thöïc Khu vöïc löông Caây coâng nghieäp vaø Gia suùc caây aên quaû Phía ñoâng Mieàn Caùc bang phía baéc trung Caùc bang ôû giöõa taâm Caùc bang phía nam Phía taây 2. Phân hóa lãnh thổ công nghiệp. ? Dựa vào bản đồ H-6.7 trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp chính của HK? Vùng Vuøng ñoâng baéc Vuøng phía nam Vuøng phía taây Caùc ngaønh CN Caùc ngaønh coâng nghieäp truyeàn thoáng Caùc ngaønh coâng nghieäp hieän ñaïi BAØI 7: LIEÂN MINH CHAÂU AÂU TIEÁT 1: E.U – LIEÂN MINH KHU VÖÏC LÔÙN TREÂN THẾ GIÔÙI Em có thể đọc tên các nước eu (viết tắt trên bản đồ) I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1. Sự ra đời và phát triển a. Sự ra ðời - Lí do hình thành: Tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tế phát triển. - Nãm 1951, thành lập cộng ðồng than và thép Châu Âu - Nãm 1957 cho ra ðời cộng ðồng kinh tế Châu Âu Trang 17 - Nãm 1958 cộng ðồng nguyên tử  1967 cộng ðông Châu Âu (EC) trên cõ sở hợp nhất 3 tổ chức trên - Nãm 1993 đổi thành Liên Minh Châu Âu (EU) với 15 thành viên -Tới 2004 có 25 thành viên. b. Sự phát triển - Ra đời năm 1957: 6 thành viên - Số lượng các thành viên tăng liên tục, đến năm 2013 là 28 thành viên. - EU được mở rộng theo các hướng khác nhau của không gian địa lí. (Bắc , Nam , Tây, Ðông) - Mức độ liên kết thống nhất ngày càng cao. 2. Mục đích và thể chế - Mục đích của EU: Xây dựng và phát triển của một khu vực tự do lưu thông hàng hoá, dịc vụ, con người, tiền vốn; đồng thời tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại giữa các nước thành viên và liên minh toàn diện. - Các cơ quan đầu não của EU: Hội đồng Châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Uỷ ban liên minh châu Âu Những cơ quan này quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị của EU. II. VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI . 1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. - EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. - EU đứng đầu thế giới về GDP (2005), đứng đầu về tỉ trọng xuất khẩu trong GDP và tỉ trọng xuất khẩu của thế giới. - Dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng chiếm 31% tổng GDP của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới (2004). ? Dựa vào bảng 7.1(sgk) so sánh vị thế kinh tế của EU với HK và Nhật Bản? 2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. - EU đứng đầu thế giới về thương mại, chiếm 37.7% giá trị xuất khẩu thế giới - Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. Câu hỏi Trang 18 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của EU? Nêu mục đích và thể chế của tổ chức kinh tế này? 2. Vì sao nói EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của TG? 3. Dựa vào H 7.2 Cho biết năm gia nhập và tên các nước thành viên của EU? Naêm Teân quoác gia 1957 1973 1981 1986 1995 2004 2007 ------------------------------------------------------------BAØI 7 : LIEÂN MINH CHAÂU AÂU (tt) TIEÁT 2. E.U – HÔÏP TAÙC – LIEÂN KEÁT ÑEÅ CUØNG PHAÙT TRIEÅN I. THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU 1. Tự do lưu thông: EU thiết lập thị trường chung châu ÂU từ 01/01/1993 * Bốn mặt tự do lưu thông là: + Töï do di chuyeån: Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc + Töï do löu thoâng dòch vu: Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch...... + Töï do löu thông hàng hóa: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. + Töï do löu thoâng tieàn voán : Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. các nhà đầu tư có thể chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối. * Ý nghĩa của tự do lưu thông. - Xoá bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế. - Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài liên minh châu Âu. - Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU đối với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. ? Phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU? 2. Euro (ơro) - Đồng tiền chung của EU - Đồng tiền chung ơ-rô được sử dụng từ năm 1999 đến nay ở EU. - Lợi thế: + Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường nội địa châu Âu. + Thủ tiêu rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. + Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. + Đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. Trang 19 ? Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chu ơro là bước tiến mới của EU? II. HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC XẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ. 1. Máy bay E-bớt Tổ hợp hàng không E-bớt: - Trụ sở: Tu-lu-dơ (pháp) - Cạnh tranh có hiệu quả với các hãng xản xuất máy bay hàng đầu của Hoa Kì. 2. Đường hầm giao thông biển Măngsơ Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan