Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tài chính doanh nghiêp 1

.PDF
137
60
61

Mô tả:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP GIỚI THIỆU CHƯƠNG: Nô ̣i dung chương này chủ yế u cung cấ p những vấ n đề cơ bản về bản chấ t của tài chính doanh nghiê ̣p bao gồ m khái niê ̣m tài chính doanh nghiê ̣p, nô ̣i dung của các quyế t đinh ̣ tài chiń h doanh nghiê ̣p, giới thiê ̣u loa ̣i hình công ty cổ phầ n, đă ̣c điể m và ưu nhươ ̣c điể m của loa ̣i hình công ty cổ phầ n. Bên ca ̣nh đó, chương cũng đề câ ̣p đế n vai trò của nhà quản tri ̣tài chiń h và giới thiê ̣u đôi nét về thi ̣trường tài chin ́ h. 1.1 BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn có các cơ hội đầu tư có thể đem lại lợi nhuận và rủi ro cho doanh nghiệp. Trong điều kiện đó nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp phải có khả năng đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển doanh nghiệp hay đưa ra chiến lược tài chính đối với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh các nhà quản trị tài chính luôn phải nghiên cứu ba vấn đề: - Nếu có nhiều phương án đầu tư thì nhà quản trị phải lựa chọn phương án đầu tư nào để hiệu quả của việc đầu tư được tốt nhất (quyết định đầu tư). - Doanh nghiệp nên sử dựng nguồn tài trợ nào cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp đã được hoạch định để làm sao tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối thiểu hóa rủi ro (quyết định tài trợ). - Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được phân phối như thế nào để đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (quyết định phân phối). Từ những vấn đề vừa nêu trên ta đưa ra khái niệm tái chính doanh nghiệp như sau: “Tài chính doanh nghiệp là việc hoạch định các chiến lược tài chính quan trọng thông qua việc thực hiện ba quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối”. 1.2 NỘI DUNG CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Quyết định đầu tư 1.2.1.1 Khái niệm 1 Đầu tư là việc doanh nghiệp bỏ vốn vào thời điểm hiện tại để đầu tư vào một tài sản, một dự án nhằm mục đích sinh lời hay để kỳ vọng một khoản thu nhập không chắc chắn trong tương lai. Đầu tư luôn phát sinh rủi ro. Quyết định đầu tư là quyết định đầu tiên và quan trọng nhất trong 3 quyết định vì sẽ xác định ngành nghề hay lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động, đây là quyết định đầu tư dài hạn. Khi doanh nghiệp thực hiện quyết định đầu tư phải đối đầu với rủi ro hay phải xem xét đến rủi ro. Doanh nghiệp chỉ có thể giảm thiểu rủi ro không thể loại trừ các rủi ro kinh doanh. 1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Nhân tố lợi nhuận: Các nhà đầu tư mong muốn có lợi nhuận cao nhất khi đầu tư vào dự án. Nhân tố lạm phát: vì sẽ ảnh hưởng đến giá trị của tiền. Nhân tố rủi ro phát sinh trong quá trình đầu tư, bao gồm: rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống; + Rủi ro hệ thống là rủi ro phát sinh từ thị trường. Ví dụ như sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, sự thay đổi về chính sách của Nhà nước….. Đối với rủi ro này Doanh nghiệp không kiểm soát được. + Rủi ro không hệ thống là rủi ro phát sinh từ doanh nghiệp như rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính (khi doanh nghiệp sử dụng nợ). Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Chính sách của nhà nước hay môi trường đầu tư như chính sách thuế, chính sách lãi suất ….. Mức thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng trong thị trường phân phối sản phẩm mà doanh nghiệp đầu tư. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp như thương hiệu, giá cả vv… Tình trạng nền kinh tế, tình hình chính trị văn hóa xã hội trong và ngoài nước. Đặc điểm ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp. Đối tượng đầu tư. 1.2.2. Quyết định tài trợ 1.2.2.1 Khái niệm Quyết định tài trợ là quyết định xây dựng hoặc xác lập cấu trúc vốn để tài trợ cho quyết định đầu tư vào dự án của doanh nghiệp. 2 Cấu trúc vốn là sự kết hợp các nguồn nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn và vốn cổ phần để tài trợ cho quyết định đầu tư. Khi hoạch định cấu trúc vốn các doanh nghiệp thường hoạch định một cấu trúc vốn tối ưu vì cấu trúc vốn tối ưu sẽ dễ giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn xảy ra ở thời điểm mà tại đó có thể tối thiểu hóa rủi ro, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH NỢ NGẮN HẠN CẤU TRÚC VỐN VỐN CHỦ SỠ HỮU NỢ DÀI HẠN Sơ đồ 1.1: Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp 1.2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ: a. Nhân tố chi phí sử dụng vốn: khoản chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán về việc sử dụng loại nguồn vốn nào đó để tài trợ cho quyế t đinh ̣ đầu tư. Ta xét bảng số liệu sau đây để làm rõ thêm sự ảnh hưởng của nhân tố chi phí sử dụng vốn đến quyết định tài trợ. Giả sử với lãi suất vay ngân hàng là 10%/năm, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%. Bảng 1.1: Bảng tính chi phí sử dụng vốn vay thực tế của doanh nghiệp ĐVT: Triê ̣u đồ ng Chỉ tiêu Mức độ đòn bẩy tài chính 0% 1. Nguồn Vốn - Nợ (Ls = 10%/năm) - VCP 40% 1.000 1.000 0 400 1.000 600 3 2.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 3.Lãi vay 4.Lợi nhuận trước thuế (EBT) 5.Thuế TNDN (thuế suấ t = 20%) 6.Lợi nhuận sau thuế (EAT) 7.Khoản tiết kiệm thuế 8.Chi phí sử dụng vốn vay 300 300 0 40 300 260 60 52 240 208 0 8 10% 8% Nguồ n: Số liê ̣u tính toán của tác giả Sau khi phân tích bảng số liệu trên ta thấy cùng một mức vốn đầu tư và cùng mức EBIT nhưng nếu sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản thuế là 8 USD ( 52 USD - 60 USD). Doanh nghiệp đã được lợi từ lá chắn thuế nên lãi vay thực tế của doanh nghiệp giảm từ 10% xuống còn 8%. Lãi vay = 40 – 8 = 32 USD Lãi suất vay = 32 x 100% = 8% = 10% x ( 1- 0,2) 400 Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, chi phí sử dụng vốn vay sau khi xét thuế TNDN sẽ giảm nên chi phí sử dụng vốn vay sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần. Do đó, cấu trúc vốn có sử dụng nợ vay sẽ dễ đạt cấu trúc vốn tối ưu. b. Khả năng đòn bẩy tài chính là đánh giá khả năng sử dụng nợ trong cấ u trúc vố n của doanh nghiệp để có thể khuếch đại tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần. Mặc dù sử dụng nợ vay sẽ có lợi cho doanh nghiệp đó là tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bằng cách thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng giữ một tỷ lệ nợ nhất định mà chúng ta phải luôn luôn thay đổi tỷ lệ này tùy theo tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) có bù đắp được lãi suất vay nợ hay không. Để làm rõ điều này chúng ta xét bảng số liệu sau với giả sử lãi suất vay nợ là 10%/năm và thuế suất thuế TNDN 20%. Bảng 1.2: Khả năng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Đvt: Triê ̣u đồ ng Chỉ Tiêu 1. Nguồn Vốn - Nợ (Ls = 10%) Mức độ đòn bẩy tài chính 0% 40% 60% 60% 1.000 1.000 1.000 1.000 0 400 600 600 4 - VCP 1.000 600 400 400 300 300 300 80 0 40 60 60 300 260 240 20 60 52 48 4 240 208 192 16 7. ROA 24% 20,8% 19,2% 1,6% 8. ROE 24% 34,7% 48% 4% 2. EBIT 3. Lãi vay 4. EBT 5. Thuế TNDN (thuế suấ t = 20%) 6. LN sau thuế (EAT) Nguồ n: Số liê ̣u tính toán của tác giả Từ bảng số liệu trên ta kết luận: Khi EBIT ở mức cao nếu chúng ta tăng tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần (ROE) tăng lên, theo điều đó chứng tỏ lợi ích kinh tế của cổ đông được tăng lên khi ta tăng tỷ lệ nợ. Tuy nhiên khi EBIT ở mức thấp, nếu chúng ta tăng tỷ lệ nợ lên cao sẽ dẫn đến tình trạng lợi nhuận không bù đắp được chi phí lãi vay dẫn đến rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Nhân tố khả năng đòn bẩy tài chính giúp chúng ta biết ROA ở mức nào thì sử dụng nợ và ở mức nào thì không nên sử dụng nợ. Ở bảng phân tích trên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROA) nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay (1,6% < 10%) thì không nên sử dụng cấu trúc vốn có nhiều nợ vay, vì lợi nhuận không đủ bù đắp được chi phí sử dụng vốn vay khi đó dẫn đến rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. c. Khả năng tiếp cận thị trường vốn, thị trường tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp có đủ uy tín và điều kiện để vay vốn, phát hành trái phiếu hay cổ phiếu hay không. d. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp. e. Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hay chu kỳ sống của doanh nghiệp (khởi sự, tăng trưởng, bảo hòa hay suy thoái). f. Phụ thuộc vào quyết định đầu tư và đặc điểm ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. g. Phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước. h. Phụ thuộc vào quyết định phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.3. Quyết định phân phối 1.2.3.1 Khái niệm 5 Quyết định phân phối là quyết định mà doanh nghiệp nên xem xét giữ lại bao nhiêu lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và dùng bao nhiêu lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông. Doanh nghiệp nên xem xét phương án phân phối tối ưu sao cho có thể đạt được tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 1.2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định phân phối Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và khả năng mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng và thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính hay yêu cầu của cổ đông đối với doanh nghiệp. Chế độ chính sách quản lý của doanh nghiệp : thuế. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.  Ba quyết định trên có liên quan mật thiết đến giá trị doanh nghiệp đến bảng cân đối kế toán như sau: Bảng 1.3: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tài sản Nguồn vốn A- Tài sản ngắn hạn A- Nợ phải trả 1. Tiền và tương đương 1. Nợ ngắn hạn tiền Quyết 2. Khoản phải thu Định 2. Nợ dài hạn 3. Hàng tồn kho Đầu B- Nguồn vốn chủ sở hữu B- Tài sản dài hạn Tư 1. Vốn chủ sở hữu 1.TSCĐ 2.Lợi nhuận giữ lại 2. Đầu tư dài hạn khác 3.Lợi nhuận chưa phân phối Tổng tài sản Quyết Định Tài trợ Và Phân Phối Tổng Nguồn Vốn Quyết định đầu tư là quyết định khởi đầu cho mọi cơ hội kinh doanh trong dài hạn lẫn ngắn hạn, là quyết định quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến rất lớn (làm tăng, giảm) đến giá trị của doanh nghiệp, gián tiếp làm ảnh hưởng đến quyền lợi chủ sở hữu của doanh nghiệp. Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định, ảnh hưởng đến 6 việc mua sắm, xây dựng hay chuyển nhượng các tài sản của doanh nghiệp) và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư phải xem xét các cơ hội đầu tư, quyết định nên đầu tư vào đâu để đạt mức sinh lợi cao với mức rủi ro chấp nhận được, quyết định đầu tư có lợi nhất…… Quyết định đầu tư gắn liền với việc nên lựa chọn loại nguồn vốn nào tài trợ cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng nguồn ngắn hạn hay dài hạn, nên sử dụng lợi nhuận tích lũy hay nên kêu gọi thêm vốn từ từ chủ sở hữu, nên vay ngân hàng hay nên huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ…. tính toán và quyết định tỷ lệ trọng từng nguồn vốn là bao nhiêu để đạt được cơ cấu tài chính hợp lý, tối ưu. Cơ cấu tài chính tối ưu sẽ tạo điều kiện cho giá trị thị trường của doanh nghiệp đạt mức tối đa. Đó là quyết định liên quan đến tài trợ trong hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện quyết định đầu tư và quyết định tài trợ đã đạt được một số thành quả nhất định, vấn đề tiếp theo là phân phối thành quả đó như thế nào nhằm đảm bảo thỏa mãn được yêu cầu của chủ sở hữu và đảm bảo các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đó là quyết định phân phối. 1.3 CÔNG TY CỔ PHẦN Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2015: * Công ty cổ phần (điều 110) 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. * Các loại cổ phần (điều 113) 7 1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. 2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết; b) Cổ phần ưu đãi cổ tức; c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại; d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. 3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đại biểu quyết. Ưu đại biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. 4. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. 5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. 6. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thanh cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. * Đặc điểm của công ty cổ phần: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Đặc điểm này cho thấy, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn đối với phần vốn góp của mình vào công ty. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán các loại (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn. Đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty rất lớn và rộng rãi ra công chúng. Số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Trong quá trình hoạt động, cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). 8 Cổ đông là những người nắm quyền sở hữu công ty cổ phần nhưng thay vì tham gia quản lý trực tiếp thì những cổ đông này sẽ bỏ phiếu để lựa chọn một hội đồng quản trị. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã mang lại cho loại hình công ty cổ phần một thời gian hoạt động xem như là vĩnh viễn. HĐQT đại diện cho quyền lợi của các cổ đông và bổ nhiệm các chức danh quản lý cao nhất của công ty. HĐQT có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của các nhà quản lý luôn tuân thủ theo đúng mục tiêu tối đa hóa giá trị lợi ích của các chủ sở hữu. Công ty cổ phần thì được tách bạch về mặt luật pháp đối với các cổ đông, vì vậy: + Công ty cổ phần được quyền phát hành các loại chứng khoán ra thị trường. + Công ty cổ phần có thể thực hiện định giá mua lại một công ty khác và sau đó thực hiện sát nhập hai công ty. * Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần: Ưu điểm - Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ. - Không bị giới hạn về tuổi đời của chủ sở hữu. - Tách quyền sở hữu và quyền quản lý. - Huy động được đội ngũ quản lý giỏi. - Chuyển quyền sở hữu dễ dàng. - Dễ dàng tăng vốn điều lệ. Nhược điểm - Mất nhiều chi phí và thời gian đề thành lập doanh nghiệp. - Chịu thuế thu nhập 2 lần (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân). - Tiểm ẩn xung đột giữa nhà quản lý và cổ đông. 1.4 VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Vai trò của nhà quản trị tài chính luôn được thể hiện qua các câu hỏi: Thứ nhất, những tài sản thực nào sẽ được công ty đầu tư? (quyết định ngân sách vốn của công ty). Thứ hai, công ty nên sử dụng nguồn tài trợ nào cho dự án đầu tư đã được lựa chọn đó? (quyết định tài trợ của công ty). 9 Thứ ba, kết hợp cả hai quyết định trên sẽ tạo thành chính sách phân phối như thế nào? CÁC HOẠT (2) ĐỘNG CỦA (1) NHÀ QUẢN 01 CTY TRỊ TÀI (TẤT CẢ (4a) THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHÍNH CÁC TS THỰC) (3) (4b) Sơ đồ 1.2: Vai trò của nhà quản trị tài chính. Giải thích sơ đồ: (1) Gọi vốn từ thị trường tài chính (2) Tiền đầu tư vào công ty (3) Tiền thu được từ quá trình hoạt động (4a) Tái đầu tư (4b) Trả cho nhà tài trợ * Sự phân định của quyền sở hữu và quyền quản lý: Trong các công ty cổ phần quyền sở hữu và quyền quản lý tách bạch nhau. Đại cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị thuê Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp nhằm thực hiện các nghị quyết của của Đại hội cổ đông. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các giám đốc phụ trách từng lĩnh vực, trong đó có giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính cùng các giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác lựa chọn, thẩm định các dự án đầu tư có hiệu quả cao, lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp với chi phí sử dụng vốn thấp và lập kế hoạch ngân quỹ hàng năm, hàng quý, hàng tháng nhằm chủ động sử dụng và huy động vốn một cách có hiệu quả nhất. 10 Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Giám Đốc Tổng Đốc Giám đốc nhân sự Giám đốc tài chính Phòng Tài chính - Hoạch định đầu tư. - Quản trị vốn lưu động. - Quản trị vốn cố định. - Quan hệ giao dịch với ngân hàng. - Phân phối lợi nhuận. - Phân tích và hoạch định tài chính. - Quản trị rủi ro và bảo hiểm. Giám đốc kỹ thuật Phòng Kế toán - Lập, kiểm tra chứng từ. - Sổ sách kế toán. - Kế toán tài chính. - Kế toán quản trị. - Kiểm soát nội bộ. - Lập các báo cáo tài chính (Nguồ n: Tài liê ̣u tham khảo [1], [2], [4]) Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức quản trị tài chính trong công ty cổ phần  Chi phí đại diện (Agency cost) xuất hiện khi: - Các nhà quản không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa giá trị doanh nghiê ̣p. - Các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và tác động vào công việc của họ. - Chi phí đại diện còn có thể nẩy sinh trong lĩnh vực tài chính. 1.5 THI ̣TRƯỜNG TÀ I CHÍ NH 1.5.1 Khái niêm ̣ thi trươ ̣ ̀ ng tài chính Thi ̣ trường tài chiń h là thi ̣ trường giao dich ̣ các loa ̣i tài sản tài chin ́ h như cổ phiế u, trái phiế u, tiń phiế u,… Thành phầ n tham gia giao dich ̣ trên thi ̣ trường tài chin ́ h bao gồ m hô ̣ gia đình, doanh nghiê ̣p, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua bán các loa ̣i tài sản tài chin ́ h hay còn go ̣i là hàng hóa của thi ̣trường tài chính. 1.5.2 Vai trò của thi trươ ̣ ̀ ng tài chính 11 Đơn vi thă ̣ ̣ng dư vố n - Hô ̣ gia đình - Các nhà đầ u tư tổ chức - Các doanh nghiê ̣p - Chính phủ - Nhà đầ u tư nước ngoài Thi trươ ̣ ̀ ng tài chính Tổ chức tài chính trung gian Đơn vi thiế u hu ̣t vố n ̣ - Hô ̣ gia điǹ h - Các nhà đầ u tư tổ chức - Các doanh nghiê ̣p - Chính phủ - Nhà đầ u tư nước ngoài (Nguồ n: Tài liê ̣u tham khảo [1], [2], [4]) Sơ đồ 1.4: Huy đô ̣ng vố n và phân bổ vố n qua hê ̣ thố ng tài chính Sơ đồ 1.4 trên đây minh ho ̣a mố i quan hê ̣ giữa thi ̣ trường tài chin ́ h với các nhà phát hành và nhà đầ u tư vố n đồ ng thời cho thấ y đươ ̣c vai trò của thi ̣ trường tài chính trong hê ̣ thố ng tài chính. Nói chung thi ̣trường tài chính có vai trò: - Là nơi gă ̣p gỡ giữa người mua (nhà đầ u tư) và người bán (nhà phát hành hoă ̣c nhà đầ u tư khác) để quyế t đinh ̣ giá cả tài sản tài chính. - Cung cấ p cho nhà đầ u tư khả năng giải quyế t vấ n đề thanh khoản trong trường hơ ̣p nhà đầ u tư muố n bán la ̣i tài sản tài chính. - Là nơi gă ̣p gỡ giữa người mua và người bán và nhờ vâ ̣y tiế t kiê ̣m đươ ̣c chi phí thông tin, nghiên cứu và tìm hiể u thi ̣trường để mua bán các loa ̣i tài sản tài chin ́ h. 1.5.3 Phân loa ̣i thi trươ ̣ ̀ ng tài chính 1.5.3.1 Thi trươ ̣ ̣ ̀ ng tiề n tê ̣ và thi trươ ̀ ng vố n Thi ̣ trường tiề n tê ̣ (money market) là thi ̣ trường giao dich ̣ các loa ̣i vố n ngắ n ha ̣n, không quá 1 năm, trong khi thi ̣ trường vố n (capital market) là thi ̣trường giao dich ̣ các loa ̣i vố n dài ha ̣n trên mô ̣t năm. Các chứng khoán có thời ha ̣n không quá mô ̣t năm go ̣i là chứng khoán của thi ̣ trường tiề n tê ̣, trong khi các chứng khoán có thời ha ̣n trên mô ̣t năm go ̣i là chứng khoán của thi ̣ trường vố n. Chứng khoán của thi ̣ trường tiề n tê ̣ nói chung có tiń h thanh khoản cao hơn chứng khoán thi ̣ trường vố n, tuy nhiên, chứng khoán thi ̣ trường vố n la ̣i ta ̣o ra lơ ̣i nhuâ ̣n hàng năm cho nhà đầ u tư cao hơn chứng khoán thi ̣trường tiề n tê ̣. Thi ̣ trường tiề n tê ̣ bao gồ m thi ̣ trường tiề n tê ̣ không kỳ ha ̣n, thi ̣ trường hố i phiế u, thi ̣trường vay nơ ̣. 12 Thi ̣trường vố n bao gồ m thi ̣trường trái phiế u, thi ̣trường cổ phiế u, thi ̣trường vay nơ ̣. 1.5.3.2 Thi trươ ̣ ̣ ̀ ng sơ cấ p và thi trươ ̀ ng thứ cấ p Bấ t luâ ̣n giao dich ̣ trên thi ̣ trường tiề n tê ̣ hay thi ̣ trường vố n, chúng ta cầ n phân biê ̣t giữa thi ̣ trường sơ cấ p và thi ̣ trường thứ cấ p. Thi ̣ trường sơ cấ p (primary market) là thi ̣trường phát hành và giao dich ̣ các loa ̣i chứng khoán mới phát hành, trong khi thi ̣ trường thứ cấ p (secondary market) giao dich ̣ các loa ̣i chứng khoán đã phát hành. Giao dich ̣ trên thi ̣ trường sơ cấ p cung cấ p nguồ n vố n cho các nhà phát hành chứng khoán trong khi giao dich ̣ trên thi ̣trường thứ cấ p cung cấ p thanh khoản cho các nhà đầ u tư. 1.5.3.3 Thi trươ ̣ ̣ ̣ ̀ ng có tổ chức và thi trươ ̀ ng không có tổ chức (thi trươ ̀ ng OTC) Thi ̣ trường có tổ chức (organized market) là thi ̣ trường giao dich ̣ tâ ̣p trung ở sở giao dich ̣ trong khi thi ̣ trường không có tổ chức là thi ̣ trường giao dich ̣ không tâ ̣p trung, giao dich ̣ ở ngoài sở giao dich ̣ (over-the-counter – OTC). Thi ̣ trường tâ ̣p trung giao dich ̣ các chứng khoán đã đươ ̣c niêm yế t trong khi thi ̣ trường OTC giao dich ̣ chứng khoán chưa đươ ̣c niêm yế t. PHẦN CÂU HỎI: Câu 1.1. Cấu trúc vốn như thế nào thì được cho là tối ưu? Theo bạn cấu trúc vốn tố i ưu luôn cố định hay thay đổi theo thời gian? Giải thích vì sao? Câu 1.2. Khái niệm và phân loại công ty cổ phần, ưu nhược điểm cơ bản của công ty cổ phần. Câu 1.3. Hãy nêu khái niệm của các quyết định tài chính doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các quyế t đinh. ̣ Câu 1.4. Trình bày khái quát các loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Câu 1.5. Trình bày vai trò của giám đốc tài chính trong công ty. Câu 1.6. Công ty cổ phần là gì? Sự khác biệt cơ bản nào giữa công ty cổ phần và công ty TNHH từ 2 TV trở lên? Câu 1.7. Sự tách bạch giữa chủ sở hữu vốn và các nhà quản lý trong các công ty cổ phần nói lên điều gì? Câu 1.8. Có ý kiến cho rằng : “Quyết định phân phối cổ tức chỉ có ở công ty cổ phần”, bạn hãy đưa ra nhận xét về lập luận trên. 13 Câu 1.9. Bạn hãy vẽ sơ đồ biểu thị vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp trong viê ̣c làm cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1.1. Các câu nào sau đây đúng với thị trường sơ cấp a. Làm tăng lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế b. Làm tăng lượng tiền trong lưu thông c. Không làm tăng lượng tiền trong lưu thông d. Giá phát hành do quan hệ cung cầu quyết định Câu 1.2. Thị trường thứ cấp là: a. Nơi mua bán các loại chứng khoán đã phát hành b. Nơi các doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu c. Nơi mua bán các loại chứng khoán kém chất lượng d. Là thị trường chứng khoán kém phát triển Câu 1.3. Khi công ty hoạt động có lãi, cổ đông phổ thông: a. Được chia cổ tức sau thuế sau khi đã chia cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi b. Được chia cổ tức trước thuế c. Được chia cổ tức sau thuế d. Được chia cổ tức sau khi chia cổ tức cổ phiếu ưu đãi Câu 1.4. Thị trường chứng khoán là một bộ phận của: a. Thị trường tín dụng b. Thị trường liên ngân hàng c. Thị trường vốn d. Thị trường mở Câu 1.5. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp là: a. Điều kiện để doanh nghiệp ra đời và chiến thắng trong cạnh tranh b. Điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định c. Điều kiện để đầu tư và phát triển d. Điều kiện tiền đề, đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển Câu 1.6. Sự khác nhau căn bản của vốn lưu động và vốn cố định là: a. Quy mô và đặc điểm luân chuyển 14 b. Quy mô và hình thức tồn tại c. Đặc điểm luân chuyển, vai trò và hình thức tồn tại d. Đặc điểm luân chuyển, hình thức tồn tại và thời gian sử dụng Câu 1.7. Loại cổ phần nào được chuyển nhượng tự do? a. Cổ phần phổ thông, các loại cổ phần ưu đãi. b. Cổ phần phổ thông, các loại cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi cổ tức. c. Cổ phần phổ thông, các loại cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi hòan lại. d. Cổ phần phổ thông, các loại cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Hữu Phước, Lê Thi ̣Lanh, La ̣i Tiế n Diñ h, Phan Thi ̣Nhi Hiế u, Tài chính doanh nghiê ̣p, NXB Lao đô ̣ng Xã hô ̣i, 2008. [2] Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, 2007. [3] Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại – Chuỗi bài tập và giải pháp, NXB Thống kê, 2007. [4] Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiê ̣p - Phầ n 1, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2013. [5] Richard A. Brealey (London Business School), Stewart C. Myers (Sloan School of Management Massachusetts Institute of Technology), Alan J. Marcus (Wallace E. Carroll School of Management Boston College), Fundamentals of Corporate FinanceSixth edition, The McGraw−Hill Companies, 2010 [6] Jonathan Berk, Peter DeMarzo (Stanford University), Corporate Finance-Second edition, Global edition, 2011. [7] Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (University of Florida), Fundamentals of Financial Management-Eleventh edition, South-Western, 2007. [8] Stephen A. Ross (Massachusetts Institute of Technology), Randolph W. Westerfield (University of Southern California), Bradford D. Jordan (University of Kentucky), Fundamentals of Corporate Finance, The McGraw−Hill Companies, 2013. 15 CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN GIỚI THIỆU CHƯƠNG: Giá trị tiền tệ theo thời gian là một nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định tài chính doanh nghiệp. Khi chúng ta tiến hành phân tích các dự án đầu tư, các dự án thuê tài chính hay khi cần định giá cổ phần thường, đánh giá nợ ... chúng ta luôn cần hiểu biết giá trị tiền tệ theo thời gian. Tại sao tiền tệ có giá trị theo thời gian? Chương này sẽ giới thiệu một số nội dung chính như:  Phương pháp tính lãi theo lãi đơn và lãi kép  Nhận dạng được dòng tiền đầu kỳ và cuối kỳ  Tính được giá trị tương lai và hiện tại cho chuỗi tiền tệ đều và không đều 2.1 CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 2.1.1 Lãi đơn Lãi đơn là tiền lãi chỉ tính trên vốn gốc ban đầu. Trong lãi đơn, chỉ có vốn sinh lời, lãi phát sinh không sinh lời. Thông thường, lãi đơn áp dụng cho các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Ta có: + PV: Vốn đầu tư ban đầu. + r: Lãi suất. + n: Số kỳ đầu tư. + I: Tiền lãi đơn thu được sau n kỳ đầu tư. + FVt : Số tiền cả gốc và lãi có được ở năm t Số tiền cả gốc và lãi có được ở năm t là: + Số tiền sau năm đầu tư thứ 1: FV1 = PV + PV x r = PVx(1+ r) + Số tiền sau năm đầu tư thứ 2: FV2 = PV + PVx r + PV x r = PVx(1 + 2r) ... ………………………………………………………………………. + Số tiền sau n năm đầu tư : FVn=PV+PVx r+PVx r + ...= PVx(1+n x r) Vậy tổng số tiền thu được (cả gốc và lãi) của khoản vốn sau n kỳ đầu tư là: FVn = PV + I = PV + PVx rx n = PVx (1+ n x r) Như vậy: Tiền lãi đơn thu được sau n kỳ đầu tư: I = FVn - PV = PVx (1+ n x r) – PV = PVx r x n (2.1) 16 Ví dụ 2.1: Mua trái phiếu chính phủ (Tính theo lãi đơn): Mệnh giá: 100.000đ, Lãi suất: 10%/ năm, Thời hạn: 5 năm, Trả gốc, lãi 1 lần sau 5 năm. Yêu cầu: Xác định tiền lãi thu được sau 5 năm, tổng số tiền nhận về cả gốc và lãi sau 3; 5 năm. Đáp án: + Tổng tiền lãi thu được (I)= 100.000 x 10% x 5 = 50.000 đ + Tổng số tiền thu được sau 3 năm (FV3): FV3 = 100.000(1+3 x10%) = 130.000đ + Tổng số tiền thu được sau 5 năm (FV5): FV5= 100.000 (1+ 5 x10%) = 50.000đ 2.1.2 Lãi kép Lãi kép là tiền lãi được tính bằng cách cộng dồn vốn gốc và lãi phát sinh kỳ trước để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Trong lãi đơn, cả vốn gốc và lãi phát sinh đều sinh lời. Thông thường, lãi đơn áp dụng cho các nghiệp vụ tài chính dài hạn. Gọi: + PV: Vốn đầu tư ban đầu. + r: Lãi suất. + n: Số kỳ đầu tư. + I: Tiền lãi kép thu được sau n kỳ đầu tư. + FVt : Số tiền cả gốc và lãi có được ở năm t. Ta có: Số tiền cả gốc và lãi có được ở năm t theo lãi kép là: + Sau năm thứ 1 : FV1 = PV + PVx r = PVx (1+ r)1 + Sau năm thứ 2 : FV2 = FV1 + FV1 x r = FV1x (1 + r) = PVx (1+ r)2 + Sau năm thứ 3 : FV3 = FV2 + FV2 x r = FV2 x(1 + r) = PV x (1+ r)3 ................................................................................................................. + Sau năm thứ n : FVn = FVn-1 + FVn-1 x r = FVn-1 x (1 + r) = PV x (1+ r)n Vậy tổng số tiền thu được (cả gốc và lãi) sau n năm đầu tư là: FVn = PV x (1+ r)n Ta có: Số tiền lãi thu được sau n năm đầu tư theo lãi kép: 17 n n I = FVn - PV = PV x (1+ r) – PV = PV x [(1+ r) -1] (2.2) Ví dụ 2.2: Công ty A gửi vào ngân hàng M khoản tiền 500 triệu, lãi suất: 10%/ năm, Thời hạn: 5 năm, Trả gốc và lãi 1 lần sau 5 năm, tính tiền lãi theo phương pháp lãi kép. Yêu cầu: + Xác định số tiền (gốc + lãi) có được sau năm đầu tư thứ 1,2,3,4,5. + Xác định số tiền lãi thu được sau 5 năm đầu tư theo lãi kép. Đáp án: + Số tiền (gốc+ lãi) thu được sau năm 1 (FV1) = 500tr x (1+10%)1= 550 trđ + Số tiền (gốc+ lãi) thu được sau năm 2 (FV2) = 500tr x (1+10%)2= 605 trđ + Số tiền (gốc+ lãi) thu được sau năm 3 (FV3) =500tr x (1+10%)3= 665,5 trđ + Số tiền (gốc+ lãi) thu được sau năm 4 (FV4) =500tr x (1+10%)4= 732,05 trđ + Số tiền (gốc+lãi) thu được sau năm 5 (FV5)=500tr x (1+10%)5= 805,255 trđ + Số lãi thu được sau 5 năm đầu tư (I) =500tr x [(1+10%)5 -1] = 305,255 trđ Nếu làm trên EXCEL để xác đinh được số tiền (gốc và lãi) thu được qua các năm đầu tư theo phương pháp lãi kép ta có thể dùng hàm (FV). Từ Excel\Insert\Funstion\financial\FV\ Câu lệnh của hàm FV là : = FV(Rate, Nper, Pmt, PV, Type) Trong đó: Rate: là lãi suất đầu tư của phương án Nper: là số kỳ đầu tư Pmt: là số tiền bỏ như nhau hàng năm (A) PV: là số tiền bỏ ra ban đầu Type: là thời điểm phát sinh PV (giá trị 0 cuối kỳ; giá trị 1 đầu kỳ) Vận dụng vào bài toán này ta xác định được giá trị tương lai của khoản tiền 500trđ gửi ngân hàng của công ty A và số tiền lãi thu được qua các năm là: Sau năm thứ 1: FV1=FV(10%,1,0,500.000.000,0) = 550 tr Sau năm thứ 2: FV2=FV(10%,2,0,500.000.000,0) = 605 tr Sau năm thứ 3: FV3=FV(10%,3,0,500.000.000,0) = 665,5 tr Sau năm thứ 4: FV4=FV(10%,4,0,500.000.000,0) = 732,05 tr Sau năm thứ 5: FV5=FV(10%,5,0,500.000.000,0) = 805,255 tr 18 Số lãi thu được sau 5 năm đầu tư (I) = 500trx[(1+10%)5 -1] = 305,255tr 2.2 GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI 2.2.1 Giá trị tương lai của một lượng tiền tệ Giá trị tương lai của một lượng tiền tệ là giá trị nhà đầu tư sẽ thu được trong tương lai với lãi suất nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Sơ đồ mô phỏng như sau: 0 1 2 3 PV0 FV1 FV2 FV3 n-1 n FVn-1 FVn Sơ đồ 2.1 Giá trị tương lai của một lượng tiền tệ Trong rất nhiều ứng dụng thực tiễn, chúng ta cần xác định giá trị tương lai của một lượng tiền tệ bỏ ra trong hiện tại. Hầu như chúng ta luôn luôn có nhu cầu phải biết được giá trị tương lai của một lượng tiền tệ bỏ ra ở hiện tại sẽ được thanh toán trong tương lai là bao nhiêu. Giả sử ngày hôm nay hoặc ngay bây giờ chúng ta bỏ một lượng tiền 100USD gửi vào ngân hàng sau 1 năm nữa thì khi đó giá trị tương lai của 100USD sẽ lớn hơn 100USD và con số cụ thể là bao nhiêu thì chúng ta có thể dễ dàng tính toán được qua công thức được xác định ngay sau đây. Ký hiệu: PV: giá trị của khoản vốn đầu tư ban đầu (Present Value). FVn: giá trị tương lai của khoản vốn đầu tư ban đầu sau năm thứ n. r: là lãi suất kép (%/năm) n: số kỳ đầu tư (năm) FVt: giá trị tương lai của khoản vốn đầu tư sau t năm đầu tư Ta có giá trị tương lai của một khoản tiền đầu tư (PVo) sau t năm đầu tư: + Sau năm thứ 1 : FV1 = PV + PV x r = PV x (1+ r)1 + Sau năm thứ 2 : FV2 = FV1 + FV1x r = FV1x (1 + r) = PV x (1+ r)2 + Sau năm thứ 3 : FV3 = FV2 + FV2 x r = FV2 x (1 + r) = PV x (1+ r)3 ................................................................................................................... + Sau năm thứ n : FVn = FVn-1 + FVn-1x r = FVn-1 x (1+r) = PV x (1+r)n Vậy giá trị tương lai của một khoản đầu tư (PV0) sau n năm đầu tư là: FVn = PVo × (1 + r)n (2.3) 19 Giả định mức lãi suất là 10% thì giá trị trong năm tới của 100USD bỏ ra hôm nay là: FV1 = 100USD × (1 + 10%)1 = 110USD Nếu làm trên EXCEL để xác định giá trị tương lai của một khoản tiền 500.000 đồng bỏ ra mua công trái nhà nước ở hiện tại sau 6 năm với lãi suất tương lai được chọn 7% /năm theo phương pháp lãi kép ta có thể dùng hàm (FV). Từ Excel\Insert\Funstion\financial\FV\ Câu lệnh của hàm FV là : = FV(Rate, Nper, Pmt, PV, Type) Trong đó: Rate: lãi suất đầu tư của phương án Nper: Số kỳ đầu tư Pmt: Số tiền bỏ như nhau hàng năm (A) PV: Số tiền bỏ ra ban đầu Type: Thời điểm phát sinh PV (giá trị 0 cuối kỳ; lấy giá trị 1 đầu kỳ) Vận dụng vào bài toán này ta xác định được giá trị tương lai của khoản tiền 500.000 đồng khi công trái đáo hạn ông A nhận được là: FV5 =FV(10%,6,0,500000,0) = 885.780,5 2.2.2 Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh vào cuối kỳ Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô phỏng dòng tiền CFt phát sinh cuối các kỳ đầu tư Giá trị tương lai của dòng tiền bất kỳ phát sinh trong đầu tư (dòng tiền biến đổi). Là dòng tiền có các khoản tiền thu vào hoặc chi ra lớn nhỏ bất kỳ và xuất hiện ở cuối các thời điểm trong các kỳ của thời gian đầu tư. - Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ phát sinh qua các năm được xác định như sau: + Giá trị tương lai của khoản tiền phát sinh cuối năm 1 sau n -1 chu kỳ đầu tư: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan