Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài pt th lạng sơn đối với cộng đồng ...

Tài liệu Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài pt th lạng sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương

.PDF
132
90
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG SỸ THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG SỸ THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng TS. Trần Duy PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Duy. Các kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu... liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Vƣơng Sỹ Thành LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Duy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất. Cám ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, do địa bàn nghiên cứu tập trung ở miền núi – khó khăn về nhiều mặt và thời gian nghiên cứu cũng có hạn. Do vậy, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng khoa học, của quý thầy cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiên có chất lượng tốt hơn. Hà Nội, tháng 06 năm 2020 Vương Sỹ Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 13 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ................................................ 13 7. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 14 8. Bố cục luận văn ....................................................................................... 15 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC ..................................... 16 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................. 16 1.1.1. Tác động ............................................................................................ 16 1.1.2. Truyền hình ........................................................................................ 16 1.1.3. Chương trình truyền hình .................................................................. 19 1.1.4. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc ............................................ 21 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và tỉnh Lạng Sơn về truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ..................................... 22 1.3. Áp dụng các lý thuyết truyền thông trong việc đánh giá tác động của truyền hình tiếng dân tộc đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng ................................................................................................... 27 1.3.1. Lý thuyết “viên đạn ma thuật” .......................................................... 28 1.3.2. Lý thuyết sử dụng và hài lòng ............................................................ 28 1.4. Điều kiện tự nhiên - xã hội và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào Tày - Nùng - Dao ở Lạng Sơn ............................................................ 29 1.4.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội ................................................................ 29 1 1.4.2. Nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân tộc thiểu số bản địa Lạng Sơn ..................................................................................................... 31 Tiểu kết chƣơng 1: ..................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC TRÊN ĐÀI PH-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG ....................... 40 2.1. Vài nét về Đài PT-TH Lạng Sơn và chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn .................................................. 40 2.1.1. Đài PT-TH Lạng Sơn ......................................................................... 40 2.1.2. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn ..................................................................................................... 41 2.2. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu và hiệu quả chƣơng trình truyền hình tiếng Dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn ............................... 45 2.3. Đánh giá những tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PTTH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng ............................ 57 2.3.1. Tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước .......................... 61 2.3.2. Tác động tích cực trong việc nâng cao dân trí, trình độ văn hóa, giáo dục và đời sống vật chất .............................................................................. 64 2.3.3.Tác động tích cực trong việc nâng cao đời sống tinh thần ................ 66 2.3.4. Tác động tích cực trong việc nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.......................................................................................................... 68 2.4. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ảnh hƣởng đến hiệu quả tác động tích cực của chƣơng trình tiếng Dân tộc .................. 70 2.4.1. Những hạn chế ................................................................................... 70 2.4.2. Nguyên nhân hạn chế......................................................................... 74 Tiểu kết chƣơng 2: ..................................................................................... 75 2 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC ĐÀI PH-TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG ....................................................................................................... 76 3.1. Những thách thức đặt ra hiện nay .................................................... 76 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động tích cực của chƣơng trình truyền hình tiếng dân tộc đài PH-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phƣơng.................................................................. 77 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ....................................................................... 77 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ....................................................................... 79 Tiểu kết chƣơng 3: ..................................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long GS Giáo sư KHCN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội NĐ-CP Nghị định chính phủ NXB Nhà xuất bản PT-TH Phát thanh – truyền hình TTĐC Truyền thông đại chúng TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân VH-XH Văn hóa – Xã hội 4 DANH MỤC HÌNH, BẢNG Bảng 1.1. Số xã thu được tín hiệu phát thanh, truyền hình và có báo Đảng đến trong ngày........................................................................................................ 36 Bảng 2.1. Thống kê thiết bị máy phát sóng TH-TH Lạng Sơn ........................ 41 Bảng 2.2. Kết cấu chương trình truyền hình tiếng Tày – Nùng của Đài PT-TH Lạng Sơn.......................................................................................................... 44 Bảng 2.3. Kết cấu chương trình truyền hình tiếng Dao của Đài PT-TH Lạng Sơn ......................................................................................................... 45 Bảng 2.4 Những lợi ích về nội dung thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc đến công chúng Lạng Sơn ........................................................ 59 5 DANH MỤC NỘI DUNG BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Biều đồ 2.1. Các phương tiện truyên thông hiện đang sử dụng của công chúng tại Lạng Sơn ...................................................................................................................46 Biểu đồ 2.2. Tần xuất xem chương trình truyền hình tiếng dân tộc của công chúng tại Lạng Sơn ..............................................................................................................47 Biều đồ 2.3. Các chuyên mục trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc yêu thích của công chúng tại Lạng Sơn ...........................................................................48 Biểu đồ 2.4. Độ tin cậy của công chúng Lạng Sơn vào thông tin trên chương trình truyền hình tiếng Dân tộc ..........................................................................................49 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của công chúng Lạng Sơn về thời lượng phát sóng chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn ......................................50 Biểu đồ 2.6. Lựa chọn của công chúng Lạng Sơn về thời điểm tốt nhất trong ngày để phát sóng chương trình TH tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn .................52 Biểu đồ 2.7. Ý kiến của công chúng Lạng Sơn về việc sử dụng tiếng dân tộc làm phương tiện truyền tải thông tin cho các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn .........................................................................................54 Biểu đồ 2.8. Ý kiến của công chúng Lạng Sơn về việc sử dụng phụ đề cho các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn .........................55 Biểu đồ 2.9. Ý kiến đánh giá của công chúng Lạng Sơn về chất lượng hình ảnh, âm thanh trong các chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên Đài PT-TH Lạng Sơn....57 Biểu đồ 2.10. Những tác động về nội dung thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc đến công chúng Lạng Sơn ..................................................................59 Biểu đồ 2.11. Mức độ sử dụng nội dung thông tin trong chương trình truyền hình tiếng Dân tộc của công chúng Lạng Sơn ..................................................................60 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có một vị trí vô cùng quan trọng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong những năm qua, nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã có những bước chuyển biến, văn hóa truyền thống được giữ gìn, các hủ tục được từng bước đẩy lùi....Tuy nhiên, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất chênh lệch so với các vùng khác: kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa vẫn còn tệ nạn mê tín dị đoan, trình độ dân trí của số đông đồng bào còn hạn chế… Công tác thông tin tuyên truyền của các kênh báo chí về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đền với đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được thường xuyên, kịp thời, do vậy hiệu quả đạt chưa cao. Trên thực đây là nơi thiếu thông tin và đang bị tranh chấp thông tin. Chính vì vậy, ở một số địa phương, đồng bào dân tộc đã bị kẻ xấu lợi dụng xúi giục, kích động, gây mất đoàn kết, làm mất ổn định an ninh chính trị, lòng tin của đồng bào và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phần nào bị suy giảm. Tỉnh Lạng Sơn hiện nay có 11 huyện, thành phố trong đó có 10 huyện miền núi, vùng cao, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiếu số Nùng, Tày, Dao, Hoa, Mông.... Theo số liệu điều tra năm 2019, dân số Lạng Sơn có 781.655 người trong đó, đồng bào dân tộc Nùng chiếm 42,97%, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao, biên giới thuộc các huyện Văn Lãng, Tràng Định, Bình Gia, Văn Quan, Cao Lộc; đồng bào người Tày ở chiếm 35,92%, cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao như Văn Lãng, Chi Lăng, Tràng Định, Lộc Bình; người Kinh chiếm 16,5%; người Dao, Hoa, Sán Chay, H’Mông chiếm 20,4% dân số... So với các dân tộc thiểu số khác ở Lạng Sơn, dân tộc Tày, dân tộc Nùng là 2 dân tộc có dân số tương đối đông, thể hiện rõ nét đặc trưng về phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt, truyền thống văn hóa của mỗi tộc người trên dải đất Xứ Lạng. Đặc biệt, đồng bào 7 dân tộc dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Dao sinh sống chủ yếu tại các huyện vùng cao, biên giới, nơi có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của tỉnh. Nhiều năm qua, nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã tiếp cận với nguồn thông tin chính thống, yên tâm chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi vùng cao, biên giới. Đài PT-TH địa phương là một kênh thông tin quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của các tỉnh, thành. Và để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hơn 10 năm qua, các đài địa phương đã xây dựng chương trình truyền hình tiếng dân tộc và chương trình tiếng dân tộc của tỉnh Lạng Sơn ra đời cũng nằm trong xu hướng đó. Ngoài việc phát sóng ở Đài tỉnh trên các phương tiện truyền dẫn như: Analog, truyền hình cáp, MyTV, trang thông tin điện tử, từ đầu năm 2013 chương trình còn phát trên vệ tinh Vinasat 2. Các chương trình đã thông tin được chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và những vấn đề của địa phương đến với đồng bào dân tộc không chỉ của tỉnh mà còn của cả nước. Đồng thời cũng phản ánh được những tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc với Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc nâng cao đời sống cho bà con dân tộc trên địa bàn tỉnh đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã trở thành người bạn gần gũi, hữu ích, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của công chúng dân tộc địa phương. Thông qua nội dung thông tin, chương trình đã góp phần tích cực trong việc định hình tính chính trị, phát triển KT-XH ở các địa phương, nâng cao dân trí đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Hiện nay, việc sản xuất các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PTTH Lạng Sơn cũng đã đạt được một số thành tựu: Chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã và đang đem lại hiệu quả tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới tại cộng đồng dân cư. Ngoài việc giúp đồng bào nắm vững các các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số còn giúp bà con tiếp cận với các tiến 8 bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xây dựng quê hương, bản làng ngày một thêm no ấm, yên vui. Bên cạnh những thành công không thể phủ nhận của các nhà báo Đài phát thanh truyền hình Lạng Sơn trong nỗ lực xây dựng các kênh truyền hình tiếng dân tộc cho bà con, mức độ tác động thông tin của những chương trình này vẫn đăt ra nhiều vấn đề và khoảng trống nghiên cứu cho bản thân những người làm nghề trực tiếp, cũng như cho các chuyên gia về báo chí truyền thông. Cần thiết phải có sự đổi thay một cách khoa học và hợp lý, tạo nên một bước đột phá mới trong kết cấu nội dung cũng như hình thức chương trình truyền hình tiếng dân tộc nhằm đạt thông tin hiệu quả cao nhất, đó là mục tiêu mà các Đài PT-TH địa phương nói chung và Đài TH-PT tỉnh Lạng Sơn nói riêng cần hướng tới hướng tới. Là người trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH Lạng Sơn và thường tác nghiệp ở địa bàn miền núi, vùng cao, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành báo chí học của mình với mong muốn giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Công trình đề tài khoa học cấp bộ “Thông tin báo chí ở khu vực dân tộc và miền núi phía Bắc. Thực trạng và giải pháp phát triển” của Tạ Ngọc Tấn, năm 1994. Tác giả đã phân tích được thực trạng thông tin báo chí ở các tỉnh miền núi phía Bắc; đồng thời có những xem xét, đánh giá vai trò tích cực, hạn chế trong hoạt động báo chí đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở miền núi phía Bắc. Tác giả Hồ Anh Dũng – nguyên Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam có bài viết “Sự nghiệp phát triển truyền hình ở dân tộc thiểu số” (trong cuốn Sổ tay công tác dân tộc và miền núi), với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực 9 truyền hình, tác giả đã chỉ sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công tác thông tin tuyên truyền của Đài truyền hình Việt Nam đối với vùng dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Tháng 02/2001, Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức hội thảo “Tăng cường và đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” đã đề cập đến một số vấn đề về yêu cầu đổi mới công tác thông tin, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các tham luận tại Hội thảo đề cập đến nhiều báo cáo, tổng kết hoạt động thông tin, tuyên truyền của đại diện các cơ quan báo chí mà chưa đi sâu vào bàn thảo để tìm ra các giải pháp tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, chất lượng và hiệu quả công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số của đơn vị mình. Nhìn chung, các bài viết ở các đề tài trên, của các tác giả, nhà nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm, tầm quan trọng về kinh tế - chính trị, an ninh quốc phòng của các địa phương miền núi, vùng cao, các tác giả nhấn mạnh vai trò của báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình trong giai đoạn hiện nay đối với công tác thông tin, tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây sẽ là những tư liệu quý báu về phát thanh tiếng dân tộc. Đối với vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số, cách đây nhiều năm cũng đã có nhiều tác giả tiến hành các đề tài nghiên cứu, đáng chú ý có các đề tài sau: Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam của Nguyễn Xuân An Việt, năm 2001 tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Luận văn đã khảo, nghiên cứu, và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chương trình, tăng cường hiệu quả thông tin về vấn đề dân tộc miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam của Phan Ngọc Bách, năm 2005, tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Qua việc nghiên cứu, khảo sát các chương trình dân tộc miền núi trên VTV1 từ tháng 01/2004 - 06/2005, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình. 10 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài tỉnh miền núi Đông Bắc của Ân Thị Thanh Thu, năm 2009, tại Học viện Báo chí tuyên truyền. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài PT-TH khu vực miền núi Đông Bắc về nội dung, hình thức, thời lượng phát sóng, cách tổ chức sản xuất chương trình; luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài PT-TH các tỉnh miền núi Đông Bắc. Chúng tôi nhận thấy, ở những đề tài trên, các tác giả hoặc nghiên cứu ở bình diện lớn của cả khu vực, ở Đài truyền hình quốc gia hoặc nghiên cứu về một chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở Đài PT-TH của một địa phương cụ thể. Đề tài luận văn “Tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” sẽ kế thừa những vấn đề mang tính lí luận đã có từ trước, đồng thời, có những nghiên cứu, khảo sát về chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số - một chương trình có tính chuyên biệt trên sóng truyền hình của Đài PH-TH Lạng Sơn. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên Đài PH-TH Lạng Sơn. Và vì vậy, có thể nói, cho đến nay, đề tài này hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã từng được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở hệ thống hóa những lí luận và thực tiễn về tác động của truyền hình tiếng dân tộc. Luận văn sẽ phân tích, đánh giá đúng thực trạng tác động thông tin của chương trình truyền hình tiếng dân tộc đến bà con địa phương. Cụ thể là phân tích thực trạng nhu cầu và hiệu quả chương trình truyền hình tiếng Dân tộc trên sóng Đài PT-TH Lạng Sơn. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số trên sóng truyền hình Đài PH-TH Lạng Sơn trong thời gian tới. 11 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau đây: - Xác định cơ sở lí luận: những khái niệm, thế mạnh của báo chí truyền hình – một loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, có vai trò tác động và mang lại hiệu quả xã hội cao đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn; chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc cũng như vai trò của chương trình truyền hình tiếng dân tộc. - Khảo sát nhu cầu thông tin, điều kiện tiếp cận sản phẩm báo chí truyền hình của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lạng Sơn để từ đó thấy được: thực trạng tác động chương trình truyền hình tiếng dân tộc, cụ thể là tiếng Tày-Nùng, tiếng Dao của Đài PH-TH Lạng Sơn từ tháng 07/2017 - 07/2018; phân tích đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc những tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương nhằm rút ra được những ưu – nhược điểm; tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong hiệu quả chương trình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Đài PH-TH Lạng Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tác động của truyền hình tiếng dân tộc của đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm báo chí truyền hình trong chương trình tiếng dân tộc (Tày – Nùng, và Dao) do Đài PT-TH Lạng Sơn sản xuất. Sở dĩ, chúng tôi chọn 2 chương trình truyền hình tiếng dân tộc Tày – Nùng, Dao vì hiện nay được biệt ngoài chương trình truyền hình phổ thông bằng tiếng Kinh thì Đài PT-TH Lạng Sơn đang thực hiện 2 chương trình truyền hình dành cho người dân tộc đó là: chương trình truyền hình tiếng dân tộc Tày – Nùng, và chương trình truyền hình tiếng dân tộc Dao. Cơ sở nghiên cứu của đề tài dựa trên sự theo dõi hàng ngày chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn, đọc kịch bản chương trình, xem lại một số chương trình có tin, bài quan trọng, lấy ý kiến của thính giả người 12 dân tộc thiểu số. Về không gian: chọn khảo sát đồng bào dân tộc Tày-Nùng, Dao vì 3 dân tộc này chiếm số lượng lớn tại tỉnh Lạng Sơn. Về thời gian nghiên cứu: khảo sát giới hạn trong những chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PH-TH Lạng Sơn từ tháng 07/2017 - 07/2018. 5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, cơ sở lí luận về báo chí truyền thông và các khoa học liên ngành; dựa trên những quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và những chức năng, nhiêm vụ, vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam trong đời sống xã hội hiện nay. Ngoài ra, tác giả luận văn còn dựa vào khung lí thuyết về báo chí – truyền thông để làm căn cứ chung cho quá trình nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá tổng hợp về các tài liệu đã có liên quan đến đề tài như các văn kiện, các công trình nghiên cứu đã có về lý luận và thực tiễn… - Phương pháp điều tra xã hội học: chúng tôi tiến hành phát 400 phiếu cho đối tượng là công chúng đồng bào dân tộc Tày – Nùng, dân tộc Dao ở 4 huyện: Chi Lăng, Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện đối với 3 lãnh đạo địa phương, 1 lãnh đạo Đài, 3 phóng viên biên tập viên thực hiện chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở Đài PH-TH Lạng Sơn, một số người dân ở các huyện: Chi Lăng, Văn Lãng, Lộc Bình, Hữu Lũng. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận Việc nghiên cứu đề tài luận văn có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực. Tìm ra những mặt đạt được, hạn chế tồn tại và những giải pháp hữu hiệu nhằm 13 không ngừng nâng cao hiệu quả chương trình truyền hình tiếng dân tộc, công tác tuyên truyền đối với đối với đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đề tài sẽ giúp cho các cấp, các ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn hiểu rõ hơn về vai trò của truyền thông nói chung, PT-TH nói riêng trong công tác lãnh đạo, điều hành; giúp cho đội ngũ lãnh đạo và những người làm chương trình truyền hình tiếng dân tộc tốt hơn. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với công tác thông tin tuyên truyền như: về phương pháp tác nghiệp, xây dựng nội dung và hình thức thể hiện trong các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PH-TH Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành truyền hình. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để những người đang làm việc tại các cơ quan báo chí cấp tỉnh ở các địa phương nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng chương trình tiếng Tày-Nùng, tiếng Dao. Qua đó, các cơ quan báo chí có thể lựa chọn giải pháp đổi mới, nâng cao chất chương trình. Đây cũng là cơ sở khoa học để Đài PH-TH Lạng Sơn có thêm kinh nghiệm, tiếp tục có sự đầu tư, đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phát thanh truyền hình mang tính chuyên biệt khác ở Đài. 7. Đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên, đề cập một cách cụ thể đến tác động của truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Mặc dù, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào một lĩnh vực truyền thông cụ thể ở Đài PT-TH Lạng Sơn, nhưng hy vọng, những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú hệ thống lí luận báo chí ở nước ta về các chương trình phát thanh, truyền hình chuyên biệt tại các đài PT-TH địa phương. Đóng góp mới của đề tài này là góp phần làm sáng tỏ năng lực, tác động của truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương. Từ việc nghiên cứu, khảo sát lí luận và thực tiễn, luận văn cũng rút ra 14 những bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT-TH địa phương; qua đó đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình phát thanh truyền hình, nhất là chương trình cho đồng bào dân tộc thiểu số. 8. Bố cục luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây: Chương 1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về truyền hình tiếng dân tộc Chương 2. Thực trạng về những tác động của chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên Đài PH-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động tích cực của chương trình truyền hình tiếng dân tộc đài PH-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương 15 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Tác động Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu như không có sự tác động đến cá nhân khác hay cộng đồng của mình. Sự tác động này diễn ra cũng rất đa dạng và trên nhiều lĩnh vực, bằng những cách thức khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, tác động là “làm cho một đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định” [37, tr. 851]. Vậy tác động là một khái niệm rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực, chỉ cần một sự kích thích nào đó gây ra sự biến đổi (nội dung, hình thức...) đều có thể coi là tác động, trong đó tác động đến con người là hình thức phức tạp nhất. Tóm lại, có thể hiểu tác động là sự khác biệt có thể thông báo được, có thể xác định được mà một chương trình hay dự án mang lại cho con người. Thông thường tác động ở đây thường được biểu hiện ở 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, đối với đề tài tác động của truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương, theo quan điểm của tác giả, xét về mục đích và tôn chỉ hoạt động của chương trình truyền hình tiếng dân tộc thì chỉ xuất hiện yếu tố tích cực. 1.1.2. Truyền hình Ra đời từ đầu thế kỷ XX truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh nhờ các phương tiện kỹ thuật. Sự xuất hiện của truyền hình như một điều kì diệu trong sáng tạo của con người. Truyền hình mang lại cho con người cảm giác về một cuộc sống thật đang hiện ra trước mắt. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng số lượng mà tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo khắp hành tinh. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng