Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tài liệu LTĐH môn Ngữ Văn

.PDF
491
504
110

Mô tả:

Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps H LUYỆN THI ĐẠI HỌC   www.faceboook.com/trannguyenlocsps Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 2 năm 2015 Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Các bước làm bài văn nghị luận xã hội 1, NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI B1: Cắt nghĩa từ khóa, nêu hiện tượng đó trong cuộc sống + Hiện tượng ấy có phổ biến hay không? B2: Phân tích hiện tượng đó trong đời sống thực tế ( diễn ra như thế nào? ) B3: Chỉ ra nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng B4: Lấy ví dụ để chứng minh hiện tượng ấy có lợi hay có hại B5: Liên hệ với bản thân B6: Rút ra bài học cho mình và mọi người ( liên hệ thực tế đến giới trẻ ) B7: Phê phán ( đối với hiện tượng xấu ) ca ngợi ( đối với hiện tượng tốt ) đưa ra lời khuyên hợp lý 2, NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ B1: Cắt nghĩa từ khóa, giải nghĩa từ then chốt B2: Khẳng định câu nói đó là đúng hay sai? Tại sao đúng? tại sao sai? B3: Phân tích để làm rõ nhận định của mình, dùng các luận chứng để lật lại vấn đề B4: Lấy ví dụ, phân tích ví dụ để chứng minh ý nghĩa của câu nói đó đối với cuộc sống B5: Liên hệ với bản thân, với thực tế ( Chủ yếu là tầng lớp học sinh, thanh niên ) B6: Rút ra bài học cho cả bản thân và mọi người ( Chủ yếu là giới trẻ ) B7: Phê phán những người đi ngược lại chân lý, tư tưởng đó đồng thời ngợi ca những tấm gương đang có lý tưởng sống đúng KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI A/Điểm chung I/Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội. II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. 1/Giải thích a/Mục đích: Hiểu b/Các bước: Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps -Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)... Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi LÀ GÌ. -Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO. -Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO. **Lưu ý: -Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. -Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. 2/Chứng minh a/Mục đích: Tin b/Các bước: -Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. -Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps 3/Bình luận a/Mục đích: Đồng tình b/Các bước: - Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. - Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. - Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại. B/Nét riêng I.Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.Đề tài: -Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). -Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...). 3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: -Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì). -Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. -Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí). 4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao: - Tình thương là hạnh phúc của con người. Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh - Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân? - Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. “Học để biết, - Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”. - Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.” Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình? - “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính.” Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki. - Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.” - Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác. - Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.” - Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái.” Em hiểu câu nói đó như thế nào? - Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói : « Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. » Hãy bình luận câu nói trên. Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps - Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt”. - Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó. -Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? - Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học) - Phải chăng, “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.”? “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (Lép Tôn-xtôi) Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”? (Noóc-man Ku-sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003). - Tiền tài và hạnh phúc. - “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.” Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó? II/Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống 1/Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. -Chấp hành luật giao thông ở nông thôn. -Hiến máu nhân đạo Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps -Nạn bạo hành trong giao đình -Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi -Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn -Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng -Những tấm gương người tốt việc tốt -Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi -Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ -... **Lưu ý: Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện: -Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). -Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). -Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...). 3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: -Nêu rõ hiện tượng. -Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại. -Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó. 4.Một số đề tham khảo: - Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó. - Về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn. - Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền thống. -... III/Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, *Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học. 3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). 4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao: -Từ đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người. -Đọc văn bản “Hoa hồng tặng mẹ”: ... ... Nêu suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ”. “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao! Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con” Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam. -Từ tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn Kháng, hãy bàn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. -Từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nghĩ thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. -... Hãy nêu cảm nhận về tình yêu thương con người -------------------------------------------------------------------------------Trong cuộc sống con người, thứ quý nhất ko fải là vật chất xa hoa hay tiền đồ danh lợi mà nó xuất phát từ trong bản thân con người .Tình yêu thương,đó là tình cảm cao quý mà con người sẽ ko thể sống nếu thiếu nó. Tình cảm ấy đc vun đắp và fát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa GĐ, thầy cô, bè bạn, người thân, ...Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm iu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương of anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quí mến of bạn bè, sự giúp đỡ of con người với con người,sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng...Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất of nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Ko những thế, tình cảm đó còn thể hiện hteo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim of họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề "Quyết tử cho TQ quyết sinh" ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùnh hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con ĐN Mỗi ai cũng fải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị of con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện Trong dân gian có câu "1 con ngựa đau....." hay "la` lành đùm lá rách" chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta fải bít tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người ko thể sống mà ko có tình iu thương. Tình iu thương tạo nên sự htân ái, đòan kết cộng đồng, Đã từ lâu nhân dân ta bít iu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bbão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn of sự đoàn kết. Chính tình iu thương đã tạo ra Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích fục vụ lợi ích cho XH"1 cây là chẳng nên......." Tình thương bao la còn đc Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 "...Mọi người ai cũng fải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng fải đc học hành", việc thực hiện "hũ gạo cứu đói" , "nhường cơm sẻ áo", "lá lành đùm lá rách" đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết iu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh "Cuộc sống ko fải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc" Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ qúy báu nhất, nó vô giá, đc con người tạo ra và con người fải quí trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỷ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu Mà tính vị kỷ thói hư tật xấu làm gì, nói gì , nghĩ gì cũng vì cái Ta, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. "Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ" Quả vậy "Thương người như thể thương thân" - Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con nguơi tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi! Trong cuộc sống ngày nay, tình iu thương ngày càng fát triển hay mai một đều do ý thức of con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta fải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm of bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên,gom góp chút tiền giúp đở những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích of mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN. Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân fải có trách nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, fấn đấu trở thành công dân tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân đc ấm no, hạnh phúc. Đề ra: Suy nghĩ của anh/chị về “TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO” BÀI LÀM “Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn” Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps Mỗi lần đọc bài thơ này của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, tôi lại thao thức về biển về Hoàng Sa – Trường Sa. Trong tôi lại hiện lên thật kiêu hãnh dáng đứng của những người lính đảo xa giữa mênh mông đại dương đang canh giữ cho quê hương yên bình giấc ngủ. Khi sinh ra tôi đã sống trong thời bình, bom đạn chiến tranh, những ngày đói khổ dường như tôi chưa từng biết đến và trải qua. Tôi chỉ biết lịch sử, quá khứ đáng tự hào của dân tộc qua những trang sách sử, qua báo đài. Từ những trang sách ấy tôi đã lớn lên chan chứa một tinh thần biết ơn với tiền nhân, với quá khứ. Bởi nếu không có thế hệ cha anh đã ngã xuống trong biết bao nhiêu cuộc chiến vệ quốc vĩ đại thì chắc chắn tôi không có mặt trên đời. Ngày nay, dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hòa bình và phát triển, nhưng biển xa vẫn canh cánh mối lo hiểm họa xâm lăng của các thế lực thù địch. Nên nhiệm vụ của tuổi trẻ, nhiệm vụ của mỗi công dân lại được đặt lên trên hết. Và ở đó, nơi cách chúng ta hàng trăm hải lý, những chàng trai lính đảo, những con người đầy nhiệt huyết có trái tim yêu nước nhiệt thành luôn biết hi sinh và cống hiến đang ngày đêm đương đầu với sóng dữ. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của Tổ Quốc hôm nay: Yêu biết mấy những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ những loài sên! Đường bờ biển nước ta dài trên 3260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Vươn trải ra hướng đông, ta có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm vẽ biển ta có Hoàng Sa, Trường Sa với bao đảo nổi đảo chìm. Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Khi nhắc đến đây tôi lại thoáng nhớ về kí ức cùng với ông, ông tôi cũng đã run run giọng khàn mà kể với tôi những kí ức còn sót lại mà ông biết về trận chiến ở Đảo Gạc Ma năm 1988. Đó là trận hải chiến mà ông cha ta đã dốc hết sức lực, dùng tất cả sức mạnh để đấu tranh chống kẻ thù Trung Quốc hiểm độc. Ở nơi đó các anh đã dâng hiến tuổi xuân xanh của mình vì độc lập chủ quyền của dân tộc. Các anh hi sinh nhưng trên tay vẫn ôm trọn lá cờ tổ quốc, quyết chiến một lòng một dạ. Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh. Ông tôi nhắm đôi mắt lại khẽ lâu rồi mở ra lặng buồn nhìn về phía xa xăm, và hình như tôi thấy trong ánh nhìn xa xăm ấy của ông tôi là cả một tình yêu không nói nổi nên lời: tình yêu Biển Đảo quê hương. Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi. Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả. Tôi cũng chợt nhớ đến nhà văn Nguyễn Thành Long, người đã đưa bạn đọc đến với hình tượng anh thanh niên làm công Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Điều đó cho thấy dù có bao nhiêu chông gai, bao nhiêu khó khăn thử thách trước mắt, anh thanh niên nói chung cũng như toàn bộ thế hệ trẻ ngày nay - những người lính biển đảo cao cả đó vẫn ngày đêm rèn luyện, vẫn nung nấu ý chí, dũng khí để bảo vệ quê nhà. Đó là vẻ đẹp muôn đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc: Đứng vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa. Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà. (Huy Cận) Tôi, dù mang trong mình lòng ngưỡng mộ biết ơn nhưng như thế vẫn là chưa đủ, tôi vẫn khao khát được một lần mang trên vai bộ quân phục của những người lính hải đảo, sẽ hành quân trên vùng biển đảo xa xôi đó. Vâng! Khi tổ quốc cần, ta phải biết hi sinh. Đề ra: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị. HƯỚNG DẪN Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến chúng ta: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị nhưng lại giàu tính triết lý gói trọn cả niềm tự hào, cả tự cường dân tộc. Đó là chân lý về độc lập tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Người đã mượn những hình ảnh thiên nhiên “sông có thể cạn núi có thể mòn” để khẳng định một cách chắc nịch: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là chân lý bất di bất dịch. Trước hết ta hiểu chân lí ấy là sự khẳng định của Hồ Chủ Tịch về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất, tuyên ngôn ấy cũng đã chỉ ra chân lý được ghi trong sách trời: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Trận Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với chiến công của Ngô Quyền chống quân Nam Hán mở ra một kỷ nguyên độc lập mới cho dân tộc. Đến lượt đội quân Mông Nguyên hùng hậu, tinh nhuệ, hiếu chiến, chúng chiếm cả nửa châu Âu, bình định Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Chúng tự hào rằng: Vó ngựa của quân Mông Nguyên đi tới đâu thì tất cả phải cúi rạp đến đó. Nhưng trong thực tế chúng đã đại bại ở Việt Nam đến ba lần dưới tài thao lược của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và lòng yêu nước của nhân dân ta. Tiếp đó, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh để bản tuyên ngôn độc lập thứ hai được ra đời “Bình Ngô đại cáo”. Thêm một lần nữa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại được nhắc đến: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương” Đến thế kỉ XVIII, quân Thanh xâm lược Việt Nam, người anh hùng áo vải Quang Trung đã kiêu binh từ Nam ra Bắc để rồi cuối cùng chiến thắng vang dội ở Đống Đa – Ngọc Hồi. Thế kỷ XX nước ta đầy bóng giặc, nhưng Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời thêm một lần nữa khẳng định lại chân lí muôn đời đó “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”. Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Và ngày 30/04/1975 đất nước chúng ta sạch bóng quân thù và hoà bình phát triển cho đến ngày nay. Như vậy để có được hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ, để có một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, thì suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước chúng ta phải đương đầu với mọi kẻ thù (kể cả thù trong giặc ngoài) để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Chúng ta đã đổ xương đổ máu quyết không bao giờ nhân nhượng với kẻ thù để bảo vệ cho bằng được chủ quyền. Đúng như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Chúng tôi muốn hoà bình nhưng không phải hoà bình bằng bất cứ giá nào” . Mượn hình ảnh sông cạn núi mòn, Hồ Chí Minh lại thêm một lần nữa khẳng định “chân lí ấy không bao giờ thay đổi” Núi và sông theo thời gian sẽ bị bào mòn đi và có thể không lấy lại được nhưng chân lí thì mãi mãi còn, cũng như độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là bất di bất dịch. Vì thế ta kiên quyết bảo vệ tới cùng chủ quyền núi sông. Ngày nay biển Đông đang bị đe dọa bởi sự ngang ngược và ngạo mạn, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Chúng ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển của ta, điều trên 100 tàu chiến bảo vệ giàn khoan, sẵn sàng đâm vào tàu của lực lượng chấp pháp của Việt Nam, chúng dùng vòi rồng tấn công các lực lượng của ta. Đứng trước vấn đề chủ quyền và an ninh đất nước đang bị đe dọa nghiệm trọng, chúng ta lại càng thấm thía hơn bào gờ hết chân lí ấy của chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ chính vì vậy mà những ngày qua khắp nơi trên cả nước sục sôi tinh thần yêu nước kết tinh thành những làn sóng mạnh mẽ. Cờ tổ quốc đã nhuộm đỏ những con đường. Nhiều thanh niên đã tình nguyện gia nhập vào quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài biển xa nhiều chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam, ngư dân Việt Nam kiên quyết bám biển để bảo vệ chủ quyền. Nhiều chiến sĩ đã bị thương, nhiều tàu bè đã bị phá hoại nghiêm trọng nhưng ý thức về bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền dân tộc chưa bao giờ tắt lửa trong mỗi con người Việt Nam. Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, tuổi trẻ Việt Nam cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước một cách mạnh mẽ bằng việc treo Avatar bằng hình lá cờ tổ quốc, viết những vần thơ, trang văn và những cảm nghĩ đầy hào hùng và đầy trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc. Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động: Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps Chân lý của chủ tịch Hồ Chí Minh là chân lý đúng đắn của mọi thời đại, chúng ta cần tự hào về dân tộc, càng kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền ấy. Mỗi công dân đất nước sẵn sàng xung phong vào lực lượng gìn giữ hoà bình khi tổ quốc kêu gọi. Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo trước những âm mưu của kẻ thù nhất là âm mưu kích động gây rối. Đấu tranh một cách ôn hoà tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế. Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Không nghe, không tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là luận điệu xuyên tạc của một số trang mạng. Kiên định con đường hoà bình để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Vì vậy "Toàn thể dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng đem tất cả tính mạng, của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy” (Tuyên ngôn độc lập 1945). Em suy nghĩ gì về câu nói sau: “Khi người chỉ sống vì mình, Thì trở thành người thừa với những người còn lại”. Bài làm Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ai cũng như ai, vô tư, hồn nhiên. thời gian trôi qua, tính cách của mỗi con người dần phát triển, và cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi người bắt đầu suy nghĩ về lợi ích riêng của mình, dần dần dẫn đến nhưng hành đông, lời nói bất lợi cho người khác, khiến người cảm thấy khó chịu. Đó chính là lòng ích kỉ. con người ta có biêt bao tính xấu, nhưng ngẫm cho kĩ thì mọi tính xấu của con người từ một nguồn gốc mà ra. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỉ muốn vơ hết về mình. Lật lọng , tráo trở cũng bắt nguồn từ sự ích kỉ vì nhằm đến cái lợi riêng cho mình. Tự phụ, độc đoán, háo dnh, hiếu thắng lúc nào cũng cho mình là nhất, xem thường người khác cũng chỉ biết có mỗi mình. Và chắc chắn rằng: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại “. Có bao giờ bạn suy nghĩ đến cách sống của mình chưa? Có bao giườ bạn ngồi suy nghĩ rằng mình đã sống, đã cư xử với mjọ người xung quanh như thế nào không? Tôi thì có đấy, nhưng tôi chỉ nghĩ đến nó khi chợt nhận ra rằng mọi người đang tránh xa tôi, đang rời khỏi tôi. Tôi thầm trách rằng tại sao lại đối xử với tôi như vậy. Chắc hẳn không riêng gì tôi, mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ như thế trước tiên mà quên mất rằng mình đã làm gì họ, đã cư xử như thê snào? Như ông bà ta đã có câu :” Không có lửa làm sao có khói”. Vốn trong người chúng ta không nhiều cũng có chút ít lòng ích kỉ. Người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ như kiểu: “Của mình thì giữ bo bo; của ngưòi thì bỏ cho bò nó ăn”, sẽ có lúc bị mọi người xa lánh và loại trừ thành “người thừa”. Con người cũng như một món đồ vậy, không dùng được nưa thì vứt đi. Các mối quan hệ trong xã hội như tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm,... hay trong các mối quan hệ làm ăn đều phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trong lẫn nhau mới bền vững lâu dài được. Không ai ngu ngốc để một người mang bất lợi bên cạnh mình mãi cả. Đã là “thừa” thì mang thêm chỉ cho nặng vai mà thôi. Tôi có một cô bạn, từ câu chuyện cô ấy tâm sự với tôi, tôi đã thấm thía được một bài học và đã tự rút ra cho mình. Cô ấy khá thân với một người bạn, và cô ấy rất quý người bạn ấy. Mọi việc cô ấy luôn nghĩ đến điều có lợi cho cả hai cùng nhận, và cô ấy rất vui khi giúp được người bạn đóNhưng người bạn hững hờ, thiếu quan tâm, không xem trong nhưng gì cả hai đang thực hiện, mới đầu cô ấy nghĩ rằng là do tính cách của người bạn đó như thế nên không để ý mà bỏ qua. Nhưng rồi cô ấy chợ nhận ra rằng, mình như một con ngốc, cứ cố gắng trải thảm đỏ để người bạn bước qua cách dễ dàng, đẻ rồi nhận ra chỉ có mình là người cố gắng, còn người bạn kia chỉ lợi dụng và không hề xen trọng cô ấy, Cuối Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps cùng cô đã quyết định sẽ tiếp tục công việc mà cả hai đang thực hiện nhưng cô ấy sẽ không trải thảm để người bạn kia bước lên nữa, mà để người bạn tự làm mọi việc của mình, cô ấy sẽ không quan tâm hay giúp gì cho người bạn kia nữa. Đối với cô ấy bây giờ người bạn kia chỉ như là một người bình thường thậm chí là mọt người dư trong cuộc sống của mình mà cô ấy muốn vứt bỏ đi. Liệu có phải người bạn kia quá ngu ngốc khi để mất một người bạn tốt như vậy luôn sẵn lòng giúp mình. Đúng là con người thật phức tạp. Thât khó để biết cách sống, thật khó để chiến thắng bản thân. Người ta nói, sự nguy hiểm của lòng ích kỉ không thể lường trước được. Xã hội càng hiện đạị, thì hạnh phúc gia đình càng dễ bị tan vỡ, tỉ lệ ly hôn càng cao. Chỉ bởi con người ta ích kỉ hơn, nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn. Tội nghiệp cho những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm và những ám ảnh tinh thần đến suốt cuộc đời. Nếu nhưng người tham gia giao thông có ý thức bảo vệ tính mạng mình và người khác hơn, thì tỉ lệ người bị chết và thương vong trong tai nạn giao thông sẽ không vượt quá tỉ lệ người đã thiệt hại mỗi năm qua hai cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua. Nghe thật lạ phải không? Nhưng đó là sự thật đấy. Và nếu bớt đi nhưng ham muốn cá nhân như cờ bạc, nghiện hút... Thì cuộc sống bình yên biết bao. Sự nguy hiểm của ích không chỉ dừng ở đó. Khi biến thành tệ nạn, tham nhũng, nó ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi những kẻ lợi dụng quyền hành để tham nhũng , chúng không chỉ vô trách nhiệm với cộng đồng mà còn gây mất lòng tin của mình đối với chính quyền, với Nhà nước. Tệ hơn nữa ,nó dẫn đến phân biệt chủng tộc, nội chiến, xung đột , chiến tranh, khủng bố khiến bao nhiêu vô tội thiệt mạng. Sự ích kỉ của một con người thôi đã đáng sợ, huống chi là nhiều nhóm người, chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích chung của công đồng, còn khủng khiếp hơn. Cuộc sống hiện đại là thế, con người ta tranh chấp nhau, ganh đua nhau mà sống. Đã có nhiều người đã từng nói với tôi rằng, sống phải ích kỉ, phải biết nghĩ cho bản thân trước tiên. Tôi rất hiểu câu nói đó . Sống luôn phải nghĩ về bản thân , nhưng không chỉ thế, ta còn phải nghĩ đến nhưng người xung quanh. Hãy tưởng tượng nếu như những người bên cạnh ta luôn chỉ sống cho bản thân họ, chỉ biết đến lợi ích của họ thì liệu thái độ của bạn với họ sẽ như thế nào? Đối với người khác cũng thế thôi, cho dù đó là người tốt đến mcs nào đi chăng nữa , cho dú ta luôn nói tình bạn không tính toán, không quan tâm tới lợi ích gì cả, nhưng ta cũng khong nên quyên đi rằng tình bạn có được nhờ tính cách của nhau nhờ vào sự chân thành của mỗi người, sự bình đẳng trong mối quan hệ. Không ai cần một người bạn lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Trong tình bạn phải có cái tình, cái nghĩa nhưng trong xã hội, trong kinh doanh thì cái tình, cái nghĩa rất lu mờ, đó không? Người được cho là người thừa đối với những người còn lại đấy. Người bị cai trừ, bị cô lập, bị tránh xa. Điều đó rất khủng khiếp con người không thể sông mà không có bạ bè, không có người thân, không có xã hội. Vì thế đừng biến mình thành người thừa mà hãy là người có ích trong gia đình, cho xã hội và trước là cho bản thân. Nếu được vứt đi một tính xấu của con người thì tôi sẽ không ngần ngại vứt đi tính ích kỉ. Sống mở rộng lòng mình sẽ thấy thế giới này thật bao la, rộng lớn, con người ta sẽ thấy thoải mái hơn. Tôi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói của Bailey: “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười ”. Đời sẽ đẹp hơn khi chúng ta sống đẹp hơn! LÝ TƯỞNG NHƯ NGỌN HẢI ĐĂNG Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng để dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đến bền bờ an toàn và b ình y ên. Chúng ta cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lý tưởng sống – nó chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. Nhà văn Nga Lép Tôn – xtôi Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps nói: “ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” Vậy “lý tưởng sống ” là gì mà lại có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn như vậy đối với cuộc sống mỗi con người? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Còn “ngọn đèn” là thứ ánh sáng tuy lung linh, huyền ảo nhưng lại có sức toả sáng mạnh mẽ, nhất là trong đêm tối. Nó giống như cô tiên xinh đẹp, tiếp thêm niềm tin và hy vọng, soi sáng và dẫn dắt ta tới thành công. “Phương hướng kiên định” là mục tiêu, đích đến đã được xác định rõ r àng và không thể thay đổi. “Cuộc sống”, đặc biệt là một cuộc sống đẹp chính là hạnh phúc, là khát khao của mỗi con người khi sống trên thế gian này.Tóm lại, Lép Tôn- xtôi muốn nhắn nhủ chúng ta: Đã làm người cần phải sống có lý tưởng, có mục đích rõ ràng trong cuộc sống. Đó chính là điều làm chúng ta khác biệt, tiến hoá so với các loài khác. Nếu chúng ta sống không có lý tưởng thì cuộc sống khi đó sẽ rất vô nghiã, không còn đáng sống nữa. Theo em, sống ở đời, ai cũng khao khát hạnh phúc. Nó có một ma lực vô hình và mãnh liệt thúc giục chúng ta tìm kiếm. Hơn nữa, trong sâu thẳm mỗi con người, không ai không mong ước có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. V ậy ni ềm h ạnh ph úc l ớn lao nh ất c ủa m ột con ng ư ời l à g ì? Đ ó ch ính l à có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời. B ởi l ẽ lý tưởng sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh, th ử th ách. Ch ắc h ẳn b ạn đ ã t ừng nghe c âu : “ t ồn tai hay kh ông t ồn t ại. Đ ó l à m ột v ấn đ ề!”. V ậy b ạn đ ã bao gi ờ t ự v ấn b ản th ân m ình t ồn t ại tr ên đ ời v ì l ý do g ì? Một câu hỏi c ó th ể b ạn xem l à rất dễ nhưng nó c ũng làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Có thể bạn cũng đã t ìm được một mục đích, m ột l ý t ư ởng sống cho riêng mình, đi ều duy nh ất b ạn n ên l àm l à xem lại mục đích, l ý t ư ởng đó có thật sự cao đẹp hay không th ôi. Ch úng ta đang c ùng sinh s ống v à l àm vi ệc trong m ột t ập th ể, c ộng đ ồng n ên l ý t ư ởng s ống c ủa ch úng ta n ên h ư ớng v ề m ọi ng ư ời, v ề qu ê h ư ơng, đ ất n ư ớc. C ó c âu h át n ổi ti ếng c ủa nh ạc s ỹ Tr ịnh C ông S ơn :"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi....". Ý ngh ĩa s âu s ắc m à Tr ịnh C ông S ơn mu ốn g ửi g ắm t ới ch úng ta l à: “hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...” Qu ả th ật v ậy, ch úng ta c ần ph ải bi ết cho đi! Đ ó c ũng l à m ột ph ần c ủa s ống đ ẹp, c ủa l ý t ư ởng s ống cao đ ẹp. L ý t ư ởng s ống c ủa m ỗi ng ư ời kh ông c ần ph ải qu á xa v ời hay l ớn lao. Quan tr ọng l à ch úng ta ph ải s ống c ó l ý t ư ởng nh ưng n ó ph ải th ực t ế, c ó ý ngh ĩa cao đ ẹp ch ứ kh ông vi ễn v ông, xa v ời v à th ực hi ện n ó b ằng con đ ư ờng ch ân ch ính. Ta s ống cho ta, cho nh ững ng ư ời ta th ư ơng y êu, cho m ọi ng ư ời. V ì v ậy, ch úng ta ch ỉ t ìm th ấy h ạnh ph úc khi “ m ình v ì m ọi ng ư ời”. Ch ỉ nh ư v ậy , m ọi ng ư ời m ới c ó th ể v ì m ình. M à nh ân ch ứng đi ển h ình nh ất cho l ý t ư ởng s ống đ ẹp ch ính l à B ác H ồ k ính y êu c ủa ch úng ta. L ý t ư ởng c ủa c ả đ ời Ng ư ời kh ông l à g ì kh ác ngo ài “con đ ư ờng C ách M ạng”, đ em “Đ ộc l ập - T ự do - H ạnh ph úc” đ ến v ới mu ôn d ân. V à Ng ư ời đ ã c ống hi ến tr ọn v ẹn ni ềm tin, c ả cu ộc đ ời v ì l ý t ư ởng s ống cao đ ẹp đ ó. Ch úng ta c ần t ôn vinh nh ững con ng ư ời s ống c ó l ý t ư ởng cao đ ẹp nh ư B ác nh ưng c ũng đ ừng qu ên ph ê ph án nh ững k ẻ ăn b ám x ã h ội, s ống kh ông c ó l ý t ư ởng m ục ti êu v ư ơn Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps l ên trong cu ộc s ống nh ư nh ững đ ư ờng d ây ch ăn d ắt tr ẻ ăn xin đang l àm đau l òng, nh ức nh ối x ã h ội ta g ần đ ây. Đ ó v ừa l à h ành vi v ô nh ận đ ạo, kh ông c ó t ính ng ư ời v ừa l à h ành vi ti êu bi ểu nh ất cho nh ững con ng ư ời s ống kh ông c ó l ý t ư ởng! B ản th ân l à h ọc sinh, nh ững ng ư ời tr ẻ, n ăng đ ộng c ủa th ế k ỷ 21 hi ện đ ại, nh ững ng ư ời ch ủ t ư ơng lai đ ất n ư ớc, ch úng ta ph ải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại. đ ầu ti ên, ch úng ta c ần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị, điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế. Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc con ng ư ời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Ch úng ta đ ã th ấu hi ểu l ời nh ắn nh ủ c ủa b ác L ép T ôn - xt ôi! V ậy h ãy c ùng c ống hi ến h ết m ình cho nh ững l ý t ư ởng s ống cao đ ẹp, h ãy theo ch ân Ng ư ời v à c ùng nhau th ực hi ện l ời nh ắn nh ủ thi êng li êng c ủa B ác:” Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em”, tr ở th ành l ớp thanh ni ên kh ông bao gi ờ ch ùn b ư ớc tr ư ớc nh ững kh ó kh ăn, th ử th ách gian nan nh ư Ng ư ời mong mu ốn. Đạo đức giả luôn có gương mặt hào nhoáng Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang. Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống. -----------------------một số gợi ý : Phần thân bài cần trình bày được các ý sau: * Giải thích đạo đức giả là gì và nội dung của câu nói : Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng để khẳng định nội dung của câu nói đề cập đến sự nguy hại của thói đạo đức giả. Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu, thủ đoạn và sự gian trá. Đây là một căn bệnh chết người bởi vì nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên. * Phân tích và chứng minh để làm rõ tác hại to lớn của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống. + Hủy hoại phẩm chất tốt đẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là người độc ác, nham hiểm, giả dối. + Hủy hoại cuộc sống: _ Biến kẻ đạo đức giả trở thành là một con người bệnh hoạn, nguy hiểm: bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người và biểu hiện bề ngoài khác biệt nhau… _ Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, sự hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng, cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, người ta luôn lên án sự giả dối: miệng nam mô, bụng một bồ dao găm; bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao… * Bài học cần rút ra: Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps + Nhận thức sự nguy hại của đạo đức giả, lối sống đạo đức giả và lên án nó. + Khẳng định sự cần thiết và giá trị của lối sống trung thực, chân thật. + Dũng cảm chấp nhận trả giá để sống trung thực, chân thật. Bàn về văn chương Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết:"Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ.Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biẻu ý kiến về quan niệm trên. Giải thích câu nói của Nguyễn Văn Siêu + " Loại không đáng thờ": Văn chương không chân chính, văn chương mà tác giả không xem trọng- "chỉ chuyên chú ở Văn chương". Đây là loại văn chương lấy nghệ thuật làm mục đích, làm động lực, chỉ chú ý chau chuốt về hình thức nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu...) mà không quan tâm tới đời sống hiện thực của con người. + "Loại đáng thờ": Văn chương chân chính, văn chương mà tác giả xem trọng - " chuyên chú ở con người". Đây là những tác phẩm lắy con nguời và đời sống con người làm trọng tâm, mục đích, động lực sáng tác. Mọi dụng công nghệ thuật đều được chi phối bởi nội dung hướng tới đời sống con người. + Quan niệm của tác giả về văn chương: - Coi văn chương là lĩnh vực tinh thần cao quí để "thờ" - Văn chương chân chính là văn chương lấy con người làm trung tâm (động lực, mục đích,...). - Nguyễn Văn Siêu không phủ nhận tuyệt đối vai trò của nghệ thuật. Tác giả không đồng tình với thứ văn chương "chỉ" chăm chú gò đẽo ngôn từ, lấy nghệ thuật làm mục đích. Ngay khi khẳng định quan niệm về văn chương chân chính, ông không nói "chỉ chuyên chú ở con người" mà diễn đạt "chuyên chú ở con người". Bình luận (Ý kiến của em) Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Văn Siêu? Vì sao? + Một quan niệm văn chương đúng đắn - Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực... - Chứng minh: Phân tích 1-3 ví dụ làm sáng tỏ thế nào là "văn chương đáng thờ". - Liên hệ với các nhận định tương tự như vậy trong lịch sử phê bình (cổ và kim). Ví dụ: quan niệm "nghệ thuật vị nhân sinh" (Văn học 1932-1945), văn học là nhân học (Gorki) > Điểm giao thoa của quan niệm về văn chương chân chính Đông- Tây, cổ - kim. + Phê phán quan niệm văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương" - Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực, mối quan hệ nội dung-hình thức... - Liên hệ với các quan niệm nghệ thuật của các trường phái chỉ chú trọng hình thức dẫn đến bế tắc trong sáng tác. Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps + Trình bày quan niệm của em về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung, phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu) Một tác phẩm chân chính là tác phẩm "chuyên chú ở con người" (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo. -Chứng minh: Lấy ví dụ các tác phẩm nổi tiếng, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung sau sắc hướng vào đời sống con người và hình thức nghệ thuật độc đáo (Truyện Kiều- Nguyễn Du, Chí Phèo- Nam Cao, Những nguời khốn khổ- Victo huygo, Tôi yêu em- Puskin...) - Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự. Lưu ý: + Lấy dẫn chứng: cổ, kim, văn học trong nước- văn học nước ngoài, Đông - Tây... Đề 1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người. Bài làm Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi gian, mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xúât sắc, lớn hơn nửa con sẽ là một danh nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".( Lép Tôn -xtôi) M ỗichúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấy như gặp một cái gì xa vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng của Các Mác- Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lá thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu " lí tưởng là một ngọn đèn", nói dễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mõi của mỗi người đặt ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu thiếu đi "lí tưởng". Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chí đường, và vì là ngọn đèn chỉ đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc sống: "Lí tường là ngọn đèn chị đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thí không có cuộc sống". Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh đang ra sức chinh phục chặng dường đua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía trước, những bước cuối cùng của chăng đường đua là dãi băng gôn về đích. anh cố hết sức và lao về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu. Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: " lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịt không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu ngược kiểu ấy chả nhẻ lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cổ hữu, cùng những đạo luật khắc khe của chế độ xưa.Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp. Trong cuộc sống có vô vàng lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng.Lí tượng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải là được làm giàu mọi cách. anh ta phải tuân theo khuôn khổ của Trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trần Nguyên Lộc www.faceboook.com/trannguyenlocsps pháp luật và trách nhiệm của lương tâm.Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tượng đó của mình, thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một ngưòi chết đuối. một hành đông đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng. M ỗibước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu.Anh muốn chinh phục nốc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh Everrét dù chỉ là một giây, dùi phải trãi qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tượng của bản thân. Nếu một con chị tồn tại như một bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi đông thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có phải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng, và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gí ta quyết. Ngày 5.6.1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đưỡng cứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với lí tưởng: " Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm." Cám ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn,chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy " 1 phút huy hoàng" , đó là giây phút cháy bổng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuốc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng" như L.Tôn-xtôi đã khẳng định " không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống" Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hết mình, sống một cách trọn đấy cho lí tưởng. Chắc hẳn, chúng ta - những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho "mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng Đất Đỏ", và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thi Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi 16. Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỗng yêu thương của tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, liệt sỉ Võ Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng sống của bán thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng như từ đầu vẫn nói, lí tưởng khônh hề xa vời,lí tưởng l2 đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời. M ộ t lần nữa xin chân thành cảm ơn L.Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát vế lí tưởng:"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống". Con đường hôm qua, hôm kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khgứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhoà. Nhưng con đường của hôm nay và của ngày mai còn tuỳ tôi, bạn, chúng ta đi như thế nào, chọn lựa "ngọn đèn lí tưởng " nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùng với sự thăng hoa của "ánh sáng lí tưởng”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan