Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tài liệu môn vật lý 11 lý thuyết, bài tập tự luận, trắc nghiệm...

Tài liệu Tài liệu môn vật lý 11 lý thuyết, bài tập tự luận, trắc nghiệm

.PDF
2
551
93

Mô tả:

11 Họ tên: VẬT LÝ 11 Lý thuyết, bài tập tự luận, trắc nghiệm Chương 1 Điện tích - Điện trường * * * * * - Điện tích - Định luật Coulomb - Điện trường - Hiệu điện thế - Tụ điện TPHCM, 22/08/2013 Chương 1. Điện tích - Điện trường BÀI 1. ĐIỆN TÍCH - THUYẾT ELECTRON - Điện tích là gì? Vật như thế nào được gọi là mang điện? - Tương tác điện là gì? Tại sao các vật có thể mang điện? - Làm cách nào để nhiễm điện cho một vật? I. VẬT MANG ĐIỆN - ĐIỆN TÍCH - Một vật mang điện (nhiễm điện) là một vật có khả năng hút được những vật nhỏ nhẹ khác và có thể tương tác với các vật mang điện khác. - Có 2 loại điện mà vật có thể mang: DƯƠNG VÀ ÂM Cùng dấu đẩy nhau ; Trái dấu hút nhau - Lượng điện một vật chứa trong nó được gọi là ĐIỆN TÍCH. - Một vật mang điện cũng còn được gọi là điện tích. Kí hiệu: q, coulomb: C: : Q. Đơn vị: coulomb (C) mC = 10-3 C :: nC = 10-9 C : : µC = 10-6 C pC = 10-12 C II.THUYẾT ELECTRON - Một vật bình thường trung hoà về điện có nghĩa là số điện tích dương bằng số điện tích âm. . Điện tích âm của vật (nguyên tử) là electron (qe = -1,6.10-19 C) . Điện tích dương của vật (nguyên tử) là proton (qp = 1,6.10-19 C) - Trong hai loại điện tích, hạt nào dễ bị hút hoặc tách ra hơn? - Thử suy nghĩ: ion Ca2+, ion Cl-, hạt nhân He mang điện tích bao nhiêu? :............................................................................................................................................................. - Thử suy nghĩ: một điện tích 3,2.10-10 C dư hoặc thiếu bao nhiêu electron? :............................................................................................................................................................. III.CÁC CÁCH LÀM NHIỄM ĐIỆN MỘT VẬT Nguyên liệu Cọ xát Tiếp xúc Kết quả Hai vật trung hoà hoặc nhiễm điện 2 vật trái dấu độ lớn bằng nhau Ít nhất 1 vật nhiễm điện 2 vật nhiễm điện giống nhau Ít nhất 1 vật nhiễm 1 vật nhiễm điện trên từng phần Hưởng ứng điện Góc Riêng Trên Bàn: Quá trình 3 Vật lý 11 BÀI 2. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH ĐỊNH LUẬT COULOMB - Điện tích có được bảo toàn như động lượng, năng lượng? Trong điều kiện nào? - Khi nào xuất hiện lực Coulomb là gì? Các đặc điểm của vectơ lực Coulomb? I. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH - Lập bảng so sánh điện tích các vật trong mỗi quá trình nhiễm điện. Cọ xát Tiếp xúc Hưởng ứng q1 0 0 0 q2 0 2 -1 q1 + q2 0 2 -1 q’1 -1 1 0 q’2 1 1 -1 q’1 + q’2 0 2 -1 Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích được bảo toàn. q1 + q2 = q’1 + q’2 - Cần nhớ: Khi đưa hai quả cầu kim loại giống nhau tích điện q1, q2 chạm nhau q1' = q2' = q1 + q2 2 II.ĐỊNH LUẬT COULOMB - Các điện tích tương tác với nhau bằng một lực --> Lực tĩnh điện (Lực Coulomb) - Lực Coulomb xuất hiện khi hai điện tích được đặt gần nhau. Định luật Coulomb: lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm khác dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm cùng dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Điểm đặt Phương Trên 2 điện tích Nối tâm 2 điện tích Theo quy luật tương tác điện “cùng đẩy, trái hút” Chiều FC Độ lớn q1q2 F=k 2 εr ε: hằng số điện môi (εkk = εck = 1) k = 9x109 (Nm2/C2) 4: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< BÀI 3. ĐIỆN TRƯỜNG - CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG - Điện trường là gì? - Đường sức điện là gì? Các tính chất của đường sức điện? - Ý nghĩa của cường độ điện trường? I. ĐIỆN TRƯỜNG - Điện trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh điện tích. - Điện trường đặc trưng cho điện tích về phương diện tác dụng lực. Nói cách khác, bất kì điện tích nào khác nằm trong điện trường đều chịu tác dụng lực. - Đường sức điện: là những đường tưởng tượng để mô tả điện trường - Tính chất đường sức điện: * Là những đường thẳng hoặc cong. * Không bao giờ cắt nhau. * Luôn hướng ra khỏi điện tích dương, hướng vào điện tích âm (ra dương vào âm) * Càng dày càng mạnh, càng thưa càng yếu. II.CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG - Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực tại một điểm. - Khi nói đến cường độ điện trường, phải nói rõ: CĐĐT do ĐIỆN TÍCH q0 gây ra tại ĐIỂM M. - Tại điểm M có cường độ EM, khi đặt điện tích q vào thì q sẽ chịu tác dụng của lực F. Kí hiệu: E. Đơn vị: V/m. - Cường độ điện trường là một đại lượng vectơ. EM Điểm đặt Tại điểm đang xét Phương Nối điện tích với điểm đang xét Chiều Độ lớn E=k q εr2 q: điện tích gây ra điện trường F = q0 E q0: điện tích chịu tác dụng của đtrường III.ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU - Điện trường đều là điện trường mà cường độ tại mọi điểm đều như nhau (hướng và độ lớn) - Đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau, luôn hướng từ bản dương sang bản âm. Góc Riêng Trên Bàn: 5 Vật lý 11 BÀI 4. CÔNG CỦA ĐIỆN TRƯỜNG - HIỆU ĐIỆN THẾ - Công của điện trường được xác định như thế nào? - Hiệu điện thế là gì? Ý nghĩa của nó là gì? I. CÔNG CỦA ĐIỆN TRƯỜNG - Một điện tích đặt trong điện trường sẽ chịu tác dụng của lực điện trường FE. Cùng lúc đó, nếu điện tích di chuyển, ta nói lực điện trường đã thực hiện công A. - Công thức tính công của lực điện trường AMN = qEd MN dMN: hình chiếu của MN trên phương của vectơ cường độ điện trường - Công của điện trường không phụ thuộc vào dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối. --> Lực điện trường là một lực thế. II.THẾ NĂNG - ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ - Điện trường là một trường thế --> một điện tích đặt trong điện trường sẽ có thế năng. Thế năng của điện tích tại điểm M có giá trị bằng công điện trường thực hiện khi dịch chuyển điện tích đó từ điểm M ra xa vô cùng. Khi đó gốc thế năng được chọn ở xa vô cùng. WtM = AM∞ - ĐIỆN THẾ là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường tại một điểm. Ký hiệu: VM (V). Gốc điện thế thường chọn ở xa vô cùng. VM = WtM/q - HIỆU ĐIỆN THẾ là đại lượng thể hiện sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm trong điện trường. Kí hiệu: U. Đơn vị: volt (V). UMN = VM - VN U MN = d MN E dMN = M’N’: hình chiếu của MN trên đường sức điện E - Công thức tính công của điện trường theo hiệu điện thế AMN = qU MN A > 0: công phát động A < 0: công cản VD: Điện tích q > 0 chuyển động từ điện thế cao đến điện thế thấp --> công phát động - 1 V/m là cường độ của một điện trường đều mà trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm cách nhau 1 m trên phương của điện trường là 1 V. 6: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< BÀI 5. TỤ ĐIỆN - Tụ điện là thiết bị gì? Đại lượng nào đặc trưng cho tụ điện? - Tụ điện dùng để làm gì? I. TỤ ĐIỆN LÀ GÌ? - Tụ điện là thiết bị được sử dụng để lưu giữ điện. - Cấu tạo của tụ điện phẳng đơn giản gồm: * 2 bản kim loại đặt song song * Một môi trường điện môi đặt giữa hai bản - Hoạt động của tụ điện: dưới tác dụng của hiệu điện thế U, bản nối với cực điện thế cao (cực +) tích điện +Q, và bản còn lại tích điện -Q. Khi đó ta nói tụ tích điện Q. - Hiệu điện thế càng cao, điện tích trên tụ càng tăng. Một tụ điện chỉ có thể được chứa (tích) điện đến một giới hạn ứng với Qmax và Ugh. Nếu U > Ugh --> tụ bị thủng, Q = 0, tụ như một dây dẫn bình thường. - Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ là ĐIỆN DUNG. Tụ có điện dung càng lớn thì càng tích nhiều điện ở cùng hiệu điện thế. Người ta phân biệt tụ điện bằng điện dung của nó. Kí hiệu: C. Đơn vị: farad (F). Q = CU - Điện dung của tụ điện chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ. Đối với tụ điện phẳng đơn giản, điện dung được tính theo công thức C= εS 4π kd S: diện tích phần đối diện của hai bản (m2) d: khoảng cách giữa hai bản (m) ε: hằng số điện môi của điện môi giữa hai bản II.NĂNG LƯỢNG TỤ ĐIỆN - Tụ điện có khả năng phóng điện, sinh ra công --> tụ điện có mang năng lượng. - Vì giữa tụ điện là một điện trường nên ta có thể nói năng lượng tụ điện là năng lượng của điện trường 1 1 Q2 1 2 W = CU = = QU 2 2 C 2 III.GHÉP TỤ ĐIỆN Góc Riêng Trên Bàn: Ghép tụ song song Ghép tụ nối tiếp U = U1 = U 2 Q = Q1 + Q2 C// = C1 + C2 U = U1 + U 2 Q = Q1 = Q2 1 1 1 CC = + ⇒ Cnt = 1 2 Cnt C1 C2 C1 + C2 7 Vật lý 11 STT 8: Câu hỏi 1 Làm thế nào để nhận biết một vật có nhiễm điện hay không? 2 Có mấy cách làm nhiễm điện một vật? Kể tên. 3 Nêu nội dung của thuyết electron. 4 Phát biểu định luật bảo toàn điện tích. 5 Có một thanh kim loại. Làm sao để biết thanh này có nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì? 6 Phát biểu định luật Coulomb. 7 Lực Coulomb xuất hiện lúc nào? 8 Nêu các đặc điểm của vectơ lực Coulomb. 9 Điện trường là gì? 10 Đường sức điện là gì? 11 Nêu tính chất của đường sức điện. 12 Ý nghĩa của cường độ điện trường. 13 Ký hiệu, đơn vị của cường độ điện trường. 14 Nêu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. 15 Nêu công thức liên hệ giữa cường độ điện trường và lực điện trường. 16 Một điện tích dương bị lực điện trường kéo đi từ trái sang phải, vậy cường độ điện trường hướng như thế nào? 17 Nêu tính chất công của lực điên. 18 Điện thế là gì? 19 Hiệu điện thế là gì? Ý nghĩa. 20 Tụ điện là gì? 21 Người ta tích điện cho tụ điện bằng cách nào? 22 Người ta phóng điện cho tụ điện bằng cách nào? 23 Điện dung là gì? 24 Nêu ví dụ chứng tỏ tụ điện có mang năng lượng. 25 Khi nào tụ bị thủng? 26 … http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< C1 ĐIỆN TÍCH - LỰC COULOMB TL1 1 Có hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện q1 = 1 nC và q2 = -5 nC. Xác định điện tích của hai quả cầu lúc sau nếu a. đưa hai quả cầu chạm nhau. b. chạm tay (có nối đất) vào q1 rồi đưa hai quả cầu chạm nhau. c. chạm tay (không nối đất) vào q2 rồi đưa hai quả cầu chạm nhau. 2 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện lần lượt là q1 và q2. Biết q1 - q2 = 10-10 C. Cho hai quả cầu chạm nhẹ vào nhau thì thấy điện tích của mỗi quả cầu lúc sau là 2.10-10 C. Xác định điện tích q1, q2. 3 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện giống nhau là q. Chạm nhẹ tay (không nối đất) vào một quả cầu rồi đưa hai quả cầu chạm vào nhau. Khi đó điện tích của hai quả cầu là 3 µC. Hỏi điện tích q là bao nhiêu? 4 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện lần lượt là q1 = 4.10-10 C và q2 = -8.10-10 C. a. Số electron thừa hoặc thiếu trên mỗi điện tích là bao nhiêu? b. Đưa hai quả cầu chạm vào nhau rồi tách ra, điện tích lúc sau của chúng là bao nhiêu? Đã có bao nhiêu electron chuyển qua lại giữa các quả cầu? 5 Xác định vectơ lực Coulomb tác dụng giữa hai điện tích a. q1 = -3 nC và q2 = -6 nC được đặt cách nhau 4 mm trong chân không. b. q1 = 1,1 pC và q2 = -0,4 pC được đặt cách nhau 2 mm trong môi trường có hằng số điện môi là 2,2. 6 Giữa hai điện tích q1 = -4 nC và q2 = 2 nC đặt trong chân không, người ta đo được lực tương tác điện có độ lớn là 1,8.10-4 N. Xác định khoảng cách giữa hai điện tích. 7 Một điện tích điểm q = -4 nC được đặt tại điểm A trong chân không. Khi đặt một điện tích điểm Q tại điểm B cách A 2 mm thì người ta thấy Q bị kéo về phía q bằng một lực 0,018 N. Xác định dấu của Q và giá trị của Q là bao nhiêu? 8 Trong tinh thể muối ăn, khoảng cách giữa hai ion Na+ và Cl- là 2,51 Å (1 Å = 10-10 m). Xem các lực tương tác khác là không đáng kể. Xác định lực Coulomb giữa hai ion này. 9 Hai quả cầu kim loại giống nhau tích điện q1 = 4 pC và q2 = -2.10-3 nC. Đưa hai quả cầu này chạm nhau rồi tách chúng ra cách nhau 1 cm. Hãy xác định vectơ lực điện tác dụng lên mỗi quả cầu. 10 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện trái dấu lần lượt là q1 và q2. Biết q1 > 0 và q1 + q2 > 0. Đặt hai quả cầu tại hai điểm A, B cách nhau 1 mm thì thấy lực điện tác dụng lên chúng là 4,32.10-3 N. Sau đó cho chúng chạm nhẹ vào nhau rồi đưa về lại vị trí cũ, lực điện bây giờ có giá trị là 9.10-5 N. Xác định giá trị q1, q2. 11 Hai điện tích điểm q1 = -2 nC và q2 = 3 nC được đặt tại hai điểm A và B nằm cách nhau 4 cm trong chân không. Tại điểm D là trung điểm của AB, người ta đặt một điện tích điểm q3 = 1 nC. Xác định độ lớn lực tổng hợp tác dụng lên q3. 12 Cho 3 điểm A, B, D nằm thẳng hàng. Người ta đo được AB = 10 cm, BD = 4 cm, AD = 14 cm. Lần lượt đặt 3 điện tích điểm q1 = q2 = 2q3 = 7.10-10 C vào các điểm A, B, D. Xác định độ lớn lực tổng hợp tác dụng lên điện tích đặt tại A. 13 Hai điện tích điểm q1 = -2q2 = 5 nC được đặt tại hai điểm A và B nằm cách nhau 10 cm trong chân không. Tại điểm D cách A 6 cm, cách B 8 cm, người ta đặt một điện tích q3 = -2 nC. Xác định vectơ lực điện tổng hợp tác dụng lên q3. 14 Cho tam giác đều ABC cạnh 6 mm nằm trong chân không. Tại 3 đỉnh của tam giác người ta đặt 3 điện tích giống nhau là q = -2 pC. Xác định lực điện tổng hợp tại điện tích đặt tại đỉnh A của tam giác. 15 Một hệ hai điện tích q1 = -8 nC và q2 được đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Tại điểm D nằm cách A 6 cm, cách B 8 cm, người ta đặt một điện tích q3 = -5 nC thì thấy lực điện tác dụng lên q3 là một vectơ có phương song song với AB. a. Vẽ hình và xác định dấu của q2. b. Tính giá trị của q2. 16 Người ta đặt hai điện tích q1 = 3 nC và q2 = 6 nC lần lượt tại hai điểm A, B cách nhau 10 cm. Một điện tích khác q3 = -2 nC được đặt tại điểm D chịu tác dụng của lực điện do q1 và q2 gây ra. Biết rằng lực F13 vuông góc với lực F23 và độ lớn F13 = √3.F23. a. Xác định khoảng cách AD, BD. b. Tính lực tổng hợp tác dụng lên q3. Góc Riêng Trên Bàn: 9 Vật lý 11 17 Hai điện tích điểm q1 = q2 = -5 nC được đặt tại hai điểm A, B cách nhau 8 cm trong chân không. Tại điểm D cách đều A, B 5 cm, người ta đặt một điện tích điểm q3 = -4 nC. Xác định vectơ lực điện tổng hợp tác dụng tại D. 18 Hai điện tích điểm q1 = -3 nC và q2 = -2 nC được đặt tại hai điểm A và B nằm cách nhau 2 cm trong chân không. Tại điểm D nằm cách A 6 cm, cách B 4 cm, người ta đặt một điện tích điểm q3. Lực tổng hợp tác dụng lên q3 có độ lớn 1,875.10-5 N. Xác định độ lớn q3. 19 Cho 3 điểm A, B, D nằm thẳng hàng. Người ta đo được AB = 10 cm, BD = 5 cm, AD = 15 cm. Lần lượt đặt 2 điện tích điểm q1 = q2 = -5.10-10 C vào các điểm A, B. Tại D, đặt một điện tích điểm q3 sao cho lực điện tổng hợp tác dụng vào q1 bằng 0. Xác định giá trị q3. 20 Hai điện tích điểm giống nhau q1 = - q2 = 4 pC được đặt tại hai điểm A, B nằm cách nhau 3 cm trong chân không. Khi đặt một điện tích điểm q3 tại điểm D thì q3 nằm cân bằng. Xác định vị trí điểm D. 21 Hai quả cầu kim loại có kích thước không đáng kể được tích điện lần lượt là q1 = -5.10-9 C và q2. Đặt 2 quả cầu này cách nhau 5 cm. Tại vị trí cách q1 8 cm, cách q2 3 cm, người ta đặt thêm một quả cầu nữa tích điện q3. Khi đó, lực tổng hợp tác dụng lên q2 = 0. Xác định giá trị q3. 22 Người ta treo hai điện tích điểm q1 = 4 pC và q2 = -2 pC bằng 2 sợi dây nhẹ, không co giãn. Ban đầu khi hai đầu dây đặt cách nhau 3 cm, người ta thấy dây treo bị lệch về phía nhau. Sau đó, người ta để một điện tích điểm q3 = 1 pC lại gần 2 điện tích này thì thấy dây treo q2 không bị lệch nữa. Tìm vị trí đặt q3. 23 Một quả cầu kim loại được tích điện q1 = -5 nC và được treo trên một sợi dây nhẹ, không co giãn. Khi đưa một quả cầu kim loại khác mang điện q2 = 3 nC lại gần, cách q1 3 mm thì người ta thấy dây treo bị lệch một góc 30º so với phương thẳng đứng. Hỏi quả cầu này khối lượng bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2. 24 Hai quả cầu kim loại giống nhau được treo bằng hai sợi dây nhẹ, không có giãn được nối nhau ở một đầu. Sau khi treo, hai dây lệch nhau một góc 30º và cách nhau 3 cm. Biết mỗi quả cầu nặng 1 mg. Hãy xác định điện tích của mỗi quả cầu. Cho g = 10 m/s2. 25 Một quả cầu kim loại tích điện q1 = 0,5 nC được sử dụng như một điện nghiệm bằng cách treo lên một dây nhẹ, không co giãn. Khi đưa một quả cầu kim loại khác lại gần 1 mm thì người ta thấy quả cầu điện nghiệm bị đẩy ra xa và dây treo lệch một góc 1º so với phương thẳng đứng. Biết khối lượng của quả cầu điện nghiệm là 0,5 g. Xác định điện tích của quả cầu còn lại. Cho g = 10 m/s2. 26 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện lần lượt là q1 và q2. Biết q1.q2 = -18.10-18 C2 và q1 > 0. Cho hai quả cầu chạm nhẹ vào nhau thì thấy điện tích của mỗi quả cầu lúc sau là 1,5 nC. Xác định điện tích q1, q2. 27 Một quả cầu bằng kim loại được tích điện 6.10-10 C. Đưa nó chạm vào một quả cầu bằng kim loại khác giống hệt rồi đưa hai quả cầu cách nhau 4 mm trong chân không. Chạm nhẹ tay (không nối đất) vào một quả cầu thì lực tương tác giữa hai quả cầu lúc này là bao nhiêu? 28 Một điện tích điểm q được đặt tại điểm A trong dầu hoả (hằng số điện môi là 2,2). Khi đặt một điện tích điểm q’ = 10 pC tại điểm B cách A 0,2 mm thì người ta thấy q bị kéo ra xa khỏi q’ bằng một lực 2.10-4 N. Xác định định giá trị của q. 29 Một hạt ion Cl- được đặt ở điểm A nằm trong môi trường có hằng số điện môi là 103. Một điện tích điểm q có độ lớn 4.10-10 C được đặt tại B thì thấy q bị kéo về phía q0 bằng một lực F = 4.10-13 N. Xác định dấu của q và vị trí điểm B. 30 Hai quả cầu kim loại được tích điện giống nhau là q. Đặt chúng cách nhau 0,2 cm trong chân không thì thấy lực tác dụng lên chúng là 0,05625 N. Xác định điện tích cuả mỗi quả cầu. 31 Hai hòn bi nhỏ bằng kim loại có kích thước giống nhau mang các điện tích q1 = 3.10-6 C và q2 = 7.10-6 C. Người ta cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra và đặt chúng cách nhau 6 cm trong một cái khay chứa đầy nước nguyên chất có hằng số điện môi là 81. Tính lực điện tương tác giữa chúng. 32 Một điện tích điểm q1 = -4 µC được đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi là 2,2. Một điện tích điểm khác có điện tích q2 = -1,1q1 được đặt tại B cách A 2 cm. Hãy vẽ hình vectơ lực điện tác dụng lên điện tích q2 và tính độ lớn lực này. 33 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện lần lượt là q1 và q2. Biết q1 > q2 > 0. Đặt hai quả cầu tại hai điểm A, B cách nhau 2 mm thì thấy lực điện tác dụng lên chúng là 0,054 N. a. Tính tích q1.q2. b. Sau đó cho chúng chạm nhẹ vào nhau rồi đưa về lại vị trí cũ. Lực tương tác giữa chúng bây giờ là 0,05625 N. Xác định giá trị q1, q2. 34 Hai quả cầu tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau được đặt cách nhau 4 cm. Lực tương tác giữa hai quả cầu này là 2,25.10-7 N. Vẽ hình lực tác dụng và xác định điện tích của mỗi quả cầu. 10: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< 35 Hai quả cầu kim loại được tích điện giống nhau là q và đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Dùng tay chạm nhẹ vào một quả cầu (không nối đất). Lực điện tương tác giữa hai quả cầu lúc này là 8.10-3 N. Xác định điện tích q. 36 Hai điện tích điểm q1 và q2 trái dấu (q2 < 0 < q1, |q1| > |q2|) được đặt cách nhau 9 mm trong chân không. Lực tĩnh điện giữa hai điện tích là 16.10-9 N. Đưa hai điện tích chạm vào nhau rồi đưa về vị trí cũ, lực tĩnh điện giữa chúng bây giờ là 9.10-9 N. Hỏi hai điện tích ban đầu có giá trị bao nhiêu? 37 Hai quả cầu kim loại giống nhau được tích điện cùng dấu lần lượt là q1 và q2. Đặt hai quả cầu tại hai điểm A, B cách nhau 2 mm thì thấy lực điện tác dụng lên chúng là 0,072 N. Sau đó cho chúng chạm nhẹ vào nhau rồi đưa về lại vị trí cũ, lực điện bây giờ có giá trị là 0,081 N. Xác định giá trị q1, q2. 38 Đặt hai điện tích điểm q1 và q2 tại hai điểm A, B cách nhau 3 cm trong môi trường có hằng số điện môi là 2.105. Xác định lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q3 = 0,4 nC nằm cách q1 5 cm và cách q2 2 cm. Biết rằng q1 dư 3,125.109 electron còn q2 thiếu 2,5.109 electron. 39 Cho 3 điểm A, B, D nằm thẳng hàng theo thứ tự trên. Biết rằng AB = 10 cm, BD = 2 cm. Lần lượt đặt 3 điện tích điểm giống nhau có giá trị q = -2.10-3 µC. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng vào điện tích điểm đặt A. 40 Hai điện tích điểm q1 = 3 µC và q2 = 4 µC được đặt tại hai điểm A và B nằm cách nhau 10 mm trong chân không. Tại điểm D cách A 4 cm, cách B 6 cm, người ta được một điện tích điểm q3 = 2.10-10 C. Xác định độ lớn lực tổng hợp tác dụng lên q3. 41 Hai điện tích điểm giống nhau q1 = q2 = 4 pC được đặt tại hai điểm A, B nằm cách nhau 3 cm trong chân không. Khi đặt một điện tích điểm q3 = -5 pC tại điểm D thì lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 là bao nhiêu? Cho AD = 5 cm, BD = 2 cm. 42 Một tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 5 mm, BC = 13 mm. Lần lượt đặt vào 3 đỉnh A, B, C ba điện tích q1 = q2 = q3 = q. Lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q1 đặt tại A là 0,0288 N. Xác định giá trị điện tích q. 43 Một hệ hai điện tích q1 và q2 = 0,5 µC được đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 13 cm trong chân không. Tại điểm D nằm cách A 5 cm, cách B 12 cm, người ta đặt một điện tích q3 = - q2 thì thấy lực điện tác dụng lên q3 là một vectơ có phương vuông góc với AB. Vẽ hình và xác định dấu của q1 và độ lớn của q1. 44 Một hệ 3 điện tích điểm q1, q2, q3 được đặt lần lượt tại 3 điểm A, B, C thẳng hàng. Biết B là trung điểm AC. Xác định tỉ số q1/q2 để điện tích q3 nằm cân bằng. 45 2 ion Na+ và ion O2- đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 3 µm. Người ta phải đặt thêm một điện tích q = 4.10-15 C tại một điểm C thì thấy q cân bằng. Tìm vị trí điểm C. 46 Cho ba điểm A, B, C nằm thẳng hàng theo thứ tự trên (AB = 2 mm, AC = 6 mm) trong không khí. Đặt hai điện tích điểm q1 = -3.10-10 C và q2 = 4.10-10 C lần lượt tại hai điểm A, B. Hỏi phải đặt một điện tích q3 có dấu và độ lớn như thế nào vào vị trí C để q2 cân bằng? 47 Cho hệ gồm hai điện tích điểm âm q1 và q2 đặt trong không khí, trong đó q1 = 2q2. Hai điện tích cách nhau 9 mm. Hỏi phải đặt một điện tích q0 ở đâu trong hệ này mà q0 vẫn cân bằng? 48 Hai điện tích điểm q1 = 2 pC và q2 = -8 pC được đặt tại hai điểm A, B nằm cách nhau 6 mm trong chân không. Khi đặt một điện tích điểm q3 tại điểm D thì lực điện tổng hợp tác dụng lên q3 = 2 nC bằng 0. a. Xác định vị trí điểm D. b. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q1 lúc đó. 49 Treo 2 quả cầu kim loại tích điện bằng nhau lên 2 sợi dây rất dài giống nhau gắn chung một đầu. Khoảng cách của chúng lúc này là 5 cm. Dùng tay chạm nhẹ vào một quả cầu. Sau đó, khoảng cách của hai quả cầu là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2. 50 Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu. Cho g = 10 m/s2. 51 Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, được tích điện lần lượt là q1 và q2, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, dài bằng nhau thì thấy hai sợi dây hợp với nhau một góc 600. Cho hai quả cầu tiếp xúc thì thấy góc của hai sợi dây tăng lên thành 900. Tính tỉ số q1/q2 Cho g = 10 m/s2. 52 Một quả cầu kim loại tích điện q1 = 4.10-10 C nặng 0,2 g được treo bằng một sợi dây nhẹ, không co giãn. Khi đưa một điện tích q2 = -2.10-4 C nằm ở dưới và cách q1 1 mm thì lực căng dây sẽ là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2. Góc Riêng Trên Bàn: 11 Vật lý 11 C1 CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG TL2 1 Một điện tích điểm q = 9.10-10 C được đặt tại điểm A trong chân không. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm B nằm cách A 2 cm. 2 Một điện tích điểm q được đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi là 103. Vectơ cường độ điện trường tại điểm B nằm cách A 2 cm có chiều hướng về phía A và độ lớn 3000 V/m. Dấu và độ lớn điện tích q là bao nhiêu? 3 Một điện tích điểm q có độ lớn 3 pC được đặt tại điểm A trong chân không. Tại điểm B, người ta đo được cường độ điện trường là 4000 V/m. Xác định khoảng cách AB. 4 Một điện tích điểm q được đặt tại điểm A trong chân không. Tại điểm B, người ta đo được cường độ điện trường tại đó là 4000 V/m. Tại điểm C, người ta đo được cường độ điện trường tại đó là 2000 V/m. Biết A, B, C thẳng hàng. a. Xác định tỉ số AB/AC. b. Xác định độ lớn cường độ điện trường tại điểm M là trung điểm của BC. 5 Hai điện tích điểm q1 = - 0,2 pC và q2 = 0,5 pC được đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 3 cm trong không khí. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại điểm D nằm ở trung điểm của AB. Từ đó xác định lực điện tác dụng lên điện tích điểm q0 = 0,6 pC đặt tại D. 6 Một hệ 2 điện tích điểm q1 và q2 có độ lớn lần lượt là - 2.10-10 C và - 9.10-10 C được đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 10 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại điểm D nằm cách A 8 cm, cách B 6 cm. 7 Một hệ 2 ion Na+ và Cl- được đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 4 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại điểm D nằm cách đều AB 4 cm. 8 Một hệ 2 điện tích điểm q1 và q2 trái dấu và có độ lớn bằng nhau được đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 6 cm. Tại điểm D nằm cách đều A, B một đoạn 5 cm, người ta đo được cường độ điện trường có độ lớn 5000 V/m. Hãy xác định độ lớn điện tích q1 và q2. 9 Một hệ 2 điện tích điểm q1 và q2 có độ lớn lần lượt là - 2,5.10-10 C và - 1,6.10-10 C được đặt tại 2 điểm A, B trong chân không cách nhau 9 cm. Xác định vị trí điểm D mà tại đó cường độ điện trường bằng 0. 10 Cho hệ hai điện tích điểm q1 = +q và q2 = -4q cách nhau r = 10 cm đặt trong chân không. Xác định vị trí của điểm mà tại đó cường độ điện trường gây ra bởi hệ điện tích bằng không. 11 Một điện tích điểm q0 = - 4.10-10 C được đặt tại điểm A trong chân không. a. Xác định vectơ cường độ điện trường tại một điểm B nằm cách A 4 cm. b. Từ đó suy ra vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích q = 2.10-10 C đặt tại B. 12 Một điện tích điểm q = 2.10-10 C được tại điểm A trong không khí. Một điện tích điểm thử q0 = -5.10-10 C được đặt tại điểm B và chịu tác dụng của một lực điện là 9.10-6 N. Hãy xác định cường độ điện trường tại điểm B do điện tích điểm q gây ra và tìm khoảng cách AB. 13 Đặt một điện tích q = 2.10-8 C tại điểm A trong chân không thì thấy lực điện tác dụng lên nó là 4,5.10-4 N. a. Xác định cường độ điện trường tại đó. b. Cường độ điện trường này do một điện tích q’ nằm cách đó 2 mm gây ra. q’ có độ lớn bao nhiêu? 14 Cường độ điện trường tại một điểm A có độ lớn 5500 V/m, nằm ngang hướng sang trái. Đặt một điện tích q = -4 nC vào đó, xác định vectơ lực điện tác dụng lên q. 15 Trong một điện trường đều, người ta thấy một điện tích q = -2,3 µC bị kéo đi theo hướng từ trái sang phải bằng một lực có độ lớn 0,23 N. Xác định chiều và độ lớn của vectơ cường độ điện trường. 16 Hai bản kim loại được tích điện trái dấu. Đặt hai bản này song song thẳng đứng, bản dương bên phải. Đưa một điện tích q = 2.10-10 C vào giữa hai bản. a. Vẽ vectơ lực tác dụng lên điện tích này. b. Biết cường độ điện trường giữa hai bản là 4000 V/m. Xác định độ lớn lực điện tác dụng lên điện tích. 17 Một điện trường đều được tạo ra giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt nằm ngang song song. Người ta đặt vào trong điện trường đó một hạt bụi tích điện 5 nC thì thấy hạt bụi này nằm cân bằng. a. Xác định dấu của mỗi bản kim loại. b. Biết khối lượng của hạt bụi là 5 mg. Xác định cường độ điện trường giữa hai bản này. 18 Xác định độ lớn cường độ điện trường tại một điểm nằm cách ion Na+ một đoạn 0,2 µm trong chân không. 12: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< 19 Trong chân không tại một điểm B nằm cách A 1,5 cm, người ta đo được một cường độ điện trường hướng từ B về A và có độ lớn 6000 V/m. Hỏi tại A có điện tích gì, độ lớn bao nhiêu? 20 Một điện tích điểm q = 2,4.10-10 C được đặt tại điểm A trong chân không. Tại điểm B, người ta đo được cường độ điện trường là 45100 V/m. Sau đó, nhúng toàn bộ hệ này vào môi trường có hằng số điện môi là 2,2. a. Cường độ điện trường tại B bây giờ là bao nhiêu? b. Để cường độ điện trường vẫn như cũ, ta phải thay điện tích q bằng điện tích q’ là bao nhiêu? 21 Tại điểm A và B cách nhau 10 cm trong không gian, người ta đo được cường độ điện trường ngược chiều có độ lớn lần lượt là 20000 V/m và 40000 V/m. Xác định cường độ điện trường tại điểm C nằm ở trung điểm AB. 22 Tại điểm A và B cách nhau 5 cm trong không gian, người ta đo được cường độ điện trường cùng chiều có độ lớn lần lượt là 5000 V/m và 3000 V/m. Xác định cường độ điện trường tại điểm C nằm ở trung điểm AB. 23 Hai điện tích điểm q1 = -6 nC và q2 = 3 nC được đặt tại hai điểm A, B cách nhau 4 mm trong môi trường có hằng số điện môi là 2. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại điểm D là trung điểm của A, B. 24 2 điện tích q1, q2 được đặt tại hai đỉnh B, C của một tam giác ABC vuông tại A (AB = 4 cm, BC = 5 cm). Xác định cường độ điện trường tại điểm A. Cho q1 = 6,4 pC, q2 = -2,7 pC. 25 Người ta đặt 2 điện tích điểm giống nhau q1 = q2 = -4.10-8 C tại hai điểm A, B cách nhau 5 cm. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại điểm D cách A 10 cm, cách B 5 cm. 26 Tại 2 đỉnh của một tam giác đều cạnh 2 mm, người ta đặt hai điện tích q1, q2 có cùng độ lớn bằng 4.10-10 C nhưng trái dấu. Cường độ điện trường đo được tại đỉnh còn lại là bao nhiêu? 27 Hai điện tích điểm q1 = -0,5 pC và q2 = 1,8 pC được đặt tại 2 điểm A, B nằm cách nhau 2 mm. Tại điểm D nằm cách A 1,6 mm, cách B 3,6 mm, cường độ điện trường có chiều và độ lớn như thế nào? 28 Tại 2 đỉnh của một tam giác đều, người ta đặt hai điện tích q1, q2 giống nhau và cùng bằng -2.10-10 C. Cường độ điện trường đo được tại đỉnh còn lại là 2000√3 V/m. Xác định cạnh của tam giác này và diện tích của nó. 29 Đặt hai điện tích q1 = -10-10 C và q2 > 0 tại hai điểm A, B cách nhau 4 mm. Tại điểm D cách A 6 mm, cách B 2 mm, người ta đo được cường độ điện trường có độ lớn là 875000 V/m. Xác định độ lớn của q 2. 30 Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm cách đều hai đầu đoạn thẳng AB 5 cm. Biết rằng tại A, B có hai điện tích giống nhau là -2 nC và AB = 8 cm. 31 Cho ba điểm A, B, C nằm thẳng hàng theo thứ tự trên. Lần lượt đặt vào hai điểm A, B hai điện tích q1 và q2 = 1 pC thì thấy cường độ điện trường tại C bị triệt tiêu. a. Có thể kết luận được gì về dấu của q1? b. Nếu biết B là trung điểm của AC thì giá trị của q1 là bao nhiêu? 32 Đưa một điện tích điểm q vào một điện trường đều có độ lớn 2000 V/m hướng từ trên xuống dưới thì thấy q chịu tác dụng của một lực hướng lên trên có độ lớn 3.10-5 N. Xác định giá trị q. 33 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt nằm ngang với bản dương ở trên tại thành điện trường đều có cường độ 50000 V/m. Một hạt bụi có khối lượng 0,1 mg nằm lơ lửng giữa hai bản này. Xác định điện tích của hạt bụi này. 34 Tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi là 2,2, người ta đặt một điện tích điểm q = -2,31 nC. a. Xác định cường độ điện trường tại điểm B nằm cách A 1 mm. b. Tại B, đặt thêm một điện tích điểm q’ = 2 nC. Xác định độ lớn lực điện tác dụng lên q. 35 Một quả cầu tích điện dương được đặt trong một điện trường đều có độ lớn 4500 V/m. Lực điện tác dụng lên quả cầu có độ lớn 2,7.10-5 N. Hỏi quả cầu này bị thiếu bao nhiêu electron? 36 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt song song nằm ngang. Đưa một electron vào giữa hai bản thì thấy electron bị kéo lên trên bằng một lực 2.10-10 N. Xác định dấu của mỗi bản kim loại và độ lớn của cường độ điện trường giữa hai bản. Cho qe = -1,6.10-19 C. 37 Người ta đặt vào giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu một quả cầu tích điện dương thì thấy quả cầu nằm yên. a. Cho biết hai bản này được đặt như thế nào? b. Biết khối lượng quả cầu này là 1 g, cường độ điện trường giữa hai bản là 3,2.108 V/m. Xác định số hạt electron bị mất trên quả cầu này. Góc Riêng Trên Bàn: 13 Vật lý 11 38 Một quả cầu tích điện dương có khối lượng 100 mg được đặt trong một điện trường đều có độ lớn 2.108 V/m. Người ta thấy quả cầu này nằm cân bằng. a. Điện trường này có chiều như thế nào? b. Độ lớn của điện tích trên quả cầu là bao nhiêu? 39 Giữa hai bản kim loại được tích điện trái dấu đặt nằm ngang song song, người ta đặt một quả cầu kim loại tích điện âm thì thấy quả cầu nằm cân bằng. Biết khối lượng và điện tích của quả cầu lần lượt là 3,2.10-5 kg và 1 pC. a. Xác định vectơ cường độ điện trường giữa hai bản. b. Chạm nhẹ tay (không nối đất) vào quả cầu, hiện tượng gì xảy ra? 40 Có hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt song song. Cường độ điện trường giữa hai bản có độ lớn là 20000 V/m. Một điện tích q = 1 nC được đặt tại điểm A nằm giữa hai bản. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại điểm B biết rằng AB vuông góc với đường sức điện và AB = 2 cm. 41 Người ta đặt hai điện tích q1 = -6 nC và q2 = 6 nC lần lượt tại hai điểm A, B cách nhau 8 cm. Tại điểm M, người ta đo được cường độ điện trường E1M vuông góc với E2M và độ lớn E1M = 3.E2M. a. Xác định khoảng cách AM, BM. b. Tính cường điện trường tổng hợp tại M. 42 Người ta đặt hai điện tích điểm q1 = 4.10-10 C và q2 tại hai điểm A, B cách nhau 10 cm. Tại điểm M nằm cách A 6 cm, cách B 8 cm, người ta thấy vectơ cường độ điện trường tổng hợp có phương vuông góc với cạnh AB. Xác định giá trị q2. 43 Hai điện tích q1 = q2 = q đặt tại hai điểm A, B cách nhau 8 cm. Gọi M là điểm nằm trên trung trực của AB cách trung điểm O của AB một đoạn x. Tìm x để cường độ điện trường tại M có độ lớn cực đại? (4 cm) 44 Một quả cầu tích điện q = 6 nC được treo trong một điện trường đều có cường độ 50000 V/m bằng một sợi dây nhẹ, không co giãn. Biết quả cầu có khối lượng 20 mg. Hãy xác định độ lớn lực căng dây trong hai trường hợp: a. Vectơ cường độ điện trường hướng xuống. b. Vectơ cường độ điện trường hướng lên. 45 Một quả cầu khối lượng 0,05 g được treo bằng một sợi dây nhẹ, không co giãn và đặt trong một điện trường đều hướng từ trên xuống dưới, có cường độ 128000 V/m. Cho quả cầu nhiễm điện tích 4 nC. Xác định lực căng dây. 46 Một quả cầu khối lượng 400 mg được treo bằng một sợi dây nhẹ, không co giãn và đặt trong một điện trường đều hướng từ dưới lên trên, có cường độ là 6000 V/m. Phải cho quả cầu nhiễm điện bao nhiêu để lực căng dây bằng 0? 47 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt nằm thẳng đứng trong không gian. Người ta treo một điện tích q = -4.10-9 C, khối lượng 0,3 g vào một sợi dây rồi đặt vào giữa hai bản thì thấy dây treo bị lệch một góc 45º so với phương thẳng đứng. Hỏi lực căng dây và độ lớn cường độ điện trường là bao nhiêu? 48 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt nằm thẳng đứng trong không gian (bản dương bên phải) tạo thành điện trường đều có cường độ 3.107 V/m. Người ta treo một điện tích q = -1,6.10-10 C, khối lượng 300 mg vào một sợi dây nhẹ, không co giãn rồi đặt vào giữa hai bản. Tìm lực căng dây và góc lệch của dây so với phương thẳng đứng. 49 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt nằm thẳng đứng trong không gian. Người ta treo một điện tích q = -1,6.10-10 C, khối lượng 300 mg vào một sợi dây rồi đặt vào giữa hai bản thì thấy dây treo bị lệch một góc 10º so với phương thẳng đứng. Hỏi lực căng dây và độ lớn cường độ điện trường là bao nhiêu? 50 Một quả cầu tích điện dương được đặt trong điện trường đều hướng từ trái qua phải và được treo bằng một sợi dây nhẹ, không co giãn. Ban đầu, dây treo quả cầu bị lệch một góc 30º. Chạm nhẹ tay (không nối đất) vào quả cầu. a. Góc lệch của sợi dây so với phương thẳng đứng lúc này là bao nhiêu? b. Xác định tỉ số lực căng dây trước và sau khi chạm tay. 14: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< C1 HIỆU ĐIỆN THẾ - CÔNG LỰC ĐIỆN TL3 1 Một tam giác ABC được đặt vào một điện trường đều E. Người ta đo thấy hiệu điện thế UAB = 100 V, UAC = 300 V. Hãy xác định UBC. 2 Một hình vuông ABCD có cạnh 2 cm được đặt trong một điện trường đều E = 1400 V/m có phương song song với AB, chiều đi từ A đến B. Tính UAB, UBC, UCA 3 Một tam giác đều ABC có cạnh 3 cm được đặt trong một điện trường đều E = 10000 V/m có phương song song song với AB, chiều đi từ B đến A. Tính UAB, UBC. 4 Một tam giác đều ABC có cạnh 4 cm được đặt trong một điện trường đều E = 5000 V/m có phương song song với đường cao AH, chiều đi từ A đến H. Tính UAB, UBC. 5 Một hình vuông ABCD được đặt trong một điện trường đều E = 10000 V/m có phương song song với AB, chiều đi từ B đến A. Hiệu điện thế giữa A và C là 50 V. Hãy xác định diện tích của hình vuông này. 6 Có 3 điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự trên, nằm trong điện trường đều E hướng từ A đến C. Người ta đo được hiệu điện thế UAB = 100 V, UAC = 200 V. Hỏi hiệu điện thế giữa A và I (trung điểm BC) là bao nhiêu? 7 Một tam giác đều ABC cạnh 2 cm được đặt trong một điện trường đều có phương song song với AC, chiều hướng từ A đến C. Người ta đo được hiệu điện thế giữa A và B là 40 V. Hãy xác định độ lớn của cường độ điện trường đều này. 8 Cho một tam giác ABC đều cạnh 0,2 mm đặt trong một điện trường đều E = 12000 V/m và có chiều hướng từ C đến B. Hãy tính công của điện trường khi dịch chuyển một điện tích điểm q = - 3.10-10 C đi dọc theo các đường gấp khúc AB, ABC, CB. 9 Cho một đường tròn tâm O bán kính 3 cm được đặt trong một điện trường đều E = 4000 V/m và có chiều hướng A đến B (với AB là một đường kính của đường tròn này). Hãy tính công của điện trường thực hiện được khi một electron dịch chuyển dọc theo đường tròn từ A và đi được 1/4 đường tròn. 10 Một hình chữ nhật ABCD (AB = 4 mm, BC = 3 mm) được đặt trong một điện trường đều E = 10000 V/m có chiều đi từ A đến B. Tính công cần thiết để đưa một điện tích điểm q = 10-10 C di chuyển đều từ B đến D. 11 Một tam giác đều ABC cạnh 3 cm đặt trong một điện trường đều E = 4500 V/m có chiều đi từ B đến C. Tính công cần thiết để đưa một điện tích điểm q = - 4.10-12 C di chuyển đều từ A đến C. 12 Trong một điện trường đều, để dịch chuyển một điện tích điểm q = 2.10-10 C đi đều từ B, dọc theo cạnh huyền BC của một tam giác vuông cân ABC (cạnh 2 cm), người ta phải thực hiện một công 4.10-8 J. Hãy xác định độ lớn của cường độ điện trường. Biết điện trường hướng A đến B. 13 Cần thực hiện một công 2.10-10 J để có thể dịch chuyển một điện tích q = - 9.10-12 C đi từ điểm A đến điểm B đặt trong một điện trường đều. Hãy xác định hiệu điện thế giữa hai điểm AB. 14 Cho hai bản kim loại đặt song song cách nhau 5 mm. Hiệu điện thế giữa chúng là 200 V. Hãy tính công của điện trường để đưa một điện tích điểm Q = 2.10-12 C đi từ bản dương sang bản âm. 15 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt song song. Hiệu điện thế giữa hai bản là 3000 V. Khi người ta đưa hai bản vào gần nhau, làm khoảng cách giảm đi 1/3 thì hiệu điện thế giữa hai bản là bao nhiêu? 16 Một electron bắt đầu chuyển động từ bản này đến bản kia của một điện trường đều E = 100 V/m dưới tác dụng của lực điện. Hai bản cách nhau 40 cm. Xác định vectơ E và vận tốc của eletron khi đập vào bản kia của điện trường. 17 Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s theo hướng đường sức điện. Hỏi electron đi được đoạn đường bao xa thì dừng lại? 18 Một electron bay từ bản dương đến bản âm của một điện trường đều E = 1000 V/m với vận tốc đầu là 20000 m/s. Hai bản cách nhau 1 µm. a. Xác định công của điện trường thực hiện được. b. Xác định vận tốc electron đập vào bản âm. 19 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt nằm ngang song song, cách nhau 3 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản là 15 V. Một quả cầu khối lượng 0,5 mg tích điện dương nằm lơ lửng giữa hai bản. a. Xác định dấu của mỗi bản. b. Xác định độ lớn điện điện tích quả cầu. Góc Riêng Trên Bàn: 15 Vật lý 11 20 Giữa hai bản kim loại đặt song song nằm ngang được tích điện trái dấu nằm cách nhau 2 cm, người ta đặt một quả cầu nhỏ nặng 0,5 mg, mang điện tích q = -8.10-10 C thì thấy quả cầu này nằm cân bằng. a. Vẽ hình các lực tác dụng lên quả cầu và cho biết dấu của mỗi bản. b. Xác định cường độ điện trường và hiệu điện thế giữa hai bản. 21 Có hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt thẳng đứng song song, cách nhau 4 cm trong không gian. Cường độ điện trường giữa hai bản là 5000 V/m. a. Một quả cầu có khối lượng 10 mg, tích lượng điện có độ lớn là 2.10-8 C được treo bằng một sợi dây nằm giữa hai bản. Khi đó, người ta thấy dây treo bị lệch về phía bản dương. Hỏi dấu điện tích của quả cầu và góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là bao nhiêu? b. Một tam giác đều ABC cạnh 3 cm nằm giữa hai bản này, cạnh BC cùng chiều với đường sức điện. Tính công cần thiết để dịch chuyển quả cầu trên đi đều dọc theo đoạn ABC. c. Một electron bắt đầu rời bản âm và bay về phía bản âm. Xác định vận tốc electron lúc đập vào bản dương. 22 Một tam giác đều ABC cạnh 3 cm đặt trong một điện trường đều E = 9000 V/m có chiều đi từ B đến C. Tính công cần thiết để đưa một điện tích điểm q = - 4.10-12 C di chuyển đều từ A đến C. 23 Một tam giác ABC vuông tại C (AB = 5 cm, AC = 4 cm), được đặt trong một điều trường đều E = 12000 V/m có phương song song với AC, chiều đi từ A đến C. Tính UAB, UBC. 24 Một tam giác đều ABC có cạnh 3 cm được đặt trong một điện trường đều E = 10000 V/m có phương song song với đường cao AH, chiều đi từ H đến A. Tính UAB, UBC. 25 Cho một đường tròn tâm O bán kính 5 cm được đặt trong một điện trường đều E = 10000 V/m và có chiều hướng A đến B (với AB là một đường kính của đường tròn này). Hãy tính công của điện trường thực hiện được khi một electron dịch chuyển dọc theo đường tròn từ A đến C (là điểm trên đường tròn, cách A 6 cm). 26 Một tam giác đều ABC được đặt vào một điện trường đều E có chiều hướng từ A đến B và có độ lớn là 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm B và C có độ lớn 200 V. Xác định diện tích của tam giác này. 27 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt song song. Kéo khoảng cách giữa hai bản tăng thêm 2 mm thì thấy hiệu điện thế giữa chúng tăng thêm 5%. Xác định khoảng cách giữa hai bản này lúc ban đầu. 28 Một tam giác đều ABC cạnh 3 cm đặt trong một điện trường đều E = 4500 V/m có chiều đi từ A đến H (H là trung điểm của BC). Tính công cần thiết để đưa một điện tích điểm q = - 2 pC di chuyển đều từ A đến C. 29 Một khung dây ABCD hình chữ nhật có cạnh AB = 4 cm, BC = 3 cm, được đặt trong một điện trường đều E hướng là A đến C và có độ lớn 2.108 V/m. Hãy xác định công của điện trường khi một electron chạy từ C đến A dọc theo dây. 30 Để đưa một proton đi đều từ M đến N trong điện trường đều có cường độ 4000 V/m, người ta phải thực hiện một công là 3.10-15 J. Xác định UMN. 31 Trong một điện trường đều, để dịch chuyển một điện tích điểm q = 2,5.10-10 C đi đều từ B, dọc theo cạnh huyền BC của một tam giác vuông cân ABC (cạnh 2 cm), người ta phải thực hiện một công 2.10-8 J. Hãy xác định độ lớn của cường độ điện trường. Biết cường độ điện trường hướng từ C đến A. 32 Cho hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt song song cách nhau 2 mm. Một electron bay ra khỏi bản âm và đập vào bản dương với vận tốc 2.106 m/s. Cường độ điện trường giữa hai bản là bao nhiêu? 33 Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt nằm ngang song song, cách nhau 5 cm. Một quả cầu khối lượng 0,5 mg tích điện Q = -5 nC nằm lơ lửng giữa hai bản. a. Xác định dấu của mỗi bản. b. Xác định hiệu điện thế giữa hai bản. 34 Cho hai quả cầu kim loại giống hệt nhau có điện tích lần lượt là q1 = 4 nC và q2 = -9 nC nằm tại hai điểm A, B trong chân không. Lực tương tác giữa hai điệm tích điểm này là 8,1.10-4 N. a. Xác định khoảng cách AB. b. Tìm vị trí điểm D sao cho cường độ điện trường tại đó bằng 0. c. Cho hai quả cầu chạm vào nhau rồi đưa về vị trí cũ. Đặt một quả cầu mang điện q3 tại điểm M cách đều A, B 4 cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q3. d. *Cho hai quả cầu chạm vào nhau rồi đưa về vị trí cũ. Tìm vị trí điểm N cách đều A, B sao cho cường độ điện trường tại đó là 56250√3 V/m. 16: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< C1 TỤ ĐIỆN TL4 1 Một tụ điện không khí có điện dung C = 2000 pF được mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 5000 V. Tính điện tích của tụ điện. 2 Một tụ điện không khí phẳng có điện dung 24 nF được tích trong hiệu điện thế 540 V thì có bao nhiêu electron di chuyển đến bản âm của tụ điện? 3 Một tụ điện phẳng có điện dung là 0,2 µF được nạp điện bằng một hiệu điện thế U. Sau đó, người ta thấy trên bản âm của tụ điện có 6.1014 hạt electron thừa. Xác định hiệu điện thế U. 4 Một tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản của hai tụ điện là d = 2 mm. Tụ điện chứa đầy chất điện môi có thể chịu được cường độ điện trường lớn nhất là 30000 V/m. Hỏi hiệu điện thế giới hạn đối với tụ điện đó bằng bao nhiêu? 5 Một tụ điện có ghi 200 V - 200 pF. Tụ này có thể tích điện lên đến 5.10-8 C được không? 6 Một tụ điện khi được đặt dưới hiệu điện thế 100 V thì tích được lượng điện là 2,5.10-10 C. Hỏi điện dung của tụ là bao nhiêu? 7 Một tụ điện phẳng 4 pF được cho tích điện dưới một hiệu điện thế 200 V. Xác định lượng điện mà tụ tích được. Sau đó gỡ tụ ra khỏi hiệu điện thế trên. Tụ phóng đi mất một nửa lượng điện có trên bản. Hỏi lúc đó hiệu điện thế ở hai đầu tụ là bao nhiêu? 8 Một tụ điện phẳng được tích điện dưới một hiệu điện thế U. Khi tăng hiệu điện thế lên gấp đôi, người ta thấy lượng điện tích được tăng thêm 10-5 C. Lượng điện tích ban đầu là bao nhiêu? 9 Một tụ điện phẳng được tích điện dưới một hiệu điện thế U. Khi giảm hiệu điện thế đi 1/10 giá trị ban đầu thì điện tích trên tụ giảm đi 2.10-10 C. Xác định điện tích trên tụ lúc ban đầu. 10 Một tụ điện phẳng được tích điện dưới hiện điện thế U. Sau đó, ngắt tụ ra và cho tụ phóng ra 1/3 điện tích. Khi đó hiện điện thế giảm 100 V. Hỏi hiệu điện thế lúc ban đầu là bao nhiêu? 11 Một tụ điện phẳng được tích điện dưới một hiệu điện thế 300 V. Khi tụ phóng ra một lượng điện tích tương đương 10-5 C thì người ta thấy hiện điện thế hai đầu giảm đi một nửa. Hỏi điện dung của tụ này là bao nhiêu? 12 Một tụ điện phẳng được tích điện dưới một hiệu điện thế U. Khi tăng hiệu điện thế thêm 200 V, người ta thấy lượng điện tích được tăng thêm 10-5 C. Hỏi điện dung của tụ là bao nhiêu? 13 Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 200 V. Sau đó, giảm hiệu điện thế xuống còn 150 V thì thấy có 5.105 electron chuyển đến bản dương của tụ điện. Điện dung của tụ này là bao nhiêu? 14 Một tụ điện có C = 20 µF được tích điện dưới hiệu điện thế 40 V có năng lượng bao nhiêu? 15 Một tụ điện có điện dung 2,5 µF được đặt vào một hiệu điện thế 30 V. Sau đó, tụ phóng ra hết 1/3 điện tích đang có, vậy năng lượng của tụ lúc này là bao nhiêu? 16 Bộ tụ điện trong một chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 µF được tích điện đến hiệu điện thế 330 V. Xác định năng lượng mà đèn tiêu thụ trong mỗi lần đèn loé sáng. Mỗi lần đèn loé sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5 ms. Tính công suất phóng điện trung bình của tụ. 17 Một tụ điện phẳng 4 pF được cho tích điện dưới một hiệu điện thế 200 V. Năng lượng của tụ là bao nhiêu? Sau đó gỡ tụ ra khỏi hiệu điện thế trên. Tụ phóng đi mất một nửa lượng điện có trên bản. Khi đó năng lượng của tụ còn lại bao nhiêu? 18 Một tụ điện có điện dung 3 nF được đặt vào một hiệu điện thế 50 V. Sau đó, tụ phóng ra hết 2/3 điện tích đang có trong thời gian 4 ms, vậy năng lượng của tụ lúc này là bao nhiêu? Công suất phóng điện là bao nhiêu? 19 Một tụ điện phẳng được cấu tạo bởi hai bản tròn bán kính 1 cm, khoảng cách giữa 2 bản là 2 cm, nhúng trong môi trường có hằng số điện môi là 9. Xác định điện dung của tụ điện này. 20 Một tụ điện phẳng có điện dung C = 5,57 pF, khi nhúng vào trong dầu (hằng số điện môi 2,1), diện tích mỗi bản 6 cm2. Xác định khoảng cách giữa hai bản. 21 Một tụ điện phẳng được cấu tạo gồm 2 bản tiết diện 20 mm2, cách nhau 2 cm, ở giữa là dung dịch có hằng số điện môi là 2. Nạp điện cho tụ dưới hiệu điện thế 200 V. Xác định lượng điện mà tụ tích được. 22 Một tụ điện phẳng được cấu tạo bởi hai bản tròn có đường kính 3 cm, khoảng cách giữa 2 bản là 3 cm, được nhúng trong môi trường có hằng số điện môi là 2,5. Đặt tụ điện này vào một hiệu điện thế 500 V rồi sau đó gỡ tụ điện ra, đem ra ngoài không khí. Hỏi phải đặt tụ vào hiệu điện thế là bao nhiêu để giữ cho điện tích ở hai bản tụ không đổi? Góc Riêng Trên Bàn: 17 Vật lý 11 23 Một tụ điện phẳng được nhúng trong môi trường điện môi có hằng số điện môi là 2 thì thấy điện tích trên tụ là 3.10-8 C. Đặt tụ điện này vào hiệu điện thế U rồi thay môi trường này bằng môi trường điện môi khác có hằng số điện môi là 2,5. Khi đó lượng điện tích trên tụ là bao nhiêu? 24 Một tụ điện phẳng không khí được tích điện dưới hiệu điện thế U. Khi kéo hai bản tụ này lại gần nhau thêm 1 mm, người ta thấy điện tích trên tụ tăng gấp đôi. Xác định khoảng cách giữa hai bản tụ lúc ban đầu. 25 Một tụ điện phẳng khi nhúng vào trong dầu (hằng số điện môi 2,1) thì điện dung của nó là 4,2 µF. Nếu đặt tụ điện này ở ngoài không khí thì điện dung của nó sẽ là bao nhiêu? (2 µF) 26 Một tụ điện phẳng được cấu tạo bởi hai bản tròn có bán kính 1 cm, khoảng cách giữa 2 bản là 4 cm, được nhúng trong môi trường có hằng số điện môi là 104. Biết rằng tụ điện này chỉ có thể chịu được cường độ điện trường tối đa là 45000 V/m. Hỏi điện tích tối đa mà tụ này chứa được là bao nhiêu? (1,25.10-6 C) 27 Một tụ điện tròn xoay được cấu tạo từ hai bản tròn, một bản có thể xoay được làm thay đổi góc hợp với bản kia từ 10º đến 180º. Trong quá trình xoay bản như thế thì điện dung của tụ thay đổi từ 1 µF đến 9 µF. Xác định góc xoay bản khi đặt tụ dưới hiệu điện thế 500 V thì điện tích trên tụ là 2,5 mC. (90º) 28 Một tụ điện được cấu tạo từ hai bản phẳng hình chữ nhật có diện tích 12π mm2 đặt cách nhau 1/3 mm. Người ta nhúng tụ này ngập một nửa trong môi trường có hằng số điện môi là 2,2, nửa còn lại ở ngoài không khí. Xác định điện dung của tụ điện này. (1,6 pF) 29 Một tụ điện phẳng được cấu tạo bởi hai bản kim loại có diện tích 4,5 mm2. Nhúng hai bản này trong một dung dịch điện môi có hằng số điện môi là 104. Khi nạp điện cho tụ bằng hiệu điện thế 157 V thì thấy năng lượng của tụ là 1,5625.10-6 J. Cho π = 3,14. Xác định khoảng cách giữa hai bản tụ. (3,14 mm) 30 Một tụ phẳng có ghi (2 nF – 100 V) a. Tính điện tích cực đại mà tụ có thể tích điện ? b. Biết khoảng cách giữa hai bản tụ là d = 2 mm. Tính điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được ? 31 Trên một tụ phẳng có ghi : 5 pF – 200 V. Biết khoảng cách giữa hai bản tụ là d = 5 mm. Tích điện cho tụ với hiệu điện thế 100 V. a. Tính điện tích của tụ. b. Nếu đặt vào tụ một điện trường E = 104 V/m tụ có hỏng không ? 32 Tụ phẳng có diện tích mỗi bản là S = 100 cm2, khoảng cách giữa hai bản d = 1 mm, giữa hai bản là không khí. Tìm hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai bản tụ và điện tích cực đại mà tụ có thể tích được. Biết điện trường giới hạn đối với không khí là 3.106 V/m. 33 Tụ phẳng không khí C = 10-10 F được tích điện đến hiệu điện thế U = 100 V rối ngắt khỏi nguồn. Tính công cần thực hiện để tăng khoảng cách hai bản tụ lên gấp đôi? 34 Tụ điện phẳng gồm hai bản tụ hình vuông cạnh a = 20 cm, đặt cách nhau 1 cm, chất điện môi giữa hai bản tụ là thủy tinh có ε = 6. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 50 V. a. Tính điện dung của tụ? b. Tính điện tích mà tụ đã tích được? c. Nếu tụ được tích điện dưới hiệu điện thế U’ thì năng lượng điện trường tích lũy trong tụ là 531.10-9 J. Tính điện tích trên mỗi bản tụ khi đó? 35 Tụ điện phẳng không khí điện dung 2 pF được tích điện ở hiệu điện thế 600 V. a. Tính điện tích Q của tụ. b. Ngắt tụ khỏi nguồn, đưa hai đầu tụ ra xa để khoảng cách tăng gấp đôi. Tính C1, Q1, U1 của tụ. c. Vẫn nối tụ với nguồn, đưa hai bản tụ ra xa đề khoảng cách tăng gấp đôi. Tính C2, Q2, U2 của tụ. 36 Một tụ điện phẳng không khí có hai bản cách nhau 1 mm và có điện dung 2.10-11 F được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Tính diện tích mỗi bản tụ điện và điện tích của tụ điện. Tính cường độ điện trường giữa hai bản. 37 một tụ điện phẳng bằng nhôm có kích thước 4 cm x 5 cm. điện môi là dung dịch axêton có hằng số điện môi là 20. khoảng cách giữa hai bản của tụ điện là 0,3 mm. Tính điện dung của tụ điện. 38 Một tụ điện phẳng không khí 3,5 pF, được đặt dưới một hiệu điện thế 6,3 V. a. Tính cường độ điện trường giữa hai bản của tụ điện. b. Tính năng lượng của tụ điện. 39 Một tụ điện có điện dung C1 = 4 µF được tích điện bằng một hiệu điện thế 200 V. Gỡ tụ ra rồi mắc song song với nó một tụ điện có điện dung C2 = 6 µF. Hiệu điện thế và điện tích trên mỗi tụ bây giờ là bao nhiêu? (80 V; 320 µC; 480 µC) 18: http://gocriengtrenban.com Chương 1. Điện tích - Điện trường< 40 Một tụ điện có điện dung C1 = 10 pF, mang điện tích q1 = 0,6 nC; tụ điện thứ hai có điện dung C2 = 30 pF, mang điện tích q2 = 0,2 nC. Nối hai bản của hai tụ điện mang điện tích khác dấu với nhau. Hỏi hiệu điện thế trên mỗi tụ điện sau khi nối bằng bao nhiêu? (10 V) 41 Một tụ điện có điện dung C1 được tích điện bằng nguồn điện không đổi hiệu điện thế 320 V. Mắc song song tụ điện đó với tụ điện thứ hai có điện dung C2 = 4,5 µF chưa được tích điện thì hiệu điện thế của bộ tụ điện là 80 V. Hãy tính C1. (1,5 µF) 42 Một tụ điện phẳng được cấu tạo gồm 2 bản phẳng tiết diện 18 mm2, đặt cách nhau 3,18 cm, ở giữa là dung dịch điện môi có hằng số điện môi là 104. Nạp điện cho tụ dưới hiệu điện thế 120 V. Sau đó, tháo tụ ra khỏi hiệu điện thế trên, gắn song song thêm một tụ khác có điện dung C2 = 2C1 chưa được tích điện. Xác định điện dung tương đương, điện tích trên mỗi tụ và hiệu điện thế của bộ tụ. (15.10-11 F; 40 V) 43 Hai tụ điện điện dung lần lượt là 6 µF và 9 µF đều được tích điện dưới hiệu điện thế 50 V. Sau đó ngắt hai tụ ra khỏi hiệu điện thế rồi nối bản dương của tụ này với bản âm của tụ kia và ngược lại. Hãy tính điện tích trên mỗi tụ sau khi nối và hiệu điện thế lúc sau. (10 V) 44 Hai tụ điện C1 = 8 µF và C2 = 2 µF cùng được tích điện dưới một hiệu điện thế U. Sau đó, ngắt hai tụ ra và nối bản âm tụ này với bản dương tụ kia và ngược lại. Sau đó hiệu điện thế hai đầu của bộ tụ này là 72 V. Xác định lượng điện tích đã chuyển qua lại giữa các tụ. (1104 µC) 45 Có một tụ điện trong phòng thí nghiệm bị mờ nên mất số hiệu trên đó. Người ta dùng một tụ điện khác có điện dung biết rõ là C2 = 0,418 µF để xác định tụ điện này. Người nạp điện cho tụ C2 dưới hiệu điện thế 6 V, sau đó nối song song với tụ C1. Đo lại hiệu điện thế của bộ tụ này thì người ta thấy hiệu điện thế lúc này là 2 V. Hỏi điện dung của tụ còn lại là bao nhiêu? (0,836 µF) 46 Một tụ điện phẳng điện dung C = 0,12 µF có lớp điện môi dày 0,2 mm có hằng số điện môi ε = 5. Tụ được đặt dưới một hiệu điện thế U = 100 V. a. Tính diện tích các bản của tụ điện, điện tích và năng lượng của tụ. b. Sau khi được tích điện, ngắt tụ khỏi nguồn rồi mắc vào hai bản của tụ điện C1 = 0,15 µF chưa được tích điện. Tính điện tích của bộ tụ điện, hiệu điện thế và năng lượng của bộ tụ. 47 Có 2 tụ điện, tụ điện 1 có điện dung C1 = 1 µF tích điện đến hđt U1 = 100 V; tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 µF tích điện đến hđt U2 = 200 V a. Nối các bản tích điện cùng dấu với nhau. Tính hiệu điện thế và điện tích của mỗi tụ điện sau khi nối và nhiệt lượng toả ra sau khi nối các bản b. Hỏi như phần 1 nhưng chỉ khác ta nối các bản trái dấu của 2 tụ với nhau Góc Riêng Trên Bàn: 19 Vật lý 11 C1 1 TL4 TỤ ĐIỆN Một bộ tụ điện được mắc theo sơ đồ hình. C1 = 8 µF, C2 = 6 µF, C3 = 4 µF. a. Tính điện dung của bộ tụ. b. Tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ khi mắc vào hai cực của nguồn điện 40 V. Một bộ gồm ba tụ điện ghép song song C1 = C2 = 1/2 C3. Khi được tích điện bằng nguồn có hiệu điện thế 45 V thì điện tích của bộ tụ điện bằng 18.10-4 C. Tính điện dung của tụ. 2 Hai tụ điện có điện dung C1 = 2 µF, C2 = 3 µF được mắc nối tiếp. a. Tính điện dung của bộ tụ. b. Tích điện cho bộ tụ điện bằng nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Tính điện tích và hiệu điện thế của các tụ trong bộ. Người ta ghép 2 tụ điện C1 và C2 = 2 pF nối tiếp với nhau. Đặt bộ tụ vào một hiệu điện thế 200 V thì thấy bộ tụ tích được điện tích 10-9 C. Tìm điện dung của tụ C1. Một bộ tụ điện được mắc theo sơ đồ C1 nt (C2 // C3).C1 = 8 µF, C2 = 6 µF, C3 = 4 µF. a. Tính điện dung của bộ tụ. b. Tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ khi mắc vào hai cực của nguồn điện 40 V. 20: http://gocriengtrenban.com
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan