Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Tài liệu ôn tập môn môi trường và phát triển...

Tài liệu Tài liệu ôn tập môn môi trường và phát triển

.DOCX
23
286
128

Mô tả:

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN 1. Nêu & phân tích các khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên 1.1. Khái niệm môi trường theo luật BVMTVN 2014, theo Khoa học môi trường (thêm yếu tố xã hội) - Môi trường của một vật thể, sự kiện, sinh vật là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể, sự kiện, sinh vật đó. - Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là cả vũ trụ bao la (các điều kiện tự nhiên (tài nguyên và môi trường), nhân tạo (công cụ, phương tiện....), xã hội (tổ chức, thể chế, luật lệ...) có quan hệ với nhau, bao quanh, có ảnh hưởng tới con người và sự phát triển của xã hội loài người - Môi trường sống của con người theo nghĩa hẹp (gọi tắt là môi trường) chỉ bao gồm những nhân tố có liên quan trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người : không khí, nước, ánh sáng, bức xạ, âm thanh, cảnh quan, đạo đức, tổ chức chính trị, xã hội... tại vùng mà con người đang sống - Luật BVMT Việt Nam (2005): Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Luật BVMT Việt Nam (2014): “Là yếu tố vật chất tạo thành gồm đất, nước, không khí, âm thanh ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”. - Chức năng của môi trường tự nhiên + Sản xuất, chứa đựng, bảo vệ và cung cấp tài nguyên thiên nhiên + Tiếp nhận, chứa và phân huỷ chất thải; + Cung cấp không gian sống, bao gồm nơi ở, sinh hoạt, sản xuất và các cảnh quan thiên nhiên, văn hoá cần thiết cho đời sống; + Bảo vệ (cung cấp vùng đệm, tín hiệu báo động, lá chắn ôzôn...); + Ghi chép, cất giữ thông tin.... 1.2. Khái niệm Hoạt động Bảo vệ môi trường theo Luật BVMTVN 2014 Hoạt động bảo vệ môi trường là các hoạt động: - giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bảo vệ đa dạng sinh học 1.3. Điều 4, 5, 6, 7 luật BVMTVN 2014 a. Điều 4: Nguyên tắc bảo vệ môi trường - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. - Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. - Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải. - Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. b. Điều 5: Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường - Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. - Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường. - Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. - Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nguồn nước; chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. - Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trưởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trường được quản lý thống nhất và ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trường. - Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. - Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường. - Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường. - Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường. - Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. c. Điều 6: Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích - Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. - Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên - Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải. - Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn. - Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường. - Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. - Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh. - Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường. - Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường. - Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư. - Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. - Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường d. Điều 7: Những hành vi bị nghiêm cấm - Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. - Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. - Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. - Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. - Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. - Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. - Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. - Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. - Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người. - Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. 1.4. Khái niệm, phân loại Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) a. Khái niệm - TNTN gồm các dạng: năng lượng, vật chất và thông tin tự nhiên - Đặc điểm: + Tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người + Có giá trị tự thân mà con người đã biết hoặc chưa biết + Tuân theo quy luật của tự nhiên + Con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai + Để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. - Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên được tính bằng tổng các giá trị sử dụng trên thị trường và các giá trị phi thị trường. b. Phân loại - Theo dạng tồn tại của vật chất + TN đất + TN nước + TN khoáng sản + TN sinh vật + Năng lượng - Theo khả năng phục hồi của tài nguyên + Tài nguyên vô tận + TN có khả năng tự phục hồi + TN không tái tạo và có giới hạn 2. Yếu tố chính gây ô nhiễm không khí (nguồn, đặc điểm, hệ quả tác động) Ô nhiễm không khí là sự biến đổi của các thành phần MT không khí không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường đối với không khí, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. 1. Chất gây mùi khó chịu, âm thanh, tiếng ồn, 2. Chất phóng xạ 3. Bụi, khói, hơi, muội, Sol khí, khoáng chất 4. Sinh vật 5. Kim loại nặng (thủy ngân, asen, chì….) 6. Hyđrocacbon (CH4, C6H6…), Hữu cơ độc dễ bay hơi (VOC) 7. Hợp chất oxid COx, NyOx, SOx - gây mưa axit, BĐKH, độc hại Mưa axit: Khái niệm, tác động đến sinh vật, MT đất, nước 8. H2S, halogen (clo, brom, flo…), khí độc (MIC, SARIN…), CFC Suy thoái tầng ozon: Khái niệm và hệ quả 9. Ánh sáng, Bức xạ, Nhiệt Hiện tượng Nghịch nhiệt, đảo nhiệt, 10. Khí quang hoá (PAN, O3, NOx, andehyt, …) a. Nguồn gây ô nhiễm  Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: cháy rừng, cát bụi từ sa mạc, đất trồng, bụi nham thạch và hơi khí do núi lửa phun, bụi muối do sóng biển lan truyền vào KK, quá trình thối rữa xác động thực vật,… Nguồn ô nhiễm nhân tạo: do các hoạt động CN, quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải... - Ô nhiễm do công nghiệp: + có nồng độ chất độc hại cao và tập trung, chia thành nhiều loại + lượng nguồn thải và mức độ độc hại phụ thuộc vào đặc trưng mỗi ngành công nghiệp Nhiệt điệ n: CO2, NOx, CO, SO2 và bụi tro Vật liệu xây dựng: CO, CO2, NOx, khói bụi - - - Thủy tinh: HF, SO2, Hóa chất, phân bón: CTR, khí, tập trung, khó phát tán Luyện kim, cơ khí: bụi khói KL, CTR, khói thải do đốt NLHT Gi ấy và dệt: bụi và khí độc do đốt NLHT và hóa chất tảy trắng Th ực phẩm: mùi hôi từ phân hủy hữu cơ và khí thải từ đốt NLHT Ô nhiễm do giao thông:COX, NOX, CYHX, bụi, + khói, tiếng ồn + Xảy ra trên các tuyến giao thông + Phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu Ô nhiễm do sinh hoạt: CO, CO2 + Phát sinh từ đun nấu, lò sưởi + Nguồn thải nhỏ nhưng phân bố dày, cục bộ trong không gian nhà, trực tiếp gây hại cho con người Các loại ôxyt: NOx, CO, CO2, SO2, H2S, Các halogen và HC: Flo, Clo, Brom, Iot, CFCs, benzen… Các phần tử lơ lửng: Bụi rắn PM10, lỏng, SV, nitrat, sunphát, muội than, khói, sương mù,... Các hạt bụi nặng: Bụi đất đá, bụi kim loại, Khói quang hóa etylen: Ozon, FAN, FB2N, NOx, aldehyt, Khí thải phóng xạ Nhiệt, Tiếng ồn: Nói chuyện ồn ào, Đường phố, Nói to, Trẻ khóc, Trẻ hét bên tai. Làm giảm sự chú ý, tăng cường các quá trình ức chế thần kinh trung ương, gây chậm mạch, giảm huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương, không được phép có ở những nơi thường xuyên có người b. Hệ quả tác động Tác nhân ô nhiễm Chất dạng hạt Sunfua ôxyt Nitơ ôxyt Nguồn Công nghiệp, giao thông nhiệt điện và một số ngành công nhiệp Giao thông, nghiệp Tác động Gia tăng bệnh hô hấp, tiếp xúc lâu: viêm phổi mãn tính Kích thích đường hô hấp, các tác động như chất dạng hạt công Kích thích hô hấp, bệnh hen và viêm phổi mãn tính Cacbon mônôôxyt Giao thông, công nghệp Giảm khả năng vận chuyển O2 của máu, đau đầu, mệt mỏi, ở mức độ cao có thể mắc bện tâm thần hoặc chết Ôzôn Hình thành trong khí Tác động đến mắt, hệ thống hô quyển hấp,ung thư da, gây bệnh hen và (gây ô nhiễm không khí viêm phổi mãn tính thứ cấp) - Tác hại của ô nhiễm không khí lên thực bì, hệ sinh thái và công trình xây dựng + SO2 đặc biệt có hại đối với lúa mạch và cây bông, cây họ thông + Nhiều loại hoa, quảrất mẫn cảm với Cl2 + Mưa axit, hệ quả của sự hòa tan Nox, SO2 vào nước mưa, rơi xuống ao hồ, sông ngòi gây tác hại đến thủy sinh vật + Các công trình xây dựng đều bị hủy hoại: ăn mòn, nứt nẻ, mất mầu,... bởi môi trường không khí bị ô nhiễm. + Không khí bị ô nhiễm dẫn đến gia tăng khả năng hấp thụ BXMT của khí quyển và “hiệu ứng nhà kính” trở nên rõ rệt, nhiệt độ trung bình trái đất tăng lên + Việc sử dụng CFC làm hủy hoại tầng ôzôn, gây nên tác hại xấu cho SV và con người + Mưa axit + Gia tăng hiệu ứng nhà kính – Biến đổi khí hậu toàn cầu + Suy thoái tầng ôzôn + Nghịch nhiệt, sương khói 3. Yếu tố chính gây ÔN nước (nguồn, đặc điểm, hệ quả ) Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi của các thành phần môi trường nước không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường đối với nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. 1. Khí, nhiệt, màu, rắn lơ lửng, âm thanh, ánh sáng, axit-kiềm (pH), phóng xạ Đặc điểm, vai trò O2 hòa tan, nguồn cấp và tiêu thụ - - 2. Hg, Cd, Crom, Cu, Pb, Zn, Ni, Mn, Fe… Hiện tượng Minamata, Itai-Itai, …(big 4 ở Nhật Bản) 3. As, Fl, Sunfua, Xianua, phenol, Clorua,Antimon,Bari,Bo,Mo, Selen, Hiện tượng ngộ độc As (Bàn chân đen), Xianua, Fl, Cl 4. Amoni, nitrat, nitrit, phốt phát.. Hiện tượng Phì dưỡng, thủy triều đỏ, nguyên nhân và hệ quả tác động 5. Chất hữu cơ dễ phân hủy: nguồn, định lượng (BOD) và tác động gây hại 6. Chất hữu cơ khó phân hủy: nguồn, định lượng (COD), tính độc và tác động gây hại (QC 40 2008 TNMT) a. Alkan & Benzen Clo hoá, Hydrocacbua Thơm, Chất hữu cơ phức tạp, PCB (polychloruobiphenol), POP b. dầu mỡ khoáng, tràn dầu c. HCBVTV, chất khử trùng 7. Sinh vật: Tàn dư, xác chết mảnh vụn, Vi khuẩn, sinh vật gây- truyền bệnh, Rong tảo, thực vật thủy sinh…. a. Nguồn gây ô nhiễm  Tự nhiên: do động đất, núi lửa, phong hóa, mưa, tuyết, gió bão, lũ lụt cùng các chu trình sinh địa hóa sẽ hòa tan, rửa trôi các chất vào thủy vực  Nhân tạo: xả thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp vào môi trường nước Nước thải sinh hoạt, chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, các hợp chất ni tơ, photpho là chất thải của người, gia súc, từ hoá chất sử dụng trong sinh hoạt; Nước thải công nghiệp, thành phần đa dạng và tính chất phức tạp, thường có độ độc hại cao; Nước thải nông nghiệp, chứa nhiều dư lượng các hợp chất sử dụng trong nông nghiệp, chất hữu cơ...; Nước thải mỏ, chứa nhiều khoáng chất và các vật chất không tan.  Ví dụ Th ủy triều đỏ: do sự dư thừa chất dinh dưỡng trong biển và đại dương làm phát triển ồ ạt loài tảo độc có màu nâu đỏ Ô nhiễm dầu– do sự cố giao thông, giàn khoan, ống dẫn dầu, gây đổ lượng lớn dầu ra biển: + Dầu nhẹ nổi trên mặt nước lan nhanh, rộng, huỷ hoại mạnh hệ sinh thái biển và làm giảm chất lượng nước biển. + Dầu nặng chìm xuống đáy gây ô nhiễm khối nước và vùng đáy b. Hệ quả Suy thoái nguồn lợi nước ngầm: mất khả năng khai thác, hạ thấp mực nước. Ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người - Sông tải ra biển phù sa lơ lửng, các loại chất thải khi gặp nước biển xảy ra các quá trình biến đổi hoá học, lắng đọng gây ô nhiễm trầm tích ven biển. - Dòng chất tan theo các dòng chảy biển đi đến nhiều vùng đại dương và ven bờ tích luỹ theo dây chuyền sinh học ảnh hưởng xấu đến sinh vật biển và các hệ sinh thái biển - Các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu làm thay đổi mực nước biển và suy thoái hệ sinh thái biển - 1,1 tỷ người trên thế giới hiện không tiếp cận được với nguồn nước uống an toàn. - Mỗi năm có khoảng 5 triệu người chết vì bệnh do nước nhiễm khuẩn, - Trong nông nghiệp, việc dùng nước lợ, nước có độ khoáng hoá cao để tưới sẽ dẫn tới gây mặn hoá thứ sinh đất, suy thoái tài nguyên đất. - Thiên tai liên quan tới nước, đặc biệt là lũ lụt, hạn hán gây hệ quả nghiêm trọng cho nhiều vùng sinh thái, nhiều quốc gia, đặc biệt là các cộng đồng nghèo 4. Biểu hiện của suy thoái tài nguyên sinh vật và hệ quả a. Suy giảm đa dạng sinh học: đa dạng gen, loài, hệ sinh thái - Sự tuyệt chủng và nguy cơ tuyệt chủng các loài + Tốc độ tuyệt chủng các nhóm động vật có xương sống, chim, thú, lớn hơn tốc độ tuyệt chủng tự nhiên khoảng 100 đến 1.000 lần. + Từ 1600 TCN đến 1900: trung bình 4 năm mất 1 loài; 1900 - 1980: mỗi năm mất 1 loài; + 1980 - 2000: mỗi ngày mất 1 loài. + Liên Hợp quốc dự báo đến 2050 sẽ có ½ động vật trên trái đất tuyệt chủng - Sách đỏ VN có 365 loài động vật 356 loài thực vật quý hiếm bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng - 4/25 loài linh trưởng sắp biến mất khỏi trái đất b. Suy giảm năng suất của các HST c. Suy giảm chất lượng sinh vật d. Suy giảm số lượng và diện tích phân bố e. Mất khả năng kiểm soát loài (đặc biệt loài ngoại lai), Không tự bvệ được mình f. Nhạy cảm hơn với bệnh, tổn thương nhiều hơn vì bệnh ; Xuất hiện bệnh mới (du nhập, từ sinh vật sang người…) g. Giảm khả năng thực hiện các chức năng - Bảo vệ môi trường, bảo vệ đất chống xói mòn, điều tiết chế độ dòng chảy sông, điều hòa vi khí hậu - Đồng hóa chất thải, hấp thụ CO2, - Nuôi dưỡng hệ sống, cung cấp O2 h. Mất toàn bộ, khủng hoảng hệ sinh thái (Sa mạc hóa, phì dưỡng…) 5. Nguyên nhân chung gây suy thoái tài nguyên đất và biểu hiện của suy thoái tài nguyên đất a. Nguyên nhân chung - Nhu cầu về đất nông nghiệp không ngừng tăng: Trung bình mỗi năm, 95 triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu ha đất nông nghiệp mới. - Canh tác nông nghiệp không hợp lý (Bắc và Trung Mỹ), sự lạm dụng các loại phân bón hóa học, chăn nuôi gặm cỏ quá mức (châu Đại Dương và châu Phi ) - Mất rừng, khai thác rừng quá mức (Châu Âu, á, Nam Mỹ ) - Công nghiệp hóa gây ô nhiễm - phá rừng (mất che phủ, tăng lũ lụt), cạn kiệt nguồn nước (hạn) b. Biểu hiện Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua 1. Độc hóa: do chất độc hại, hữu cơ,…nguồn nhân tạo trực/gián tiếp, sơ/thứ cấp 2. Giảm diện tích do suy thoái, ô nhiễm, chuyển mục đích sử dụng ( công nghiệp, golf…) 3. Giảm chức năng sản xuất của đất: Giảm năng suất, chất lượng SF, Thoái hóa giống, Giảm sức chống chịu bệnh, thiên tai của cây trồng, Suy thoái HST đất, rối loạn chu trình sinh địa hóa… 4. Giảm độ phì, bạc màu do: Canh tác quá mức, ô nhiễm môi trường. Dùng nhiều phân vô cơ, HCBVTV, dùng ít phân chuồng, phân hữu cơ, xói mòn, mặn hóa, ong hóa, phèn hóa, chua hóa, hoang hóa 5. Xón mòn, rửa trôi, trượt lở...: Quá trình bóc tách, bào phá (do nước, gió) làm mất lớp đất mặt + khoét sâu tạo mương rãnh, phá hủy, gây trượt… làm mất tầng canh tác, mất dinh dưỡng – Do mặt đất không có lớp che phủ (rừng, cỏ…), động lực hạt mưa đập phá hạt đất, lực phá hủy, cuốn trôi của gió, dòng nước mặt. – Đất dốc tăng xói do dòng chảy mặt – Do đất bạc màu, hạt đất kém gắn kết, dễ bị phá hủy - Hàm xói mòn đất: A=R.K.L.C.S.P A: Lượng đất mất bình quân trong năm ( tấn/ha/năm) R: Yếu tố mưa và dòng chảy K: Hệ số bào mòn của đất (tấn/ha/đơn vị chỉ số xói mòn) L: Yếu tố chiều dài của sườn dốc C: Yếu tố che phủ và quản lý đất S: Yếu tố độ dốc P: Yếu tố hoạt động điều tiết chống xói mòn 6. Mặn hóa do: - Xâm nhập mặn tự nhiên từ biển (theo nước sông, nước ngầm, bụi nước, bão…), 6. a. b. - Bốc hơi tự nhiên ở các vùng ít mưa nhiều nắng, Tưới bằng nước có độ khoáng hóa cao, - Tưới thừa (hoặc xây dựng hồ chứa làm tăng thấm) gây dâng mực nước ngầm 7. Chua hóa - Do chất thải công nghiệp, lên men chất hữu cơ, mưa axit - Sình phèn ở vùng đất tiềm tàng phèn tự nhiên do có trầm tích cây ngập mặn (ven biển, Đồng tháp 10, Tứ giác Long xuyên…) 8. Ong hóa (dạng kết von, đá ong…) do - Thay đổi mạnh mực nước ngầm hàng năm trong vùng có nhiều sắt nhôm tự nhiên (vùng địa hình bán sơn địa) - Tưới, trồng các loại cây thoát hơi nước mạnh (bạch đàn…) 9. Lầy hóa, Hoang hóa, sa mạc hóa - Hoang mạc hoá: + Phá vỡ cân bằng sinh thái đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt, + Làm giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của của đất trồng, gia tăng cảnh hoang tàn. Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ Khái niệm biến đổi khí hậu, khí nhà kính, Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện đại Khái niệm biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. - Cộng thêm vào biến động tự nhiên của khí hậu, quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được. - Bất thường, không theo quy luật, diện rộng, gây hậu quả nghiêm trọng. - Khó đảo ngược - Do hoạt động nhân sinh trực tiếp/gián tiếp làm gia tăng khí nhà kính tự nhiên, thải khí nhà kính nhân tạo, gây gia tăng hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính Khí nhà kính chính gây biến đổi khí hậu hiện đại: CO2(54%), CFC(21%), CH4(12%), N2O (7%), O3(6%), Nguồn thải khí nhà kính (theo Kyoto) 1. Công nghiệp khai thác sử dụng, đốt nhiên liệu rắn, dầu khí tự nhiên… (khai khoáng, năng lượng, chế tạo, xây dựng Vận tải…) Công nghiệp (hoá chất, sử dụng dung môi, halocarbon, sulphur hexafluoride, SF khác …) 2. Nông nghiệp (Lên men trong ruột động vật, sử dụng phân bón, canh tác đất ngập nước, Chặt phá đốt cháy rừng 3. QL chất thải: Đốt, đổ chôn Rác thải rắn, Quản lý nước thải… Đốt savanna, phụ-phế phẩm nông nghiệp ngoài đồng …), c. Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện đại 1. Tăng Nhiệt độ trung bình 0,74oC/thế kỷ & tăng nhanh dần. Ranh giới đới khí hậu, khí hậu nông nghiệp, dịch tễ mở về 2 cực 2. Tăng nhiệt độ ko đều theo vùng. Thay đổi Hoàn lưu khí quyển, chu trình nước, Tăng số lượng, mức độ ác liệt của thời tiết cực đoan (hạn, lũ, lụt, nóng, băng giá, bão ... 3. Thay đổi yếu tố sinh thái, di cư, gia tăng côn trùng sinh vật gây bệnh, tăng bệnh liên quan đến khí hậu tổn thất kinh tế, xã hội, môi trường 4. Tan băng vùng đất đóng băng vĩnh cửu (có1.600 tỷ tấn C hữu cơ) giải phóng CH4, nổ “Bom khí hậu”, ko thể đảo ngược biến đổi khí hậu 5. Tan Băng 2 cực (thu hẹp diện tích, giảm độ dày băng, tăng băng trôi..) mất nơi sống, kiếm ăn, sinh kế, tăng đường GT xuyên cực 6. Tan Băng núi cao, sông bang giảm cấp nước sông lớn mùa khô, ảnh hưởng thủy lợi, thủy điện, GT thủy, nông nghiệp châu thổ lớn 7. Mực nước biển dâng …ngập đất thấp ven biển, đảo, mất năng suất, di cư 8. Thay đổi hướng, cường độ hải lưu, ảnh hưởng hệ sinh thái đại dương, thay đổi khí hậu hải dương của các vùng gần biển 9. Thay đổi chu trình sinh địa hoá, khủng hoảng mạng thức ăn, Tăng tuyệt chủng, 10. Tăng xung đột, chiến tranh liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, đất, nước ngọt - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất - Sự dâng cao mực nước biển (tan băng) dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ. - Sự di chuyển của các đới khí hậu đe doạ sự sống của các loài SV, các HST và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình nước và các chu trình sinh địa hoá khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển. - Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan 7) Phát triển không bền vững và môi trường  Kinh tế phát triển không bền vững Là sự phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, dòng tài nguyên, hàng hoá trong hệ thống sản xuất kinh doanh “chảy” một chiều, đi từ đầu hệ thống đến cuối hệ thống. 1. Không hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường - Lấy 1- 2 lĩnh vực làm trọng tâm. - Đồng tiền, thu nhập được dùng làm thước đo mức sống, công cụ xác định giàu nghèo - Tăng GDP, GNP = gia tăng sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ nhằm tạo ra mọi hàng hóa, thị trường tiêu thụ hóa bất chấp giá trị đạo đức, nhân phẩm, bỏ qua các vấn đề môi trường và xh. 2. Không hài hòa các khu vực kinh tế: Quá Trọng công/công nghiệp nặng- nhẹ, Quá trọng thương 3. Khai thác quá mức tài nguyên: vì cho rằng tài nguyên thiên nhiên là vô tận, khoa học công nghệ sẽ tìm ra tài nguyên mới thay thế cho các loại đã hết. 4. Phụ thuộc quá mức vào nước ngoài: vay nợ, chính trị… (cho rằng vay nợ quốc tế để đầu tư cho sản xuất sẽ tạo khả năng hoàn trả cho người đi vay và biểu hiện của sự bình đẳng nhưng thực tế vay nợ chỉ có lợi cho phía đi vay trong một số trường hợp nhưng có lợi cho phía cho vay trong mọi trường hợp) 5. Mất an ninh: sinh thái, môi trường, kinh tế, xã hội… xung đột sắc tộc, tôn giáo… → xói mòn các giá trị văn hóa và xã hội  Mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm  Tăng trưởng nóng, không còn nguồn lực bảo vệ môi trường & giải quyết vấn đề xã hội, không bền vững  Dựa vào dòng tài nguyên đi theo 1 chiều trong HT KT Tài nguyên thiên nhiên  khai thác đưa vào HT SX  tạo hàng hóa đưa vào hàng hóa tiêu thụ  thải bỏ  Tăng khai thác gây suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, Tăng thải gây suy thoái, ô nhiễm môi trường  Tăng tiêu dùng bằng mọi giá phát triển các mô hình tiêu thụ không bền vững (lãng phí, sa hoa, tăng thải bỏ….)  Dùng tiền làm thước đo không phản ánh được đầy đủ các đặc trưng xã hội, không giải quyết được triệt để các vấn đề xã hội, không giải quyết tận gốc vấn đề giàu nghèo  Tăng GDP hàng năm là mực tiêu hàng đầu + tách hoạt động kinh tế ra khỏi hệ thống môi trường và xã hội nhân văn + phát triển kinh tế không chú ý đên bảo tồn hệ tự nhiên và phúc lợi nhân văn 8) Dân số và tác động đến môi trường  Nêu, giải thích, phân tích Công thức tính cường độ tác động đến MT I=PAT - P: Đặc trưng dân số (quy mô, mật độ…), phụ thuộc vào: + Điều kiện tự nhiên, sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên và khả năng của công nghệ đáp ứng các thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên + Lịch sử khai thác vùng đất, tốc độ tăng dân số tự nhiên, đặc điểm chuyển cư, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo + P càng lớn  tác động càng nhiều đến môi trường, Ước tính: tăng 1% dân số phải tăng 4% SX LTTP. - A: Đặc trưng mức tiêu thụ tài nguyên/người, phụ thuộcvào: + Nhu cầu tự nhiên, mức độ giàu nghèo + Mô hình/đạo đức tiêu thụ, văn hóa. Tôn giáo, tín ngưỡng + Sự sẵn có của tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển, khả năng của công nghệ đáp ứng các yếu tố thiếu hụt - T: Đặc trưng tác động của công nghệ tới môi trường - tác động tới môi trường của việc tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên thiên nhiên  CN lạc hậu khai thác tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thường xả thải nhiều  CN tiên tiến khai thác nhiều ( tăng tiêu thụ, xả thải) , có thể kiểm soát thải & ô nhiễm tốt hơn  Mô hình quá độ dân số  Biến trình dân số các nước phát triển có thể chia thành Ba pha  Phân tích tác động đến MT của từng pha (dựa theo công thức IPAT) i. Pha ổn định thấp, Tồn tại trong giai đoạn săn bắn hái lượm, du canh: tác động đến môi trường không đáng kể, trừ việc dùng lửa ii. Pha bùng nổ DS, Từ NN định canh định cư, LTTP tăng & ổn định hơn tăng sinh; phát triển y học  được BV, tăng tuổi thọ, giảm tử, mở rộng vùng phân bố, tác động mạnh đến MT ntn? iii. Pha ổn định cao, Từ phát triển công nghiệp: tác động mạnh đến môi trường ntn:ô nhiễm môi trường, nghịch nhiệt, mưa axit, ứng ngập cục bộ do bê tông hóa.  Vì sao dân số có thể tự dừng mà vẫn phải kiểm soát dân số? Vì dân số tác động đến nhiều mặt của kinh tế, văn hóa, xã hội: áp lực thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chênh lệch trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội, đô thị hóa và công nghiệp hóa, chính trị, tôn giáo, kỳ thị sắc tộc và chiến tranh. Kiểm soát về chuyển cư, gia tăng dân số sẽ có những kế hoạch chuẩn bị chủ động cho mọi tình huống phát sinh  Thực trạng dân số các khu vực trên thế giới đang ở giai đoạn nào của mô hình quá độ.  Châu Âu: hiện dân số đang ở giai đoạn ổn định.  Các nước Bắc Mỹ, Bắc và Tây Âu: các nước Châu Âu khác (trừAnbani) đạt tới pha cuối vào 1980 - 1985.  Châu Phi: diễn ra rất chậm, thời kỳ 2000 - 2005 vẫn ở giai đoạn đầu của quá độ.  Châu Á quá độ dân số diễn ra nhanh hơn nhưng không đều ở các nước. - Trung Quốc đã kết thúc giai đoạn quá độ - Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh quá độ dân số diễn ra chậm hơn. - Việt Nam + "Bùng nổ dân số" bắt đầu từ thập niên 50 + Đạt mức cực đại vào cuối thập niên 70 - đầu 80 của thế kỷ trước. + Thập niên cuối của thế kỷ XX, tỷ lệ tăng dân số Việt Nam đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn ở giai đoạn 2 của quá độ dân số. + Dân số Việt Nam sẽ ổn định từ sau 2005 9) Nông nghiệp ngũ hóa và môi trường 9.1. Hóa học hóa : 1. Phân bón vô cơ: o Gây chua/ rối loạn cân bằng dinh dưỡng đất, o tăng nguy cơ từ chối phân hữu cơ, giảm thức ăn cho SV đất, suy thoái HST đất, o Cùng với thuốc kích thích tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, SF chứa nhiều nước, khó bảo quản, giảm cạnh tranh. 2. Hóa chất BVTV o nhóm: 1- gốc clo: DDT, Lindan; 2- Lân hữu cơ: Phosphamidon, 3- Cacbamat: Furadan, Padan; 4- Thuốc bảo quản nông sản o độc, bền, Tăng tích lũy độc chất trong đất, nước … gây ô nhiễm môi trường o Gây Kháng thuốc: tăng liều, loại, độ độc… o Mất thiên địch, SV có ích (phân hủy chất hữu cơ, cố định đạm…) o Giảm chất lượng giá trị nông sản, gây độc hại cho người…. o Tăng chi phí đầu vào SX 9.2 CN Sinh học hóa: 1) Sử dụng chế phẩm sinh học, tàn dư chất thải hữu cơ, Thay đổi đặc tính sinh học của đất, Ưu tiên sinh vật có khả năng cố định N 2) Kiểm soát ĐDSH, Sử dụng thuốc trừ sâu SH, thiên địch phòng chống dịch hại 3) Sử dụng giống lai năng suất caođe dọa lãng quên-mất giống bản địa, giảm ĐDSH 4) Công nghệ biến đổi gen (lợi ích và đe dọa),  Giống kháng virut, nấm, côn trùng giúp giảm dùng TBVTV, đe dọa : 1- Phấn ngô B.t. làm chết côn trùng vô hại, thiên địch. 2- Côn trùng kháng B.t., thích nghi cây biến đổi gene. 3- chuyển gene kháng thuốc cho loài gây hại do lai tạo tự nhiên…  Giống kháng thuốc trừ cỏĐe dọa tăng dùng thuốc gây ON huỷ hoại MT  Thay đổi đặc tính nông học (tăng chịu hạn, mặn, lạnh…)  Thay đổi chất lượng sản phẩm (gạo nhiều vitamin: góp phần làm giảm tình trạng thiếu vi chất của người dân ) 9.3. Cơ giới hóa. Máy nặng: Đất bị nén, mất cấu trúc, giảm độ xốp, Ảnh hưởng sự phát triển rễ, mất nơi cư trú của sinh vật đất, Tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải C 9.4. Điện khí hóa, tự động hóa : Phát thải C, tiêu dùng đầu vào từ công nghiệp 9.5. Thủy lợi hóa: tưới tốn nước dẫn đến tăng bốc hơi, thấm, Tưới tiêu ko hợp lý, tổn thất tài nguyên nước, tăng ngập úng, mặn hóa thứ sinh, hình thành độc chất trong đất, Tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tiêu nước chứa yếu tố ON tự nhiên (đầm lầy…), nhân tạo… 10) Khái niệm và các lĩnh vực của phát triển bền vững  Khái niệm Phát triển bền vững (theo luật):  Phát triển đáp ứng nhu cầu thế hệ hiện tại, không gây tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường  Các lĩnh vực của Phát triển bền vững Phát triển Kinh tế bền vững 1. Cơ cấu kinh tế hợp lí, cân đối, đảm bảo an toàn, không gây khủng hoảng, 2. Tăng đầu tư, hiệu quả đầu tư ICOR, 3. Tăng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, GDP, Tăng trưởng dương ổn định, đủ cao 4. Tạo đủ việc làm, giảm thất nghiệp, Tăng thu nhập, tài sản, chất lg cuộc sống 5. Tăng lưu thông, mô hình phân phối tiêu thụ công bằng, hợp lí, 6. Mô hình thương mại tài chính toàn cầu, quốc tế công bằng, hiệu quả, cùng có lợi 7. Tăng trưởng xanh, Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng Phát triển Xã hội bền vững 1. Ổn định dân số, chính trị, chuyển chi quân sự phát triển 2. Thiết lập tự do, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận tài nguyên & phát triển (không phụ thuộc dân tộc, giới, tôn giáo, màu da, văn hóa…), 3. Huy động mọi sự tham gia vào quá trình lựa chọn, quyết định: Nâng cao năng lực, minh bạch thông tin, khuyến khích, tạo điều kiện 4. Tổ chức thể chế, cơ chể luật pháp, hành pháp, thiết chế xã hội khác… mềm mại, thích ứng. Bảo vệ Môi trường 1. Thực hiện bảo vệ môi trường (theo điều 3), chú trọng Bảo vệ hệ sinh thái và khai thác trong khả năng chịu đựng của trái đất 2. Ưu tiên vấn đề môi trường cấp bách, 3. Phát triển kinh tế môi trường, công nghiệp môi trường 4. Hợp tác giải quyết vấn đề môi trường, an ninh toàn cầu, phê chuẩn, thực hiện luật quốc tế 11) Nội dung cơ bản Chiến lược tăng trưởng xanh VN (QĐ Ttg 1393/2012)  Khái niệm: tăng trưởng xanh • Tăng trưởng kinh tế, Cải thiện nâng cao chất lượng MT • Giảm phát thải, tăng hấp thụ khí nhà kinh, tiến tới nền kinh tế cac-bon thấp • Tăng đầu tư bảo tồn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự nhiên,  NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC 1. Giảm thải khi nhà kinh (tăng sử dụng năng lượng sạch, tái tạo…) chỉ tiêu đến 2020  Giảm 8 - 10% (mức 2010) (Khoảng 1%/năm)  Giảm 1 - 1,5% tiêu hao năng lượng/GDP/năm.  Giảm 10% - 20% trong hoạt động năng lượng so với phương án PT binh thường. (tự nguyện10%, Nhờ hỗ trợ quốc tế 10%) 2. Xanh hóa sản xuất - "công nghiệp hóa sạch“:Chỉ tiêu chủ yếu đến 2020 • Phát triển công nông nghiệp xanh, cơ cấu ngành, công nghệ, thiết bị thân thiện môi trường, 42 - 45% GDP từ sản phẩm công nghệ cao, xanh • Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đầu tư 3 - 4% GDP phát triển ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường, làm giàu vốn tự nhien. • Tích cực ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm. 80% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt TCMT, >50% cơ sở sản xuất kinh doanh dùng công nghệ sạch 3. Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững  Xây dựng thói quen tiêu dùng xanh, lối sống xanh  Kết hợp truyền thống, dân tộc, sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn, đô thị hóa nhanh, bền vững,  Chỉ tiêu chủ yếu đến 2020 : • Thu gom, xử lý chất thải theo QĐ TTg 2149 • Xử lí nước thải đạt chuẩn ở 60% đô thị loại III , 40% đô thị loại IV, V, làng nghề • 100% khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng được cải thiện • Diện tich cây xanh đạt tiêu chuẩn đô thị tương ứng • 35-45% dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn, vừa • Đạt tiêu chi đô thị xanh ở 50% đô thị lớn và vừa: 1- Không gian xanh, 2- Giao thông xanh, 3- Công nghiệp xanh, 4- Công trình kiến trúc xanh, 5- Môi trường xanh, 6- Lối sống xanh, 7- Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, công trình VH, lịch sử  Giải pháp thực hiện 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện 2. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại 3. Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải 4. Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia 5. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp 6. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới 7. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên 8. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo việc làm và tăng thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên 9. Phát triển cơ cấu hạ tầng bền vững gồm: hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xấy dựng đô thị 10. Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn 11. Đô thị hóa bền vững 12. Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường 13. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh 14. Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh 15. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 16. Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh 17. Hợp tác quốc tế 12) Công cụ bảo vệ môi trường  12.1.Cota ô nhiễm: Khái niệm: Giấy phép quyền được thải theo định mức có thể chuyển nhượng, được cấp (bán) bởi cơ quan chức năng, thông qua kiểm soát đặc biệt. Thị trường Cota chỉ thực sự hoạt động hiệu quả khi giá sàn cota được kiểm soát tốt, Có thị trường cota tự do cạnh tranh hoàn hảo, nhiều người mua, bán, không độc quyền, thông tin minh bạch Vai trò - Chức năng: 1. Kiểm soát tổng thải: (định mức thải 1 cota= tổng thải được phép/số cota phát hành 2. Cơ chế kinh tế mềm dẻo, cơ hội lựa chọn cho người gây ON 3. Điều chỉnh đạt hiệu quả KT tối ưu (giải quyết vấn đề với mức chi toàn XH thấp nhất)  12.2. Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái môi trường & công bố môi trường (ISO 14020, 14021, 14022, 14023, 14024,) Khái niệm: Kiểu danh hiệu/ nhãn hàng hóa - Xác nhận, vinh danh sản phẩm có sử dụng công nghệ, giải pháp thân môi trường Vai trò - Chức năng:  Chứng thực vinh danh sản phẩm, tạo giá trị gia tăng từ thương hiệu, giúp nhà sản xuất có lợi nhuận kinh tế, có động cơ bảo vệ môi trường, Khuyến khích nhà sản xuất cung cấp sản phẩm ít gây tác động đến môi trường  Cung cấp thông tin bảo vệ người tiêu dùng, Định hướng, khuyến khích, tạo động lực tăng cầu sản phẩm, giúp người tiêu dùng bảo vệ môi trường  Nhằm mục tiêu chung là cải thiện môi trường theo định hướng thị trường, dựa trên nền tảng thông tin trung thực, chính xác, có thể kiểm chứng về các khía cạnh môi trường của SF, Dịch vụ (đặc biệt là khi được đánh giá độc lập)  Là giấy thông hành trong thương mai quốc tế  kích thích cải thiện môi trường liên tục nhờ động lực thị trường, tăng hiệu quả quản lý môi trường  12.3. Thuế tài nguyên môi trường Khái niệm : Khoản thu từ đối tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên sở hữu chung, là giá trị tự thân của tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu chung, thể hiện quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên, nộp ngân sách, chi chung  12.4. Phí Bảo vệ môi trường Khoản thu để giải quyết 1 vấn đề môi trường cụ thể bằng ciệc cung cấp một dịch vụ môi trường cụ thể, Nguyên tắc chi chung  Phục vụ thu phí trực tiếp, phân tích kiểm soát hàm lượng chất thải  Nộp quỹ bảo vệ môi trường: truyền thông, giáo dục về luật bảo vệ môi trường, phổ biến CN mới, hướng dẫn phân loại chất thải tại nguồn…  Đầu tư XD HT xử lý chất ON, khắc phục MT ON & xử lý chất ON  12.5. Phạt ô nhiễm Xử phạt Vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường - NĐ CP 179/2013: Hình thức Phạt chính 1) Cảnh cáo: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, người 14 - <16 tuổi. 2) Phạt tiền: Quy định mức phạt Vi phạm hành chính của cá nhân, Tập thể vi phạm hành chính phạt gấp đôi. (Vi phạm hành chính về báo cáo ĐMC, ĐTM, đề án-cam kết bảo vệ môi trường, quản lý gen, cản trở thanh tra môi trường) Khi Vi phạm hành chính nhiều thông số môi trường thì chọn phạt theo thông số có mức phạt cao nhất. Các thông số vi phạm hành chính còn lại của cùng mẫu đó bị phạt tăng thêm 1-4% mức phạt tương ứng. (Mức phạt tối đa cho 1 hành vi vi phạm hành chính: cá nhân 1tỷ đồng, tổ chức 2 tỷ đồng)  12.6: Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia Tổ chức tài chính nhà nước được thành lập ở TW, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc TW để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập quỹ bảo vệ môi trườn. Nguồn vốn hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và cấp tỉnh là từ Ngân sách nhà nước, Phí bảo vệ môi trường; Bồi thường thiệt hại môi trường; hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Qũy bảo vệ môi trường nhà nước: Tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Tài nguyên môi trường, chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính, 1. Vốn điều lệ 500 tỷ VND duy trì hàng năm, sẽ tăng dần lên 1000 tỷ, Vốn bổ sung hàng năm (1-Lệ phí bán CERs, 2- Tiền đền bù thiệt hại môi trường nộp vào ngân sách, 3Tiền ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản , 4- Một phần phí bảo vệ môi trường & Tiền phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường, 5- Tài trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước Nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan