Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn aun qa đố...

Tài liệu Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn aun qa đối với các khoa thuộc các trường đại học thành viên tại đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

.DOCX
120
26
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO “TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO BỘ TIÊU CHUẨN AUN-QA ĐỐI VỚI CÁC KHOA THUỘC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH VIÊN TẠI ĐHQG-HCM” Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Dung Hà Nội - Năm 2013 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Kim Dung, người hướng dẫn khoa học của đề tài. Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong quá trình làm đề tài. Những kiến thức Cô truyền đạt đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn những vấn đề đang nghiên cứu cũng như phương pháp thực hiện nghiên cứu trong xã hội, đặc biệt là trong giáo dục. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN cũng như các giảng viên đã tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức để tôi có được nền tảng thực hiện đề tài. Tôi gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc cũng như các đồng nghiệp tại Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô đã tham gia trả lời phỏng vấn và phiếu khảo sát giúp tôi có dữ liệu thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ, chị em tôi đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Vì kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy Cô và anh chị học viên. Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Anh Đào iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................................ix MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................4 3. Giới hạn nghiên cứu...........................................................................................................................4 3.1 Phạm vi mẫu nghiên cứu...............................................................................................................4 3.2. Phạm vi yếu tố được tác động từ hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.......................................................................................................................................................5 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.......................................................................6 4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................6 4.2. Khách thể nghiên cứu....................................................................................................................6 5. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................7 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................9 1.1Tổng quan về nghiên cứu tác động đánh giá cấp chương trình .................................9 1.1.1 Tình hình nghiên cứu tác động của hoạt động kiểm định cấp chương trình đào tạo trên thế giới...............................................................................................................................10 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình trong nước..................................................................................................................................................12 1.2 Cơ sở lý luận....................................................................................................................................14 1.2.1 Mô hình ĐBCL trong giáo dục đại học..........................................................................14 1.2.2 AUN-QA và đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA ...............16 iv 1.2 1.2.4 Chương trình đào tạo........................................................................... Văn hóa chất lượng..................................................... 1.2.5Chính sách trong giáo dục đại học ............................................................ 1.3 Mô hình nghiên cứu............................................................................ CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................................ 2.1 Phương pháp thu thập thông tin.......................................................... 2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................ 2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................... 2.1.3 Xây dựng bảng hỏi và khảo sát thử nghiệm .............. 2.1.4 Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi................................ 2.2 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 2.3 Khảo sát chính thức ............................................................................ 2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................... 2.3.2 Hiệu chỉnh mô hình .................................................... 2.4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 3.1 Tổng hợp các tác động theo các nghiên cứu đã thực hiện ................. 3.2 Báo cáo kết quả cải thiện của Khoa ................................................... 3.3 Các yếu tố cần cải thiện của Khoa theo báo cáo kết quả đánh giá ng 3.4 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu ch AUN-QA đối với chương trình đạo tạo ............................................................ 3.4.1 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo AUN-QA đối với nội dung chương trình đào tạo.............................................. 3.4.2 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo AUN-QA đối với qui trình xây dựng chương trình đào tạo.............................. v 3.5Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với chính sách............................................................................................................72 3.5.1 Tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với hoạt động phát triển giảng viên.................................................72 3.5.2 Tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với điều kiện làm việc.............................................................................75 3.6 Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với văn hóa chất lượng.........................................................................................77 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN..............................................................................................................81 4.1 Kết luận...............................................................................................................................................81 4.2 Hạn chế đề tài...................................................................................................................................83 4.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................85 PHỤ LỤC...................................................................................................................................................90 PHIẾU KHẢO SÁT..............................................................................................................................90 HÌNH ẢNH KHẢO SÁT ONLINE..............................................................................................95 PHỎNG VẤN 1.......................................................................................................................................96 PHỎNG VẤN 2......................................................................................................................................98 CẢM NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ AUN-QA101 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AUN: Asean University Network – Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á AUN-QA: Asean University Network – Quality Assurance – Tiêu chuẩn chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á ABET: Accreditation Board for Engineering and Technology AACSB: The Association to Advance Collegiate School of Business CNTT: Công nghệ thông tin ĐH: Đại học ĐBCL: Đảm bảo chất lượng ĐHQG: Đại học quốc gia ĐHQG-HCM: Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG-HN: Đại học quốc gia Hà Nội vii DANH MỤC HÌNH 1. Hình 1.1 Mô hình hệ thống ĐBCL trong giáo dục........................................................15 2. Hình 1.2 Mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA...............................................................................................................................................17 3. Hình 1.3 Mô hình văn hóa của Schain.................................................................................29 4. Hình 1.4 Các yếu tố của văn hóa chất lượng theo EUA .............................................31 5. Hình 1.5 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch của Icek Ajzen ...............................33 6. Hình 1.6 Các bước thay đổi hành vi theo mô hình xuyên lý thuyết .....................34 7. Hình 1.7 Mô hình quản lý sự khuyến khích giảng viên EFM ..................................38 8. Hình 1.8 Mô hình tác động của việc đánh giáo theo AUN-QA đến Khoa.....40 9. Hình 2.1 Mô hình tác động của việc đánh giáo theo AUN-QA đến Khoa hiệu chỉnh.........................................................................................................................................................58 viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố khảo sát trong bảng hỏi................................. 2. Bảng 2.2 Thống kê biến – tổng về chương trình đào tạo .............................. 3. Bảng 2.3 Thống kê biến – tổng về chính sách .............................................. 4. Bảng 2.4 Thống kê biến – tổng về văn hóa chất lượng ................................. 5. Bảng 2.5. Danh sách các chương trình đã đánh giá chính thức theo tiêu chuẩ AUN-QA tại ĐHQG-HCM từ năm 2009 đến năm 2012.................. 6. Bảng 2.6 Danh 7. Bảng 2.7 Danh 8. Bảng 2.8 Thốn 9. Bảng 2.9 Thốn 10. Bảng 2.10 Thống kê biến – tổng về văn hóa chất lượng .................. 11. Bảng 2.11 Ma trận nhân tố về chương trình đào tạo ........................ 12. Bảng 2.12 Ma trận nhân tố về chính sách ........................................ 13. Bảng 2.13 Ma trận nhân tố về văn hóa chất lượng ........................... 14. Bảng 3.1 Tổng hợp các yếu tố tác động theo các nghiên cứu trên th 15. Bảng 3.2 Các hoạt động cải thiện của Khoa sau đánh giá ............... 16. Bảng 3.3 Khuyến nghị cần cải thiên theo báo cáo kết quả đánh giá ngoài . 64 17. Bảng 3.4 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với nội dung chương trình đào tạo........................................................................................66 18. Bảng 3.5 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với qui trình xây dựng chương trình đào tạo...................................................................69 ix 19. Bảng 3.6 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với hoạt động phát triển giảng viên của Khoa................................................................72 20. Bảng 3.7 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với điều kiện làm việc..................................................................................................................75 21. Bảng 3.8 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với niềm tin........................................................................................................................................77 22. Bảng 3.9 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát giảng viên về mức độ thay đổi của hoạt động đánh giá cấp chương trình theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với hành vi.........................................................................................................................................78 x MỞ ĐẦU Trong phần mở đầu của đề tài, tác giả nêu các thông tin chung bao gồm (1) Lí do chọn đề tài; (2) Mục tiêu nghiên cứu (3) Giới hạn nghiên cứu (4) Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu (5) Câu hỏi nghiên cứu (6) Phương pháp nghiên cứu (7) Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. 1. Lý do chọn đề tài Trong thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và tác động đến giáo dục đại học. Sự gia tăng của các trường đại học, nhu cầu luân chuyển để học tập của sinh viên, cùng với áp lực giải trình của xã hội đòi hỏi các trường đại học phải không ngừng nâng cao chất lượng. Đảm bảo chất lượng là một giải pháp được các trường đại học thực hiện để nâng cao chất lượng. Quá trình ĐBCL đã diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Tại Châu Âu, năm 1998 cùng với tiến trình Bologna, các dự án đảm bảo chất lượng cũng được thực hiện để đảm bảo chất lượng cho các chương trình phục vụ cho sự luân chuyển của người học. Mỹ được xem là một trong những nước có hệ thống kiểm định và ĐBCL lâu đời với các tổ chức kiểm định vùng, tổ chức kiểm định chương trình như ABET, AACSB. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái lan đã đi đầu trong việc thực hiện tái cấu trúc hệ thống giáo dục và đã xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng (AUN Manual, 2006). Tiếp theo các nước như Philipine, Brunei… cũng đã xây dựng hệ thống ĐBCL. Sau một thời gian xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, nhiều nước đang bắt đầu thực hiện nghiên cứu các tác động của ĐBCL đối với các trường đại học. Tại Mỹ, các tổ chức kiểm định nghề nghiệp như ABET và AACSB thực hiện nhiều nghiên cứu tìm hiểu về tác động của kiểm định trong việc đảm bảo chất lượng 1 giáo dục. Vào năm 2011, Hiệp hội Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học Châu Âu ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education) đã thành lập nhóm nghiên cứu tác động của đảm bảo chất lượng bên ngoài đối với giáo dục đại học (http://www.aqu.cat/elbutlleti/butlleti61/articles1_en.html). Tổ chức HEACT (Đài Loan) cũng đã thực hiện nghiên cứu tác động của kiểm định đối với các cơ sở giáo dục trong nước. Cùng với phong trào ĐBCL diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam cũng đã tham gia dự án kiểm định thử nghiệm trong khu vực Đông Nam Á và từng bước xây dựng hệ thống ĐBCL (AUN Manual, 2006). Nhằm thúc đẩy hoạt động ĐBCL, cải thiện và nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học trong khu vực, từ năm 2005, mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network-AUN) đã bắt đầu triển khai đánh giá cấp chương trình đào tạo, một hoạt động được coi là lựa chọn chiến lược của AUN (Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, & Phạm Thị Bích, 2010). Từ năm 2009 đến nay AUN-QA đã thực hiện đánh giá nhiều chương trình tại các trường đại học thành viên trong mạng lưới AUN. Cũng trong thời điểm này, hoạt động ĐBCL trong giáo dục đại học nước ta cũng được đẩy mạnh với nhiều chính sách, văn bản pháp luật ra đời, nhiều hoạt động đánh giá được triển khai nhưng chủ yếu là cấp cơ sở đào tạo. Hai Đại học Quốc gia (ĐHQG) được coi là nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học tại nước ta, là đại diện Việt Nam tham gia vào mạng lưới AUN. Mặt khác đây cũng là cơ hội để biết được phần nào vị trí của giáo dục trong nước đang ở đâu trong khu vực. Với sứ mạng và mục tiêu đó, hai ĐHQG đã tiên phong đăng ký thực hiện đánh 2 giá theo tiêu chuẩn AUN-QA với ba 1 chương trình tại ĐHQG-HCM, và hai 2 chương trình tại ĐHQG-HN vào năm 2009. Kết quả cả năm chương trình trên đều đạt mức trung bình theo thang điểm đánh giá của AUN. Trong năm 2010, với mục đích hỗ trợ các nước CLMV (Campuchia, Lào, Miama, Việt Nam), được coi là nhóm có nền giáo dục kém hơn trong khu vực, AUN đã thực hiện tập huấn cho ba mươi cán bộ tại nhiều trường đại học tại Việt Nam và đại diện của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tham dự về nâng cao chất lượng trong giáo dục đại học. Cùng với phong trào ĐBCL trong cả nước, các trường đại học cũng dần từng bước chú trọng đến chất lượng các chương trình giáo dục. Tuy không tham gia vào AUN, nhưng được sự hỗ trợ của hai ĐHQG trong hoạt động tổ chức hội thảo, tập huấn về AUN và bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình, nhiều trường đại học (trường đại học Cần Thơ, trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Thái Nguyên…) cũng đã từng bước đưa vào áp dụng đánh giá chương trình theo tiêu chuẩn AUN. Cùng với đánh giá cấp cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 29/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 về qui định chu kỳ và qui trình kiểm định chương trình giáo dục của trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ mới ban hành bộ tiêu chuẩn cho các chương trình sư phạm. Vì vậy nhiều trường đại học trong nước đã Công nghệ thông tin (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM) đạt 4,92; Công nghệ thông tin (Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM) đạt 4,61 và Điện tử - Viễn thông (Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM) đạt 4.1 1 Công nghệ thông tin (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG-HN) đạt 4,52; Kinh tế Quốc tế hệ chất lượng cao (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG-HN) đạt 4,69 điểm 2 3 tìm hiểu để áp dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA trong hoạt động đánh giá cấp chương trình. Từ năm 2009 đến năm 2012, ĐHQG-HCM đã có bảy chương trình đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Trong nhiều hội thảo, hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo thuộc ĐHQGHCM cũng có những tham luận tìm hiểu và hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA. Các Khoa sau khi tham gia đánh giá cũng có những tham luận chia sẻ về kinh nghiệm tham gia hoạt động đánh giá. Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu được tiến hành một cách chính thức để tìm hiểu tác động cũng như sự phù hợp của Bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các chương trình giáo dục trong nước ta. Việc tìm hiểu hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đã có những tác động như thế nào đối với các khoa là lí do để tôi thực hiện đề tài luận văn “Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường Đại học thành viên tại ĐHQG-HCM” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với một số hoạt động tại các Khoa thuộc các trường đại học thành viên tại ĐHQG-HCM đã được đánh giá chính thức vào năm 2009. 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Phạm vi mẫu nghiên cứu Từ năm 2009 đến năm 2013, ĐHQG-HCM đã có bảy Khoa tham gia đánh giá chính thức theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, trong đó có ba Khoa được đánh giá năm 2009 và ba Khoa được đánh giá năm 2011 và một Khoa đánh giá năm 2012. 4 Chu kỳ đánh giá của AUN là 4 năm một lần để trường có những cải thiện theo các khuyến nghị đã đặt ra. Để thấy rõ tác động của hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA, đề tài tập trung nghiên cứu tại các Khoa đã được đánh giá vào năm 2009, bao gồm: - Khoa Công nghệ thông tin, trường đại học Khoa học Tự nhiên; - Chương trình Điện tử Viễn thông, Khoa Điện – Điện Tử, trường ĐH Bách khoa; - Khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Quốc tế; Tuy nhiên Trường Đại học Quốc tế có đặc thù về cơ chế tự chủ riêng so với trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và Đại học Bách Khoa. Sự tự chủ trong tài chính giúp Trường có nhiều chủ động trong cơ chế và chính sách đối với các hoạt động. Mức học phí cao gấp năm lần các trường đại học công lập. Vì vậy để hạn chế sự sai khác biệt trong hoạt động cải thiện sau khi đánh giá giữa các Khoa, tác giả tập trung nghiên cứu tại Khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Chương trình Điện tử Viễn thông, Khoa Điện – Điện Tử trường ĐH Bách khoa. 3.2. Phạm vi yếu tố được tác động từ hoạt động đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA Theo John W. Prados và cộng sự với nghiên cứu về “Đảm bảo chất lượng các chương trình kỹ sư thông qua kiểm định: tác động của các tiêu chuẩn kỹ sư 2000 và ảnh hưởng toàn cầu” đã cho thấy việc kiểm định đã có tác động đến các yếu tố sau của Khoa: - Chương trình đào tạo; - Chính sách, quản lý; - Văn hóa chất lượng; 5 Kiểm định và đánh giá có nhiều điểm tương đồng nhau về phương pháp, qui trình thực hiện. Vì vậy tác giả cũng giới hạn nghiên cứu về tác động của hoạt động đánh giá trong nhóm yếu tố sau: - Chương trình đào tạo: nội dung, qui trình xây dựng chương trình; - Chính sách: phát triển nhân sự và điều kiện làm việc; - Văn hóa chất lượng: niềm tin, hành vi. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác động của việc đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUNQA đến Khoa, bao gồm: - Chương trình đào tạo: nội dung, qui trình xây dựng chương trình - Chính sách: phát triển nhân sự và điều kiện làm việc - Văn hóa chất lượng: hành vi, niềm tin. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Ban chủ nhiệm khoa; - Giảng viên; - Tài liệu của Khoa: báo cáo tự đánh giá, các báo cáo cải thiện, báo cáo kết quả của Đoàn đánh giá. 5. Câu hỏi nghiên cứu Tác giả đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau: - Khoa đã thay đổi qui trình xây dựng và nội dung chương trình đào tạo như thế nào sau khi Khoa được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUNQA vào năm 2009? 6 - Ban chủ nhiệm Khoa đã thay đổi như thế nào về chính sách phát triển nhân sự và điều kiện làm việc của giảng viên sau khi Khoa được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào năm 2009 ? - Văn hóa chất lượng với niềm tin và hành vi của giảng viên đã thay đổi như thế nào sau khi Khoa được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn AUNQA vào năm 2009? 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mỗi khách thể nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau. - Ban chủ nhiệm khoa: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin. - Giảng viên: Trong đợt đánh giá, Đoàn đánh giá ngoài thực hiện phỏng vấn giảng viên của mỗi Khoa. Tác giả thực hiện khảo sát 02 đợt để thu thập thông tin: o Đợt 1: Khảo sát thử nghiệm bảng hỏi sơ bộ đối với 10 giảng viên o Đợt 2: Khảo sát bằng bảng hỏi tất cả các giảng viên đã tham gia phỏng vấn vào đợt đánh giá năm 2009. - Nghiên cứu tài liệu: báo cáo tự đánh giá, các báo cáo cải thiện của Khoa, báo cáo kết quả đánh giá ngoài của Đoàn - Sử dụng phương pháp quan sát khi Khoa tham gia các hội thảo, hội nghị về AUN. 7 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa khoa học Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tác động hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA đối với hoạt động của Khoa tại Việt Nam. Đề tài bước đầu khám phá các yếu tố tác động, góp phần định hướng cho các nghiên cứu tác động của hoạt động đánh giá và kiểm định. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đánh giá mức độ tác động của hoạt động đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA đối với các Khoa thuộc các trường đại học thành viên của ĐHQGHCM, đề tài góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá cấp chương trình đào tạo. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất