Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác hại của việc vứt rác bừa bãi từ người dân trên địa bàn tpct...

Tài liệu Tác hại của việc vứt rác bừa bãi từ người dân trên địa bàn tpct

.DOCX
17
172
115

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...............................................................................1 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................1 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................1 1.3. Mục đích của đề tài, mục tiêu nghiên cứu............................................................2 1.3.1. Mục đích của đề tài.......................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2 PHẦN TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................3 2.1. Các tư liệu môi trường.........................................................................................3 2.2. Các tư liệu rác thải...............................................................................................3 2.3. Con người với việc xả rác....................................................................................4 PHẦN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................5 3.1. Vật liệu phục vụ cho nghiên cứu..........................................................................5 3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5 3.3. Mô tả về địa bàn nghiên cứu................................................................................5 3.4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................6 3.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu.....................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VỨT RÁC BỪA BÃI.................................8 1.1. Thực trạng của việc vứt rác bừa bãi trên địa bàn TPCT.......................................8 1.2. Nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi...............................................................10 CHƯƠNG 2: TÁC HẠI CỦA VIỆC VỨT RÁC BỪA BÃI........................................11 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP...................................................................................12 PHẦN KẾT QUẢ DỰ KIẾN.......................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................15 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TPCT TPHCM NXB ĐBSCL Thành phố Cần Thơ Thành phố Hồ Chí Minh Nhà Xuất Bản Đồng bằng sông Cửu Long PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay tình trạng vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định đang xuất hiện ở trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Trên những con phố lớn, văn minh, người dân vô tư xả rác bừa bãi ngay trên vỉa hè, lề phố. Hay khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn của mỗi người nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre thì họ lại thản nhiên vứt xuống nền nhà và tệ hơn là vứt qua cửa sổ dẫn đến việc rác thải mắc vào cành cây, dây điện gây mất mỹ quan thành phố hay rơi xuống lòng đường gây khó chịu cho người đi lại. Vào một quán nước, những người hút thuốc hay ăn kẹo cao su đều có gạt tàn để bỏ vào nhưng hình như không ai nhìn thấy nên gạt tàn thì vẫn sạch sẽ còn sàn nhà thì lại đầy những điếu thuốc và những bã kẹo cao su. Không những thế, thật nguy hiểm khi vứt thuốc bừa bãi mà không chịu dập tắt thuốc lá trước khi vứt thì có thể gây cháy nhà hoặc tàn thuốc sẽ bay vào người khác. Rất dễ để chứng kiến cảnh người ngồi trên xe máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa họ vừa mới uống xong ra đường. Cũng như vậy tình trạng người ngồi trên xe ô tô, xe buýt, xe du lịch, người ta cũng vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ trên xe. Các gia đình sống dọc hai bên đường đều mang túi rác ra đường vứt. Nhiều người cho rằng hành động xả rác đã trở thành thói quen rất khó thay đổi. Những việc này đều do một bộ phận người dân vô ý thức bảo vệ môi trường và thành phố, nơi mình sinh sống, thể hiện của nếp sống thiếu văn hóa, kém văn minh. Ngoài ra, cũng một phần do thành phố chúng ta có quá ít thùng rác hay thùng rác chỉ đặt ở những con phố lớn, có đông người qua lại, …Tác hại của việc vứt rác bừa bãi không chỉ làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí khi không hút bể phốt. Không những thế, nó còn gây mát mỹ quan đô thị, thành phố. Vào ngày trời mưa tầm tã, ngay cả những con đường lớn trung tâm như Đại lộ Hòa Bình, 30/4, 3/2, …trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT lại tràn ngập trong biển nước với rác thải nổi lềnh bềnh. Hơn thế nữa, xả rác bừa bãi còn là nguyên nhân gây nên nhiều mầm mống bệnh tật. Trong những năm qua, các bệnh viện tiếp nhận biết bao trường hợp bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, …do rác thải gây nên. Nếu tốc độ xả rác bừa bãi của người dân như hiện nay vượt cả khả năng xử lý của đội ngũ nhân lực dọn dẹp đường phố thì liệu thành phố nơi chúng ta sinh sống sẽ trở nên như thế nào? Thật đáng sợ! Từ những ảnh hưởng nghiêm trọng trên buộc chúng ta phải kiểm tra rà soát lại để đề ra được các giải pháp khắc phục có hiệu quả, có chế độ chính sách xử lý rác thải hợp lý, bảo vệ môi trường sạch đẹp. Đó cũng là lý do tôi đưa ra đề tài nghiên cứu “ Tác hại của việc vứt rác bừa bãi từ người dân trên địa bàn TPCT”. 1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Thu thập tài liệu, các vấn đề liên quan đến vứt rác bừa bãi trên khu vực thuộc địa bàn TPCT. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Các khu vực thuộc địa bàn TPCT. Nhưng khảo sát thực tế chủ yếu tại quận Ninh Kiều. 1.3. Mục đích của đề tài, mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục đích của đề tài:  Lý do vì sao mọi người lại có hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định.  Đánh giá ý thức của người dân với việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định.  Chỉ ra những tác hại của nó ảnh hưởng đến môi trường, xã hội và cảnh quan xung quanh nơi họ vứt rác.  Tìm ra một số phương hướng, giải pháp khắc phục hiệu quả. 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu: “Nghiên cứu hiện trạng và tác hại của việc vứt rác bừa bãi lên các khu vực trên địa bàn TPCT”. PHẦN TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Các tư liệu môi trường Trong những năm vừa qua môi trường luôn là vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu, nhiều cuộc hội thảo và công trình được công bố. Như: Tác phẩm “Ô nhiễm môi trường-sự cảnh báo” của nhà xuất bản phụ nữ. Tác giả Nguyễn Thị Phương, khoa phụ nữ học đại học mở TPHCM khóa 3 năm 1994 – 1988, trong đề tài “Thành phố Quy Nhơn và các hoạt động bảo vệ môi trường của phụ nữ thành phố Quy Nhơ”. Tác giả Lê Văn Khoa trong tác phẩm “Môi trường và ô nhiễm”, nhà xuất bản giáo dục, 1995. Tác giả Hoàng Hưng và tác giả Nguyễn Thị Kim Loan trong tác phẩm “Con người và môi trường”, nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TPHCM. 2.2. Các tư liệu rác thải Bài viết “Rác thải sinh hoạt – mối nguy hại của con người” tại địa chỉ http://www.vnmedia.vn họ phản ánh rác thải xuất hiện mọi lúc mọi nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, ký túc xá, bệnh viện cho đến các sông hồ… Tuy với khẩu hiệu ở nội dung vận động, khuyến khích người dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trong đó có việc đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, đã có nhiều người thực hiện nhưng thực tế vẫn còn những đống rác nằm ngỗn ngang, nhiều người vẫn vô tư xả rác trên đường… Ở chợ thì biến thành một bãi chiến trường rác, những chiếc xe đổ rác thì trở thành một ổ vi trùng di động. Bài viết này phản ánh sự xả rác ra môi trường bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, là những mầm móng của những dịch bệnh. Nhưng bài viết này nay chỉ đưa ra những hiện tượng chứ chưa đưa ra được phương hướng giải quyết, tác hại đưa ra không đầy đủ. Bài viết “Cỏ nát, rác thải chất thành núi sau lễ hội hoa” của Châu Như Quỳnh trên Website http://dantri.com.vn họ phản ánh căn bệnh nan y về xả rác bừa bãi, khi lễ hội diễn ra 2 ngày đầu thì lễ hội vẫn sạch sẽ, nhưng đến ngày cuối thì đồ ăn, thức uống của người tham quan uống xong rồi tùy tiện quăng rác một cách bừa bãi, tuy ở lễ hội đều có thùng rác nhưng họ không bỏ vào. Ra ngoài đường thì rác thải ngập tràn. Bài viết này họ chỉ phản ánh sự vô ý thức của người tham quan, không nói tác hại của nó và phương hướng để cải thiện ý thức của họ. Bài viết “Rác thải Hà Nội qua góc nhìn của người nước ngoài” của David Cornish trên báo Dân Trí, bài viết này là của một người nước ngoài, bài viết nói về cái nhì của người nước ngoài về vấn đề rác thải ở thủ đô Hà Nội, họ nhìn thấy rác thải chất đầy quanh thành phố, và kể về tấm gương của một số người ở xứ sở Hàn Quốc vào mỗi buổi sáng đều đi nhặt rác để làm đẹp cho cảnh quan, đó là một tấm gương cho mọi người noi theo, họ đưa ra những biện pháp theo suy nghĩ của họ để làm cho thành phố đẹp hơn. Bài viết này đã nói lên thực trạng rác thải xuất hiện quanh thành phố, đưa ra nhưng phương hướng khắc phục, nhưng chưa nói được lý do. Công trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Tìm hiểu về nhận thức và thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt” của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai của trường ĐH Bình Dương đề tài này nói nhiều về ý thức của người dân ở phường Phú Thọ với môi trường là có nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, nhưng vẫn chưa biết cách xử lý rác thải và đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Công trình này đã tìm hiểu được lý do vì sao người dân không đổ rác đúng nơi quy định, tìm hiểu thái độ của người dân trước sự việc đó, nhưng họ chưa đưa ra được những phương hướng cải thiện ý thức của người dân. 2.3. Con người với việc xả rác Bài viết “Rùng mình vì rác phòng trọ của sinh viên” của Phương Nga trên báo Mực Tím. Bài viết này nói đến sự vô ý thức của sinh viên, chỉ ra những nguyên nhân về sự vô ý thức đó như: làm theo chủ nhà khi chủ nhà hay xả rác bừa bãi trước nhà làm sinh viên cũng bắt chước theo, thói quen để dồn rồi đổ luôn một lấn, sự ỷ lại cho chủ nhà và bạn bè cùng phòng, những nguyên nhân đó đã làm cho rác xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Tác hại của nó là để lâu rác bốc mùi khó chịu, mỗi khi trời mưa thì rác thải tung tóe khắp nơi. Họ đã chỉ ra được một số hành vi vô ý thức của sinh viên nhưng vẫn chưa đầy đủ, và những nguyên nhân, những tác hại đó vẫn chưa đủ. Bài viết “Rác thải xuất hiện ở giảng đường” của Thu Nga trên trang web vietbao.vn, họ nói về những lời phàn nàn của những người lao động ở các trường ĐH. Bài viết này chỉ nói ý thức của những sinh viên quá kém ở giảng đường. Bài viết “Ngành giáo dục với công tác bảo vệ môi trường” của Anh Tuấn trong Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam. Bài viết cho thấy nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường trong công tác bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, những chương trình hành động cụ thể, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các chương trình giáo dục môi trường bao gồm cả chính khóa và ngoại khóa đã được triển khai tới tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Nhưng vẫn chưa phân tích được tác hại cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường. → Các bài viết trên chỉ đưa ra sự vô ý thức và tác hại của nó nhưng chỉ dừng lại ở những điểm chung vẫn chưa đi sâu vào và vẫn chưa đưa ra những phương hướng để cải thiện ý thức của mọi người. PHẦN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu phục vụ cho nghiên cứu Máy vi tính, phần mềm Microsoft word; văn phòng phẩm bao gồm sổ ghi chép, bút lông và chì; máy ảnh. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Thời gian thực hiện nghiên cứu: tháng 12 năm 2017. Các phương pháp đã chọn để thực hiện cho việc nghiên cứu như sau: + Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin được thực hiện bằng cách - Khảo sát địa bàn nghiên cứu để ghi nhận hiện trạng, chụp ảnh vùng khảo sát. - Thu thập số liệu về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại các bãi chôn lấp và hiện trạng rác thải tại TPCT do Công ty Công Trình Đô Thị TPCT cung cấp. - Phỏng vấn ban lãnh đạo Xí nghiệp môi trường và ban quản lý rác Tân Long để tìm hiểu về cách giải quyết rác. - Phỏng vấn người công nhân thu gom rác để nghiên cứu về công việc, cách thức thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại TPCT. - Phỏng vấn những người dân trong địa bàn thành phố về vấn đề vứt rác một cách bừa bãi như hiện nay. + Phương pháp nghiên cứu và tham khảo tài liệu - Trên mạng internet và một số bài báo, giáo trình… của một số tác giả về vấn đề vứt rác bừa bãi và tác hại của việc vứt rác bừa bãi hiện nay. + Phương pháp phân tích, so sánh, nhận xét, xử lý các số liệu được thu thập - Từ các kết quả thu thập được qua tài liệu tham khảo, kết quả khảo sát… đem phân tích, so sánh và rút ra nhận xét, kết luận về tác hại của việc vứt rác bừa bãi gây ra. 3.3. Mô tả về địa bàn nghiên cứu Cần Thơ là một thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ĐBSCL, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng ĐBSCL. Vì là thành phố lớn nhất của miền Tây Nam Bộ, TPCT được mệnh danh là "Tây Đô". Địa bàn TPCT chính là địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, một phần quận Cái Răng và một phần huyện Phong Điền của TPCT trực thuộc trung ương ngày nay. TPCT cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam, tọa độ: 10°1'60 Bắc, 105°46'60 Đông. - Phía Đông giáp Vĩnh Long. - Phía Tây giáp Kiên Giang. - Phía Nam giáp Hậu Giang. - Phía Bắc giáp An Giang. - Phía Đông Bắc giáp Đồng Tháp. Tổng diện tích của tỉnh Cần Thơ là 1.389,60km 2, dân số là 1.187.089 người (01/04/2009) với mật độ dân số là 854,22 người/km 2. Hiện nay, TPCT được chia làm 10 đơn vị hành chính gồm 6 quận và 4 huyện: - Quận: Ninh Kiều (là quận trung tâm của TPCT), Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Hưng Phú. Trong đó các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn là 4 quận lớn của thành phố. - Huyện: Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh. - Tổng số thị trấn, xã, phường: 68, trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 34 xã. (Tính trước thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP) 3.4. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài   Ý nghĩa lý luận: Việc nghiên cứu “Tác hại của việc vứt rác bừa bãi trên địa bàn TPCT” nhầm mục đích mong muốn: Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề theo cách hiểu. Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài nhầm thu thập những thông tin định tính và định lượng về thực trạng và tác hại của việc vứt rác bừa bãi của con người. Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lý luận và phương pháp lý luận về nhận thức, thái độ, hành vi vứt rác bừa bãi dẫn đến nhiều hậu quả cho môi trường của người dân. Qua các số liệu thu thập được từ cuộc khảo sát thực tế thông qua việc sử dụng các công cụ như: Bảng hỏi, phỏng vấn sâu… Thông qua việc xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng vứt rác bừa bãi của người dân sống tại địa bàn quận Ninh Kiều hiện nay. Từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong việc vứt rác bừa bãi. Cho thấy được ý thức cộng đồng của con người qua thái độ, nhận thức và hành vi của người dân về vấn đề vứt rác bừa bãi. Thông qua các số liệu đã thu thập được giúp cho mọi người nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có những chỉnh đốn kịp thời phù hợp hoàn cảnh đất nước hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội lớn để bản thân tác giả được thực tập và hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học. Đề tài này cho thấy rõ được tác hại của việc vứt rác bừa bãi. Cung cấp những thông tin và giải pháp nhầm nâng cao hơn về ý thức của con người trong bảo vệ môi trường. Đề tài mang tính chất thăm dò nhận thức và thái độ của con người về vấn đề ô nhiễm môi trường thông qua tác hại của việc vứt rác bừa bãi gây nên. Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu vấn đề này sâu hơn và cho các sinh viên khóa sau. Qua đề tài này đề ra những biện pháp giúp địa phương tham khảo trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc giữ gìn vệ sinh đô thị, vứt rác đúng nơi quy định. Và hơn hết là qua đề tài này giúp tác giả có thêm được nhiều kinh nghiệm cho mình để phục vụ cho các cuộc nghiên cứu sau. Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. 3.5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài gồm 5 phần: mở đầu, tổng quan tài liệu, phương pháp nghiên cứu, nội dung chính, kết quả dự kiến.  Phần mở đầu bao gồm các nội dung: Lý do chọn đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu, mục đích đề tài, mục tiêu nghiên cứu đề tài.  Phần tổng quan tài liệu tóm tắc các tài liệu tham khảo có liên quan đề tài nghiên cứu.  Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm: các phương pháp nghiên cứu, mô tả về mẫu, mô tả về địa bàn nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.  Phần nội dung chính gồm chương có kết cấu như sau:  Chương 1: Thực trạng của việc vứt rác bừa bãi. Nội dung của chương này là: nguyên nhân của hành vi vứt rác bừa bãi và thực trạng vứt rác bừa bãi trên địa bàn TPCT.  Chương 2: Tác hại của việc vứt rác bừa bãi. Nội dung của chương này là: những tác hại, hậu quả của việc vứt rác bừa bãi trên địa bàn TPCT.  Chương 3: Các giải pháp.  Phần kết quả dự kiến. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VỨT RÁC BỪA BÃI 1.1. Thực trạng của việc vứt rác bừa bãi trên địa bàn TPCT Hiện nay, mỗi ngày lượng rác thải thu được tại các trung tâm đô thị của TPCT khoảng hơn 600 tấn. Tuy nhiên, đến nay Cần Thơ vẫn chưa có nhà máy xử lý rác thải, mà vẫn phải xử lý bằng các lò đốt rác thủ công, gây ô nhiễm môi trường. Thành phần rác thải sinh hoạt không thay đổi nhiều qua các năm; khối lượng chất thải rắn có xu hướng tăng theo tốc độ gia tăng dân số; tỷ lệ thu gom rác chưa triệt để, cao nhất là rác thải công nghiệp. Hiện các loại rác này vẫn chưa có công nghệ xử lý phù hợp đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải cả thành phố. Công tác quản lý chất thải ở các bệnh viện trên địa bàn còn rất hạn chế do trang bị không đầy đủ các phương tiện, thiết bị xử lý rác tại bệnh viện. Đối với chất thải nguy hại, trên địa bàn thành phố vẫn chưa có đơn vị đủ năng lực được cấp phép để thu gom, vận chuyển và xử lý loại rác này; Qua kết quả quan trắc từ năm 2011-2015 cho thấy thành phần rác thải sinh hoạt không thay đổi nhiều qua các năm; trong đó, tỷ lệ rác dễ phân hủy là cao nhất và thành phần độc hại trong rác thải sinh hoạt là thấp nhất (dao động trong khoảng 0,4%- 0,6%). Lượng rác thải bình quân/người/ngày có xu hướng tăng trong những năm qua. Năm 2011 thì lượng rác phát sinh là 0,67 kg/người/ngày nhưng đến năm 2014 thì lượng rác phát sinh tăng lên là 0,73kg/người/ngày. Sự phát triển kinh tế cùng với điều kiện sống của người dân được cải thiện là nguyên nhân của sự gia tăng khối lượng phát thải rác. Theo kết quả quan trắc năm 2011 tại 09 quận huyện trên địa bàn TPCT với số dân 1.199.817 người, thì rác sinh ra mỗi ngày có khoảng 818 tấn/ngày tăng so với năm 2010 là 31 tấn/ngày; kết quả quan trắc năm 2012 của toàn TPCT, với số dân 1.220.160 người, thì rác sinh ra mỗi ngày có khoảng 838 tấn/ngày tăng so với năm 2011 là 20 tấn/ngày. Tương tự, theo số liệu từ niên giám thống kê 2013 với số dân 1.232.260 người, thì rác sinh ra mỗi ngày có khoảng 885 tấn/ngày tăng so với năm 2012 là 47 tấn/ngày. Đến năm 2014 với tổng dân số TPCT là 1.242.269 người thì tổng lượng rác phát sinh là 893 tấn/ngày tăng 8 tấn/ngày. Qua bảng số liệu trên, nếu tính từ năm 2002 đến năm 2005 lượng rác thải sinh hoạt trung bình một người dân ở TPCT thải ra khoảng 0,6 kg/người/ngày. Nếu so với TP. Hồ Chí Minh nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước (0,7kg/ngày/người – kết quả từ báo cáo hiện trạng môi trường 2004) và Hà Nội (0,67 kg/ngày/người – kết quả sở tài nguyên và môi trường Hà Nội 2003) thì lượng rác trung bình trên đầu người ở thành phố Cần Thơ ở mức tương đối khá cao, nhưng tỷ lệ thu gom rác trên toàn thành phố Cần Thơ chỉ đạt khoảng 55 %. Gầy đây, theo báo cáo hiện trạng môi trường của Công Ty Công Trình Đô Thị Tp. Cần Thơ năm 2009, lượng rác mỗi ngày thành phố Cần Thơ thải ra có khoảng 757 tấn rác, trong đó lượng rác thải rắn từ địa bàn các quận nội thành (Ninh kiều, Bình Thủy, Cái răng, Ô Môn) chiếm hơn 2/3 tổng lượng rác thải toàn thành phố, nhưng tỉ lệ thu gom chỉ đạt kết quả cao ở 2 quận Ninh Kiều 90% với số lượng 305,5 tấn/ngày, Bình Thủy 70% (70,5 tấn/ngày) và còn 2 Quận Cái Răng 35 % (30,5 tấn/ngày), Ô Môn chỉ đạt 25% (28 tấn/ngày). Qua đó cho thấy công tác thu gom rác ở thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực mặc dù bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Với rác thải sinh hoạt gia tăng nhanh nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì rác thải sẽ trở thành gánh nặng cho UBND TPCT nói chung và Cty CTĐT Cần Thơ nói riêng trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Về thành phần rác công nghiệp phụ thuộc nhiều vào loại hình và qui mô, công nghệ, trang thiết bị máy móc sản xuất của từng ngành mà thành phần, số lượng rác thải khác nhau. Theo thống kê Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPCT năm 2009, ước tính mỗi ngày số lượng rác công nghiệp thải ra khoảng 41 tấn/ngày, trong đó: + Thành phần rác thực phẩm và hữu cơ dễ tái chế chiếm khoảng 90% + Còn lại 10% khó tái chế (nhựa bao bì, kim loại và thủy tinh …), trong đó ch ất độc hại chiếm khoảng 0,16% không thể tái chế. 1.2. Nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi Vứt rác bừa bãi không chỉ làm cho ô nhiễm môi trường, phá hoại môi sinh mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, mọi người ai cũng hiểu, cũng biết nhưng vẫn tiện đâu vứt đó. Trên mạng xã hội, nhiều Việt Kiều Việt Nam sau một thời gian sống ở nước ngoài họ đã quen với việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ, nhưng sau khi về Việt Nam thì luôn ca thán là có nhiều đoạn đường không có đến 1 cái thùng rác để cho người dân bỏ rác, nên họ đành cầm về nhà. Mặc dù nhiều người Việt vẫn biết rằng vứt rác bừa bãi là 1 thói quen xấu, việc đó ảnh hưởng đến nhân cách của mình, lại còn ảnh hưởng đến môi trường sống của mình, tuy nhiên thói quen xấu đó nhiều người vẫn không bỏ được. Một bạn trẻ khi được hỏi về vấn đề này đã cho rằng: “Nạn vứt rác bừa bãi đó là thói quen rất xấu mà ai cũng ghét, nguyên nhân là do thiếu ý thức, thiếu lịch sự gây ảnh hưởng rất xấu cần phải loại bỏ”. Một giáo viên trẻ chia sẻ: “Nạn vứt rác bừa bãi đó là thói quen rất xấu mà ai cũng ghét, nguyên nhân là do thiếu ý thức, thiếu lịch sự gây ảnh hưởng rất xấu cần phải loại bỏ”. Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch… Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy. Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác. Nguyên nhân thứ ba là những người hay vứt rác bừa bãi không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống. Việc làm sai trái của họ làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác và ô nhiễm nặng nề. Đường thông, hè thoáng. Tệ nạn vứt rác ra đường cũng đã giảm bớt nhưng vẫn đáng lo ngại, nhất là những khu vực chợ búa hoặc khu dân cư lao động. Người ta xả rác thẳng xuống kênh rạch, sông ngòi, xuống đường cống thoát nước, đến nỗi mùa mưa, nước không thoát được, đường biến thành sông, nước bẩn tràn ngược vào nhà, mất vệ sinh vô cùng! Rồi dịch bệnh cũng từ đó mà ra. Chính quyền phải tốn hao bao công sức, tiền của để giải quyết vấn đề nhức nhối này. Nguyên nhân thứ tư là do việc giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên. Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp. Thái độ tự giác tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp, cao hơn nữa là thành nếp sống văn minh. Bên cạnh đó, việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa nghiêm túc, cho nên chưa đủ sức răn đe. Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, cần xóa bỏ những tệ nạn tồn tại bấy lâu, trong đó có nạn vứt rác bừa bãi nơi công cộng. Hành vi ích kỉ, thiếu văn hóa ấy đáng phê phán và chấm dứt để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh-sạchđẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại. CHƯƠNG 2: TÁC HẠI CỦA VIỆC VỨT RÁC BỪA BÃI Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người. Tác động của rác thải đến sức khỏe cộng đồng: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Khu tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác đôộ hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi, … và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, … Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt. Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất. Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Ảnh hưởng đến cảnh quan: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý… để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan. Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng. CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP Hiện nay, tại nghị định 179/2013 của chính phủ có hiệu lực. từ ngày 30/12/2013 có quy định các mức xử phạt về hành chính đối với các hành vi vứt rác bừa bãi không đúng quy định, tuy nhiên sự việc vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó có rất nhiều bảng hiệu cảnh báo không được vứt rác bừa bãi hay là loa phường xã luôn tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhưng sự việc vẫn đâu vào đó. Tại địa bàn Cần Thơ Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ thực hiện hai khâu chính là thu gom rác từ nguồn phát sinh đến điểm tập trung, trung chuyển, tiếp đó vận chuyển rác đến bãi rác hoặc nhà máy xử lý rác. Trên địa bàn có nhiều đơn vị thực hiện nhưng cách thức phối hợp chưa chặt chẽ. Đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý rác chưa được điều chỉnh kịp thời, việc thực hiện xã hội hóa, đấu thầu dịch vụ chưa có tiêu chí thống nhất trên toàn thành phố. Cần có những biện pháp như sau nên được nghiên cứu và triển khai: - Yêu cầu tăng ngân sách cho kế hoạch xử lý rác vì nó có quan hệ đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân và tăng mỹ quang bộ mặt của quốc gia. - Áp dụng thuế xử lý rác dựa trên qui mô của các cửa hàng, doanh nghiệp và thu nhập của từng cá nhân để tăng thêm ngân sách. Bỏ ra 1 số tiền lớn là có thể mua được những thiết bị và công nghệ tiên tiến để xử lý rác, nó cũng không phải là vấn đề nan giải. - Khuyến khích thành lập các công ty tư nhân xử lý rác (rác thường và rác công nghiệp). - Tăng cường nhân lực và phương tiện cho cảnh sát môi trường ở những nơi cần thiết. Thâu dụng nhiều nhân viên làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Trả lương khuyến khích và tương xứng. - Áp dụng các khoản tiền phạt khắc khe đối với cá nhân hay doanh nghiệp không tuân thủ quy định thời gian và nơi đỗ rác. - Thiết lập thêm nhiều thùng rác công cộng, thường xuyên đi thu rác ở nơi đông người qua lại, tránh để lâu phát sinh ô nhiễm môi trường... - Vận động quần chúng bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi, cùng nhau xây dựng 1 đất nước văn minh và giàu mạnh qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, đài phát thanh, quảng cáo trong các DVD phim nổi tiếng. Sử dụng những câu nói vui có tác động tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của quần chúng. - Lập ra ngày “Môi Trường”, mời những nghệ sĩ, siêu sao nổi tiếng tham gia đi nhặt rác trong thành phố cùng với các em học sinh và sinh viên. - Tăng cường giáo dục trẻ em từ lớp vỡ lòng cho đến sinh viên ở đại học. -Tại các cơ quan nhà nước, các công ty xí nghiệp, kêu gọi ý thức của mọi người bằng cách treo những bích chương với những dòng chữ như “Người văn minh không vứt rác bừa bãi”. Chúng ta có thể thay đổi nhanh chóng bộ mặt của quốc gia bằng những tòa nhà cao tầng, những cao tốc hiện đại nhưng chúng ta không dễ gì thay đổi một thói xấu (một văn hóa xấu) trong một thời gian ngắn cho dù đất nước chúng ta có giàu ra. Phải cần có thời gian để giáo dục thế hệ trẻ và một cuộc vận động quần chúng có hiệu quả. Một việc làm cấp bách nhưng phải kiên trì. PHẦN KẾT QUẢ DỰ KIẾN Đề ra một số dự kiến giải pháp nhằm ngặn chặn và khắc phục tác hại của việc vứt rác bừa bãi: 1. Cần thiết phải có những biện pháp tập huấn bài bản về cách phân loại, thu gom và xử lý rác; vận động tuyên truyền những kiến thức cần thiết về môi trường cho mọi người dân để họ có thể biết được những kiến thức cơ bản về môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn. 2. Để mọi người nâng cao trách nhiệm và có ý thức hơn, làm cho họ thấy được trách nhiệm của mình. Bởi vì chính họ là những nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc giữ gìn cảnh quan xung quanh, bảo vệ môi trường. 3. Đảm bảo công tác quản lý thu gom rác cần được thực hiện đồng bộ, cần tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân để hiểu và thực hiện. 4. Tuyên truyền cho người dân cách xử lý rác tại nhà, giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm do vứt rác bừa bãi ra môi trường, góp phần cải thiện môi trường đô thị. 5. Việc tái chế rác thải sinh hoạt mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giảm bớt rác thải chôn lấp, rác thải vứt bừa bãi, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại hiệu quả cho kinh tế xã hội. 6. Chính quyền có các công tác vận động, khuyến khích người dân xả thải rác đúng nơi quy định, tạo ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cho mỗi người dân hơn. 7. Cần có ban giám sát về tình hình môi trường trong từng khu phố và thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức được hành vi xả rác của mình ra môi trường, giám sát việc phân loại và hướng dẫn những hộ dân có điều kiện tự xử lý rác thải sao cho đúng cách và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có những biện pháp xử lý kịp thời và hợp lý đối với những hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường của người dân. 8. Về phía người dân, mỗi người cần nâng cao nhận thức và thái độ của mình trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc tự tham gia học hỏi và tìm hiểu thông tin về môi trường. 9. Cần phải thay đổi thói quen tiêu cực là vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, để góp phần xây dựng một cộng đồng có ý thức và trách nhiệm đối với môi trường sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng thế giới, 1992. Phát triển và môi trường. Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường. 2. Mai Đình Yên, 1994. Con người và môi trường. NXB Giáo Dục. 3. Nguyễn Khắc Việt, 1994. Từ điển xã hội học. NXB Hà Nội. 4. Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm. NXB Giáo Dục. 5. Lê Văn Khoa, 2000. Khoa học môi trường. NXB Giáo Dục. 6. Đỗ Xuân Biên, 2000. Đề tài “Tìm hiểu hệ thống thu gom rác dân lập và vấn đề tái tổ chức lực lượng thu gom rác tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn tốt nghiệp, sinh viên khoa Địa lý chuyên ngành môi trường, trường Đại học KH – XH và Nhân Văn. 7. Phạm Văn Quyết, Ts. Nguyễn Quý Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại Học Quốc Gia. 8. Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, 2005. Con Người Và Môi Trường. NXB Đại Học Quốc Gia. 9. Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường. 2006. NXB lao động xã hội. 10. Ts. Lê Văn Đúng, 2008. Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp. Tham gia tại hội nghị “Hội nghị tham gia thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ 2008”. 11. Luật bảo vệ môi trường và văn bản mới hướng dẫn thi hành, 2009. NXB lao động. 12. Nguyễn Xuân Kính, 01/2009. Con người môi trường và văn hóa. NXB khoa học xã hội. 13. Ts. Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 14. Trên sách báo, tạp chí, internet. Các bài báo từ báo tuổi trẻ: www.tuoitre.com.vn Hội bảo vệ thiên nhiên: www.vacne.org.vn Trang web: www.cesti.gov.vn (Mạng Thông Tin Khoa Học Và Công Nghệ TPHCM) www.ebook.edu.vn (Mạng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo) www.monre.gov.vn (Mạng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) www.yeumoitruong.com www.thuvien247.net www.vnmedia.vn www.vnExpress.net www.tailieu.vn www.Dantri.com.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan