Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tỉnh hà tĩnh...

Tài liệu Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tỉnh hà tĩnh

.PDF
109
249
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN ĐÌNH SỸ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội- năm 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN ĐÌNH SỸ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VŨ THẮNG Hà Nội- năm 2014 MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................i Danh mục các bảng số liệu ............................................................................................ ii CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ........................................... 9 1.1. Doanh nghiệp nhà nƣớc và tái cơ cấu DNNN................................................. 9 1.1.1. Các khái niệm cơ bản : .................................................................. 9 1.1.2. Tái cơ cấu DNNN .......................................................................... 19 1.1.3. Vai trò của tái cơ cấu DNNN trong nền kinh tế quốc dân: tạo nên cơ cấu mới hợp lý để phát huy mục tiêu, hiệu quả. ............................... 21 1.1.4. Nguyên tắc đánh giá tái cơ cấu DNNN......................................... 27 1.1.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động DNNN ........................................... 27 1.1.6. Bảo đảm của nhà nước đối với doanh nghiệp DNNN ................. 27 1.2. Kinh nghiệm quốc tế về tái cơ cấu DNNN ở Trung Quốc. ......................... 28 1.2.1. Giai đoạn nhường lại quyền lợi cho doanh nghiệp (năm 1979 – 1984)........................................................................................................ 28 1.2.2. Giai đoạn tiến hành phân tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh (năm 1984-1992) ..................................................................................... 29 1.2.3. Cải cách thiết lập chế độ doanh nghiệp hiện đại (doanh nghiệp cổ phần) (từ năm 1993-2002) ...................................................................... 29 1.2.4. Đổi mới thể chế giám sát quản lý tài sản nhà nước (từ năm 2002 đến nay) ................................................................................................................. 30 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU DNNN VÀ TÁI CƠ CẤU DNNN TỈNH HÀ TĨNH ...................................................................................................... 35 2.1. Thực trạng cơ cấu DNNN và những vấn đề đặt ra cần phải cơ cấu lại DNNN tỉnh Hà Tĩnh ........................................................................................................ 35 2.2. Phân tích tình hình tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh.................................... 51 2.2.1. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh về tái cơ cấu DNNN ................................................... 51 2.2.2. Tổ chức thực hiện tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh ..................... 53 2.3. Bài học kinh nghiệm : ...................................................................................... 61 CHƢƠNG III QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 64 TÁI CƠ CẤU DNNN TỈNH HÀ TĨNH .................................................................. 64 3.1. Quan điểm, đinh hƣớng tái cơ cấu DNNNHà Tĩnh ...................................... 64 3.1.1. Bối cảnh mới tác động tái cơ cấu DNNNHà Tĩnh ........................ 64 3.1.2. Quan điểm, định hướng tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh .............. 81 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu DNNN Tỉnh Hà Tĩnh. ................................................................................................................... 85 3.2.1. Các ngành, các cấp tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước; tạo sự nhất trí cao trong hệ thống chính trị để nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN. ........................................................... 85 3.2.2. Nghiên cứu đối mới mô hình, phương thức hoạt động của tổ chức Đảng và công tác cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước. ....................... 86 3.2.3. Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN đã ban hành, tiếp tục rà soát, bổ sung những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vào diện thực hiện tái cơ cấu để tăng thêm số doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, giảm số doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần chi phối. ............................................................................... 89 3.2.4.Thực hiện sắp xếp tái cấu trúc lại các Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp và Dịch vụ theo tinh thần đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và bền vững theo Kết luận mới của Bộ Chính trị và Nghị quyết 30- NQ/TW. ................................................................................................................. 90 3.2.5. Tập trung thoái vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành SXKD chính, vốn nhà nước tại các DN không cần chi phối hoặc không cần nắm giữ; ................................................................................................................. 93 3.2.6. Củng cố hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. ...................... 95 3.2.7. Tiếp tục rà soát để chuyển giao doanh nghiệp đã cổ phần hóa về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định tại Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nhằm tách bạch quản lý nhà nước và quản lý chủ sở hữu về vốn và tài sản nhà nước tại DNNN..................................................... 96 3.2.8 Phân tách rõ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công ích, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc để làm rõ hiệu quả hoạt động và tăng tính minh bạch của doanh nghiệp. .................................... 96 3.2.9. Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu DNNN đến năm 2015, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương, DNNN thực hiện. Đồng thời làm căn cứ cho các cơ quan chức năng giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả định kỳ, kiến nghị xử lý những vướng mắc phát sinh. ......................................................................................................... 96 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU ........................................................................................... 100 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 DN Doanh nghiệp 2 CP Cổ phần 3 DNNN Doanh ngiệp nhà nƣớc 4 HĐND Hội Đồng nhân dân 5 KKT Khu kinh tế SCI Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc 7 SXKD Sản suất kinh doanh 8 TNHHMTV Trách nhiệm một thành viên 9 TSNN Tài sản nhà nƣớc 10 TW3 Trung ƣơng 3 11 XHCN Xã hội chủ nghĩa 6 i DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU STT 1 Bảng Nội dung Bảng 2.1 Danh sách DN 100% vốn nhà nƣớc đã thực hiện các Trang 37 biện pháp sắp xếp 2 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động SXKD của các DN sau CPH 42 Bảng 2.3 Tình hình thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động 44 dôi dƣ tính đến hết ngày 31/12/2010 3 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại DNNN năm 2011 49 4 Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại DNNN năm 2012 50 5 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu kinh tế- xã hội thực hiện giai 78 đoạn 2011- 2013, kế hoặch 2014 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Quá trình tái cơ cấu (sắp xếp lại, chuyển đổi, cổ phần hóa) DNNN; Từ năm 1998 đến nay, Hà Tĩnh đã tiến hành sắp xếp, đổi mới cơ cấu 118 DNNN, trong đó: + Cổ phần hóa 45 đơn vị + Chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu : 8 đơn vị. + Giải thể: 13 đơn vị + Phá sản: 4 đơn vị + Sáp nhập: 8 đơn vị + Hợp nhất : 7 đơn vị + Chuyển giao các đơn vị trung ƣơng đóng trên địa bàn quản lý: 8 đơn vị + Giao, bán, khoán: 4 đơn vị + Chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên : 14 đơn vị 1.2. Hiện nay theo kết quả rà soát, phân loại, toàn tỉnh còn lại 15 DNNN 100% vốn nhà nƣớc, đƣợc cơ cấu theo các mô hình chủ yếu nhƣ sau : 1.2.1. Thuộc mô hình công ty nhà nƣớc: 1DN ; 1.2.2. Thuộc mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 14 DNNN, bao gồm: + 7 công ty thủy nông hoạt động trong lĩnh vực công ích + 2 công ty hoạt động lĩnh vực Môi trƣờng Đô thị + 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp và Dịch vụ + 1 công ty hoạt động lĩnh vực cấp nƣớc + 1 công ty hoạt động lĩnh vực Xổ số Kiến thiết + 1 công ty hoạt động lĩnh vực Đăng kiểm phƣơng tiện giao thông vận tải 1.2.3. Thuộc mô hình cổ phần nhà nƣớc chi phối trên 50% : 1 DN 1 2. Đánh giá tóm tắt quá trình tái cơ cấu (sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hóa DNNN). 2.1- Đánh giá hoạt động sắp xếp, cổ phần hóa DNNN, những kết quả đạt đƣợc, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế: *) Những kết quả đạt được: Nhìn chung công tác đổi mới DNNN trong thời gian qua cơ bản đạt đƣợc các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 khoá IX, tạo cho doanh nghiệp có nhiều loại hình sở hữu, huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; thay đổi phƣơng thức quản lý, phát huy vai trò làm chủ của cổ đông, tăng cƣờng sự giám sát của cổ đông, của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp; cơ bản đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động. *) Những mặt, còn tồn tại hạn chế trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Tĩnh. Một là, các biện pháp cơ cấu còn mang tính hành chính, ít tính thị trƣờng, nhƣ ít áp dụng các biện pháp: phá sản, sáp nhập doanh nghiệp, kể cả với các công ty con thuộc tổng công ty nhà nƣớc Hai là, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc coi là hƣớng cơ cấu lại bằng các biện pháp có tính thị trƣờng hơn, hiệu quả hơn, áp dụng cho số lƣợng đông đảo các doanh nghiệp nhà nƣớc với các quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, cấp quản lý khác nhau. Doanh nghiệp sau cổ phần hóa cũng hoạt động có tính thị trƣờng hơn.Các doanh nghiệp này đã có những đổi mới sâu sắc hơn, đi vào chiều sâu của tái cơcấu. Tuy nhiên, tốc độ cổ phần hóa chậm và lƣợng vốn do Nhà nƣớc nắm giữ còn khá cao. Sau cổ phần hóa lại phải điều chỉnh, thoái vốn.Việc thực hiện cổ phần hóa đã diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực nhƣng chậm so với kế hoạch đề ra. Kế hoạch cổ phần hóa của nhiều đơn 2 vị bị trì hoãn từ năm này qua năm khác với nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt trong năm năm 2007-2011, không cổ phần hóa DNNN . Cơ chế, chính sách trƣớc, trong và sau cổ phần hóa còn nhiều bất cập. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các ngành sản xuất - kinh doanh để xác định loại doanh nghiệp nào cần giữ lại 100% vốn nhà nƣớc, loại doanh nghiệp Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối, không chi phối hoặc không tham gia cổ phần. Trong khi đó, các doanh nghiệp thƣờng kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên rất khó xác định. Quy định về xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị đất đai, giá trị lợi thế địa lý và giá trị thƣơng hiệu, còn phức tạp và khó thực hiện. Ba là, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nƣớc triển khai theo bề rộng, chủ yếu giảm số lƣợng doanh nghiệp Nhà nƣớc, chƣa đi vào chiều sâu ở những doanh nghiệp mà Nhà nƣớc vẫn giữ 100% vốn. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp hiện tại Nhà nƣớc vẫn giữ 100% vốn chƣa có những thay đổi về chất, mà chủ yếu thay đổi về hình thức, nhƣ thay đổi tên gọi, hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thay đổi hình thức tổ chức kinh doanh sang dạng tổng công ty, công ty mẹ - con; còn nhiều doanh nghiệp có tồn tại, yếu kém về tài chính, nhân lực, quản lý. Bốn là, các tổng công ty là những doanh nghiệp Nhà nƣớc có quy môlớn, có vị trí, vai trò quan trọng, trƣớc mắt Nhà nƣớc tiếp tục giữ 100 % vốn. Đây là những doanh nghiệp đƣợc giao nắm giữ nhiều nguồn lực quốc gia nhƣ vốn, tài sản, tín dụng ngân hàng, trái phiếu chính phủ, tài nguyên, khoáng sản, đất đai; là những doanh nghiệp chủ chốt của kinh tế Nhà nƣớc , đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nƣớc, giữ vai trò an ninh kinh tế (năng lƣợng, dự trữ quốc gia,..) quốc phòng, an ninh. Tái cơ cấu những doanh nghiệp này sẽ thúc đẩy tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc, cũng là tháo gỡ nút thắt cho tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. 3 Năm là, tại một số doanh nghiệp, phƣơng pháp quản lý, lề lối làm việc vẫn còn mang tƣ tƣởng bao cấp, thụ động; nhân sự thay đổi nhiều lần nên điều hành sản xuất không liên tục, không nhất quán; công tác bàn giao tài chính của doanh nghiệp qua các thời kỳ không cụ thể, chƣa dứt điểm. Một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí số lỗ cao hơn vốn Chủ sở hữu ; Cá biệt có doanh nghiệp không bảo toàn đƣợc vốn, sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn đến phải làm thủ tục phá sản . Sáu là, quá trình sắp xêp lại, chuyển đổi, cổ phần hóa đƣợc các ngành, các cấp quan tâm nhƣng xử lý tài chính và lao động dôi dƣ thiếu dứt điểm, còn ảnh hƣởng nặng nề tƣ tƣởng ỷ lại thời bao cấp, chạy theo lợi ích cục bộ. 2.2. Về phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN (bao gồm công ty nhà nƣớc, công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nƣớc, các công ty CP có vốn nhà nƣớc chi phối trên 50% vốn điều lệ) - Tổng số vốn DNNN trên địa bàn nắm giữ (vốn chủ sở hữu) 2.110.477 triệu đồng; Kết quả phân tích, đánh giá, xếp loại, trong năm 2011: + Có 10 doanh nghiệp xếp loại A (khá tốt) : Tỷ suất lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc, vƣợt kế hoạch lợi nhuận, hoàn thành vƣợt mức đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nƣớc, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, chấp hành tốt chính sách pháp luật nhà nƣớc, tuy vậy tỷ suất lợi nhuận không cao, đầu tƣ phát triển chậm); + Có 4 Doanh nghiệp xếp loại B (trung bình, có một số mặt hạn chế và khó khăn về tài chính); bảo toàn đƣợc vốn nhà nƣớc, mức độ tăng vốn chậm, + Có Doanh nghiệp xếp loại C (yếu kém, trì trệ, kinh doanh thua lỗ; có biểu hiện suy giảm vốn nhà nƣớc, quản lý một số lĩnh vực còn nhiều sơ hở, chồng chéo, chấp hành pháp luật chƣa nghiêm) 4 - Các doanh nghiệp đã CPH đang còn vốn nhà nƣớc tham gia đều có lãi, trừ 1DN, đó là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thua lỗ kéo dài (Lỗ 2011: 274. 457. 633, đồng). Nhìn chung các DNNN Hà tĩnh đã phát huy vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc , đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động , từng bƣớc duy trì, ổn định và phát triển, bảo toàn vốn và tài sản nhà nƣớc, hoàn thành nhiệm vụ công ích đƣợc giao; Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, yếu kém: Tăng trƣởng chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp, mức độ tăng vốn hạn chế, quy mô vốn nhỏ, đầu tƣ dàn trải, không tập trung ngành nghề kinh doanh chính, trình độ công nghệ lạc hậu, quản lý trì trệ, thiếu chiến lƣợc kinh doanh bề vững, kinh doanh thua lỗ; có biểu hiện suy giảm vốn nhà nƣớc, quản trị DN còn nhiều sơ hở, cơ chế quản lý chồng chéo, thiếu công khai minh bạch, chấp hành pháp luật chƣa nghiêm; chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế, nguồn lực nhà nƣớc đẫ đầu tƣ. Về nguyên nhân của hạn chế yếu kém, tồn tại: ngoài nguyên nhân khách quan khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhà nƣớc điều chỉnh một số chính sách liên quan (cắt giảm đầu tƣ công, hạn chế xuất khẩu thô...); còn do nguyên nhân chủ quan quan là : - Các cơ cấu hiện tại chƣa hợp lý ; loại hình DN, cơ cấu vốn nhà nƣớc nắm giữ, ngành nghề, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bộ máy, vốn tài sản, đầu tƣ, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập; Chính vì vậy rất cần thiết phải cơ cấu lại hợp lý hơn : trên cơ sở sà soát tiêu chí, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối , đổi mới cơ cấu nghành nghề, phạm vi hoạt động, chuyển đổi chủ sở hữu (CPH) điều chỉnh cơ cấu vốn và tài sản, thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành kinh doanh chính (cốt lõi) tăng cƣờng cơ chế quản lý theo hƣớng công khai minh bạch... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN. 5 Hà Tĩnh là tỉnh nghèo, nhƣng hiện nay tỉnh đang triển khai nhiều chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nhiều dự án lớn, trọng điểm quốc gia, nhất là Khu kinh tế Vũng Áng đƣợc Chính phủ xếp vào diện 5 khu kinh tế của cả nƣớc đƣợc Chính Phủ ƣu tiên đầu tƣ; vốn đầu tƣ các DN FDI trên địa bàn đứng thứ 7 trong toàn quốc, hình thành chuổi giá trị sản phẩm hàng hóa; đang mở ra nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế; để khai thác tiềm năng lợi thế đó, Hà Tĩnh đang tập trung đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, để phát huy vai trò của DNNN, muốn vậy cần thiết phải đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN để có cơ cấu hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội một cách bền vững. - Câu hỏi nghiên cứu : Đề tài Tái cơ cấu DNNN cần đi sâu nghiên cứu giải quyết các câu hỏi nhƣ : làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, giải quyết hài hòa lợi ích tái cơ cấu, xử lý công nợ, đánh giá lại tài sản, bán vốn nhà nƣớc lần đầu, thoái vốn ngoài nghành chính, thoái vốn không cần chi phối và không cần nắm giữ; từ đó đòi hỏi phải đi sâu vận dụng học thuật, chính sách phát triển kinh tế để làm rõ hơn những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết . - Xuất phát từ thực tại khách quan, từ kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập tại Trƣờng Đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, kết hợp kinh nghiệm trong quá trình công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và tiếp cận các thông tin có chọn lọc từ các tài liệu thu thập đƣợc; tôi lựa chọn Đề tài « Tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh » làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp khóa học của mình. Hy vọng Luận văn sễ góp phần đƣa ra những giãi pháp tích cực, giãi quyết đƣợc phần nào về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: - Tái cơ cấu DNNN đã đƣợc các Bộ, ngành cũng nhƣ các địa phƣơng khác quan tâm nhƣng chỉ là sự cụ thể hóa chính sách chung của Đảng và nhà nƣớc trên phạm vi từng Bộ, ngành, địa phƣơng đó ; 6 - Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu: Bài phát biểu tham luận một số nội dung về tái cấu trúc DNNN tại cuộc tọa đàm « Cơ cấu lại nền kinh tế ngày 16/12/2011 do Báo Nhân dân phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tổ chức ; Bài viết Nguyễn Đình Cung, Phó viện trƣởng - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ƣơng- Cải cách, cơ cấu lại DNNN: Vấn đề và giải pháp; Tạp chí Tài chính số 5/2013: tái cơ cấu DNNN, thực trạng và giải pháp hành động; Đề tài «Thực trạng và giãi pháp để phát triển DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2000- 2005» ; tuy có một số nội dung có liên quan nhƣng chƣa giãi quyết đƣợc mục tiêu yêu cầu đặt ra cho tái cơ cấu DNNN của tỉnh Hà Tỉnh ; Đây là Đề tài mới, Vì vậy phải nghiên cứu, nắm vững chủ trƣơng, chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc, tham khảo kinh nghiệm của các Bộ ngành, các địa phƣơng, kinh nghiệm quốc tế để vận dụng, đề xuất các giãi pháp tái cơ cấu DNNN đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình đặc điểm riêng của tỉnh Hà Tĩnh; 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu đề tài là đƣa ra các giãi pháp tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc, phát huy vai trò chủ đạo và tƣơng xứng với nguồn lực nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh một cách bền vững. - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận, học thuật về Tái cơ cấu DNNN, rà soát phân loại, phân tích làm rõ thực trạng Tái cơ cấu DNNN, chỉ ra những thành quả và hạn chế chủ yếu, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giãi pháp tái cơ cấu DNNN phù hợp của Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian sắp tới . - Trên cơ sở đó, nhiệm vụ đặt ra đối với Luận văn là đƣa ra định hƣớng, giãi pháp phù hợp để tái cơ cấu DNNN trong thời gian tới (2013- 2015 và đến năm 2020) 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là Doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc UBND Tỉnh Hà Tỉnh quản lý và là chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc UBND Tỉnh ủy quyền và giao trách nhiệm liên quan; ngoại trừ các DNNN đóng trên địa bàn nhƣng do các đơn vị Trung ƣơng quản lý. - Phạm vi nghiên cứu: trên phạm vi thời gian tối đa 5 năm; quy mô, không gian trên phạm vi địa phƣơng tỉnh Hà Tĩnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng Phƣơng pháp: Thống kê, tổng hợp, vận dụng kiến thức, lý thuyết đƣợc đào tạo để phân tích, đánh giá thực trạng (có sử dụng bảng biểu để tăng tính trực quan và thuyết phục) tìm ra nguyên nhân, bài học đƣa ra mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và giãi pháp để giãi quyết vấn đề phù hợp, bảo đảm lô gích khoa học, biện chứng; - Nguồn số liệu sử dụng: Luận văn sử dụng các số liệu qua thu thập các Báo cáo của UBND tỉnh, Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Báo cáo của Sở Tài chính, các báo cáo và các tài liệu khác có liên quan cũng nhƣ kiến thức nắm đƣợc về : Những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt nam hiện nay, quản lý nhà nƣớc về kinh tế, phân tích chính sách kinh tế - xã hội, quản lý công, hoạch định chiến lƣợc phát triển... 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và Kết luận, Luận văn có 3 chƣơng chính : Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về Tái cơ cấu DNNN ; Chƣơng 2 : Thực trạng Tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh ; Chƣơng 3 : Giải pháp Tái cơ cấu DNNN tỉnh Hà Tĩnh ; 8 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Doanh nghiệp nhà nƣớc và tái cơ cấu DNNN 1.1.1. Các khái niệm cơ bản : 1.1.1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nƣớc là cơ sở kinh tế do Nhà nƣớc sở hữu hoàn toàn hay một phần quyền sở hữu thuộc về Nhà nƣớc, là đặc điểm để phân biệt DNNN với doanh nghiệp khác; còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm để phân biệt DNNN với các tổ chức, cơ quan khác của Chính phủ;Tuy nhiên, sự xác định giới hạn của DNNN ở mỗi nƣớc trên thế giới khác nhau. Riêng ở Việt Nam nói về DNNN có thể khái quát ra những đặc trƣng cơ bản sau đây: Nhà nƣớc có một tỷ lệ vốn nhất định trong doanh nghiệp nhờ đó có thể gây ảnh hƣởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và phải thực hiện song song các mục tiêu sinh lời lẫn mục tiêu xã hội. Ở Việt Nam, DNNN đã có một quá trình hình thành và phát triển trên 50 năm và trải qua nhiều thời kỳ đổi mới, ở mỗi thời kỳ nhận thức về DNNN cũng rất khác nhau; Điều này đƣợc thể hiện rõ qua hai thời kỳ: thời kỳ trƣớc đổi mới (trƣớc Đại hội lần thứ VI) và sau đổi mới từ năm 1986 cho đến nay. Trƣớc thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp đƣợc nhìn nhận nhƣ cơ quan thực hiện mệnh lệnh hành chinh hơn là tổ chức kinh doanh. Mục tiêu của DNNN là thực hiện những chỉ tiêu hiện vật chứ không vì mục tiêu lợi nhuận. Từ những năm đổi mới (từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đến nay) nền kinh tế nƣớc ta đang chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, 9 vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN thì quan niệm DNNN cũng có sự thay đổi. Trƣớc hết thể hiện qua định nghĩa DNNN trong điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, ban hành kèm theo Nghị định 50/ HĐBT ngày 23/8/1998 qui định: “Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh là một đơn vị sản xuất hàng hoá có kế hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho xã hội, có tƣ cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập”. Trong quy chế thành lập - giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định 388/HĐBT, ngày 20/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trƣởng quy định “DNNN là một tổ chức kinh doanh do nhà nƣớc thành lập, đầu tƣ vốn và quản lý với tƣ cách chủ sở hữu, DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trƣớc pháp luật “. Điều 1 Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc sửa đổi năm 2003 quy định: “DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nƣớc sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần ,vốn góp chi phối (trên 50% cổ phần ), đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hịên các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nƣớc giao. DNNN có tƣ cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nƣớc quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam”. Đến năm 2005 Luật doanh nghiệp Nhà nƣớc sửa đổi năm 2003 không còn hiệu lực, theo đó Doanh nghiệp nhà nước đƣợc quy định tại Luật doanh nghiệp 2005: là doanh nghiệp trong đó Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 10 Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi. - Vai trò của DNNN trong nền kinh tế quốc dân: Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta thấy vai trò của DNNN đƣợc nhấn mạnh ở khía cạnh kinh tế chính trị, vì mục tiêu xây dựng quan hệ sở hữu toàn dân trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân hơn là khía cạnh kinh tế vì mục tiêu tăng trƣởng. Hiện nay trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣóng XHCN. Hệ thống kinh tế nhà nƣớc bao gồm đất đai và tài nguyên, hệ thống kết cấu hạ tầng, ngân sách nhà nƣớc, ngân hàng nhà nƣớc, hệ thống dự trữ quốc gia, các DNNN và một phần vốn của DNNN góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nhƣ vậy DNNN là một bộ phận của kinh tế nhà nƣớc, hệ thống kinh tế nhà nƣớc có nghĩa rộng nhƣ trên mới có vai trò chủ đạo, chi phối và định hƣớng của nền kinh tế. Hệ thống này đƣợc lãnh đạo trực tiếp bởi đại diện sở hữu và phát huy sức mạnh đựơc nhân lên bởi quyền lực chính trị của nhà nƣớc do pháp luật quy định hoàn toàn có khả năng và cần thiết thực hiện vai trò chủ đạo định hƣớng nói trên . Trong hệ thống kinh tế nhà nƣớc, các DNNN là một bộ phận hợp thành hết sức quan trọng, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nƣớc trên các mặt sau: Một là: DNNN đóng vai trò là một công cụ kinh tế, một lực lƣợng vật chất trong tay nhà nƣớc để nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chƣơng trình, kế hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. Nhìn lại chặn đƣờng hình thành và phát triển DNNN của các nền kinh tế trên thế giới cho thấy: sự tồn tại của DNNN tùy thuộc vào sự quy định của 11 chiến lƣợc và chính sách phát triển, cách thức lựa chọn giải pháp, công cụ mỗi nƣớc .Nhƣ vậy, vai trò DNNN tăng hay giảm tùy thuộc vào chính sách,chiến lƣợc phát triển kinh tế trong những giai đoạn nhất định và còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phƣơng thức trực tiếp hay gián tiếp để điều tiết thúc đẩy nền kinh tế . Với nền kinh tế chậm phát triển cũng có ý nghĩa mức độ, tập trung sản xuất rất thấp, hệ thống kinh doanh nhỏ, phân tán, ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu .Muốn bƣớc khỏi trình trạng trên và hội nhập sâu vào trào lƣu phát triển hiện đại cần phải lựa chọn chiến lƣợc và những giải pháp cho sự tăng trƣởng mang tính chất tăng tốc và lâu bền . Để thực hiện chiến lƣợc trên nhà nƣớc tất yếu phải lựa chọn giải pháp để phát triển DNNN. Ở đây việc lựa chọn này không phải mang tính chủ quan, mà có sự quy định của bản thân nền kinh tế và bản thân của chế độ chính trị, vì DNNN có những ƣu thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ của sự phát triển, các ƣu thế của DNNN thể hiện ở chỗ có khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, và có cơ hội hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những ƣu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định cho chiến lƣợc phát triển rút ngắn, tăng tốc. Vì vậy DNNN giữ vai trò then chốt là „‟chủ đạo‟‟ của nền kinh tế. DNNN là cầu nối, hỗ trợ, dẫn dắt, định hƣớng công nghệ và xu hƣớng phát triển cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong giai đoạn hiện nay vị trí, vai trò chủ đạo của DNNN chỉ là tƣơng đối với vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế mà thôi, không có sự tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế khác thì chẳng có vai trò chủ đạo của DNNN phải thể hiện qua sự phân công và phối hợp một cách hợp lý giữa chức năng của khu vực DNNN với chức năng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. 12 Có thể nói rằng DNNN trong việc đầu tƣ vào những ngành quyết định cho sự phát triển dài hạn và hiệu quả sử dụng của nền kinh tế làm cho nó có vai trò. Đặc biệt là vai trò bà đỡ của nền kinh tế. Đây là vai trò lâu bền của khu vực DNNN ngay cả khi doanh nghiệp tƣ nhân đã trƣởng thành. Khi DNNN thu hẹp lại thì vai trò trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng, khắc phục khuyết tật thị trƣờng và vai trò bà đỡ cho nền kinh tế vẫn đƣợc duy trì. Hai là: Vai trò chủ đạo của DNNN phải đƣợc thể hiện không ngừng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng điều tiết trong nền kinh tế thị trƣờng. Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản, thậm chí là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp tƣ nhân, do đó không có lợi nhuận thì đối với họ kinh doanh là mục tiêu vô nghĩa và đƣợng nhiên họ không đầu tƣ. Còn DNNN lại khác, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất và thậm chí cũng không phải là mục tiêu chủ yếu. Tuy nhiên nó đóng vai trò động lực để xem xét đến lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế của đất nƣớc. Vì thế, hiệu quả của DNNN có thể là hiệu quả tổng hợp kinh tế, chính trị và hiệu quả xã hội. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích phải đặt mục đích lợi nhuận xuống hàng thứ yếu, còn chủ yếu vẫn là hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể toàn bộ khu vực DNNN đều không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì tất yếu phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để tồn tại. Điều này sẽ làm cho DNNN mất sức cạnh tranh thiếu sức sống, trở thành gánh nặng cho cả Nhà nƣớc và xã hội, vì thế vai trò chủ đạo của nó khó có thể thực hiện đƣợc một cách có hiệu quả. Ba là: Vai trò của DNNN có tính quy định lịch sử cụ thể, nên vai trò chủ đạo của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất