Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính để bảo vệ môi trường...

Tài liệu Tài chính để bảo vệ môi trường

.DOCX
5
1213
85

Mô tả:

TIỂU LUẬN LUẬT MÔI TRƯỜNG NHÓM LỚP TM33B ĐH luâật Tphcm NIÊN KHOÁ 2008-2012 Tài chính để bảo vệ môi trường DANH SÁCH NHÓM LÀM BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG 1. Nguyễn Thị Hồng Ngự 2. Lê Duy Vinh 3. Lư Ngọc Quý 4. Thạch Chí Toàn 5. Touprong Romen 6. Lê Thanh Tùng I. Giới Thiệu: Tài nguyên và môi trường có vai trò thiết yếu đối với con người, là nền tảng tồn tại và phát triển của xã hội, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước và tăng trưởng của mọi nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tài nguyên trở thành nguồn lực khan hiếm, là đối tượng tranh chấp giữa các nước; môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nhanh trở thành vấn đề toàn cầu và là mối lo chung của toàn nhân loại. Tài chính để bảo vệ môi trường là một thách thức lớn trong hoạt động môi trường ở nước ta hiện nay, việc sử dụng nguồn tài chính hợp lý, tránh thất thoát là vấn đề nan giải, bài viết dưới đây sẽ đi sâu đánh giá thực trạng và những kiến nghị khắc phục những hạn chế đối với nguồn tài chính trong hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta. II. Nội Dung: Nguồn tài chính trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm các nguồn dưới đây: 1. Ngân sách nhà nước: Mức chi cho môi trường tính theo bình quân đầu người (đơn vị USD) của 27 nước có số liệu thống kê. a. Thực trạng: • Bắt đầu từ năm 2007 Ngân sách nhà nước sẽ chi 1% cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, theo thống kê phần chi ngân sách trong năm 2010 là 6.230 tỷ đồng, tuy nhiên, việc chi ngân sách còn tồn tại nhiều hạn chế như: sự dàn trải trong điều hành phân bố, sử dụng nguồn chi 1% sai mục đích dẫn tới việc ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường đã ít lại càng ít hơn trên thực tế. • So với một số nước trong khu vực (Hình trên), mức chi của Việt Nam chỉ cao hơn mức chi của Lào (0,3 USD/người), thấp hơn mức chi của Nhật Bản (168 USD/người), Hàn Quốc (68 USD/người), Trung Quốc (50 USD/người), Thái Lan (8 USD/người). • Ở khu vực nông thôn còn tồn tại tập quán sản xuất tự phát và tâm lý phát triển kinh tế là trên hết mà bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này đã dẫn đến những điểm nóng về môi trường ở khu vực nông thôn, nhất là ở những làng nghề thủ công và các khu vực có sự tập trung cao các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, tái chế giấy, nấu chảy kim loại và nhựa thủ công, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm nông sản... • Vấn đề trong bài toán thu chi là thu có đủ đi, thu có chi toàn diện hay chảy nhỏ giọt trở lại để bảo vệ môi trường. Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính lớn, có thể nói là lớn nhất trong tất cả các nguồn, việc ngân sách nhà nước chi để đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng như: Lắp đặt thùng rác công cộng, nhà vệ sinh công cộng…là việc có chi nhưng chưa thực sự chi, điển hình là thành phố hồ chí minh, Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP, tổng số thùng rác cộng cộng mà TP hiện có trên 8.000 thùng. Năm 2009, TP đã lắp đặt thêm khoảng 150 NVSCC. Còn theo thạc sĩ Lê Thị Kim Oanh, giảng viên khoa Môi trường - trường Đại học Văn Lang, hiện TP.HCM có tổng cộng chưa đến 200 NVSCC, quá thấp so với nhu cầu. Chúng tôi đã thử đi từ đầu đến cuối đường Hùng Vương (Q.5, Q.10) đông đúc, chỉ thấy duy nhất NVSCC đặt phía sau chợ An Đông, Suốt tuyến đường dài này chỉ thấy có một thùng rác nhỏ cũ kỹ nằm khuất trên vỉa hè gần Công viên Âu Lạc. Trong khi đó, rác được đổ đầy các gốc cây bên đường, rất bẩn thỉu. Thiếu NVSCC, Công viên Hòa Bình ở góc đường Hùng Vương Nguyễn Chí Thanh được nhiều người dân chọn làm nơi "trút bầu tâm sự". Hay tại Q.2, đường Trần Não là một trong những đường đẹp nhất quận nhưng cũng chỉ có một thùng rác nhỏ xiêu vẹo, đặt trước số nhà 56. Nhiều tuyến đường sầm uất như Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh), An Dương Vương (Q.5), Lê Thánh Tôn (Q.1)... không có NVSCC. Trên đây chỉ là một ví dụ về nguồn ngân sách chi cho hoạt động bảo vệ môi trường ở TP. HCM . b. Kiến nghị: • So sánh tương quan với các nước trên thế giới ngân sách chi cho môi trường ở nước ta chưa thật sự đúng với thực tế, do đó cần tăng mức chi ngân sách cho môi trường. Là một nước đang phát triển với GDP bình quân đầu người khoảng 1.100 USD, Việt Nam cần tiếp tục tăng mức chi ngân sách cho môi trường. Như đã trình bày ở trên, mức chi ngân sách hiện tại ở Việt Nam tính theo tỷ lệ %GDP mới ở mức 69% của mức trung bình. Như vậy để đạt được mức trung bình thì chi sự nghiệp cho môi trường cần tăng từ mức 1,3% tổng chi ngân sách hiện nay lên khoảng 2% chi ngân sách. • Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu thường xuyên về mức chi và hiệu quả chi môi trường nhằm cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.Đồng thời, tăng cường vai trò của Tổng cục Môi trường/Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc chủ trì, điều phối, kiểm tra chi môi trường ở các Bộ, ngành và địa phương để kịp thời nắm bắt thông tin và có những quyết sách phù hợp với tình hình thực tế. • Cần đầu tư nguồn vốn về các vùng nông thôn, các làng nghê, các khu công nghiệp vì hiện trạng ô nhiễm môi trường ở những tụ điểm trên cao. 2. Vốn của tổ chức, cá nhân để phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình. a. Thực trạng : • Tùy theo từng loại hình sản xuất mà mỗi doanh nghiệp dành ra số tiền bao nhiêu trong tổng số đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường sản xuất. Đối với Công ty TNHH Vedan, nếu dự án đó dành ra 500 triệu USD để đầu tư thì phải dành 20% cho việc xử lý ô nhiễm môi trường chứ không chỉ nói là đã đầu tư 5 triệu USD hay 10 triệu USD... Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất thép phải đầu tư khoảng 10% trong tổng số vốn để bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể thấy, hiện nay, không ít các doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa cân xứng. • Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường như : Công ty CP Xi Măng X18, Công ty TNHH Tư vấn Kỹ thuật và Môi trường Bình Dương … • Tuy nhiên doanh nghiệp nào làm ăn cũng đặt lợi nhuận lên trên trách nhiệm, vì vậy hoạt động bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp rất yếu kém. b. Kiến nghị: • Cần thanh tra tốt công tác thực thi vốn đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp. 3. Vốn của tổ chức, cá nhân cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, công nghiệp và dịch vụ về môi trường. • Nguồn tài chính này trên thực tế rất ít, bởi khi nghiên cứu đa phần các tổ chức cá nhân đều đi xin để hỗ trợ , nguồn kinh phí nghiên cứu thường rất lớn nên pháp luật chỉ quy định đó là một trong những khoản tài chính và không phải là nguồn tài chính chủ lực trong hoạt động bảo vệ môi trường, tuy nhiên hoạt động nghiên cứu của các tổ chức cá nhân lại đem lại những giải pháp môi trường rất tốt cho nên thiết nghĩ chúng ta cần tạo một nguồn kinh phí mở từ ngân sách cho hoạt động này và dĩ nhiên phải có một lộ trình thẩm định nghiên cứu để giải ngân cho phù hợp. 4. Tiền bồi thường thiệt hại về môi trường, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền phạt về môi trường và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. a. Thực trạng : • Theo thống kê của Chính phủ, mỗi năm tổng thu phí xăng dầu trên toàn quốc khoảng 9.000 tỷ đồng, các khoản phí bảo vệ môi trường (ngoài ngân sách) khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, hằng năm Nhà nước đầu tư 1% tổng ngân sách (4.000 tỷ đồng) cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chung, đầu tư gần 18.000 tỷ đồng cho các đề án xử lý ô nhiễm làng nghề, KCN và đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng xử lý nước thải, rác thải tại các khu dân cư tập trung. Theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế là người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá có ảnh hưởng đến môi trường. Có tổng số 8 nhóm hàng hoá thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có 5 nhóm chính là xăng dầu (xăng các loại, nhiên liệu bay, diêzen, dầu hoả, dầu mazút, dầu nhờn, mỡ nhờn), than đá, dung dịch HCFC (dùng trong công nghiệp làm lạnh, điều hoà không khí), túi ni-lông, thuốc bảo vệ thực vật và nông sản. Khung áp giá thuế được quy định cụ thể: Thuế xăng dầu có mức tối thiểu bằng mức phí hiện hành và thay thế phí xăng dầu, khung xác định thuế tối đa là 4.000 đồng/lít xăng, 2.000 đồng/lít dầu (tương đương 25% giá bán). Mức thuế than tối thiểu 10.000 đồng, tối đa 50.000 đồng/tấn. Túi ni-lông áp thuế 30.000-50.000 đồng/kg. Dung dịch HCFC mức thuế 1.000-5.000 đồng/kg. Thuốc bảo vệ thực vật và nông sản mức thuế 500-3.000 đồng/kg... • Mức phạt hành chính để khắc phục thiệt hại quá thấp, điển hình là vụ công ty Ve dan xả nước thải làm ô nhiễm sông thị vải, tổng mức phạt hành chính vi phạm chỉ hơn 200 triệu đồng, theo đánh giá của các chuyên gia, mức phạt trên chẳng thấm vào đâu, ở Singgapore nếu bạn vứt rác bữa bãi bạn sẽ bị phạt nặng để răng đe, còn ở Việt Nam thì vô tư, bạn cũng có thể bắt gặp hàng ngày không biết bao nhiêu người vứt rác, đi vệ sinh bất cứ chỗ nào trên đường phố. b. Kiến nghị: • Theo xu hướng chung của các nước trên thế giới là chuyển dịch tỉ lệ nguồn tài chính ngân sách nhà nước sang tỷ lệ nguồn tài chính người gây ô nhiễm phải trả tiền, điều đó cũng đảm bảo nguyên tắc người sử dụng, gây thiệt hại cho môi trường phải đảm bảo hoàn trả tương xứng lại môi trường, do đó, cần xây dựng các chế định luật về thuế, phí … để đảm bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp bảo vệ môi trường • Xu hướng chung hiện nay của các nước trên thế giới là chuyển tỷ lệ tài chính từ ngân sách nhà nước sang tỷ lệ tài chính cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động lien quan đến môi trường đảm bảo nguyên tắc người gây thiệt hại phải bồi thường, do đó, chúng ta cần nâng mức xử phạt hành chính trong môi trường cao hơn mức hiện tại, có thể nâng mức phạt lên bằng tổng thu nhập hàng năm của doanh nghiệp vi phạm, như thế thì chẳng doanh nghiệp nào dám xả bừa vào môi trường. 5. Đóng góp, tài trợ của cá nhân trong nước và ngoài nước. • Các nguồn đóng góp này được sung vào nguồn vốn hoạt động thường xuyên của Quỹ bảo vệ môi trường, từ hoạt động của Quỹ hiện nay cũng chưa đáp ứng tương xứng với vai trò cho vay ưu đãi. Cho nên, giải pháp đặt ra là cần khuyến khích, kêu gọi sự ủng hộ nhiều hơn của các cá nhân trong và ngoài nước.Ngoài ra, các tổ chức trên thế giới như WB tài trợ cho Việt Nam trong hoạt động bảo vệ tài nguyên nước nhưng luật chúng ta chỉ quy định cá nhân,vì vậy cần mở rộng nguồn tài chính này. 6. Vốn vay ưu đãi và tài trợ từ quỹ bảo vệ môi trường. a. Thực trạng: • Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và được gọi là “ ngân hàng của môi trường”. Hiện nay, quỹ có 500 tỷ vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp.Quỹ có chức năng tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Quỹ cho vay các dự án bảo vệ môi trường không quá 70% tổng chi phí của dự án. Đồng thời, lãi suất không quá 50% lãi suất cho vay thương mại và lãi suất trần do Bộ Tài chính quy định. • Nơi được vay ưu đãi nhiều nhất là Khu công nghiệp Dung Quất và Công ty Xử lý môi trường Tâm Sinh Nghĩa (xử lý rác thải tại Huế) với số kinh phí khoảng 20 tỷ đồng. Còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác với mức giao động từ 200- 500 triệu đồng. Cho đến nay, Quỹ đã cho vay hơn 40 dự án với số tiền là 125 tỷ đồng. • Trong 2 năm 2009 - 2010, số dự án môi trường đề nghị vay vốn đã tăng mạnh, qua đó số vốn giải ngân tăng 60 - 150%. Năm 2009 là 172 tỷ đồng, 2010 là 220 tỷ đồng. • Tuy nhiên, số vốn điều lệ trên vẫn con ít, có thể tạm thời đáp ứng đủ trong thời gian trước mắt, nhưng kinh tế ngày càng phát triển, doanh nghiệp ngày càng nhiều, do đó việc thiếu hụt là không tránh khỏi. b. Kiến nghị: • Cần điều chỉnh vốn điều lệ của Quỹ để Quỹ và kêu gọi các nguồn tài chính khác hỗ trợ bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của Quỹ. 7. Vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật. • Thực tế, lãi suất ngân hàng dành cho người đi vay thường cao hơn lãi suất tiền gửi, vì vậy điều luật quy định “ vốn vay”, không biết ai sẽ đi vay, ngân sách nhà nước hay doanh nghiệp? Tuy nhiên thực tế doanh nghiệp đi vay sẽ lựa chọn Quỹ bảo vệ môi trường để vay vì lãi suất của Quỹ ưu đãi hơn, do đó cần quy định lãi suất tiền vay trong hoạt động bảo vệ môi trường đối với ngân hàng, … ưu đãi hơn các hoạt động vay khác để thu hút các doanh nghiệp đi vay và phải đảm bảo lộ trình nguồn vốn vay đó được sử dụng đúng mục đích. III. Đánh giá: Nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường của chúng ta có nhưng chưa đủ, phải đánh thật mạnh vào thói quen xấu thì mới có thể thay đổi được mọi thứ.Do đó, hành lang pháp lý và người thực thi công lý phải kiện toàn thì mới đảm bảo được môi trường trong lành, sạch đẹp. Ngoài ra, khuyến khích nhân dân, kêu gọi tập thể cùng nhau giữ gìn môi trường xung quanh để hạn chế bớt nguồn vốn từ ngân sách.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan