Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tai lieu hoi thao quan he giua kieu hoi va dau tu...

Tài liệu Tai lieu hoi thao quan he giua kieu hoi va dau tu

.PDF
449
197
76

Mô tả:

Các bài viết về mối quan hệ của kiều hối tới các yếu tố kinh tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI - 2016 i ii BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1 GS.TS. Trần Thọ Đạt Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trưởng ban 2 PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Trưởng ban 3 PGS.TS. Phạm Hồng Chương Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Trưởng ban 4 PGS.TS. Bùi Đức Thọ Trưởng phòng Quản lý Khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 5 PGS.TS. Phạm Văn Hùng Trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên thường trực BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO TT Họ và tên 1 PGS.TS. Phạm Văn Hùng 2 PGS.TS. Bùi Đức Thọ 3 TS. Nguyễn Anh Tuấn 4 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà 5 Chức vụ/Đơn vị công tác Nhiệm vụ Trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trưởng ban Trưởng phòng Quản lý Khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Nguyên Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Trưởng ban PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi Trưởng phòng Tài chính Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 6 TS. Nguyễn Đình Trung Trưởng phòng Quản trị Thiết bị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 7 ThS. Bùi Đức Dũng Trưởng phòng Tổng hợp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 8 ThS. Nguyễn Hoàng Hà Trưởng phòng CTTT&QLSV Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 9 Đoàn Đức Cường Trưởng phòng Bảo vệ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên Trưởng Bộ môn, Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên Phó trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 10 TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ 11 TS. Trịnh Mai Vân 12 TS. Nguyễn Thị Thu Hà Ủy viên Ủy viên iii Chức vụ/Đơn vị công tác Nhiệm vụ Phó Bí thư Chi bộ, Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên Giám đốc Trung tâm ĐT&TV Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 15 TS. Trần Mai Hương Phó trưởng Bộ môn, Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Thư ký 16 TS. Phan Thu Hiền Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Thư ký 17 TS. Hoàng Thu Hà Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Thư ký TT Họ và tên 13 TS. Nguyễn Thị Ái Liên 14 ThS. Lương Hương Giang BAN BIÊN TẬP HỘI THẢO TT Họ và tên 1 PGS. TS. Phạm Văn Hùng 2 GS. TSKH. Nguyễn Mại 3 GS.TS. Đỗ Đức Bình 4 PGS.TS. Từ Quang Phương 5 PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt 6 TS. Nguyễn Hồng Minh 7 TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ 8 ThS. Đinh Anh Tuấn 9 ThS. Nguyễn Thị Thương 10 ThS. Trần Mai Hoa 11 ThS. Nguyễn Duy Tuấn 12 ThS. Lê Quang Anh 13 CN. Bùi Thị Thuý iv Chức vụ/Đơn vị công tác Trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nhiệm vụ Trưởng ban Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên Nguyên Trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyên Phó trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyên Trưởng Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trưởng Bộ môn, Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bí thư Liên chi đoàn, Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên Ủy viên Thư ký Tổng hợp Thư ký Thư ký Thư ký Thư ký Thư ký MỤC LỤC Tên bài viết TT Trang PHẦN 1 LÝ LUẬN VÀ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỀU HỐI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ ĐẦU TƯ KIỀU HỐI VÀ ĐẦU TƢ 1 GS.TSKH. Nguyễn Mại Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 3 2 NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ DÒNG KIỀU HỐI VÀO CÁC QUỐC GIA TS. Nguyễn Thị Ái Liên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 11 3 NHẬN DẠNG CHÍNH XÁC CÁC NGUỒN KIỀU HỐI ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP PHÙ HỢP THU HÚT CHO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ PGS.TS. Nguyễn Đắc Hƣng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 21 4 KIỀU HỐI - NHỮNG NHÂN TỐ, XU HƢỚNG VÀ TRIỂN VỌNG TS. Nguyễn Minh Phong ThS. Nguyễn Trần Minh Trí Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 27 5 XU HƢỚNG CỦA DÒNG CHẢY KIỀU HỐI TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM PGS. TS. Phạm Văn Hùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Nguyễn Trọng Bình Sở Nội vụ Bắc Ninh 33 ThS. Nguyễn Văn Hiếu Huyện ủy Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh 6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TS. Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 41 ĐẦU TƢ CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 7 8 TS. Trần Anh Phƣơng Bộ Kế hoạch và Đầu tư VAI TRÒ CỦA KIỀU HỐI TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TS. Đỗ Thị Thủy Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 51 69 v TT Tên bài viết Trang 9 NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 81 10 TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN ThS. Nguyễn Duy Tuấn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 89 11 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KIỀU HỐI VÀ KHUYẾN KHÍCH KIỀU HỐI VÀO ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN ThS. Đỗ Hữu Tụ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 99 PHẦN 2 TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM 12 13 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Quỳnh Hoa ThS. Ngô Quốc Dũng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA KIẾU HỐI VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA KIỀU HỐI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TS. Hà Thị Thuý Vân Trường Đại học Thương mại 111 125 TS. Hoàng Thị Việt Hà Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 14 15 ThS. Trần Thị Thắng ThS. Vũ Thị Thu Hằng Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM ThS. Trần Thị Mai Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 135 143 ẢNH HƢỞNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN MỨC SỐNG DÂN CƢ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM 16 TS. Nguyễn Thị Ái Liên TS. Phan Thị Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vi 151 TT Tên bài viết Trang TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM HVCH. Nguyễn Thị Ngọc Hài 17 165 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân KIỀU HỐI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 18 HVCH. Nguyễn Thị Tuyết Nhung 179 Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Hà Tĩnh PHẦN 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM KIỀU HỐI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TRONG BỐI CẢNH CÁC NGUỒN VỐN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Trần Kim Chung 19 CN. Đào Xuân Tùng Anh 191 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ThS. Nguyễn Thị Hải Yến Đại học Vinh SỰ THAM GIA CỦA KIỀU HỐI TRONG ĐẦU TƢ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM 20 TS. Trần Thị Mai Hƣơng 201 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân KIỀU HỐI VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 21 TS. Ngô Tuấn Anh 207 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân KIỀU HỐI: NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN TIỀM NĂNG CHO HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM 22 TS. Nguyễn Thị Ái Liên 213 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NHẬN DIỆN TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ Ở CẤP ĐỘ HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 23 ThS. Đinh Anh Tuấn 221 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân SO SÁNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TƯ NHÂN 24 ThS. Nguyễn Đoan Trang 233 Bộ Kế hoạch và Đầu tư vii TT Tên bài viết Trang PHẦN 4 CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN KIỀU HỐI SUY NGHĨ VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG KIỀU HỐI 25 PGS. TS. Hoàng Sỹ Động Bộ Kế hoạch và Đầu tư 245 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI CHO VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 26 TS. Hoàng Đình Minh Học viện Chính trị Khu vực I 251 TS. Nguyễn Tiến Hùng Viện Đại học Mở Hà Nội KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG THU HÚT, SỬ DỤNG KIỀU HỐI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 27 ThS. Lƣơng Hƣơng Giang 265 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân VẤN ĐỀ KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU XÉT TRÊN GÓC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 28 TS. Nguyễn Thị Thu Hà 275 ThS. Lê Quang Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 29 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI TỪ GÓC ĐỘ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ThS. Ngô Tiến Quý 285 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM THU HÚT KIỀU HỐI CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM PGS.TS. Phạm Văn Hùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 30 ThS. Trần Thanh Long 295 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam ThS. Lê Thành Đông Tỉnh Đoàn Tỉnh Hà Tĩnh GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT NGUỒN KIỀU HỐI CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM 31 PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt TS. Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân viii 305 TT 32 Tên bài viết Trang GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT KIỀU HỐI CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN VÀ RAU HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ThS. Lƣơng Hƣơng Giang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 315 ThS. Trần Thị Hoàng Anh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 33 34 35 36 ThS. Nguyễn Văn Kỳ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỪ VIỆT KIỀU ĐỂ PHÁT TRIỂN THỰC DƢỠNG THEO HƢỚNG KINH TẾ XANH TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Phạm Văn Hùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT KIỀU HỐI CHO HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Ái Liên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI VÀO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI VIỆT NAM SV. Nguyễn Thành Trung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 323 337 345 357 PHẦN 5 MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN VỀ ĐẦU TƯ 37 38 39 TRAO ĐỔI VỀ KẾ TOÁN NGOẠI TỆ TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TS. Trần Văn Thuận Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA NHÀ NƢỚC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP ThS. Nguyễn Thị Nhung ThS. Nguyễn Ngọc Hoa Bộ Kế hoạch và Đầu tư SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thƣờng Lạng NCS. Nguyễn Thị Hạnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 371 377 389 ix TT Tên bài viết Trang 40 THU HÚT FDI NHẬT BẢN VÀO HÀ NỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ NCS. Nguyễn Thị Thƣơng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 401 41 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI NƢỚC CHDCND LÀO ThS. Kannika Saignasane Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Lào 415 THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 42 PGS. TS. Lê Quang Cảnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ThS. Nguyễn Thị Thuý Vân Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên x 425 PHẦN 1 LÝ LUẬN VÀ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ KIỀU HỐI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỀU HỐI VÀ ĐẦU TƯ 1 2 KIỀU HỐI VÀ ĐẦU TƯ GS.TSKH. Nguyễn Mại Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Đặt vấn đề Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng được người Việt Nam định cư và lao động ở nước ngoài chuyển về nước. Với 12,25 tỷ USD vào năm 2015, kiều hối chiếm 5,58% GDP, gấp 4 lần ODA (3 tỷ USD) và xấp xỉ vốn FDI thực hiện (14,5 tỷ USD, trong đó vốn của nước ngoài khoảng 12 tỷ USD). Đánh giá đúng tầm quan trọng của kiều hối để hoàn thiện chính sách và giải pháp nhằm gia tăng nguồn ngoại tệ này cần được coi là định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1. Kiều hối trong thời kỳ “đổi mới và hội nhập” Theo tài liệu của Wikipedia, đến năm 2012 có bốn triệu người Việt Nam ở tại 103 quốc gia, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ với con số hơn 1,73 triệu người, tại Campuchia với con số 156 - 600 nghìn người, tại Pháp 250 nghìn người, tiếp theo là Canada, Australia, Lào, Đức, Hàn quốc. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao thì số người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ là 2,2 triệu người, tại Pháp là 300 nghìn người, tại Australia là 300 nghìn người, tại Canada là 250 nghìn người, tại Đài Loan là 200 nghìn người và tại Campuchia là 156 nghìn người. Ngoài ra, có số liệu thống kê người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện nay là 4,5 triệu người. Từ đầu thế kỷ XXI, khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam đã hình thành thì học sinh du học ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu của Cục Đào tạo với nước ngoài, tính đến năm 2014 đã có trên 110 nghìn học sinh Việt Nam đang học ở nhiều nước trên thế giới, Australia là nước có nhiều lưu học sinh Việt Nam nhất với 27,55 nghìn người, Mỹ đứng thứ hai với 16,58 nghìn người, Nhật Bản đứng thứ ba với 14,73 nghìn ngườì. Sau khi tốt nghiệp đại học và trên đại học thì có một tỷ lệ không nhỏ trong số đó đã ở lại làm việc tại nước ngoài. Trong những năm gần đây, mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 100 nghìn lao động. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân với người nước ngoài cũng có xu hướng gia tăng, từ năm 2005 đến năm 2010 có đến 133 nghìn trường hợp đã đăng ký chính thức. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN và hội nhập sâu rộng với thế giới dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng số người Việt Nam chuyển ra nước ngoài sinh sống và làm việc. 3 Nếu so sánh với dân số từng nước thì tỷ lệ người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc loại cao, hiện chiếm khoảng 5% tổng dân số nước ta. Đó là một nguồn lực to lớn đối với công cuộc chấn hưng đất nước về ba phương diện: một là tiềm lực trí tuệ của hàng trăm nghìn chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhiều người có tầm cỡ thế giới; hai là tiềm lực kinh tế nhờ vào thu nhập ngày càng tăng của đại bộ phận Việt kiều, trong đó đã xuất hiện một số tỷ phú đô la và ba là làm cầu nối giao lưu thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục và quảng bá hình ảnh về một Việt Nam thân thiện, mến khách đang hội nhập với khu vực và thế giới. Do đó, kiều hối được coi là một trong những nguồn lực quan trọng. Trong những năm 80 của thế kỷ trước kiều hối chủ yếu từ các nước Mỹ, Canada, Australia và Pháp của người Việt xuất dương vào thời kỳ thuộc địa của Pháp và khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào tháng 04/1975 và sau đó theo các chương trình ra đi được Chính phủ Việt Nam cho phép. Cho đến năm 1990, kiều hối được chuyển theo con đường không chính thức nên không thể thống kê được. Từ năm 1991, khi các tổ chức kiều hối chính thức được thành lập thì mới có con số thống kê rõ ràng. Năm 1991 chỉ có 113 triệu USD thì năm 2006 là 4 tỷ USD, năm 2009 là 6,2 tỷ USD, năm 2011 là 8 tỷ USD, năm 2014 hơn 12 tỷ USD. Tính đến năm 2014, tổng kiều hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD. Năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới, đứng thứ ba khu vực sau Trung Quốc và Phillippines. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thì lượng kiều hối 92 tỷ USD chỉ sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và lớn hơn nhiều nguồn viện trợ phát triển (ODA) đã giải ngân. Khảo sát của CIEM cũng chỉ ra, giai đoạn 2004 - 2006, kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của đất nước, vượt quá FDI. Hoa Kỳ là quốc gia chuyển kiều hối về VN nhiều nhất, trong ba năm gần đây chiếm 57% lượng kiều hối chính thức, tiếp theo là Australia, Canada, Đức, Campuchia và Pháp. Do một lượng kiều hối được chuyển bằng con đường không chính thức với các thủ tục giao dịch khá thuận lợi, nên lượng kiều hối thực có thể cao hơn con số thống kê trên đây. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiếp nhận gần một nửa lượng kiều hối, theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, trong 5 năm (2011 - 2015), lượng kiều hối chuyển về thành phố tăng bình quân 10 - 12%/năm, năm 2014 là 5 tỷ USD, dự báo năm 2016 đạt khoảng 5,7 tỷ USD. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM Nguyễn Hoàng Minh cho biết, từ năm 2013 với sự ổn định của tỷ giá, lượng kiều hối được bán cho ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2015 đạt trên 22%. 4 Đánh giá việc sử dụng kiều hối có hai nhận định khác nhau: Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam là một trong những nước nhận nhiều kiều hối nhưng không tác động lớn đến phát triển kinh tế vì phần lớn được sử dụng vào tiêu dùng (trong ba năm gần đây chiếm 45% kiều hối của TPHCM), trả nợ ngân hàng; tình hình bán lẻ cũng như sản xuất trong những năm gần đây cho thấy lượng kiều hối này chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Trong khi đó, đại diện Ngân hàng nhà nước TPHCM thì cho rằng, phần lớn kiều hối được dùng để sản xuất kinh doanh, để đầu tư chứ không phải để cất trữ, chi tiêu hay đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước; chính sách chống đô la hóa của Ngân hàng Nhà nước áp dụng thời gian qua không ảnh hưởng đến việc sử dụng kiều hối. Trong giai đoạn 2016 - 2020 lượng kiều hối của nước ta vẩn gia tăng do thu nhập của một số tầng lớp Việt kiều có xu hướng tăng, nhu cầu đầu tư trong nước mở rộng với nhiều chính sách mới hấp dẫn hơn, tuy vậy tốc độ tăng trưởng sẽ giảm so với những năm trước, ước đạt 5 - 10%/năm. 2. Đầu tƣ của Việt kiều Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, từ năm 1991 đến năm 2014 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đầu tư về nước 3600 dự án với vốn đăng ký hơn 8,6 tỷ USD tại 51/63 tỉnh và thành phố. Con số này chưa phản ảnh đúng thực tế, vì: 1) một số dự án FDI do Việt kiều chung vốn với nhà đầu tư nước ngoài không được thống kê là đầu tư của Việt kiều và 2) nhiều Việt kiều đầu tư chung với doanh nghiệp trong nước hoặc là nhà đầu tư trong nước, do vậy con số thực cao hơn nhiều. Số vốn đăng ký hầu hết các dự án đầu tư của Việt kiều chỉ một vài triệu đến chục triệu USD, số doanh nghiệp đầu tư hàng trăm triệu USD chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi vì tiềm lực kinh tế của Việt kiều nhìn chung kém hơn nhiều so với Hoa kiều và Ấn kiều. Một số Việt kiều do định kiến hoặc không theo dõi để cập nhật thông tin về cải cách thể chế và pháp luật của Việt Nam nên đã đổ lỗi thực trạng đó do nhà nước chưa thật sự khuyến khích đầu tư của họ về nước, thậm chí còn phân biệt đối xử, không được hưởng ưu đãi như nhà đầu tư nước ngoài. Có người còn cho rằng, Nhà nước đã đưa ra một số rào cản như bắt buộc phải có vốn đầu tư trên 1 triệu USD thì mới được cấp phép hoạt động (!), do vậy họ phải đầu tư bằng phương thức ủy quyền cho người thân ở trong nước, mà không tự đứng tên chủ dự án đầu tư. Đáng tiếc là đã xảy ra không ít vụ tranh chấp tài sản, lợi tức giữa người ủy quyền và người được ủy quyền đến nỗi anh em, bạn bè lôi nhau ra tòa án để giải quyết. 5 Thực tế quá trình thu hút FDI từ 1988 đến nay đã minh chứng rằng, nguyên nhân của của tình trạng trên đây không nằm ở cơ chế chính sách Nhà nước, bởi từ khi “đổi mới và hội nhập” Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư của Việt kiều mà ít nước trên thế giới có được, ví dụ: Từ năm 1992, Việt kiều đã được quyền lựa chọn một trong hai loại đầu tư: FDI hoặc đầu tư trong nước. Nếu lựa chọn FDI thì Việt kiều được ưu đãi nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài như thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài chỉ bằng 50%. Hiện nay, cũng có một số người là doanh nhân, nhà kinh tế phàn nàn về việc phân biệt đối xử theo hướng ưu đãi nhiều hơn cho doanh nghiệp FDI quy mô lớn so với doanh nghiệp trong nước. Đó là nhận định không chính xác, vì từ năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (chung) để điều chỉnh hoạt động đầu tư và kinh doanh của các loại doanh nghiệp; năm 2014 hai luật này đã được sửa đổi bổ sung theo hướng giảm thủ tục hành chính khi đăng ký đầu tư và kinh doanh cho doanh nghiệp và đầu tư trong nước, trong khi chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, xuất nhập khẩu, tiền thuê đất, thương quyền đều bình đẳng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, trừ một số quy định riêng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp FDI như chuyển tiền vào, chuyển tiền ra, quyền mua ngoại tệ… Ngoài ưu đãi thông thường, Luật Đầu tư 2014 quy định ưu đãi đặc biệt cho các dự án quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân không phân biệt là đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài. Một số dự án FDI của Samsung, Nokia, Intel… được hưởng ưu đãi đó không phải vì là FDI mà do đạt được tiêu chí của dự án đặc biệt quan trọng. Do tác động của việc cải cách thể chế, luật pháp và chính sách theo hướng tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn, nếu như trước đây không ít Việt kiều đầu tư theo FDI do có nhiều ưu đãi hơn, thủ tục ít phức tạp hơn thì từ năm 2005 khi có Luật Đầu tư và luật Doanh nghiệp (chung) nhiều Việt kiều chọn đầu tư trong nước, do vậy dự báo đầu tư của Việt kiều theo FDI có thể không tăng nhiều trong giai đoạn tới. Từ 2016 - 2020 dự báo nguồn vốn ODA sẽ giảm dần và không còn được ưu đãi nhiều như trước nữa, nguồn vốn FDI sẽ tăng nhưng chưa thể bù đắp vốn ODA giảm, cùng với việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước thì cần quan tâm hơn việc thu hút kiều hối, đầu tư của Việt kiều bằng chính sách và giải pháp thích hợp, bởi vì đây là nguồn vốn ổn định và có xu hướng gia tăng. Kiều hối và đầu tư có quan hệ với nhau, một phần kiều hối do quan hệ gia đình, bạn bè, người thân theo phương châm tự nguyện; phần còn lại là đầu tư theo nguyên tắc sinh lợi, phụ thuộc khá nhiều vào môi trường đầu tư và kinh doanh, luật pháp và chính sách của nhà nước. 6 Thành công trong thu hút kiều hối và đầu tư của Việt kiều từ khi thực hiện “đổi mới và mở cửa” do: 1) Việt Nam cải cách chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng tự do hóa; các tổ chức tài chính nước ngoài được phép thực hiện các dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền. Người nhận kiều hối không phải nộp thuế thu nhập. 2) Sự khác biệt và lãi suất tiền gửi giữa ngoại tệ với tiền đồng, dung lượng thị trường ngày càng lớn cùng các hiệp định FTA mới làm cho cơ hội kinh doanh tại Việt Nam ngày càng mở rộng. 3) Người Việt ở nước ngoài đã gia tăng về số lượng và cải thiện thu nhập, số triệu phú, tỷ phú đô la có xu hướng gia tăng, tình cảm đối với người thân, quê hương được cải thiện. 3. Hoàn thiện chính sách đối với Việt kiều Trong những năm gần đây, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài như thống nhất một giá vé các dịch vụ tham quan du lịch, giá cước phí vận chuyển như đối với người ở trong nước, miễn thị thực xuất nhập cảnh đối với Việt kiều và thân nhân của họ, được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam… Những tiến bộ đó đã tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi tiền về nước cho người thân, du lịch, kinh doanh và đầu tư, hoạt động khoa học và văn hoá tại Việt Nam. Tuy vậy, các quy định đã được thực hiện có tính cục bộ, giải quyết từng việc, chưa tạo ra bước đột phá lớn về chính sách đối với Việt kiều. Do vậy, đã đến lúc Nhà nước cần ban hành Chính sách đồng bộ, toàn diện đối với Việt kiều. 3.1. Chính sách đó được hình thành trên cơ sở người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như công dân Việt Nam sống ở trong nước, phù hợp với quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới nhằm hai mục tiêu: 1) Thu hút nguồn lực to lớn của hơn bốn triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư, kiều hối, nguồn nhân lực của trí thức Việt kiều và mối quan hệ của họ với chính giới, các nhà khoa học, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, nhân dân nơi họ cư trú, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước; 2) Khuyến khích người Việt Nam ở trong nước mở rộng quan hệ quốc tế thông qua nhiều kênh giao tiếp, bằng phương thức đa dạng, được tạo thuận lợi khi ra nước ngoài học tập, làm việc, cư trú để thực hiện được các ý tưởng, sáng kiến, hoài bão của mỗi người nhằm mục tiêu làm giàu cho cá nhân và góp phần làm giàu cho đất nước. Chính sách đó không chỉ dựa trên thực tế hiện nay đã có nhiều cộng đồng người Việt ở nước ngoài, mà còn dự báo khả năng sẽ có thêm nhiều người Việt Nam từ trong 7 nước du học, làm ăn, sinh sống và định cư ở các nước khác. Đó là chính sách hai chiều: mở cửa đối với Việt kiều đang định cư ở ngoài nước; đồng thời mở cửa đối với công dân Việt Nam đang ở trong nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần tạo ra một bước đột phá về chính sách đối với Việt kiều theo hướng bình đẳng thực sự, không phân biệt đối xử về tất cả mọi phương tiện, lĩnh vực hoạt động đối với mọi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước. 3.2. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014, cần tạo điều kiện thuận lợi về thực chất cho cá nhân, tổ chức của Việt kiều hoạt động đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam; họ được đối xử bình đẳng trước pháp luật như công dân Việt Nam. Cần lập ra kênh thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng nhà nước để cập nhập thông tin cho Việt kiều về tình hình đất nước, chính sách và luật pháp mới, cơ hội kinh doanh để họ có thêm sự lựa chọn khi quyết định gửi tiền về nước theo kiều hối hoặc đầu tư. Đối với một số vụ tranh chấp trong đầu tư và kinh doanh có yếu tố Việt kiều cần được xử lý đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với các cam kết quốc tế, nhất là Hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với một số nước. Tránh hình sự hoá các tranh chấp dân sự trong kinh doanh và đầu tư đối với các trường hợp có yếu tố Việt kiều. Đây là bài học kinh nghiệm cho Chính quyền các địa phương, do thiếu sự hiểu biết về các cam kết quốc tế của nước ta, nên đã để xảy ra một vài vụ án mà hậu quả rất tiêu cực. 3.3. Theo Luật Nhà ở hiện hành thì Việt kiều cư trú tại Việt Nam được mua nhà, được sở hữu một căn hộ hoặc một ngôi nhà gắn với quyền sử dụng đất. Chủ trương đó là một bước tiến của chính sách nhà ở đối với Việt kiều, nhưng trên thực tế do thủ tục hành chính khá phức tạp nên số Việt kiều mua nhà chưa nhiều, Một số nước trong khu vực có chính sách nhà ở thông thoáng hơn nước ta; kiều bào và người nước ngoài làm ăn, sinh sống dài hạn ở nước đó được quyền sở hữu nhà ở không bị hạn chế. Nước ta cần có chính sách nhà ở đối với Việt kiều (và đối với người nước ngoài) thông thoáng hơn, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, để tạo ra nhu cầu mới đối với thị trường bất động sản, tránh tình trạng Việt kiều phải nhờ người thân hoặc bạn bè đứng tên sở hữu căn hộ hoặc ngôi nhà; đã có không ít trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người đứng tên sở hữu và người chủ sở hữu bất động sản. 3.4. Hoàn thiện chính sách kiều hối theo hướng khuyến khích và tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước qua kênh chính thức của ngân hàng và tổ chức tài chính, giảm dần việc chuyển tiền qua kênh không chính thức. 8 Tìm hiểu các quy định trong luật pháp của các nước có liên quan đến kiều hối để trên cơ sở chính sách khuyến khích kiều hối, có giải pháp thích ứng với từng nước, tạo lập các mối quan hệ về chuyển tiền và thanh toán với tổ chức tín dụng, tài chính từng quốc gia hướng đến sự tin cậy lẫn nhau để bảo đảm an toàn cho kiều hối và tạo lập lòng tin cho người chuyển tiền ở nước đó và người nhận tiền ở trong nước. Ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tỷ lệ lạm phát hợp lý, ổn định tỷ giá, tiếp tục không thu thuế thu nhập cá nhân đối với kiều hối là tiền đề để tiếp nhận lượng kiều hối ngày càng nhiều hơn. 3.5. Khuyến khích Việt kiều về nước để giao lưu với các cơ quan, tổ chức, hội đoàn trong nước nhằm tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời khuyến khích các tổ chức, đoàn thể trong nước hình thành và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tương ứng của Việt kiều. Trong các cuộc trao đổi ý kiến giữa hai bên, cần tôn trọng nhận thức và quan điểm của Việt kiều, tránh tình trạng dùng ngôn từ mang tính “dạy bảo”, thiếu thông cảm. Nhà nước cần coi trọng hơn nữa chính sách đối với thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, thiếu hiểu biết về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, từ việc tổ chức các lớp học tiếng Việt bằng nhiều phương thức thích hợp, xuất bản các ấn phẩm về kinh tế, tập quán, phong tục, tình hình phát triển đất nước được viết với văn phong phù hợp với sở thích của lớp trẻ, khuyến khích và tổ chức để thế hệ trẻ Việt kiều tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện ở trong nước. Đó là sự bảo đảm các thế hệ con cháu Việt kiều luôn hướng về cội nguồn dân tộc, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng đât nước. Để thực hiện thành công những giải pháp trên đây Chính phủ cần có định hướng chung, từ đó điều phối công việc của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan quản lý đầu tư, tổ chức tính dụng, công ty tài chính phối hợp hoạt động để hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn./. Tài liệu tham khảo 1. Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (2014), Pháp lệnh kiều hối và các Nghị định của Chính phủ có liên quan. 2. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ (2014), Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 9 3. Cục Đầu tư nước ngoài: Số liệu thống kê FDI 1988 - 2015, trong đó có đầu tư của Việt kiều. 4. Phan thị Thu Hiền (2016), Đánh giá tác động của kiều hối đến hoạt động đầu tư trong nước tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 233/2016. 5. Nguyễn Mại (2008), Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hướng về phía trước, Chương III, điểm VII: Người Việt Nam ở Mỹ. NXB Tri thức. 6. Nguyễn Mại (2011), Việt Nam- Hà Nội trên đường Hội nhập và Phát triển, Phần thứ hai: Đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI tại Việt Nam. NXB Hà Nội. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan