Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tài chính tiền tệ

.PDF
452
63
62

Mô tả:

CHƢƠNG 1 TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ Nghiên cứu chương này, chúng ta sẽ nắm bắt được: - Nguồn gốc ra đời của tiền tệ, lịch sử phát triển của tiền tệ cho đến ngày nay. - Tiền tệ là gì? Bản chất của tiền tệ? Chức năng của tiền tệ. - Các loại tiền trong hệ thống tiền tệ hiện nay. - Phép đo tổng lượng tiền trong nền kinh tế hiện đại ngày nay. - Chế độ lưu thông tiền tệ qua các giai đoạn. Chương này cung cấp những nội dung cơ bản về tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo như: cung cầu tiền tệ, chính sách tiền tệ và lạm phát, tín dụng và lãi suất... Đặc biệt cho phép chúng ta phân biệt được ranh giới giữa tiền tệ và tài chính cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Qua đó, từng bước nâng cao kiến thức và tư duy về tiền tệ để giải quyết, giải thích thuyết phục những hiện tượng muôn hình, muôn vẻ về “nhịp đập của đồng tiền” đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh chúng ta. 1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của tiền tệ 1.1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ Ngày nay, tiền tệ là một thuật ngữ hết sức gần gũi, quen thuộc đối với mọi người, mọi quốc gia. Nói đến tiền tệ là người ta liên tưởng, nghĩ ngay đến tiền giấy, tiền ngân hàng… như là phương thế tốt nhất nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu tiêu dùng mong muốn. Để có được vị trí đáng trân trọng trong đời sống kinh tế xã hội như thế, có thể nói, tiền cũng đã trải qua một quá trình phát triển, hoàn thiện rất lâu dài gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa qua các chế độ xã hội khác nhau cho đến ngày nay. Thật vậy, vào thời kỳ bình minh sơ khai của loài người trên trái đất (chế độ cộng sản nguyên thủy), khi ấy con người tập trung thành những gia đình riêng, nhóm riêng, hoạt động sản xuất còn mang đặc trưng nhỏ lẻ, thô sơ, sản phẩm làm ra được tiêu dùng chung trong gia đình, trong nhóm, số sản phẩm thừa (nếu có) được đem cất trữ. Đây chính là chế độ tự cung tự cấp điển hình khi ấy. Do vậy, không xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm với nhau. Sau đó, trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài, khi phân công lao động trong xã hội xuất hiện (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, nghề thủ công, môi giới trao đổi ra đời…) sản xuất đã có hiệu quả bước đầu, sản phẩm làm ra đa dạng hơn, phong phú hơn. Lúc này, nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các nhóm người với nhau… là tất yếu. Vì mỗi người, mỗi nhóm không thể tự tồn tại được với 1 duy nhất loại sản phẩm mình làm ra, mà cần phải có những sản phẩm khác do người khác, nhóm khác tạo ra, thế là mọi người, mọi nhóm phải trao đổi sản phẩm với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Hình thức trao đổi sản phẩm đã xuất hiện nhưng đặc trưng vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng (Ha-Hb) hay còn gọi là trao đổi sản phẩm trực tiếp – “Barter”. Hình thức trao đổi sản phẩm trực tiếp có nhược điểm là các bên trao đổi phải đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng lẫn nhau, tức là cả hai bên đều phải có “nhu cầu trùng khớp” về hàng hóa đem trao đổi. Cụ thể: người có thóc muốn đổi thóc lấy vải, cho nên đầu tiên họ phải tìm kiếm được người đang có vải, song nếu người đang có vải không có nhu cầu đổi vải lấy thóc thì việc trao đổi vẫn không thể xảy ra cho mãi đến khi họ tìm được người đang có vải và muốn đổi vải lấy thóc, lúc đó việc trao đổi mới thành sự thật… Qua phân tích trên, cho thấy: hình thức trao đổi Barter đã gây lãng phí rất nhiều thời gian và công sức để người có nhu cầu trao đổi tìm kiếm được tác nhân trao đổi có “nhu cầu trùng khớp” với mình. Nói một cách tổng quát hơn, cho dù nền sản xuất hàng hóa giản đơn đã xuất hiện trong xã hội loài người nhưng vẫn chưa thể xuất hiện tiền tệ. Khi phân công lao động xã hội ngày một sâu rộng, nhiều ngành nghề mới ra đời, kéo theo nhu cầu về trao đổi hàng hóa cũng tăng lên, sản phẩm xuất hiện ở “chợ trao đổi” ngày càng phong phú và đa dạng hơn… Lúc đó, hình thức trao đổi Barter đã thực sự là trở ngại và không còn phù hợp so với yêu cầu trao đổi hàng hóa đang đặt ra. Trước tình hình trên, một cách tự nhiên, người ta đã chọn ra vật trung gian (hay vật môi giới) trong trao đổi (được cộng đồng dân cư nơi diễn ra quan hệ trao đổi công nhận) nhằm giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi. Chẳng hạn, khi ông A muốn dùng lúa của mình để trao đổi lấy vải, giả sử vào thời điểm ấy, ông ta không thể tìm ra một người có vải cần trao đổi lúa, khi ấy, ông A có thể trao đổi lúa của mình với một người cần lúa bất kỳ nào đó. Người cần lúa sẽ trao cho ông A một vật trung gian. Sau một thời gian ngắn, khi ông A quay trở lại, người nhận lúa của ông A đã có vải sẵn sàng cho trao đổi, thế là cuộc trao đổi diễn ra nhanh chóng, ông A lấy vải mà mình mong muốn còn người kia nhận lại vật trung gian. Như vậy, việc trao đổi hàng hóa hay nói một cách phổ thông hơn là giao dịch mua bán hàng hóa được tách ra làm 2 giao dịch độc lập: giao dịch bán hàng (Ha-T) và giao dịch mua hàng (T-Hb). Chính sự xuất hiện của vật trung gian giữa hàng hóa trao đổi với nhau (Ha-T-Hb) đã làm cho mọi giao dịch mua bán hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Đầu tiên, vật trung gian được mọi người lựa chọn chấp nhận thường là những hàng hóa mang nét đặc trưng phổ biến và có ích với mọi người thuộc về từng vùng, địa phương cụ thể nơi diễn ra quan hệ trao đổi. Có nghĩa là ứng với từng vùng, lãnh thổ, quốc gia khác nhau thì có vật trung gian khác nhau. Chẳng hạn: Con lừa là vật nuôi 2 có ích cho nhiều nhóm người ở vùng Bắc nước Anh thời cổ đại cho nên nó được chọn là vật trung gian trao đổi trong một thời gian khá dài ở Bắc Anh từ trước Công nguyên. Một số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, người ta coi trâu bò là của cải và đã dùng chúng làm vật trung gian để trao đổi với các hàng hóa khác trong suốt chiều dài lịch sử cho đến tận thế k XIX. Còn ở Trung Quốc là vải, lụa; ở Na Uy là bơ, còn ở Pháp và là da… Sau đó, khi trao đổi hàng hóa đã vượt qua khỏi biên giới của khu vực, miền, lãnh thổ thì vật trung gian tiếp tục được chọn lọc, chỉ tập trung vào một số loại hàng hóa điển hình, được chấp nhận rộng rãi trên thị trường. Ngày nay, những vật trung gian đó, người ta gọi chúng là tiền tệ. Như vậy, vật trung gian chính là khởi đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, nhưng suy cho cùng, nguồn gốc ra đời của tiền tệ chính là do có sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa. Nền sản xuất có đặc trưng là không ngừng tái sản xuất mở rộng kéo theo nhu cầu trao đổi, giao thương ngày càng phong phú, đa dạng và tất yếu, tiền tệ đã xuất hiện với vai trò là một phƣơng tiện trao đổi hữu ích góp phần to lớn vào việc thúc đầy nền sản xuất ấy phát triển thành nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. 1.1.2 L ch sử phát triển của hệ thống tiền tệ Qua nghiên cứu về tiền, cho thấy: tiền có tính kế thừa và tiệm tiến theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội qua mọi thời đại. Nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh bao nhiêu thì tiền tệ cũng cũng có nấc thang tiến hóa với nhiều hình thái phong phú bấy nhiêu, từ khi ra đời cho đến ngày nay, tiền tệ đã trải qua các hình thái sau: 1.1.2.1 Tiền tệ hàng hóa – Hóa tệ (Commodity money) Có nghĩa là một loại hàng hoá nào đó được sử dụng như tiền, được mọi người chấp nhận. Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ. Đặc trưng của loại tiền tệ hàng hóa là: hàng hóa dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá tr thực, tức là giá trị bản thân của nó khi được dùng để trao đổi luôn đảm bảo sự ngang bằng về giá trị so với các hàng hóa thông thường khác trong trao đổi. Ở đây, giá trị bản thân nó đúng bằng giá trị danh nghĩa của nó trong trao đổi (để phân biệt với tiền giấy sẽ được đề cập bên dưới). Giá trị thực đề cập ở đây là công sức lao động kết tinh để tạo ra hàng hóa đó (giá trị) và tính hữu ích của nó đối với con người (giá trị sử dụng). Ví như: bò, cừu, lừa, vải, tơ lụa, hay bạc, vàng… đều do công sức con người đầu tư, tạo ra và chúng cũng có giá trị sử dụng hữu ích tự nhiên như: Bò, lừa thì cho sức kéo, sữa hoặc thịt; vải, tơ lụa được dùng để may mặc. Còn vàng, bạc thì đẹp và quý hiếm dùng để trang sức… Từ đó, nếu chúng được chọn và sử dụng làm vật trung gian – là tiền thì chúng dễ dàng được mọi người tín nhiệm do bởi sự hữu dụng, tiện lợi trong trao đổi và quan trọng hơn chúng có 3 giá trị tương đương với giá trị của bất cứ thứ hàng hóa nào được dùng để mua bán, trao đổi với chúng. Hóa tệ cũng đã lần lượt xuất hiện dưới hai dạng: a. Hóa tệ thông thƣờng (hay Hóa tệ phi kim loại (Non - metallic commodities)) Là loại tiền tệ tồn tại dưới dạng các hàng hóa thông thường. Đây là hình thái cổ nhất của tiền tệ xuất hiện vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Hóa tệ thông thường được chọn từ một số loại hàng hóa quý hiếm, có giá trị sử dụng nhất định, cần thiết chung cho nhiều người tại địa phương, khu vực nơi diễn ra quan hệ trao đổi. Thời cổ đại ở Trung Quốc, đã từng chọn lúc thì da, lúc thì gạo, vải, lụa… làm hóa tệ. Tây tạng, Mông cổ, Indonesia dùng chè, Hy Lạp, La Mã dùng ngựa, cừu… Bắc Mỹ dùng thuốc lá, nhiều quốc gia khác thì dùng muối, đá quý… Khi người ta có Hóa tệ thông thường để trao đổi, mua bán hàng hóa với nhau, tất yếu tạo ra bước ngoặc thúc đẩy các hoạt động sản xuất và thương mại phát triển vượt bậc so với thời kỳ trao đổi Barter trước đó. Sau một thời gian khá dài, theo đà phát triển của nền kinh tế hàng hóa, khi thị trường trao đổi ngày càng mở rộng, không còn giới hạn trong biên giới của từng khu vực, miền, lãnh thổ. Lúc đó, để tiện lợi hơn trong trao đổi, mặc nhiên, người ta đưa ra những quy ước, tiêu chuẩn nhất định về tiền - với tư cách là phương tiện trao đổi phải có. Ban đầu, những tiêu chuẩn tiện lợi tối thiểu cần có là: - Loại tiền tệ đó phải có giá trị thực, - Nó dễ định lượng cân đong, đo đếm - Nó dễ vận chuyển và không quá cồng kềnh - Nó có thể chia nhỏ để phục vụ cho những giao dịch bé - Nó dễ bảo quản và có chất lượng lâu bền, khó bị hư hỏng. - Phải được cộng đồng càng lớn càng tốt chấp nhận Với những tiêu chuẩn đặt ra như trên, đương nhiên có nhiều loại hàng hóa trước đó được xem là tiền tệ bây giờ xem ra không còn thích hợp. Chẳng hạn, tiền tệ nếu là đá thì không dễ vận chuyển, nếu là gia súc thì không thể phân chia nhỏ ra, nếu dưới dạng chất lỏng như: dầu, rượu thì khó bảo quản, dễ hư hỏng, thuốc lá thì được cộng đồng người Mễ tây Cơ chấp nhận nhưng cộng đồng người Anh lại không chấp nhận… Do vậy, người ta buộc phải nghiên cứu và tìm ra các vật trung gian mới khắc phục được nhược điểm của hóa tệ thông thường, dẫn đến sự ra đời của hóa tệ kim loại. b. Hóa tệ kim loại (Metallic commodities) Là loại tiền tệ tồn tại dưới dạng các hàng hóa kim loại. Đặc trưng của loại hóa tệ kim loại là nó thỏa mãn được các tiêu chuẩn tiện lợi đã nêu trên để trở thành tiền 4 như: chất lượng và trọng lượng có thể xác định dễ dàng, chính xác, khan hiếm, có độ bền lâu dài, đặc biệt, dễ phân chia nhỏ hay đúc lại thành khối lớn hơn… Hóa tệ kim loại xuất hiện vào khoảng thế k thứ 7 trước Công nguyên và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đại phong kiến. Ban đầu hóa tệ kim loại thường là các loại kim loại quý như: vàng bạc, đồng, kẽm, sắt… và thường tồn tại dưới dạng thỏi, nén (nén bạc, thỏi vàng) để trao đổi, thanh toán. Sau đó, để thuận tiện hơn trong giao dịch thanh toán, đầu tiên một số thương nhân đã tự in đúc tiền và sau này Nhà nước chính thức ban hành tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền quốc gia, thống nhất kỹ thuật in- đúc tiền để đảm bảo uy tín, tính chất pháp lý của đồng tiền quốc gia. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung quốc vào khoảng thế k thứ 7 trước Công nguyên, sau đó, xâm nhập sang Ba Tư, Hy Lạp, La Mã rồi sang Châu Âu…Riêng ở Việt Nam tiền đúc bằng đồng cũng đã được sử dụng dưới các triều đại Lý Trần (1010 – 1400) Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một tầm cao mới (khi chủ nghĩa tư bản ra đời) lúc này yêu cầu trao đổi hàng hóa càng trở lên mạnh mẽ, phạm vi thị trường trao đổi hàng hóa không còn bó hẹp trong một quốc gia mà là xuyên quốc gia, đa quốc gia... Chính vì thế, đòi hỏi vật trung gian phải có những tính năng ưu việt hơn hẳn so với các hóa tệ kim loại còn lại, tức là phải có giá trị cao, có độ bền, được đa số mọi người, mọi quốc gia chấp nhận, theo đó, vàng và bạc đã loại dần các kim loại kém giá trị, khó bảo quản để trở thành tiền tệ kim loại phổ biến trong khoảng thế k XVIII, XIX. Trong thời kỳ này, có những nước đã thực hiện chế độ song bản vị, nghĩa là cùng thừa nhận vàng và bạc là tiền tệ trong lưu thông. Tất nhiên, vàng được sử dụng phổ biến hơn, ưu tiên hơn so với bạc. Đến cuối thế k XIX, đầu thế k XX, khi giá trị bạc trên thị trường bị giảm mạnh trong khi giá trị vàng luôn được giữ vững, hơn nữa, hình thức của bạc dễ bị xỉn, gây bất tiện trong cất trữ. Vì vậy, hầu hết các nước Châu Âu đã chuyển từ chế độ song bản vị sang chế độ bản vị vàng. Do các nước Châu Âu có ảnh hưởng chi phối các mối quan hệ giao thương với các nước thuộc châu lục khác nên sau đó, các nước Châu Á như Nhật, Ấn Độ, các nước Đông Dương, Trung Quốc… cùng lần lượt chuyển sang chế độ bản vị vàng. Hóa tệ kim loại mặc dù đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển, giao thương mở rộng trên toàn thế giới trong một thời gian dài. Tuy nhiên, tiền vàng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định so với yêu cầu tiện lợi trong lưu thông hàng hóa như: cồng kềnh, khó chuyên chở, không an toàn khi đem đi trao đổi với khối lượng lớn trong thanh toán quốc tế, không trao đổi được với những hàng hóa có giá trị nhỏ lẻ. Đặc biệt, chi phí để tạo ra tiền vàng ngày càng lớn do phải khai thác, chế biến trong điều kiện nguồn lực tài nguyên vàng thì có hạn, ngày càng cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu tiền vàng đáp ứng cho trao đổi, mua bán hàng hóa ngày càng phình to ra. Hơn 5 nữa, kim loại, kể cả vàng lại là nguồn nguyên liệu đầu vào rất cần thiết cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ cao cấp phục vụ con người… Do vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế, nếu tiếp tục sản xuất tiền vàng thì không có hiệu quả, lãng phí lớn. Trước thực tế đó, cần thiết phải có một loại tiền tệ ưu việt hơn so với tiền vàng để phục vụ cho quá trình giao thương, thanh toán hàng hóa, thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển. Vì vậy, người ta đã đi tìm cho mình loại tiền mới phù hợp hơn, đó chính là tiền giấy ngày càng phổ biến từ những năm thuộc thế k XVII cho đến ngày nay. 1.1.2.2 Tiền giấy- Paper Money Tiền giấy ra đời là kết quả tất yếu do bởi nó khắc phục được những nhược điểm của hóa tệ kim loại trước đó, đặc biệt là tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc tạo ra tiền. Có thể nói giấy, mực và công in ấn để tạo ra tiền giấy cũng làm phát sinh một khoản chi phí song đây là khoản chi phí thấp nhất nếu so với bất kỳ thứ nguyên liệu hàng hóa nào khác sử dụng để tạo ra tiền trước đó. Do vậy, khi nền kinh tế ngày càng phát triển ở tầm vóc mới kéo theo nhu cầu về số lượng tiền tăng lên không ngừng thì tiền giấy thực sự là đồng tiền hiệu quả nhất xét về mặt chi phí tạo tiền đồng thời đáp ứng được mọi tiêu chuẩn tiện lợi trong giao dịch trao đổi thanh toán. Chính vì thế, tất cả các quốc gia trên thế giới ngày nay đều sử dụng tiền giấy để giao thương trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình. Tiền giấy là một phát minh mới, thể hiện bước tiến bộ mới về sự phát triển của tiền tệ trong lịch sử nhân loại, nó khác xa so với tiền có giá trị thực trước đó. Cụ thể: nó có giá trị bản thân hay giá trị thực của tờ giấy nhỏ hơn rất nhiều lần thậm chí vô cùng nhỏ so với giá trị danh nghĩa mà nó được quy ước. Điều này cũng có nghĩa là: giá trị tiền giấy để trao đổi không phụ thuộc vào giá trị bản thân tờ giấy (như những đồng tiền bạc hoặc vàng trước đó) mà giá trị của nó phụ thuộc vào sự quy ước mà ra. Đây chính là đặc trưng bao trùm của tiền giấy. Vì vậy, người ta còn gọi tiền giấy là tiền quy ước hay tiền dấu hiệu giá trị. Đi sâu nghiên cứu cho thấy, có hai loại tiền quy ước: - Tiền quy ước dựa vào niềm tin của người giữ nó còn gọi là tín tệ (Token money) - Tiền quy ước bởi pháp luật ban hành còn gọi là tiền pháp đ nh (Fiat money) Sau đây, chúng ta cùng nghiên cứu về hai loại tiền giấy quy ước nói trên. (i) Tín tệ (Token money) Khi xem xét về lịch sử ra đời và phát triển của tiền giấy, người ta thường nghiên cứu vấn đề này tại Châu Âu. Trước tiên, phải thấy rằng: thói quen nhìn nhận về tiền có giá trị thực (bò, cừu, bạc vàng…) đã tồn tại dai dẳng, ăn sâu trong đời sống xã hội khoảng 4.000 năm mãi cho đến đầu thế k XX. Vì thế, vào thời điểm tiền giấy mới ra đời vào cuối thế k XVII, mọi người hầu như không thể chấp nhận nó, không thể 6 nghĩ được rằng: những đồng tiền giấy mà giá trị thực của nó không khác gì so với những tờ giấy trong tập vở ở nhà của họ lại có thể được xem là tương đương với những đồng tiền vàng, trao đổi được với những hàng hóa cần thiết mà giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với giá trị của giấy. Do vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là nơi phát hành ra tiền giấy phải làm sao để người ta tin tưởng, tín nhiệm vả chấp nhận sử dụng loại tiền giấy này. Tiên phong là ngân hàng Amsterdam Hà Lan (vào cuối thế k XVII) đã cho phát hành những Chứng thư chứng nhận đổi được ra vàng hoặc bạc (gold certificate, sliver certificate) cho thân chủ có vàng, bạc ký thác tại ngân hàng này. Với giấy chứng nhận này, người sở hữu được quyền đến ngân hàng rút ra số vàng, bạc ghi trên giấy. Do vậy, giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng bạc. Tuy nhiên, so với tiền vàng thì Giấy chứng nhận này có ưu điểm hơn hẳn như: khắc phục được các nhược điểm của tiền vàng: khi thanh toán những khoản tiền lớn, vận chuyển chúng thuận tiện, dễ dàng và an toàn hơn…Từ đó, Giấy chứng nhận dần dần được chuẩn hóa thành các tờ tiền giấy có in mệnh giá với lời cam kết của ngân hàng thương mại phát hành ra nó là: mỗi đơn vị tiền giấy được quy định tương đương với một lượng tiền vàng nhất định mà bất kỳ khi nào, người cầm nó muốn đổi trở lại thành tiền vàng, họ cứ việc mang nó lại nơi phát hành, sẽ được chuyển đổi ra vàng dễ dàng. Với cách làm này, dần dần mọi người an tâm, tín nhiệm và quen dần với việc sử dụng tiền giấy có đảm bảo bằng vàng là vậy, thay thế hẳn cho tiền vàng trước đây. Sau đó, các ngân hàng thương mại đã phát hành tiền giấy để cho vay dựa trên dự trữ vàng và uy tín của mình. Loại tiền giấy này chính là tín tệ (tiền giấy tín dụng). Đặc trưng của loại tiền này là có bảo chứng bằng vàng. Hay còn gọi là tiền giấy khả hoán, tức là có thể chuyển đổi ra vàng (để phân biệt với tiền ghi sổ ngân hàng sẽ được đề cập bên dưới). Trước chiến tranh thế giới thứ I, loại tiền giấy tín dụng này rất phổ biến ở Châu âu và được gọi là Giấy bạc ngân hàng (Bank notes). (ii) Tiền pháp đ nh (Fiat money) Sau chiến tranh thế giới thứ I, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế thế giới 19291933, Một mặt, tiền giấy tín dụng cũng đã bộc lộ những nhược điểm cố hữu của tiền vàng trước đây như: nó vẫn phải dựa vào vàng làm bảo chứng, mà chi phí chế tạo vàng ngày càng đắt đỏ. Nếu cứ duy ý chí chế biến vàng thì cũng không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu tiền ngày một tăng lên để phục vụ cho quá trình trao đổi, mua bán trong nền kinh tế cũng ngày càng tăng lên. Hơn nữa, do chạy theo lợi nhuận, đã có một số ngân hàng thương mại phát hành tiền giấy tín dụng để cho vay lớn hơn số tiền vàng dự trữ dẫn đến có những thời điểm loại tiền giấy này đã mất giá và tác động tiêu cực đến sự phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như gây thiệt hại cho những người nắm giữ loại tiền giấy này. Mặt khác, sau khủng hoảng, người ta càng thấy được những 7 khuyết tật của nền kinh tế thị trường và sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thông qua học thuyết của John Maynard Keynes. Riêng trong lĩnh vực tiền tệ, để đảm bảo quyền lợi cho công chúng và để có cơ sở điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ, Quốc hội nhiều quốc gia Châu Âu đã ban hành đạo luật về phát hành tiền, theo hướng kiểm soát chặt hoạt động ngân hàng và thống nhất việc phát hành tiền giấy bằng cách: cấm các Ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc ngân hàng và hợp thức hóa vai trò của Ngân hàng trung ương là tổ chức duy nhất độc quyền phát hành tiền giấy, còn gọi là tiền pháp định. Tiền pháp định do Nhà nước nói chung và Ngân hàng trung ương (NHTW) nói riêng phát hành ra, gán cho tờ giấy một giá trị nhất định lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị chính bản thân nó và tờ giấy trở thành phương tiện trung gian trong trao đổi, mua bán với giá trị đã được luật định. Đó cũng chính là tiền giấy ngân hàng trung ương ngày nay. Ở đây, xin nói thêm, thực ra, tiền pháp định cũng có lịch sử phát triển khá dài, nó đã từng xuất hiện ở nhiều nước dưới chế độ Phong kiến, chẳng hạn như: tiền giấy đã được ban hành và sử dụng ở thời Đế chế Nguyên- Mông ở Trung Quốc vào thế k XI. Ở Việt Nam, triều đại Hồ Quý Ly cũng đã ban hành luật sử dụng tiền giấy vào các năm từ 1402-1407… Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh và những tác động khách quan khác, tiền pháp định không có cơ hội phát triển và nhường chỗ cho hóa tệ kim loại, đặc biệt là tiền bạc, tiền vàng thực hiện vai trò là phương tiện trao đổi thanh toán là chủ yếu cho mãi đến đầu thế k XX. Sau đó, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ I, tiền giấy pháp định đã xuất hiện trở lại (như đã trình bày ở trên), cụ thể: nước Pháp phát hành tiền giấy pháp định vào năm 1928, nước Anh phát hành tiền giấy pháp định vào năm 1939, nước Nhật cũng phát hành vào năm 1939, 1941. Còn tại nước Mỹ, sau năm 1933, tiền giấy- Chứng thư vàng của Kho bạc Mỹ được pháp luật quy định một cách dứt khoát là không được phép đổi ra vàng có giá trị lưu hành bắt buộc trên toàn lãnh thổ. Giai đoạn tiền pháp định chính thức bắt đầu sử dụng ở Mỹ. Từ đó, người Mỹ không còn thói quen đổi tiền giấy ra vàng như trước đó nữa trên toàn nước Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ II, với sự ra đời đồng loạt của các Ngân hàng trung ương thuộc về sở hữu Nhà nước thông qua việc quốc hữu hóa các ngân hàng tư nhân hoặc tiến hành thành lập mới tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, có thể nói tiền giấy tín dụng có bảo chứng bằng vàng đã chính thức cáo chung nhường chỗ cho tiền pháp định đi vào hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội tại hầu hết các nước. Đặc trưng của loại tiền giấy này là không có bảo chứng bằng vàng. Hay còn gọi là tiền giấy bất khả hoán (không thể chuyển đổi ra vàng). Song nó được bảo chứng bằng chính pháp luật của Nhà nước mà suy cho cùng là được bảo chứng bằng chính sức mạnh kinh tế của quốc gia đó. 8 Lƣu ý: ở phạm vi tiền tệ quốc tế, sau chiến tranh thế giới thứ II, đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế và là phương tiện cất trữ của các nước tư bản. Chỉ duy nhất đồng USD là có thể đổi được ra vàng trên thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu vào những năm 1960, khi đồng USD rơi vào khủng hoảng, bị giảm giá liên tục trên thị trường tiền tệ thế giới thì chế độ bản vị đồng USD cũng bị lung lay, mất dần khả năng chuyển đổi ra vàng và bị phá sản hoàn toàn vào năm 1971 với việc tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng trên thế giới. Đến đây, coi như đã chấm dứt giai đoạn chế độ tiền giấy khả hoán tại các nước trên thế giới. Cho đến nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng chế độ lưu hành tiền pháp định (gọi tắt là tiền giấy) do Ngân hàng trung ương các nước thống nhất phát hành. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, tiền giấy cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: - Dễ rách nát, không bền, có thể bị làm giả, in ấn, bảo quản khá tốn kém. - Khi thanh toán với khối lượng tiền lớn thì cồng kềnh, không an toàn khi vận chuyển, tốc độ thanh toán chậm khi diễn ra trên phạm vi rộng, chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa nhau. - Dễ rơi vào tình trạng bất ổn do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng. Do vậy, đầu thế k thứ XX, đặc biệt là sau thế chiến thế giới thứ II, cùng với việc sử dụng tiền giấy, tiền kim loại có giá trị nhỏ, người ta cũng đã tìm ra một loại tiền mới rất quan trọng và đưa vào lưu hành song song với các loại tiền nói trên, đó chính là tiền ghi sổ ngân hàng, hay tiền ngân hàng trung gian (gọi tắt là tiền ngân hàng). 1.1.2.3 Tiền ngân hàng trung gian (Bank money) Tiền ngân hàng xuất hiện đầu thế k thứ XX, nhưng thực sự chỉ bùng nổ sau thế chiến thế giới thứ II khi mà Ngân hàng trung ương đã độc quyền phát hành tiền giấy, khi đó, hệ thống ngân hàng trung gian, để tồn tại và phát triển, buộc phải tập trung vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, trong đó có cung cấp các dịch vụ thanh toán. Từ đó, làm phát sinh loại tiền mới này. Thậy vậy, khi mua bán hàng hóa dịch vụ với nhau, tiền được xem là phương tiện trao đổi thanh toán và người ta thanh toán tiền với nhau theo 2 phương thức: - Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hóa tệ kim loại, tiền giấy…) với nhau. - Thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống ngân hàng trung gian. Ở đây, tiền ngân hàng trung gian ra đời đồng thời với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nói trên. Cụ thể, bằng phương pháp ghi sổ trong sổ sách kế toán của ngân hàng (thuật ngữ kế toán gọi là ghi nợ tài khoản người trả, ghi có tài khoản 9 người thụ hưởng - đều là khách hàng của ngân hàng). Các ngân hàng trung gian (NHTG) đã tạo ra loại tiền mới này. Có thể giới thiệu cơ chế vận hành tạo tiền ngân hàng như sau: Khi khách hàng gửi một khoản tiền giấy vào ngân hàng thương mại, ngân hàng sẽ mở một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (còn gọi là tài khoản viết Séc) cho họ và ghi có số tiền đó. Sau đó, khi có phát sinh nhu cầu thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng (chính là chủ tài khoản) phải sử dụng các lệnh thanh toán (chứng từ thanh toán theo mẫu quy định) gửi cho ngân hàng giữ tài khoản của mình nhờ thanh toán hộ. Có nhiều loại chứng từ thanh toán khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là séc. Séc (Cheque Check) là một tờ mệnh lệnh do chủ tài khoản séc phát hành yêu cầu ngân hàng thanh toán từ tài khoản của mình cho người thụ hưởng được chỉ định trong tờ séc. Khi thanh toán, chủ tài khoản séc sẽ ghi số tiền cần thanh toán vào séc, ký tên rồi đưa cho người thụ hưởng. Người này sau đó sẽ đến ngân hàng giữ tài khoản séc để chuyển tiền từ chủ tài khoản séc sang tài khoản của mình hoặc rút tiền mặt ra nếu muốn. Còn các ngân hàng trung gian sẽ thực hiện các lệnh trên tờ séc bằng cách ghi chép trên sổ kế toán các khoản tiền di chuyển giữa người trả tiền và người thụ hưởng với nhau trên chính các tài khoản đã mở tại ngân hàng mình. Như vậy, giờ đây việc chuyển giao tiền giấy trực tiếp giữa người trả tiền và người thụ hưởng không còn xảy ra nữa, thay vào đó, các ngân hàng chỉ việc ghi Nợ hoặc ghi Có vào các tài khoản cho khách hàng. Chính việc ghi sổ do hệ thống ngân hàng trung gian tạo ra trong qua trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng đã tạo ra tiền ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi sổ ngân hàng hay bút tệ. Xét về bản chất vấn đề, do cam kết của ngân hàng, chủ tài khoản séc hoặc người thụ hưởng có thể rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi viết séc, hoặc từ tờ séc tại ngân hàng được chỉ định một cách dễ dàng cho nên khách hàng đã tín nhiệm, chấp nhận tờ séc cũng là tiền mặt trong thanh toán, thậm chí thanh toán bằng séc thông qua việc ghi sổ tại ngân hàng trung gian còn được mọi người ưa chuộng hơn so với thanh toán bằng bằng tiền mặt do bởi tính nhanh gọn, tiết kiệm và an toàn của nó. Do tiền ngân hàng trung gian thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng, nên có thể coi tiền ngân hàng trung gian cũng là loại tiền dấu hiệu giá trị như tiền giấy nhưng ở hình thái tiến bộ hơn xét về phương diện hiệu quả trong thanh toán. Tiền NHTM không là tiền pháp định của nhà nước. Nhưng nó có giá trị không khác gì tiền của nhà nước trong thanh toán và giao dịch. Do vậy, người ta gọi nó là hình thái gần tiền mặt hay chuẩn tệ (near money). Tiền NHTM hình thành hai bộ phận 10 quan trọng nhất của tiền tệ ngày nay, đó là hai loại mà người ta đặt tên là M1 và M2, có ý nghĩa rất lớn xét về phương diện cung tiền đáp ứng cho việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ (sẽ được trình bày ở chương Cung cầu tiền tệ) Hiện nay ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, tiền ghi sổ ngân hàng chiếm từ 90% đến 95% trong tổng lượng tiền M1 và M2. Riêng ở Mỹ, cho thấy: trong năm 1993, thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế Mỹ chỉ có 3.400 t USD, chiếm 0.38% tổng tiền thanh toán. Nhưng thanh toán bằng Séc lên tới 134.000 t USD, chiếm tới 15,16% hay hơn gấp 37 lần thanh toán bằng tiền mặt. Điều đó chứng tỏ rằng: tiền NHTM ngày càng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giao dịch so với tiền pháp định và chiếm một t trọng đáng kể trong hệ thống các loại tiền tệ ngày nay ở Mỹ (xem Bảng 1.1 bên dưới). Tiền ghi sổ ngân hàng có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của tiền giấy như: tiết kiệm được chi phí khi vận chuyển, in ấn, tốc độ thanh toán cao, an toàn, tiện lợi trong thanh toán, ra điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng... Tuy nhiên, sử dụng tiền tín dụng cũng có những nhược điểm như: vẫn đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định trong thanh toán, phát sinh chi phí xử lý chứng từ trong thanh toán… 1.1.2.4 Tiền điện tử (Electronic money) Ngày nay, những tiến bộ về công nghệ và sự phát triển của hệ thống thông tin viễn thông đã cho phép hệ thống ngân hàng trung gian thay thế phương thức thanh toán truyền thống sử dụng các chứng từ giấy bằng phương thức thanh toán điện tử (Electronic means of payment). Đây là phương thức thanh toán trong đó, các giao dịch chuyển tiền được thực hiện nhờ hệ thống điện tử dựa trên cơ sở mạng máy tính kết nối giữa các ngân hàng. Khi chuyển sang phương thức thanh toán điện tử, tiền trong các tài khoản ở ngân hàng được lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử (số hóa). Tiền trong hệ thống máy tính nêu trên được gọi là Tiền điện tử (E money). Vì vậy, tiền điện tử chính là tiền tồn tại dưới hình thức số hóa, phi vật chất. Tiền điện tử gắn liền với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống ngân hàng trung gian, chúng được dùng để thay thế cho tiền mặt và tiền ghi sổ (Séc) trong các giao dịch thanh toán. Hiện chúng đang phát triển các hình thức chủ yếu sau: (i) Séc điện tử (Electronic Cheque, E- Cheque): Séc điện tử cho phép người sử dụng Internet có thể thanh toán các hóa đơn (điện, nước, khí đốt…) qua Internet mà không cần phải gửi những tờ séc bằng giấy (paper cheque) như trước đây. Thanh toán 11 bằng séc điện tử không những tiết kiệm được tiền tem, chi phí đi lại bưu điện mà còn tiết kiệm được cả thời gian nữa. (ii) Thẻ thanh toán: là các tấm thẻ nhựa - Card nhựa do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát hành, Thẻ thanh toán có một số dạng sau: Thẻ rút tiền ATM (Automates teller machine), thẻ này được dùng để rút tiền hoặc chuyển khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM. Tiếp đến là thẻ tín dụng (Credit card), thẻ ghi nợ (Debit card)… Công dụng khi sử dụng các thể thanh toan tiền điện tử là: nó tạo điều kiện cho người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ bằng chuyển khoản điện tử, tức trực tiếp chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của họ tới tài khoản của người bán với thời gian cần thiết để trả tiền ngắn hơn sử dụng tiền mặt, tức tiết kiệm được thời gian đếm và trả tiền. Chẳng hạn, ở hầu hết các siêu thị, bạn chỉ cần quét chiếc thẻ ghi nợ của mình qua chiếc máy đọc tự động tại quầy thanh toán, ấn vào một cái nút và số tiền mua hàng của bạn được khấu trừ khỏi tài khoản của bạn ở ngân hàng… (iii) Tiền mặt điện tử (Electronic cash, E cash): Đây là dạng tiền điện tử được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ trên Internet. Người tiêu dùng nhận được tiền mặt điện tử bằng cách mở một tài khoản ở ngân hàng gắn với Internet, sau đó tiền mặt điện tử được chuyển tới máy tính cá nhân của họ. Khi muốn mua một thứ gì đó bằng tiền mặt điện tử, người mua vào một cửa hàng trên mạng và ấn vào biểu tượng “mua” đối với mặt hàng muốn mua. Ngay lập tức tiền mặt điện tử sẽ được tự động chuyển từ máy tính của người mua tới máy tính của người bán. Khi đó người bán nhận được tiền chuyển từ tài khoản ngân hàng của người mua hàng tới tài khoản của họ trước khi hàng hóa được chuyển giao. Đây cũng là phương thức thanh toán tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí đi lại. Vì ngồi ở nhà cũng có thể mua hàng ở siêu thị và hàng được giao tận nơi. Một hệ thống thanh toán tiền điện tử phong phú với nhiều tiện ích như trên đã, đang và sẽ trở thành hiện thực ngày càng rộng khắp trên toàn thế giới. Điển hình, nhiều nhà hàng, siêu thị ở Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản… hiện nay chỉ chấp nhận thanh toán bằng Card nhựa, tức thanh toán qua ngân hàng mà không nhận thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền điện tử tại các nước công nghiệp phát triển ngày càng chiếm t trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán. Điển hình là Mỹ, cho thấy rằng: trong năm 1993, chỉ có 3.400 tỉ USD thanh toán bằng tiền mặt (chiếm 0,38% tổng tiền thanh toán), 134.000 tỉ USD thanh toán bằng Séc (chiếm 15,16% tổng tiền thanh toán) nhưng có đến 745.590 tỉ USD thanh toán qua hệ thống điện tử (chiếm 83,84% tổng tiền thanh toán). Có nghĩa là thanh toán bằng tiền mặt, séc chỉ diễn ra ở những giao dịch nhỏ. Những giao dịch lớn hầu hết được thanh toán qua hệ thống điện tử tự động (xem Bảng 1.1 bên dưới). 12 Ưu điểm của hình thức thanh toán tiền điện tử là nhanh, chính xác, chi phí thấp hơn nhiều so với thanh toán bằng tiền séc, tiền giấy. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định, cụ thể: Chi phí đầu tư cho việc thiết lập hệ thống máy tính, máy đọc thẻ, mạng truyền thông phục vụ cho hình thức thanh toán này là rất tốn kém. Nguy cơ về việc lây nhiễm virus và sự tấn công vào cơ sở dữ liệu của các Hacker là có. Mức độ bảo mật của hệ thống này cũng kém hơn một hệ thống dựa trên chứng từ giấy và sổ sách thủ công. Rủi ro do bị cướp tiền qua mạng luôn tiềm ẩn. Vì những lý do trên, ngay cả trong những nước phát triển, phương thức thanh toán bằng chứng từ giấy vẫn còn chiếm một t lệ nhất định. Năm Tổng trị giá đô la đã được T lệ % trên tổng giá trị sử dụng ( t USD) đã được sử dụng Phương thức 1978 1987 1993 1978 1987 1993 thanh toán Tiền mặt 375 1.400 3.400 0,45 0,41 0,38 15.000 15.000 134.000 18,13 16,37 15,16 125 125 995 0,15 0,12 0,11 Tổng giá trị thanh toán bình thường 15.500 56.234 138.395 18,73 16,49 16,65 Chuyển tiền tự động 65.983 281.000 738.300 79,75 82,45 83,52 1.250 3.601 7.290 1,51 1,05 0,82 Tổng thanh toán qua hệ thống điện tử 67.233 284.601 745.590 81,26 83,51 83,34 Tổng cộng 82.733 340.835 883.985 100,00 100,00 100,00 Séc Các loại khác Thanh toán qua hệ thông điện tử Bảng 1.1 Tổng USD đã đƣợc sử dụng trong thanh toán (1978-1993) ở Mỹ Nguồn: TS Lê Vinh Danh, Tiền & hoạt động ngân hàng, năm 2009, trang 34 Tóm lại, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn gắn liền và song hành với sự phát triển từ thấp đến cao của nền kinh tế hàng hóa mà ngày nay là nền kinh tế thị trường, trong đó tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp là sự phát triển của hệ thống ngân hàng và sự tiến bộ của công nghệ thông tin viễn thông. Trong quá trình đó, tiền tệ đã 13 không ngừng được hoàn thiện, bắt đầu là hóa tệ đến tiền giấy và ngày nay là tiền ghi sổ ngân hàng, tiền điện tử… Nhìn biểu hiện bên ngoài, do tiền tệ đáp ứng được các lợi ích của xã hội nên con người luôn tìm cách bảo vệ và hoàn thiện nó. Song xét về động lực chính yếu bên trong, thúc đẩy sự phát triển của các hình thái tiền tệ, trên phương diện kinh tế, đó chính là nguyên tắc về sự khan hiếm nguồn lực và tính hiệu quả kinh tế đã chi phối, dẫn dắt hành động của con người trong quá trình tạo ra tiền và không ngừng hoàn thiện chúng. Điều này xin được chứng minh bằng sự đúc kết: lịch sử phát triển của tiền tệ cho đến ngày nay luôn diễn ra với 2 xu hướng mang tính quy luật và nhất quán: (ii) Quá trình tạo tiền tệ và thay đổi hình thái tiền tệ là quá trình tối thiểu hoá chi phí cho nền kinh tế. (ii) Hình thái tiền tệ càng được thay thế hoàn thiện bao nhiêu thì giá trị bản thân của vật được chấp nhận là tiền tệ cũng càng giảm đi bấy nhiêu, từ chỗ tiền tệ có giá trị thực bằng giá trị danh nghĩa (hóa tệ thông thường, tiền vàng) đến chỗ giá trị thực cứ dần dần giảm tiến tới bằng 0 (bắt đầu là tiền giấy đến tiền ghi sổ ngân hàng và tiền điện tử ngày nay) thể hiện rõ nét việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm trong tự nhiên một cách tiết kiệm và hiệu qủa. Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống tiền tệ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với sự tiến bộ của hệ thống thanh toán. Cũng chính từ động cơ hiệu quả kinh tế trong tạo tiền và sử dụng tiền đã dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm tiền tệ trong cộng đồng xã hội, đó là từ quan niệm tiền tệ không chỉ là phương tiện trao đổi mà còn được thừa nhận là biểu trưng cho của cải xã hội (phi kim loại, kim loại) cho đến tính phi vật chất hóa của tiền tệ thông qua tiền giấy, tiền tín dụng, tiền điện tử ngày càng được xem là nét đặc trưng cơ bản của quan điểm tiền tệ hiện đại. 1.2 Khái niệm và bản chất của tiền tệ 1.2.1. Khái niệm tiền tệ Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức bắt đầu là hóa tệ đến tiền giấy và ngày nay là tiền tín dụng, tiền điện tử, là những loại tiền hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm, không có giá trị bản thân. Như vậy, tiền tệ là gì ? Đã có nhiều quan điểm khác nhau về tiền tệ như học thuyết của Thomas –Men (1576-1641), học thuyết của K.Marx (1818-1883), quan điểm của P.A Samueson cuối thế k XX… Tựu trung lại, quan niệm về tiền tệ theo nghĩa hẹp hay rộng hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa cũng như tiến bộ của hệ thống ngân hàng và công nghệ thông tin của mỗi nước. 14 Quan điểm về tiền theo nghĩa hẹp, chỉ là tiền mặt, tức là một loại tiền pháp định cụ thể thuộc về một quốc gia nhất định (currency) và như vậy là không đầy đủ vì tài khoản viết séc cũng được coi là tiền (đã nói ở trên). Từ đó, phải tiếp cận quan niệm về tiền theo nghĩa rộng hơn: tiền không chỉ là một loại đồng tiền cụ thể nào đó mà là tất cả những thứ gì đáp ứng đầy đủ các chức năng của tiền (money). Khái niệm tiền sau đây (còn gọi là cung tiền) nói về cách tiếp cận thứ hai và đã được hầu hết các nhà kinh tế đồng tình, đó là: “Tiền là bất cứ thứ gì đƣợc chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá d ch vụ hoặc hoàn trả các khoản nợ”1 Trong định nghĩa trên có một số tiêu chí cần phải làm sáng tỏ: - “Tiền là bất cứ thứ gì”: như vậy tiền đã có một phạm vi rất rộng xét về nội dung vật chất, cho phép giải thích và bao quát được hết lịch sử phát triển các hình thái tiền tệ từ khi chúng ra đời cho đến nay (đã trình bày ở trên) cũng như hình thái tiền tệ mới trong tương lai. - “Được chấp nhận chung”: có nghĩa là cái gì đó, có được xem là tiền hay không phụ thuộc vào “sự tín nhiệm” của cộng đồng. Khi cộng đồng nào đó đều tin tưởng, chấp nhận một thứ gì đó bất kỳ làm phương tiện trong thanh toán thì chúng sẽ trở thành tiền tệ của cộng đồng đó. Điều này cho phép giải thích trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, do có các cộng đồng xã hội khác nhau về ngôn ngữ, lãnh thổ…dẫn đến làm xuất hiện những đồng tiền khác nhau được hình thành theo những cách thức khác nhau… - “Trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc hoàn trả các khoản nợ”: Có nghĩa là đề cập đến chức năng vốn có của tiền. Cụ thể: tiền là phương tiện thanh toán để chi trả cho việc nhận hàng hoá, dịch vụ cũng như trả nợ. Dĩ nhiên, chức năng này chỉ được thực hiện trong phạm vi mà những chủ thể tham gia giao dịch mua bán hàng hóa chấp nhận với nhau. Khái niệm trên đã đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Song nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được việc này, phải hiểu được bản chất của tiền tệ. 1.2.2. Bản chất của tiền tệ Nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ cho thấy: tiền tệ ra đời làm cho thế giới hàng hóa phân chia thành hai cực rõ ràng: một phía là hàng hóa thông thường, phía còn lại là hàng hóa đặc biệt- hàng hóa tiền tệ. Như vậy, tiền tệ thực chất là vật trung gian, môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa, là phương tiện hữu ích giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, không 1 Nguyễn Văn Ngọc, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB ĐH KTQD, năm 2011, trang 49. Biên soạn từ cuốn The Economics of Money, Banking and Finacial Markets của Frederic S. Mishkin. 15 những thế, nó còn được nhìn nhận như là phương tiện cất trữ của cải. Bản chất của tiền được thể hiện rõ qua hai thuộc tính sau: (i) Giá tr sử dụng của tiền tệ: là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Tuy nhiên, khác với giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường (do đặc tính tự nhiên của nó quy định và tồn tại vĩnh viễn), giá trị sử dụng của một đồng tiền nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào “sự tín nhiệm” của xã hội và chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định. Thật vậy, khi nào xã hội còn công nhận nó thực hiện tốt vai trò vật trung gian trong trao đổi, tức là, giá trị sử dụng của nó còn có tính hữu ích nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội. Do vậy, nó còn có điều kiện tồn tại. Giá trị sử dụng của tiền tệ được đánh giá cả trên hai khía cạnh: phạm vi sử dụng (to, nhỏ, rộng, hẹp... tức là định lượng) và hiệu quả sử dụng (có tiết kiệm chi phí không, có tiện ích không, có an toàn không…tức là định tính). Đồng tiền nào càng được chấp nhận ở phạm vi rộng lớn, càng tiết giảm được chi phí tạo ra tiền, tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch, an toàn trong thanh toán… thì giá trị sử dụng của đồng tiền đó là hữu ích và đương nhiên được cộng đồng xã hội tin dùng, sử dụng và ngược lại. Đây chính là lời giải thích thỏa đáng cho sự ra đời cũng như mất đi của các hình thái tiền tệ trong lịch sử nhân loại trong thời gian qua. (ii) Giá tr của tiền tệ: được thể hiện qua “sức mua của tiền tệ”, đó là khả năng đổi được bao nhiêu hàng hóa khác trong trao đổi. Một đồng tiền càng trao đổi được nhiều hàng hóa thì càng có giá trị hơn. Ví dụ: Vào tháng 05/2014, các loại tiền sau đây trao đổi được với khối lượng gạo loại 1 trên thị trường hàng hóa Chicago Mỹ như sau: 21.000 VND = 1kg gạo 100 Yên Nhật = 1kg gạo 01 USD = 1kg gạo 0,62 Bảng Anh = 1kg gạo… Qua kết quả niêm yết giá trên đây, cho thấy: đồng Bảng Anh có giá trị nhất, vì với một đơn vị tiền tệ này, nó mua được nhiều gạo hơn so với ba đồng tiền còn lại. Như vậy, giá trị của đồng tiền không phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi nước (như ví dụ trên, nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản mạnh hơn của Anh quốc rất nhiều) mà chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà nó trao đổi được. Sức mua của một đồng tiền nào đó mà yếu thì giá trị của đồng tiền đó thấp tức là trao đổi được ít hàng hóa hơn và ngược lại sức mua của một đồng tiền nào đó mà mạnh thì giá trị của đồng tiền đó cao tức là trao đổi được nhiều hàng hóa hơn. Cần lưu ý là: khái niệm sức mua tiền tệ phải được xem xét trên góc độ tổng thể quốc gia, có nghĩa là: không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hóa 16 riêng lẻ mà là sức mua đối với toàn bộ hàng hóa trên thị trường. Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, sức mua của một đồng tiền được phản ánh tổng hợp qua thông qua cả sức mua đối nội (phản ánh số lượng hàng hóa mua được bằng một đơn vị nội tệ) và sức mua đối ngoại (phản ánh số lượng hàng hóa mua được ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ). 1.3. Chức năng của tiền tệ Sự tiến hóa của tiền tệ từ khi ra đời cho đến nay cũng làm cho chức năng vốn có của nó biểu hiện ra bên ngoài khá sinh động và phong phú, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Thật vậy, nếu như trong thời kỳ ban đầu của nền kinh tế hàng hóa, người ta chỉ sử dụng tiền như một công cụ trao đổi thì khi nền kinh tế hàng hóa đã phát triển khá cao vào thế k thứ XIX, khi tiền vàng đã trở thành đồng tiền quốc gia và quốc tế, khi ấy, K. Mark cho rằng: vàng- tiền tệ có 5 chức năng, đó là: chức năng thước đo giá trị, chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương tiện thanh toán, chức năng phương tiện cất trữ, chức năng tiền tệ thế giới. Còn ngày nay, khi nền kinh tế hàng hóa đã phát triển cao còn gọi là nền kinh tế thị trường, các hình thái tiền tệ mới đã xuất hiện thông qua tiền giấy, tiền tín dụng, tiền điện tử…thay thế cho tiền vàng thời K. Mard. Vì vậy, quan điểm, nhận thức về chức năng của tiền cũng phải được tổng kết, xâu chuỗi lại cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự tiến bộ của công nghệ thông tin song vẫn đảm bảo tính phổ biến, khái quát hóa xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của nó. Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế học đều nhìn nhận chức năng của tiền ở góc độ tổng quát hơn đó là 4 chức năng: phương tiện trao đổi, thước đo giá trị, cất trữ giá trị và phương tiện thanh toán. Trước khi đi vào tìm hiểu các chức năng của tiền, chúng ta cùng làm quen với một Khái niệm khá mới mẻ đó là “Chi phí giao dịch” (Transactions cost / Exchange cost) - Chi phí giao dịch đề cập ở đây được hiểu là: những chi phí về thời gian, công sức, vật liệu, máy móc… cần phải có cho việc xảy ra và hoàn tất một giao dịch. Vì nó có đặc trưng là giúp biện minh một cách thuyết phục về tính hữu dụng của tất cả các chức năng tiền tệ. 1.3.1 Chức năng phƣơng tiện trao đổi (Medium of Exchange) Tiền tệ được xã hội thừa nhận như là vật trung gian trong trao đổi hàng hóa có nghĩa là: trước tiên, hàng hóa được đổi ra tiền (Ha-T), sau đó, người ta sử dụng tiền để mua hàng hóa mà người ta cần (T - Hb). Như vậy, tiền tệ đã là phương tiện trao đổi, mua bán hàng hóa trong nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng này, sự vận động của tiền gắn liền với sự vận động của hàng hóa được trao đổi. 17 Chức năng phương tiện trao đổi là chức năng khởi thủy và là chức năng quan trọng nhất mà bất cứ thứ gì nếu muốn được gọi là tiền tệ thì đều phải có. Khi thực hiện chức năng này, tiền tệ chỉ đóng vai trò là vật trung gian, thực chất là tiền chỉ xuất hiện tạm thời trong quá trình trao đổi (người ta bán hàng để lấy tiền rồi dùng tiền đó để mua hàng hóa khác theo nhu cầu), người ta đổi hàng hóa lấy tiền không phải vì giá trị bản thân đồng tiền mà vì những kỳ vọng vật chất mà tiền sẽ đổi được sau đó. Nói cách khác, tiền không phải là mục đích mà người ta muốn có mà chỉ vì từ nó hoặc thông qua nó, mọi người ta sẽ có được thứ hàng hóa dịch vụ mà người ta cần thực sự. Như vậy, tiền tệ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi. Vì chỉ là phương tiện trao đổi nên tiền tệ trong trường hợp này không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị bản thân (như tiền vàng) mà có thể dùng tiền dấu hiệu giá trị để thay thế trong trao đổi hàng hóa như: tiền giấy, tiền tín dụng, tiền điện tử trong thời đại ngày nay. Qua chức năng này, tiền tệ cũng cho phép chúng ta phân biệt giữa tiền là phương tiện với những dạng tiền hình thành tài sản có mục đích như: chứng khoán, nhà cửa, đất đai… Thực hiện chức năng này, tiền tệ đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi, giúp tối thiểu hoá “Chi phí giao dịch”, nhờ đó, thúc đẩy hiệu quả chung của nền kinh tế. Thật vậy, hãy giả sử nếu xã hội không có tiền, người ta sẽ phải quay về với hình thức trao đổi Barter và như thế sẽ mất rất nhiều chi phí, công sức và thời gian cho việc tìm kiếm “nhu cầu trùng khớp” của hai bên trao đổi… Nhưng nếu có tiền trong lưu thông, người ta chỉ cần bán hàng hóa của mình lấy tiền rồi sau đó, dùng tiền đó mua loại hàng hóa mà mình cần vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu mình muốn. Như vậy, việc lưu thông hàng hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, hiệu quả do tiết kiệm được nhiều “Chi phí giao dịch” là quá rõ ràng !!! Tiếp đó, do phản ứng dây chuyền, sự xuất hiện của tiền lại có tác động tích cực đối với khâu sản xuất ở chu kỳ kinh doanh tiếp theo, thể hiện ở chỗ: giờ đây, mọi cá nhân, mọi tổ chức kinh tế không còn phải lo nghĩ, tốn kém chi phí cho việc tìm kiếm “nhu cầu trùng khớp” theo phương thức Barter nữa, có nhiều thời gian và sức lực hơn để chuyên môn hóa, tập trung cho công việc sản xuất kinh doanh thuộc thế mạnh và sở trường tốt nhất của mình, dẫn đến năng suất lao động tăng lên, mẫu mã, chất lượng, chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú, tốt hơn, tất yếu hiệu quả chung của nền kinh tế tăng lên. Bởi vậy, tiền đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế: nó là chất bôi trơn, giúp cho guồng máy nền kinh tế vận hành môt cách trơn tru, thông suốt. Song cần lưu ý: tiền ở đây chỉ đóng vai trò trung gian, giúp cho quá trình trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn trong nền kinh tế chứ không tạo thêm bất kỳ giá trị vật chất nào khác cho nền kinh tế. Thực tế cũng đã khẳng định: Sự giàu có, phát triển kinh tế của một quốc gia được đo lường 18 bằng các chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người… mà quốc gia đó tạo ra chứ không phải là số tiền mà quốc gia đó đang nắm giữ. Để phát huy tốt chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ cần phải thoả mãn các yêu cầu sau: (i) Có sức mua ổn định, nghĩa là khả năng mua hàng của một đơn vị tiền tệ là không hoặc ít dao động cả trong ngắn hạn và dài hạn. (ii) Khối tiền tệ cung ứng phải đáp ứng đủ, kịp thời các nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động của nền kinh tế, nói cách khác, phải thiết lập được mối tương quan cân đối hợp lý giữa khối tiền cung ứng cần thiết với tổng giá cả hàng hoá lưu thông trên thị trường. (iii) Cơ cấu hệ thống tiền tệ trong lưu thông phải bảo đảm một t lệ phù hợp giữa các loại tiền có mệnh giá cao, thấp khác nhau để đáp ứng các nhu cầu trao đổi vốn rất đa dạng, phong phú về quy mô giao dịch. 1.3.2 Chức năng thƣớc đo giá tr (Standard of Value, Measure of Value) Trong nền kinh tế hàng hóa với vô số hàng hóa được sản xuất ra, dẫn đến nhu cầu trao đổi là tất yếu. Để có cơ sở tính toán hay so sánh giá trị hàng hóa trao đổi với nhau, buộc người ta phải tìm ra một chuẩn mực chung để đo lường giá trị. Khi đó, tiền đương nhiên được xem là chuẩn mực chung này, do bởi, khi tiền được chấp nhận là phương tiện trao đổi, có nghĩa là trong thế giới trao đổi mua bán hàng hóa đã phân ra hai cực rõ ràng: tiền đứng về cực bên này để định lượng giá trị của từng loại hàng hóa khác ở cực bên kia một cách công bằng và đúng đắn. Khi tiền được công nhận là chuẩn mực chung để đo lường giá trị hay đơn vị tính toán, khi đó, người ta phải quy giá trị của từng loại hàng hóa ra tiền, tức là tính xem một đơn vị hàng hóa cụ thể đổi ra được bao nhiêu đơn vị tiền tệ?. Giá trị hàng hóa biểu hiện ra bên ngoài thông qua thước đo tiền tệ được gọi là giá cả hàng hóa. Khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải có giá trị cho dù là giá trị nội tại hay giá trị danh nghĩa (hay giá trị dấu hiệu). Giá trị của tiền tệ được đánh giá bởi khái niệm sức mua của tiền tệ (như đã trình bày ở khoản 1.2.2 Bản chất của tiền tệ) tức là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hóa trong trao đổi. Khi tiền tệ còn tồn tại dưới hình thái đầy đủ giá trị (tiền phi kim loại, tiền kim loại) thì sức mua của tiền tệ phụ thuộc vào 2 nhân tố có tác động dẫn dắt dây chuyền với nhau: (i) phụ thuộc vào giá trị trao đổi của hàng hóa phi kim loại, kim loại dùng làm tiền tệ so với các hàng hóa khác và (ii) phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của chính hàng hóa tiền tệ đó trên thị trường với tư cách là một hàng hóa. Còn khi tiền tệ chuyển sang hinh thái tiền dấu hiệu giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng, tiền điện tử), do giá trị bản thân tiền dấu hiệu thấp hơn rất nhiều lần so với giá trị mà nó đại diện, quy ước. Vì vậy, 19 sức mua của tiền lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cung cầu của tiền tệ trên thị trường, tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, sự biến động chính trị, mức độ lạm phát và đặc biệt là niềm tin của người dân vào đồng tiền đó. Khi quyết định chọn tiền làm thước đo giá trị trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, có thể nói, đây là sự lựa chọn đúng đắn, là giải pháp tối ưu xét về mặt hiệu quả kinh tế. Điều này xin được dẫn chứng như sau: Trong một nền kinh tế phát triển với vô số hàng hóa được đưa ra thị trường để mua bán, Giả sử không có tiền với tư cách là một đơn vị tính toán chung, khi đó, người ta chỉ có thể đo lường giá trị của một hàng hoá này bằng một số đơn vị hàng hoá khác (hay ngược lại) thuộc về phương thức Barter. Phép đo này chỉ được tiến hành cho từng cặp hàng hóa riêng lẻ với nhau và để có thể so sánh giá trị của các hàng hoá khác nhau, người ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức tính toán, nói cách khác, là tốn rất nhiều “Chi phí giao dịch” khi chủng loại hàng hoá nhiều lên. Cụ thể, ứng dụng phép tính toán học vào việc xác định những cặp giá trị trong trao đổi trực tiếp, ta có công thức sau: Số lượng cặp giá = N (N-1) 2 Trong đó, N là số lượng mặt hàng trao đổi. Như vậy, nếu có 3 mặt hàng hóa thì sẽ có 3 cặp giá, 10 mặt hàng hóa thì có 45 cặp giá, 100 mặt hàng hóa thì có 4.950 cặp giá, 1.000 mặt hàng hóa thì có 499.500 cặp giá… Nhưng khi chọn tiền là đơn vị tính toán chung, người ta dễ dàng xác định giá trị hàng hóa ra đơn vị tiền. 10 mặt hàng chúng ta có 10 giá, 1.000 mặt hàng chúng ta có 1.000 giá. So với cách xác định giá khi trao đổi hàng hóa theo phương thức Barter ở trên thì cách này đã đơn giản đi rất nhiều lần trong việc tính toán giá trị hàng hóa để trao đổi (xem Bảng 1.2 bên dưới) , tức là sẽ tối thiều hóa được rất nhiều “Chi phí giao dịch”. Mặt khác, thông qua việc sử dụng tiền tệ làm thước đo biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa, tiền tệ còn giúp chúng ta có thể so sánh, đánh giá và lựa chọn các hàng hóa sao cho có lợi nhất cho mình. Tiền tệ không chỉ giúp chúng ta nắm được giá cả hàng hóa trong hiện tại mà còn giúp chúng ta dự đoán được tình hình giá cả hàng hóa trong tương lai để có quyết định thích hợp. Hơn nữa, nhờ có chức năng này, mà mọi của cải, tài sản, vốn liếng dù tồn tại dưới dạng nào đi nữa thì cũng có thể dùng tiền để định lượng giá trị của chúng một cách dễ dàng. Đơn cử để tính tổng giá trị tài sản của một cá nhân, chúng ta phải cộng giá trị căn nhà, trang thiết bị, vật dụng trong nhà, kế đến là cộng giá trị xe cộ, bất động sản anh ta đang sở hữu… Chúng ta sẽ không thể 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan