Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán vi...

Tài liệu Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập

.DOCX
97
94
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP, KINH NGHIỆM VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP, KINH NGHIỆM VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp. HCM” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thị Giang Tân. Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Người cam đoan Hoàng Thị Thu Hương MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...........................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài......................................................3 2.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 2.2 Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................4 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:.............................................................. 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................4 5. Nguồn dữ liệu sử dụng......................................................................................5 6. Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................5 7. Kết cấu của đề tài..............................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.........................7 1.1 Các nghiên cứu được thực hiện ở nước ngoài.................................................7 1.1.1 Nghiên cứu về tác động của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán...7 1.1.2 Nghiên cứu về tác động của kinh nghiệm đến chất lượng kiểm toán .. 8 1.1.3 Các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm đến chất lượng kiểm toán……................................................................................................................ 9 1.1.4 Nghiên cứu về tác động đồng thời của tính độc lập, kinh nghiệm và trách nhiệm của KTV đến chất lượng kiểm toán............................................ 10 1.2 Các nghiên cứu được thực hiện trong nước................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................... 16 1.3 Các khái niệm.................................................................................................. 16 1.3.1 Chất lượng kiểm toán........................................................................... 16 1.3.2 Tính độc lập........................................................................................... 18 1.3.3 Kinh nghiệm kiểm to 1.3.4 Tinh thần trách nhiệm 1.4 Các lý thuyết nền tảng ........................................................................ 1.4.1 Lý thuyết ủy nhiệm .. 1.4.2 Lý thuyết thông tin b CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 3.1 Quy trình nghiên cứu chung .............................................................. 3.2 Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 3.2.1 Mô hình nghiên cứu . 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 3.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi .................................. 3.3.1 Thiết kế thang đo ...... 3.3.1.1 Thang đo chất lượng 3.3.1.2 Thang đo tính độc lập 3.3.1.3 Thang đo kinh nghiệm 3.3.1.4 Thang đo tinh thần tr 3.3.2 Xây dựng bảng câu h 3.4 Phương pháp chọn mẫu, kiểm định và kích thước mẫu ................. 3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................... 3.5.1 Phân tích độ tin cậy ( 3.5.2 Phân tích nhân tố khá 3.5.2.1 Phân tích tương quan 3.5.2.2 Phân tích hồi quy tuy CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 4.1 4.1.1 Thống kê mô tả và phân tích thống kê mô tả ................................... Thông tin về mẫu ngh 4.1.2 Thống kê tần số than nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV ảnh hưởng đến CLKT ............... 4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach Alpha..................... 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................... 4.4 Phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ... 4.5 Kiểm định hồi quy tương quan....................................................................... 49 4.5.1 Phương pháp đánh giá mối liên hệ tuyến tính giữa các nhân tố trong mô hình hồi quy tuyến tính bội......................................................................... 49 4.5.2 Kết quả hồi quy..................................................................................... 50 4.6 Kiểm định các giả thuyết truyền thống của hồi quy..................................... 53 4.7 Kiểm định giả thuyết của mô hình................................................................. 55 4.7.1 Tính độc lập (IND)................................................................................ 55 4.7.2 Kinh nghiệm (EXP).............................................................................. 56 4.7.3 Tinh thần trách nhiệm (RES).............................................................. 57 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 59 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu............................................................................ 59 5.2 Quan điểm và mục tiêu của các giải pháp...................................................... 59 5.2.1 Quan điểm của các giải pháp............................................................... 59 5.2.1.1 Phù hợp với các quy định của pháp luật ở Việt Nam.........................59 5.2.1.2 Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế....................................................... 60 5.2.1.3 Phù hợp với môi trường kinh doanh và đặc điểm của các công ty kiểm toán của Việt Nam.................................................................................... 60 5.2.2 Giải pháp............................................................................................... 60 5.2.2.1 Giải pháp về tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên.................60 5.2.2.2 Giải pháp nâng cao kinh nghiệm của KTV......................................... 61 5.2.2.3 Giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên.........63 5.2.3 Các giải pháp chi tiết............................................................................ 64 5.2.3.1 Đối với KTV.......................................................................................... 64 5.2.3.2 Đối với CTKT........................................................................................ 64 5.2.3.3 Đối với các cơ quan chức năng............................................................. 65 5.2.3.4 Đối với Hội nghề nghiệp....................................................................... 66 5.2.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................. 66 KẾT LUẬN............................................................................................................ 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt Từ viết tắt BCKT BCTC BTC CLKT DN DNKT KT KTĐL KTV Tp. HCM VACPA VN 2. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh Từ viết tắt CPA EXP IND RES QUA SPSS DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu Nội dun Hình 3.1 Quy trình Hình 3.2 Mô hình Hình 4.1 Mô hình Hình 4.2 Đồ thị ph Hình 4.3 Đồ thị ph Hình 4.4 Đồ thị Q DAN Số hiệu Nội dun Bảng 3.1 Giả thuy Bảng 3.2 Thang đo Bảng 3.3 Thang đo Bảng 3.4 Thang đo Bảng 3.5 Thang đo Bảng 4.1 Thống kê Bảng 4.2 Thống kê Bảng 4.3 Thống kê Bảng 4.4 Thống kê Bảng 4.5 Bảng tổn Bảng 4.6 Hệ số KM Bảng 4.7 Tổng phư Bảng 4.8 Kết quả Bảng 4.9 Hệ số KM Bảng 4.10 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) của biến phụ Bảng 4.11 Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc Bảng 4.12 Ma trận tương quan Bảng 4.13 Giả Bảng 4.14 Bả Bảng 4.15 Bả Bảng 4.16 Kế 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kiểm toán độc lập (KTĐL) là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, là một loại dịch vụ đảm bảo nhằm đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) trên cơ sở chuẩn mực chế độ kế toán. Mục đích của KTĐL là nhằm nâng cao tính đáng tin cậy của thông tin, góp phần công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ đó các đối tượng có liên quan (nhà đầu tư, ngân hàng…) có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện và phát triển từ thế kỷ 19, đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 1991, kiểm toán độc lập ra đời ở Việt Nam, đến nay đã hình thành đầy đủ các quy định, chuẩn mực, hệ thống pháp lý có liên quan. Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán với niềm tin của công chúng đang là vấn đề thách thức với nghề nghiệp kiểm toán trong thế kỷ 21 này – sau ảnh hưởng của vụ bê bối tài chính làm rung chuyển thế giới trong những năm 2001 và 2002 như những trường hợp của Enron, Worldcom, Kmart, Lucent,… Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2014, dựa trên cơ sở chọn mẫu, Bộ tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán) đã kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán định kỳ tại 07 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả có 01 doanh nghiệp được xếp loại tốt, 03 doanh nghiệp đạt yêu cầu và 03 doanh nghiệp không đạt yêu cầu. Thực trạng trên tại Việt Nam hiện nay cho thấy, chất lượng BCTC sau kiểm toán còn thấp bởi chưa đưa ra ý kiến phù hợp trên BCTC còn sai lệch trọng yếu, các ví dụ về công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông, công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết hay tập đoàn Vinashin là các minh chứng rõ nét. Các vụ việc xảy ra như vậy đã khiến lòng tin của các nhà đầu tư vào hoạt động kiểm toán với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến ngày càng giảm dần. 2 Để nâng cao chất lượng kiểm toán, một trong các giải pháp là kiểm toán viên (KTV) cần giữ vững và nâng cao tính độc lập, năng lực và tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Kiểm toán độc lập cung cấp một sự kiểm tra bên ngoài cần thiết về tính trung thực của các BCTC. Nếu thiếu tính độc lập sẽ làm giảm tính khách quan trong quá trình kiểm toán và ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Tuân thủ tính độc lập (Independence) được coi là nền tảng của nghề nghiệp kiểm toán. Nó là một phẩm chất quan trọng nhất của người hành nghề kiểm toán và là điều kiện cần thiết để tăng thêm giá trị cho báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Izedonmi (2000) cho rằng KTV cần có sự độc lập về tư tưởng, đặc trưng bởi tính khách quan và liêm chính của kiểm toán viên. Nghiên cứu của Alim (2007) đã tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm cho rằng tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng kiểm toán. Nếu không có dịch vụ kiểm toán bởi một bên độc lập, độ tin cậy của báo cáo tài chính có thể không được đảm bảo. Kinh nghiệm kiểm toán (Experience) liên quan đến khoảng thời gian kiểm toán viên làm việc và số lượng cuộc kiểm toán đã hoàn thành. Về mặt kỹ thuật, chuyên môn kiểm toán sẽ tăng lên cùng với thời gian thực hiện kiểm toán. Càng nhiều kinh nghiệm sẽ càng gia tăng chất lượng kiểm toán, đặc biệt là trong việc đưa ra các xét đoán kiểm toán. Coklin (1993) cho rằng việc có kinh nghiệm hơn trong một lĩnh vực cụ thể sẽ làm tăng khả năng trong việc phát triển các trường hợp cụ thể liên quan đến những kinh nghiệm đó. Kolodner (1996) thì cho thấy rằng kinh nghiệm có thể giúp cải thiện chất lượng của việc ra quyết định. Kết quả nghiên cứu của Cloyd (1997) cho thấy tinh thần trách nhiệm (responsibility) có thể gia tăng nỗ lực của kiểm toán viên (về cả thời gian và cường độ). Nếu nỗ lực là thấp, thì chỉ có những kiểm toán viên phải có kiến thức tốt mới có thể đảm bảo hiệu suất kiểm toán của họ. Kết quả nghiên cứu của Eko Suyono, tiến hành tại Indonesia năm 2011, cho thấy rằng tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên có tác động đồng thời đến chất lượng kiểm 3 toán, trong đó tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên là yếu tố có tác động lớn nhất đến chất lượng kiểm toán. Tại Việt Nam, nghiên cứu liên quan đến CLKT cũng đã được bàn luận nhiều, có thể kể đến bao gồm: Luận án tiến sĩ của Trần Khánh Lâm (2011) “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”; Luận án tiến sĩ của Bùi Thị Thủy (2013) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; luận văn thạc sĩ của Đinh Thanh Mai (2014) “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – khảo sát trên địa bàn Tp. HCM”;… Tuy nhiên, trong nghiên cứu của các tác giả này, ảnh hưởng của ba nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT không phải là đối tượng và mục tiêu nghiên cứu chính, mà chỉ là một phần hoặc được dùng cho các phân tích bình luận quan trọng khác có liên quan, do đó chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chúng tới CLKT. Do đó, người viết chọn đề tài “Tác động của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty kiểm toán độc lập trên địa bàn Tp. HCM” để tìm hiểu tác động của ba nhân tố này đến chất lượng kiểm toán BCTC tại Tp. HCM hiện nay để làm sáng tỏ vấn đề được quan tâm, đồng thời là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán nói riêng của các công ty kiểm toán (CTKT) tại Tp. HCM, cũng như chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán BCTC. Đồng thời, xác định nhân tố nào trong 3 nhân tố trên ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả khảo sát thực tế, dưới 4 góc nhìn của các KTV tại các CTKT độc lập tại Tp. HCM, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC tại Tp. HCM hiện nay nói riêng cũng như chất lượng kiểm toán BCTC tại VN nói chung. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra tương ứng bao gồm: Câu hỏi 1: Tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC không? Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm kiểm toán và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán BCTC. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về chất lượng hoạt động kiểm toán trong mối quan hệ với ba nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên, cụ thể đó là khảo sát nhận thức và đánh giá từ phía KTV thuộc các công ty KTĐL tại Tp. HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới. 5 Phương pháp phân tích định lượng như thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính,… nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố đến chất lượng kiểm toán BCTC. 5. Nguồn dữ liệu sử dụng Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu khảo sát gửi cho các KTV của các công ty kiểm toán. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Gồm các nguồn tham khảo khác từ các kết quả nghiên cứu trước đây, hoặc qua thông tin báo chí, website. 6. Những đóng góp mới của đề tài Thứ nhất, hệ thống hóa và trình bày các kết quả nghiên cứu trước về vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới về ảnh hưởng của tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV đến CLKT BCTC. - Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố đến chất lượng kiểm toán. Thông qua kết quả nghiên cứu, đưa ra được mô hình 3 nhân tố ảnh hưởng đến CLKT tại VN, bao gồm: tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên. - Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tác động lên 3 nhân tố này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Đề tài này có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn do bổ sung về mặt lý thuyết cũng như giúp các đối tượng có liên quan đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng kiểm toán. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài chương mở đầu, đề tài bao gồm 5 chương, với nội dung chính như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về các nghiên cứu trước 6 Giới thiệu nghiên cứu về tác động của ba nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Chương 2: Cơ sở lý thuyết trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài, các lý thuyết nền tảng để giải quyết đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày về quy trình triển khai các phương pháp nghiên cứu; xây dựng thang đo; thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu nghiên cứu; phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày thông tin về dữ liệu nghiên cứu; kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo; kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng kỹ thuật phân tích hồi quy bội. Chương 5: Kết luận và giải pháp, kiến nghị Tổng kết quá trình và kết quả nghiên cứu để từ đó, đề xuất một số gợi ý, chính sách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập cũng như nâng cao sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Tính đến nay, các nghiên cứu về tác động của các nhân tố: tính độc lập, kinh nghiệm kiểm toán và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán là không nhiều, chủ yếu là do các nhà nghiên cứu nước ngoài thực hiện. 1.1 Các nghiên cứu được thực hiện ở nước ngoài Các dòng nghiên cứu chính có thể kể ra bao gồm: 1.1.1 Nghiên cứu về tác động của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng tính độc lập của kiểm toán viên ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán. Nghiên cứu của Depuch (1984) cho thấy các CTKT lớn thường duy trì nhờ tính độc lập hơn các CTKT nhỏ, do đó cung cấp chất lượng kiểm toán tốt hơn. Ross L. Watts, et.al (1986: 314) cho rằng để tạo ra nhu cầu của xã hội về dịch vụ kiểm toán cũng như để nghề nghiệp kiểm toán tồn tại và phát triển, kiểm toán viên phải thuyết phục thị trường rằng họ có năng lực và độc lập với khách hàng. Kết quả nghiên cứu của Gul (1989) cho rằng sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán của BCTC dựa trên giả định rằng các KTV độc lập với khách hàng. Khi KTV độc lập với khách hàng nghĩa là sẽ có khả năng cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn. Tính độc lập trong kiểm toán được xác định là độc lập về hình thức và độc lập về tư tưởng. Chất lượng kiểm toán còn phụ thuộc vào việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán (như dịch vụ tư vấn). Nếu công ty kiểm toán cung cấp đồng thời cả 2 loại dịch vụ (tư vấn và kiểm toán), sẽ làm giảm tính độc lập và do đó làm giảm chất lượng kiểm toán (Chen và cộng sự, 2005). Arens, et.al (2014: 134) cho rằng giá trị của kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của công chúng về tính độc lập của kiểm toán viên. Tương tự như vậy, David N. Ricchiute (2006:36) khẳng định rằng trong thực tế, tính độc lập là nhân tố quan trọng để tạo ra uy tín nghề nghiệp, là phương tiện đảm bảo cho thị trường về dịch vụ kiểm toán. Thực tế cho thấy, việc quy định các công ty niêm yết cần được kiểm toán độc lập là xuất phát từ yêu cầu 8 người sử dụng BCTC, họ cho rằng do tính độc lập của KTV nên BCTC do KTV xác nhận sẽ đáng tin cậy hơn kiểm toán nội bộ xác nhận, do họ không có lợi ích tài chính trực tiếp hay gián tiếp tại công ty được kiểm toán. Các nghiên cứu gần đây đều khẳng định tác động của tính độc lập đến chất lượng kiểm toán. Trong số đó, Enofe, et.al (2013: 131) cho rằng tăng tính độc lập của kiểm toán viên, chất lượng BCTC tài chính sẽ tăng rõ rệt. Eko Suyono (2012: 42) cũng xác định rằng tính độc lập của KTV ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng kiểm toán. Novie Susanti Suseno (2013: 82) cho rằng tính độc lập của KTV ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán. 1.1.2 Nghiên cứu về tác động của kinh nghiệm đến chất lượng kiểm toán Nghiên cứu của Sarah E.Bonner (1990) tìm hiểu về tác động của yếu tố kinh nghiệm đến xét đoán của kiểm toán viên, đặc biệt là đối với những lĩnh vực chuyên môn sâu (ví dụ, tích lũy kiến thức thông qua các khách hàng, nhiệm vụ và kinh nghiệm về chuyên môn, ngành). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố kinh nghiệm (thời gian làm việc, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn sâu trong kiểm toán BCTC) giúp kiểm toán viên đưa ra các xét đoán phù hợp khi thực hiện thủ tục phân tích đánh giá rủi ro và khi đánh giá rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm thường làm việc hiệu quả hơn so với những kiểm toán viên có ít kinh nghiệm và giúp nâng cao chất lượng kiểm toán. Kinh nghiệm của KTV là rất quan trọng cho các CTKT bởi vì quá trình kiểm toán trước hết là sự nỗ lực, cố gắng của các KTV và CTKT. Chất lượng kiểm toán phụ thuộc kinh nghiệm, năng lực của KTV (Smith, Bedard, & Johnstone, 2009). Nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm kiểm toán có mối quan hệ tích cực với chất lượng kiểm toán. Kết quả và cách thức thực hiện khác nhau của KTV không chỉ xuất phát từ sự khác biệt về động cơ, mà còn về tính cách của mỗi cá nhân như: mức độ chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm, khả năng, cách thức làm việc. Knechel (2000) cho rằng, chất lượng kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào những tính chất nêu trên. Các nghiên 9 cứu (Nelson and Tan, 2005) đã chứng minh rằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động của kết quả kiểm toán. Trong thực tế, các công ty kiểm toán sẽ duy trì chất lượng thông qua cơ chế kiểm soát, gồm cả chuẩn mực hóa các quy trình (Jeppesen, 2007). Nghiên cứu của Gaballa, A. S. M, & Ning, Z. (2011) tìm hiểu ảnh hưởng của kinh nghiệm kiểm toán đến kết quả cung cấp dịch vụ của kiểm toán cũng như xác định liệu kinh nghiệm của các kiểm toán viên độc lập ở Libya có đóng góp vào sự hợp lý của các quyết định, và cải thiện chất lượng hoạt động kiểm toán hay không. Đối tượng khảo sát là kiểm toán viên làm việc cho các công ty về kế toán và kiểm toán và những kiểm toán viên đang làm việc trong các Cục thanh tra và kiểm soát của Hội đồng nhân dân Jamahiriya tỉnh phía đông (the inspection and control Departments in the People's Libyan Arab Jamahiriya at Eastern Province). Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: chất lượng và kết quả cung cấp dịch vụ của kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi số năm hành nghề cũng như trình độ học vấn của KTV. 1.1.3 Các nghiên cứu về tác động của trách nhiệm đến chất lượng kiểm toán Ảnh hưởng của trách nhiệm đến chất lượng kiểm toán được khá nhiều các nghiên cứu khẳng định (e.g., Acemoglu & Gietzmann, 1997; Free, 1999; Fargher, Taylor, & Simon, 2001). Trách nhiệm được hiểu theo nghĩa là tinh thần trách nhiệm của KTV và trách nhiệm pháp lý của KTV nếu không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nghiên cứu của Tan, H.T., & Kao, A. (1999) cho rằng tinh thần trách nhiệm có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kiểm toán. Các công việc dù mức độ phức tạp thấp, nhưng tinh thần trách nhiệm không cao sẽ không cải thiện chất lượng nhưng ngược lại, công việc dù phức tạp, tinh thần trách nhiệm cao hơn sẽ dẫn đến chất lượng tốt hơn. Kết quả này cũng thống nhất với nghiên cứu của Eko Suyono (2012), tinh thần trách nhiệm chi phối lớn hơn đến chất lượng kiểm toán so với tính độc lập. Đứng trên góc độ pháp lý, các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của họ (Chung, Farrar, Puri, & Thorne, 2010). Rủi ro bị kiện và chi 10 phí để giải quyết các vụ kiện do thất bại trong cuộc kiểm toán thường gắn liền với trách nhiệm của kiểm toán viên. Các vụ kiện như vậy sẽ làm cho uy tín các công ty kiểm toán bị sụt giảm. Các công ty kiểm toán luôn có rủi ro tiềm tàng sẽ bị kiện cao và để giảm thiểu rủi ro này, cần nâng cao chất lượng kiểm toán (DeFond, 2012). Nói cách khác, chính trách nhiệm đối với xã hội làm KTV cần nâng cao chất lượng kiểm toán. 1.1.4 Nghiên cứu về tác động đồng thời của tính độc lập, kinh nghiệm và trách nhiệm của KTV đến chất lượng kiểm toán Bên cạnh những nghiên cứu về tác động riêng lẻ của từng nhân tố đến chất lượng kiểm toán, một số nghiên cứu khác xem xét tác động của tính độc lập, phí kiểm toán, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên đến CLKT BCTC như: Nghiên cứu của Novie Susanti Suseno (2013) nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của tính độc lập và phí kiểm toán đến CLKT. Trong nghiên cứu này, tính độc lập được đo lường bởi: tính trung thực và tính khách quan. Phí kiểm toán được đo lường bởi: quy mô công ty được kiểm toán, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh và rủi ro kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính độc lập và phí kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đối với chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu của Suyono, E. (2012) nhằm xác định những nhân tố tính độc lập, yếu tố kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán không. Tác giả tiến hành khảo sát 150 kiểm toán viên tại 28 công ty kiểm toán ở các tỉnh miền trung Java và Jogjakarta, Indonesia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 1) tính độc lập, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên có tác động đồng thời đến chất lượng kiểm toán; 2) tính độc lập và tinh thần trách nhiệm có tác động riêng lẻ đến chất lượng kiểm toán, trong khi yếu tố kinh nghiệm không có tác động riêng lẻ đến chất lượng kiểm toán; 3) tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên là yếu tố có tác động lớn nhất đến chất lượng kiểm toán. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy những kinh nghiệm được xác định bằng thời gian làm việc, tần suất tham gia các cuộc kiểm toán. Quan điểm chất 11 lượng kiểm toán phụ thuộc vào kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm của KTV/nhóm kiểm toán cũng được khá nhiều nghiên cứu khác thực hiện. Kết quả nghiên cứu của Chen và cộng sự (2001), cho thấy nếu KTV đã có kinh nghiệm kiểm toán tại khách hàng, người sử dụng kết quả kiểm toán sẽ cảm thấy hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán hơn. Nghiên cứu của Cloyd (1997), Tan và Libby (1997) chứng minh rằng đối tượng làm việc với tinh thần trách nhiệm cao có quá trình nhận thức tốt hơn để cải thiện hiệu suất. Nghiên cứu của Kolodner (1996) đã xác định hai yếu tố của kinh nghiệm như nhiệm kỳ kiểm toán (kiểm toán viên đã và đang làm công việc kiểm toán bao lâu) và tần suất thực hiện các cuộc kiểm toán. Nhiệm kỳ kiểm toán dài sẽ giúp KTV đạt được kinh nghiệm chuyên môn tổng quát hơn, từ đó giúp KTV nâng cao năng lực hơn. Mặt khác, tần suất thực hiện kiểm toán giúp KTV tích lũy được những kinh nghiệm vụ thể về khách hàng. Tuy nhiên kinh nghiệm cụ thể về một khách hàng cụ thể lại có thể dẫn đến hai tác động ngược chiều với chất lượng kiểm toán. Một mặt nó cho phép các công ty kiểm toán có được kiến thức cụ thể hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống quản lý và các rủi ro, do đó sẽ dẫn đến chất lượng kiểm toán cao (Knapp, 1991). Tuy nhiên với nhiệm kỳ kiểm toán dài, KTV có nhiều kinh nghiệm cụ thể về khách hàng có thể dẫn đến thiên vị trong xét đoán và cuối cùng lại làm cho chất lượng kiểm toán thấp hơn (Suyono, 2012). 1.2 Các nghiên cứu được thực hiện trong nước Theo tìm hiểu của tác giả, trong nước chưa có một nghiên cứu chính thức nào về chủ đề này, mà chỉ được đề cập trong các nghiên cứu về chất lượng kiểm toán BCTC, kiểm soát chất lượng kiểm toán và các vấn đề có liên quan. [1] Đinh Thanh Mai (2014). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam – khảo sát trên địa bàn Tp. HCM. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động KTĐL và 7 biến độc lập: Quy mô của DNKT, Giá phí kiểm toán, Nhiệm kỳ kiểm toán, KSCL từ bên trong, KSCL từ bên ngoài, Năng lực chuyên môn của KTV, Đạo đức nghề
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng