Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên ngành kiểm soát viên thị trường...

Tài liệu Tài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên ngành kiểm soát viên thị trường

.PDF
27
1872
144

Mô tả:

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2015 TÀI LIỆU ÔN TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH KIỂM SOÁT VIÊN THỊ TRƢỜNG (Dành cho thí sinh dự tuyển vào ngạch Kiểm soát viên thị trường Mã số ngạch:21.189) Kon Tum, tháng 6 năm 2015 Trang 0 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH CHUYÊN NGÀNH KIỂM SOÁT VIÊN THỊ TRƢỜNG CHUYÊN ĐỀ 1 CƠ CẤU TỔ CHƢ́C VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG I. Vị trí, chƣ́c năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QLTT: 1. Vị trí, chƣ́c năng: a. Chi cục QLTT: - Chi cục QLTT trực thuộc Sở Công Thƣơng có chức năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thƣơng mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thƣơng mại theo quy định của pháp luật . - Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và các hoạt động của Giám đốc Sở Công Thƣơng. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hƣớng dẫn nghiệp vụ chuyên môn trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, xử lý vi phạm hành chính, việc đào tạo bồi dƣỡng tiền công vụ của Cục QLTT thuộc Bộ Công Thƣơng. - Chi cục QLTT có tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở và là đơn vị dự toán ngân sách cấp 2 theo quy định. b. Đội QLTT: - Đội QLTT là tổ chức trực thuộc Chi cục QLTT có chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thƣơng mại, công nghiệp trên địa bàn huyện, thành phố đƣợc phân công. - Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thƣơng mại, công nghiệp trên địa bàn quản lý hoặc lĩnh vực đƣợc phân công. - Đội QLTT có trụ sở làm việc riêng, con dấu, tài khoản giao dịch tại kho bạc Nhà nƣớc theo qui định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn: a. Chi cục QLTT: Trang 1 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thƣơng mại, công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thƣơng mại. - Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trƣờng thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thƣơng mại. - Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lƣợng quản lý thị trƣờng ở địa phƣơng. - Thƣờng trực giúp Giám đốc Sở Công thƣơng chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phƣơng có chức năng quản lý thị trƣờng, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép. b. Đội QLTT: - Phát hiện, kiểm tra hàng lậu, hàng giả, gian lận thƣơng mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật thƣơng mại trên địa bàn quản lý theo sự phân công - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thƣơng mại liên quan đến công tác kiểm tra thị trƣờng. - Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền. - Kiểm tra hoạt động của Kiểm soát viên về thực hiện Quy chế công tác và chấp hành các quy định của Pháp luật trong hoạt động kiểm tra thị trƣờng. - Tổng hợp tình hình thị trƣờng và thực hiện chế độ báo cáo theo qui định . - Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo qui định của pháp luật. II. Cơ cấu tổ chƣ́c, bộ máy của Quản lý thị trƣờng. 1. Cơ cấu tổ chƣ́c của Chi cục: - Chi cục QLTT đƣợc tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trƣởng, do Chi cục trƣởng đồng thời là Phó Giám đốc Sở Công Thƣơng phụ trách chung toàn bộ công việc của Chi cục. - Chi cục QLTT có không quá ba Phó Chi cục trƣởng tham mƣu giúp việc cho ngƣời đứng đầu Chi cục. - Chi cục QLTT có các Phòng chuyên môn gồm: Phòng Tổ chức -Hành chính và Phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp có nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc cho Chi cục trƣởng. - Các Đội QLTT trực thuộc Chi cục QLTT có trách nhiệm quản lý, theo dỏi địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh. 2. Cơ cấu tổ chức của Đội QLTT: Trang 2 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Đội QLTT do Đội trƣởng phụ trách chung toàn bộ công việc của Đội và chịu trách nhiệm trƣớc Chi cục trƣởng, Chủ tịch UBND huyện, thành phố trên địa bàn đƣợc phân công và trƣớc Pháp luật. - Đội QLTT có không quá hai Phó Đội trƣởng có trách nhiệm tham mƣu giúp việc cho ngƣời đứng đầu Đội QLTT. - Đội QLTT có các Tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng theo phân công của Đội trƣởng. - Tổ trƣởng Tổ công tác chịu trách nhiệm trƣớc Đội trƣởng và trƣớc pháp luật về hoạt động của Tổ công tác. 3. Các loại hình Đội Quản lý thị trƣờng. Theo qui định của pháp luật hiện nay có 03 loại hình Đội QLTT: - Đội QLTT cơ động, chuyên trách trực thuộc Chi cục để giải quyết các vụ việc trong phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW. - Đội QLTT trực thuộc Chi cục có trách nhiệm hoạt động, quản lý trên địa bàn 01 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện) - Đội QLTT trực thuộc Chi cục có trách nhiệm hoạt động, quản lý trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nhiều huyện theo mô hình liên huyện) từ hai huyện trở lên. Trang 3 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập CHUYÊN ĐỀ 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012 I. Một số khái niệm. 1. Phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác mà chống trả lại một cách cần thiết ngƣời đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên. 2. Sự kiện bất ngờ: Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trƣớc hoặc không buộc phải thấy trƣớc hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra. 3. Sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lƣờng trƣớc đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. 4. Vi phạm hành chính: Vi phạm hành chí nh là hành vi có lỗi do cá nhân , tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 5. Xử phạt vi phạm hành chính: Xƣ̉ phạt vi phạm hành chí nh là việc ngƣời có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. II. Các quy định chung. 1. Nguyên tắc xƣ̉ phạt vi phạm hành chí nh: - Mọi vi phạm hành chính phải đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; - Đƣợc tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; - Phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tƣợng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Trang 4 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Ngƣời có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; - Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 2. Các đối tƣợng bị xử phạt vi phạm hành chính: - Ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi vi phạm hành chính do cố ý; - Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên; - Tổ chức đƣợc thành lập theo quy đị nh pháp luật; - Cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam. 3. Thời hiệu xƣ̉ lý vi phạm hành chí nh: - Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trƣờng hợp quy đị nh tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xƣ̉ lý vi phạm hành chính 2012. - Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. - Đối với vi phạm hành chính đang đƣợc thực hiện thì thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; - Trƣờng hợp cá n hân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đƣợc tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. 4. Thời hạn để đƣợc coi là chƣa bị xƣ̉ phạt vi phạm hành chí nh: Cá nhân, tổ chƣ́c bị xƣ̉ phạt vi phạm hành chí nh trong thời hạn quy đị nh dƣới đây mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính: - 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo; - 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác; - 01 kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 5. Các tình tiết tăng nặng XLVPHC: , giảm nhẹ theo quy định của Luật a. Các tình tiết tăng nặng: - Vi phạm hành chính có tổ chức; - Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; Trang 5 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Xúi giục, lôi kéo, sử dụng ngƣời chƣa thành niên vi phạm; ép buộc ngƣời bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính; - Sử dụng ngƣời biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính; - Lăng mạ, phỉ báng ngƣời đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính; - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính; - Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính; - Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù ngƣời có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó; - Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính; - Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lƣợng hoặc trị giá hàng hóa lớn; - Vi phạm hành chính đối với nhiều ngƣời, trẻ em, ngƣời già, ngƣời khuyết tật, phụ nữ mang thai. b. Các tình tiết giảm nhẹ: - Ngƣời vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thƣờng thiệt hại; - Ngƣời vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; - Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của ngƣời khác gây ra; vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vƣợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; - Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; - Ngƣời vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, ngƣời già yếu, ngƣời có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; - Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; - Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu. Trang 6 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập 6. Những trƣờng hợp không xử phạt vi phạm hành chính - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; - Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; - Ngƣời thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; ngƣời thực hiện hành vi vi phạm hành chính chƣa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật XLVPHC. 7. Vấn đề bồi thƣờng thiệt hại quy đị nh trong Luật XLVPHC: a. Bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời vi phạm hành chí nh gây ra: - Ngƣời vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thƣờng. - Việc bồi thƣờng thiệt hại đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. b. Bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thẩm quyền xƣ̉ lý VPHC: Ngƣời có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. 8. Trách nhiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính - Cá nhân, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong tổ chức mình. - Khi phát hiện vi phạm hành chính, ngƣời có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. - Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính. 9. Trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính - Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, ngƣời có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật XLVPHC và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Ngƣời có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của ngƣời vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật XLVPHC và quy định Trang 7 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. III. Các hình thức xƣ̉ phạt và biện pháp khắc phục hậu quả: 1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính); - Trục xuất. 2. Các biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; - Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; - Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, lây lan dịch bệnh; - Buộc đƣa ra khỏi lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phƣơng tiện; - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con ngƣời, vật nuôi, cây trồng và môi trƣờng, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, vật phẩm; - Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lƣợng; - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. IV. Thẩm quyền của Quản lý thị trường trong xử phạt vi phạm hành chính: 1. Kiểm soát viên thị trƣờng: - Phạt cảnh cáo; Trang 8 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Đội trƣởng Đội Quản lý thị trƣờng có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 25.000.000 đồng; - Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. 3. Chi Cục trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng thuộc Sở Công thƣơng, Trƣởng phòng chống buôn lậu, Trƣởng phòng chống hàng giả, Trƣởng phòng kiểm soát chất lƣợng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trƣờng có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; - Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. 4. Cục trƣởng Cục Quản lý thị trƣờng có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tƣơng ứng quy định tại Điều 24 của Luật XLVPHC; - Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính; - Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. Trang 9 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập CHUYÊN ĐỀ 3 QUY ĐỊ NH VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ VÀ QUY CHẾ KIỂM TRA NỘI BỘ ĐỐI VỚI CÔNG CHƢ́C QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNGC I. Nhƣ̃ng quy đị nh chung. 1. Nguyên tắc hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trƣờng - Công chức Quản lý thị trƣờng phải tuân thủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. - Theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chế độ thủ trƣởng; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả. - Đúng nhiệm vụ đƣợc giao; tuân thủ đúng trình tự, thủ tục giải quyết công việc và các quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trƣớc thủ trƣởng cơ quan và trƣớc pháp luật đối với hoạt động công vụ của mình thực hiện. - Công chức Quản lý thị trƣờng có thành tích trong hoạt động công vụ đƣợc xét khen thƣởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thƣởng; trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Công chức lãnh đạo có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với vi phạm pháp luật của công chức Quản lý thị trƣờng trong hoạt động công vụ theo phân cấp và quy định của pháp luật. 2. Các hoạt động công vụ của QLTT: - Chỉ đạo, điều hành; - Tham mƣu, tổng hợp, báo cáo; - Tuyển dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức; - Tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ; tổ chức hội nghị, hội thảo; - Kiểm tra nội bộ; - Thông tin, tuyên truyền; tiếp dân; - Quản lý địa bàn; trinh sát, theo dõi, phát hiện vụ việc vi phạm; thẩm tra, xác minh vụ việc vi phạm; - Thanh tra, kiểm tra và xử lý vụ việc vi phạm; phối hợp kiểm tra; - Quản lý, sử dụng ấn chỉ và công cụ hỗ trợ. Trang 10 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập 3. Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trường trong hoạt động công vụ: - Mặc trang phục, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu đúng quy định; thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao hoặc phân công; - Nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, điều hành công tác của ngƣời có thẩm quyền; - Xử lý, giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền đƣợc giao, đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định; - Thực hiện hoặc chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trƣờng và xử phạt vi phạm hành chính có căn cứ, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền pháp luật quy định; - Bảo vệ bí mật nhà nƣớc, bí mật công tác, phát ngôn hoặc cung cấp thông tin đúng quy định; - Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, ấn chỉ, Thẻ kiểm tra thị trƣờng, tài sản nhà nƣớc đƣợc cấp hoặc đƣợc giao đúng quy định; - Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan; tích cực đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. 4. Những việc công chức Quản lý thị trƣờng không đƣợc làm trong hoạt động công vụ: - Không chấp hành kỷ luật lao động; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời nhiệm vụ đƣợc giao hoặc phân công. - Gây mất đoàn kết làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện hoạt động công vụ của cơ quan; tham gia đánh bạc dƣới mọi hình thức; sử dụng các loại ma túy; uống rƣợu, bia khi đang thực hiện hoạt động công vụ. - Không mặc trang phục Quản lý thị trƣờng, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu đúng quy định. - Tham mƣu hoặc ban hành văn bản, chuyên môn, nghiệp vụ không đúng nội dung, trình tự, thời hạn và thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí những nội dung có liên quan đến hoạt động của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng mà không phải là ngƣời phát ngôn, ngƣời đƣợc ủy quyền phát ngôn theo quy định. - Có cử chỉ, thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi hoạt động công vụ. - Làm tƣ vấn cho tổ chức, cá nhân khác ở trong nƣớc và nƣớc ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nƣớc, bí mật công tác mà không đƣợc phép. Trang 11 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Tự ý đặt ra các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, xử lý thông tin, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. - Tham dự ăn, uống, vay, mƣợn tiền, mua hàng của đối tƣợng bị kiểm tra hoặc xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng hoạt động công vụ đƣợc giao để mƣu lợi cá nhân. - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. - Sử dụng ấn chỉ không đúng quy định để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che, dung túng vi phạm hành chính, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính. II. Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật của công chức Quản lý thị trƣờng trong hoạt động công vụ. 1. Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa: - Đình chỉ thực hiện hoạt động công vụ đƣợc giao có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Chuyển công tác khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị; - Tạm đình chỉ công tác trong trƣờng hợp phải bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; - Tạm đình chỉ sử dụng Thẻ kiểm tra thị trƣờng. 2. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng khi xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức Quản lý thị trường vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ: a. Các tình tiết tăng nặng: - Vi phạm pháp luật nhiều lần hoặc tái phạm trong hoạt động công vụ; - Vi phạm pháp luật có tổ chức trong hoạt động công vụ; - Không tự nguyện khai báo hoặc che giấu vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ; - Không chấp hành việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền đối với vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ gây ra. b. Các tình tiết giảm nhẹ: - Vi phạm lần đầu và quá trình công tác có nhiều thành tích xuất sắc; Trang 12 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Chủ động báo cáo vi phạm pháp luật của mình trƣớc khi bị phát hiện; - Tự giác nộp lại tài sản hoặc lợi ích vật chất có đƣợc do vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ; - Chủ động bồi thƣờng và tích cực khắc phục hoặc hạn chế thiệt hại do vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ gây ra; - Đã có đơn xin từ chức và đƣợc cấp có thẩm quyền chấp nhận. III. Quy chế kiểm tra nội bộ đối với công chức Quản lý thị trƣờng. 1. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ: - Việc kiểm tra phải do ngƣời có thẩm quyền kiểm tra tiến hành, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời. - Các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện đƣợc trong quá trình kiểm tra phải đình chỉ ngay và thực hiện các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm. - Nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra làm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị, cá nhân đƣợc kiểm tra. 2. Thẩm quyền kiểm tra: Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thẩm quyền quyết định việc kiểm tra đối với Đội Quản lý thị trƣờng và công chức Quản lý thị trƣờng thuộc quyền quản lý. 3. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế công tác của công chức Quản lý thị trƣờng. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. 4. Hình thức kiểm tra: - Kiểm tra định kỳ theo chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra đã đƣợc thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp phê duyệt hoặc ban hành. - Kiểm tra đột xuất khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Theo nội dung của đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; - Theo phản ánh kiến nghị của cơ quan thông tin đại chúng và do thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên có thẩm quyền giao. Trang 13 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập 5. Cán bộ, công chƣ́c đƣợc giao nhiệm vụ kiểm tra: - Là ngƣời đang đƣợc phân công phụ trách hoặc theo dõi công việc liên quan đến việc kiểm tra; - Có phẩm chất đạo đức; nắm vững chính sách, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến nội dung kiểm tra; - Không trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đang thẩm tra, xác minh làm rõ. 6. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân đƣợc kiểm tra a. Đơn vị, cá nhân đƣợc kiểm tra có quyền: - Từ chối việc kiểm tra nếu việc kiểm tra đó không đƣợc thủ trƣởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định bằng văn bản hoặc việc kiểm tra không đƣợc tiến hành đúng thủ tục, đối tƣợng, nội dung, nhiệm vụ, thời gian ghi trong quyết định kiểm tra và quy định về số lần kiểm tra; - Báo cáo, giải trình khó khăn, vƣớng mắc từ thực tế hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của đơn vị. - Khiếu nại quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra khi có căn cứ cho rằng các quyết định, kết luận đó là không có căn cứ và trái pháp luật; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trƣởng đoàn kiểm tra hoặc của thành viên Đoàn kiểm tra trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm tra; - Yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. b. Đơn vị, cá nhân đƣợc kiểm tra có trách nhiệm: - Chấp hành quyết định kiểm tra của thủ trƣởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; - Báo cáo, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; - Không đƣợc lôi kéo, mua chuộc, hối lộ cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ kiểm tra hoặc gây khó khăn cản trở việc kiểm tra; - Thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn kiểm tra, văn bản kết luận kiểm tra của thủ trƣởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Trang 14 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập CHUYÊN ĐỀ 4 QUY ĐỊ NH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA VÀ XƢ̉ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG I. Nguyên tắc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính: - Tuân thủ pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. - Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thƣơng mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng. - Tuân thủ quy chế công tác và sử dụng đúng các mẫu biên bản, quyết định theo quy định trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. - Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính phải có căn cứ, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trƣờng và theo quy định của pháp luật. II. Đối tƣợng, nội dung, hình thức, căn cứ, thẩm quyền kiểm tra và tổ kiểm tra: 1. Đối tƣợng và nội dung kiểm tra - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thƣơng mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng. - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. 2. Hình thức và căn cứ kiểm tra - Kiểm tra thƣờng xuyên theo kế hoạch kiểm tra đƣợc xây dựng, phê duyệt. - Kiểm tra đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên có thẩm quyền. 3. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra Ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra gồm: - Cục trƣởng Cục Quản lý thị trƣờng; - Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng; - Đội trƣởng Đội Quản lý thị trƣờng. 4. Tổ kiểm tra: a. Quy đị nh cơ bản của Tổ kiểm tra thuộc Đội QLTT: Trang 15 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Hoạt động kiểm tra của Quản lý thị trƣờng do Tổ kiểm tra trực tiếp thực hiện. - Tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 công chức Quản lý thị trƣờng, do một công chức làm Tổ trƣởng. - Công chức Quản lý thị trƣờng của Tổ kiểm tra phải: + Có chứng chỉ bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thị trƣờng theo quy định của Bộ Công Thƣơng; + Không trong thời gian thi hành xử lý kỷ luật, xem xét kỷ luật hoặc có đơn thƣ khiếu nại, tố cáo đang đƣợc thủ trƣởng cơ quan quản lý công chức tiến hành xem xét, xác minh làm rõ; + Chủ động báo cáo để đƣợc phép không tham gia Tổ kiểm tra trong trƣờng hợp có có ngƣời t hân là đối tƣợng đƣợc kiểm tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong tổ chức là đối tƣợng đƣợc kiểm tra. - Tổ trƣởng Tổ kiểm tra phải có Thẻ kiểm tra thị trƣờng đƣợc cấp theo quy định. b. Trách nhiệm của công chức Quản lý thị trƣờng của Tổ kiểm tra và những ngƣời tham gia giúp việc Tổ kiểm tra b1. Tổ trƣởng Tổ kiểm tra có trách nhiệm: - Tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra và phƣơng án kiểm tra theo quy định của Thông tƣ này; - Chịu trách nhiệm trƣớc Thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng đã ban hành quyết định kiểm tra và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động kiểm tra của Tổ kiểm tra; - Phân công công việc cụ thể cho công chức Quản lý thị trƣờng của Tổ kiểm tra và những ngƣời tham gia giúp việc Tổ kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra; - Thực hiện quyền hạn của Kiểm soát viên thị trƣờng các cấp đang thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; - Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng đã ban hành quyết định kiểm tra đối với những vấn đề, nội dung phát sinh vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; - Kết thúc kiểm tra phải báo cáo, đề xuất xử lý kết quả kiểm tra với Thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng đã ban hành quyết định kiểm tra kèm theo hồ sơ vụ việc kiểm tra theo quy định của Thông tƣ này. b2. Công chức Quản lý thị trƣờng của Tổ kiểm tra có trách nhiệm: Trang 16 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của Tổ trƣởng Tổ kiểm tra; - Đề xuất với Tổ trƣởng Tổ kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật; - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công với Tổ trƣởng Tổ kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nội dung báo cáo hoặc đề xuất. b3. Những ngƣời đƣợc cử tham gia giúp việc Tổ kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các công việc theo sự phân công của Tổ trƣởng Tổ kiểm tra và không đƣợc trực tiếp tham gia các hoạt động kiểm tra có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. III. Hoạt động kiểm tra. 1. Thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để kiểm tra đột xuất: - Thông tin từ phƣơng tiện thông tin đại chúng. - Thông tin từ đơn thƣ khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân. - Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân. - Thông tin từ phát hiện của công chức quản lý địa bàn, công chức đƣợc giao nhiệm vụ trinh sát, theo dõi, phát hiện vi phạm hành chính. - Thông tin từ văn bản chỉ đạo của Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên có thẩm quyền. 2. Trình tự thủ tục kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính: - Ban hành quyết định kiểm tra; - Thực hiện quyết định kiểm tra; - Xử lý nội dung kiểm tra phát sinh trong quá trình kiểm tra; - Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính; - Xử lý kết quả kiểm tra; - Thẩm tra, xác minh, thu thập, bổ sung tài liệu, chứng cứ kiểm tra; - Xử phạt vi phạm hành chính; - Chuyển giao, tiếp nhận, trình vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền; - Quản lý, lƣu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. IV. Việc sử dụng ấn chỉ Quản lý thị trƣờng. 1. Sử dụng ấn chỉ: Trang 17 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Các ấn chỉ in, cấp phát theo quy định đƣợc cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp sử dụng để lập hồ sơ các vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc pháp luật giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. - Chỉ những công chức Quản lý thị trƣờng đƣợc Thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp giao nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trƣờng, thẩm tra xác minh vụ việc xử lý vi phạm hành chính, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật mới đƣợc cấp phát ấn chỉ để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. 2. Các hành vi bị cấm: - In và tổ chức in, phát hành ấn chỉ không đúng quy định. - Sử dụng ấn chỉ không đúng quy định để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. - Sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong ấn chỉ đã lập làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhằm mục đích vụ lợi. - Tự ý trao đổi, mua, bán, vay, mƣợn hoặc làm mất, làm hƣ hỏng ấn chỉ đƣợc cấp phát. - Ghi ấn chỉ, lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính không đúng quy định của pháp luật. 3. Các mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xƣ̉ phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trƣờng. - Các mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động kiểm tra; - Các mẫu ấn chỉ sử dụng trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính; - Mẫu văn bản khác sử dụng chung cho hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. V. Quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trƣờng của Quản lý thị trƣờng. 1. Sử dụng trang phục Quản lý thị trƣờng Công chức, ngƣời lao động làm việc tại cơ quan Quản lý thị trƣờng phải mặc trang phục Quản lý thị trƣờng khi: - Làm việc tại trụ sở; - Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trƣờng hoặc thanh tra chuyên ngành; - Dự hội nghị, cuộc họp hoặc làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài ngành; Trang 18 Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2015 Tài liệu ôn tập - Dự lớp học, lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ Quản lý thị trƣờng; - Dự các buổi lễ và các sự kiện khác do ngành công thƣơng hoặc cơ quan Quản lý thị trƣờng tổ chức; - Theo yêu cầu của Thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp. 2. Sử dụng phù hiệu Quản lý thị trƣờng - Gắn đặt tại trụ sở, trên biển hiệu cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp. - Gắn, in trên các phƣơng tiện công vụ của cơ quan Quản lý thị trƣờng khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trƣờng hoặc thanh tra chuyên ngành. - In trên Thẻ kiểm tra thị trƣờng, gắn trên cấp hiệu, mũ, cờ hiệu của Quản lý thị trƣờng. - In trên ấn chỉ Quản lý thị trƣờng, giấy tờ công vụ, vật lƣu niệm của cơ quan Quản lý thị trƣờng. - In, gắn, đúc trên các vật phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, hội nghị, hội thảo và các sự kiện khác của cơ quan Quản lý thị trƣờng. 3. Sử dụng cờ hiệu Quản lý thị trƣờng - Treo, đặt tại phòng làm việc của thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp, tại phòng họp, hội trƣờng cơ quan, tại các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề và các cuộc họp trọng thể khác của cơ quan Quản lý thị trƣờng. - Cắm trên các phƣơng tiện công vụ của cơ quan Quản lý thị trƣờng. - Sử dụng để dừng phƣơng tiện giao thông chở hàng lậu theo quy định của pháp luật. - Thủ trƣởng cơ quan Quản lý thị trƣờng các cấp tổ chức trang cấp cờ hiệu Quản lý thị trƣờng cho đơn vị trực thuộc. 4. Bộ cấp hiệu Quản lý thị trƣờng Bộ cấp hiệu Quản lý thị trƣờng gồm cấp hiệu gắn trên ve áo và cấp hiệu gắn trên cầu vai trang phục Quản lý thị trƣờng. a. Cấp hiệu Quản lý thị trƣờng gắn trên ve áo - Cấp hiệu gắn trên ve áo hình bình hành, nền màu xanh đen, bề mặt vải có các gân nổi, xung quanh có đƣờng viền nhỏ màu vàng nghệ, trên nền có gắn phù hiệu Quản lý thị trƣờng bằng kim loại. - Cấp hiệu gắn trên ve áo đƣợc cấp cho công chức và ngƣời lao động làm việc lại cơ quan Quản lý thị trƣờng. b. Cấp hiệu Quản lý thị trƣờng gắn trên cầu vai Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan