Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên qua khảo...

Tài liệu Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên qua khảo sát thực tế tại tỉnh ninh bình (tt)

.PDF
7
250
123

Mô tả:

1 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên (TN), đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra 2 nhóm giải pháp nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Luận án được trình bày trong 152 trang; ngoài phần mở đầu, danh mục hình, bảng biểu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan đến công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên và kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chương 3: Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. 2. Lý do lựa chọn đề tài Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Song tài nguyên hiện nay đang cạn kiệt do con người khai thác bừa bãi, hủy hoại môi trường, gây ra các ngoại ứng tiêu cực khó lường. Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào các quốc gia đang sa đà vào việc đào bới tài nguyên của cải dưới lòng đất hy vọng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Một trong những công cụ kinh tế quan trọng để vừa khai thác tiết kiệm tài nguyên, vừa tăng nguồn thu cho NSNN đó chính là thuế tài nguyên. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên thiên nhiên. Xuất phát từ đó, chủ đề: “Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình” được chọn làm đề tài luận án của tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng của thuế tài nguyên, tác giả phân tích thực trạng tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình. Vận dụng kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình, kết hợp với kinh nghiệm các nước luận án đề xuất giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên dựa trên những tiêu chí nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thuế tài nguyên? Câu hỏi 3: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình như thế nào? Câu hỏi 4: Giải pháp nào cần được đưa ra đối với các chủ thể trong việc nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên khoáng sản gồm: Đá vôi, đất làm gạch, đất san lấp, than, nước khoáng. Về không gian: Ở địa bàn tỉnh Ninh Bình Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá tác động trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết 2015. 6. Những đóng góp mới của luận án. Những đóng góp mới về mặt lý luận Luận án xây dựng khung lý thuyết về tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng nguồn thu cho NSNN, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Dựa trên mô hình nghiên cứu luận án sử dụng các tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. Luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, để thúc đẩy tác động của thuế tài nguyên cần thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng theo hướng tích cực. Những đóng góp về mặt thực tiễn. Thuế tài nguyên có tác động đến khai thác tiết kiệm và hạn chế sản lượng tài nguyên khai thác; tăng nguồn thu cho NSNN; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Khi tăng thuế suất và giá tính thuế đã làm thay đổi khối lượng tài nguyên khai thác và nguồn thu cho NSNN. Khi thuế suất tăng, giá tính thuế tăng trong giới hạn cho phép thì tiết kiệm khối lượng tài nguyên khai thác và tăng thu cho NSNN. Các kết quả nghiên cứu của luận án kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn các nước được vận dụng đề đưa ra giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng thu cho ngân sách nhà nước. 3 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tài liệu thứ cấp: Luận án thu thập số lệu từ cơ quan thuế và các doanh nghiệp khai thác tài nguyên. Tài liệu sơ cấp: Luận án tiến hành điều tra, khảo sát từ 47 doanh nghiệp khai thác khoáng sản và 185 cán bộ quản lý các cấp. 1.3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập số liệu từ Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Thanh Hóa để có được các tài liệu về thuế, chính sách thuế của tỉnh và kết quả khai thác và đóng góp cho NSNN. Lập phiếu điều tra 185 cán bộ quản lý ở ba cấp tỉnh; huyện, thành phố; xã, phường. Thu thập số liệu từ doanh nghiệp thông qua phiếu điều tra 47 doanh nghiệp khai thác tài nguyên các loại. 1.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và thang đo Các chỉ tiêu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên: Mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, năng lực đội ngũ cán bộ... và nhận thức của người khai thác tài nguyên. Các chỉ tiêu và thang đo kết quả tác động của thuế tài nguyên: thuế tài nguyên đóng góp cho NSNN, khối lượng tài nguyên khai thác (quy mô khai thác), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. 1.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích định tính đối với các dự liệu mang tính chất định tính như: mức độ phù hợp về giá tính thuế, thuế suất, sản lượng tính thuế ...theo thang đánh giá likert, nhờ vào phần mềm SPSS và EXCEL. Phân tích định lượng đối với các dự liệu định lượng như: Số thuế tài nguyên nộp NSNN hàng năm của tỉnh Ninh Bình, một số địa phương khác và của từng doanh nghiệp khai thác tài nguyên, sản lượng tài nguyên khai thác...theo phương pháp trung bình cộng nhờ vào phần mềm SPSS và phần mềm EXCEL. 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới Các công trình nghiên cứu trên thế giới về tác động của thuế tài nguyên có hai nhóm: Các công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyên về mặt lý thuyết và các công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyên về mặt thực nghiệm. Phát hiện chính của các công trình nghiên cứu trên thế giới đó là: Thuế tài nguyên như là đòn bẩy để hạn chế hay khuyến khích khai thác. Trên cơ sở một số nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên; các nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả tác động của thuế tài nguyên tới quy mô khai thác của các hãng khai khoáng; đóng góp nguồn thu cho NSNN; tác động mạnh tới bảo vệ môi trường, khắc phục được ngoại ứng tiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra. Song các nghiên cứu chưa tổng hợp lý luận và thực tiễn về thuế tài nguyên đối với hành vi khai thác. Chưa phân tích đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên. Việc tính toán mức thuế tài nguyên hợp lý cần dựa vào căn cứ nào cũng chưa có cơ sở. Thuế tài nguyên tác động đến khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng nguồn thu ngân sách chưa được làm rõ. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Những nghiên cứu về thuế tài nguyên ở Việt Nam chưa nhiều; các công trình nghiên cứu trong nước có đề cập tới một số vấn đề chung về thuế; nghiên cứu sự tác động của các loại thuế đến môi trường; đến khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra. Một số nghiên cứu đã xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên; phân tích thuế tài nguyên là công cụ của Nhà nước để điều tiết khai thác tiết kiệm tài nguyên và kiểm soát môi trường khai thác. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng hợp về cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. Đánh giá tác động của thuế tài nguyên dựa vào những tiêu chí nào cũng chưa được chỉ rõ. Đây cũng chính là những nội dung mà luận án đề cập nghiên cứu. 1.2 Khoảng trống nghiên cứu Từ những vấn đề các nghiên cứu trước đã phát hiện và những vấn đề chưa đi sâu nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên; luận án xác định khoảng trống nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và thu NSNN bao hàm những vấn đề gì. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên? Đánh giá tác động của thuế tài nguyên để đưa ra giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên. 1.3 thiết kế nghiên cứu 1.3.1 Mô hình nghiên cứu Xây dựng hai tiêu chí định tính và định lượng để làm cơ sở đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của thuế tài nguyên để đánh giá kết quả tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác. Vận dụng kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm các nước về tác động của thuế tài nguyên để đưa ra giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên. Toàn bộ nội dung nghiên cứu được mô hình hóa như sau: Mô hình nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên Thu nhập Hiệu Đóng góp Khối của người quả cho lượng TN Các giải lao động SXKD NSNN khai thác pháp Kết quả tác động của thuế tài nguyên tăng cường tác động của thuế Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên tài Ứng xử của Luật pháp liên Tổ chức quản nguyên người khai lý thuế TN quan, chính thác TN của Nhà nước sách thuế TN 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án. Phương pháp nghiên cứu chung của luận án là: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp trìu tượng hóa, lôgich-lịch sử, phân tích-tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa và thống kê. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là: KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua nghiên cứu các công trình trên thế giới và ở Việt Nam; luận án xác định khoảng trống nghiên cứu và thiết kế khung nghiên cứu cho luận án. Tác giả đưa ra các chỉ tiêu thang đo đầu vào hay những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên và các chỉ tiêu thang đo kết quả tác động của thuế tài nguyên để đánh giá tác động của thuế tài nguyên ở chương 3 của luận án. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1 Những vấn đề lý luận chung về khai thác tài nguyên thiên nhiên và thuế tài nguyên 2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế bền vững Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn năng lượng, vật chất hoặc thông tin được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người cần sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại, nhưng tài nguyên không tái tạo đang ngày càng cạn kiệt; đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên là tính chất quý hiếm. Nên khai thác tài nguyên không phải cho trước mắt mà phải tiết kiệm cho phát triển kinh tế bền vững lâu dài. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý TNTN bằng luật pháp, bằng các công cụ, các chính sách vĩ mô nhằm khai thác tiết kiệm, hiệu quả TNTN. Trong tất cả các công cụ Nhà nước đưa ra để quản lý TNTN thì công cụ về kinh tế có tác động trực tiếp, hữu hiệu đó là là thuế tài nguyên. 2.1.2 Mô hình kinh tế tài nguyên thiên nhiên Mô hình kinh tế TNTN được mô tả bằng hình vẽ dưới đây: Giá Đường cầu 2 Tổ kinh tế (economic rent) Lượng cung cố định Đường cầu 1 Tài nguyên 5 Cân bằng thị trường TNTN và khái niệm tô kinh tế Đặc tính của nhiều nguồn TNTN là khối lượng cung cấp hầu như là cố định. Cho nên, khi cầu của thị trường tăng lên, cân bằng thị trường sẽ tạo ra một thặng dư kinh tế ròng mà các nhà kinh tế thường gọi là tô kinh tế. Thực chất của việc đánh thuế tài nguyên là thu hồi tô kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, các doanh nghiệp đóng thuế tài nguyên như là hình thức mua TNTN của Nhà nước. Nhà nước đánh thuế tài nguyên là một biện pháp kinh tế nhằm tăng cường nguồn thu cho NSNN, đảm bảo công bằng xã hội. 2.1.3 Cơ sở lý luận, bản chất và những vấn đề chung về thuế tài nguyên. Cơ sở lý luận về thuế tài nguyên: Dựa trên cơ sở lý luận về địa tô, điều kiện cụ thể của địa phương, định hướng, quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đại diện sở hữu toàn dân nên thu địa tô là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết phân phối lại thu nhập cho người lao động. Địa tô là cơ sở lý luận để Nhà nước thu thuế tài nguyên. Vấn đề này cho thấy địa tô hầm mỏ là cơ sở lý luận để tính thuế tài nguyên hiện nay. Bản chất của thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên của các tổ chức, cá nhân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm nguồn thu cho NSNN, bảo vệ môi trường, khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác gây ra, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững. Bản chất của thuế tài nguyên về mặt lý luận nó là lợi nhuận siêu ngạnh, về mặt thực tiễn nó là một khoản chi phí mà doanh nghiệp khai thác phải trả cho Nhà nước thay cho người tiêu dùng và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy giữa lý luận và thực tiễn chưa ăn khớp vấn đề này cần phải tiếp tục được nghiên cứu. Những vấn đề chung về thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên có tác động mạnh mẽ rõ rệt vượt trội đối với hoạt động khai thác so với các loại thuế khác. Do đó thuế tài nguyên chính là chủ đề chính của nghiên cứu. Nguyên tắc tính thuế tài nguyên được tính căn cứ vào sản lượng tài nguyên khai thác, giá tính thế và thuế suất. 2.2 Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 2.2.1 Tính hai mặt của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. Khi chính sách thuế tài nguyên phù hợp với thực tiễn nó sẽ có tác động tích cực: Điều tiết khối lượng tài nguyên khai thác đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác tiết kiệm tài nguyên. Ngược lại nếu mức thuế không hợp lý thì thuế tài nguyên có tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế xã hội. Mức thuế quá thấp hay mức huy động cho NSNN không đáng kể thì các doanh nghiệp không nhận thức đúng đắn về khai thác tiết kiệm tài nguyên cho trước mắt và lâu dài. Nếu mức thuế quá cao sẽ không thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp để khai thác các loại tài nguyên cần khai thác nhất là các loại tài nguyên tái tạo. 2.2.2 Tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên Tiêu chí định tính là dựa trên việc mô tả giải thích dựa vào kinh nghiệm, nhận thức, xây dựng giả thuyết và phân tích các mối quan hệ trong quá trình khai thác tài nguyên giữa các chủ thể. Tiêu chí định tính xây dựng dựa vào tham khảo các nghiên cứu trước và khung nghiên cứu của luận án, gồm các tiêu chí: Mức độ phù hợp của giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, quy định sản lượng khai thác và mức độ phù hợp của các loại tài nguyên đưa vào tính thuế. Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa vào tham khảo các nghiên cứu trước, khung nghiên cứu của luận án và kết hợp với thực tiễn. Xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể và được đánh giá qua các tiêu chí: Sản lượng tài nguyên khai thác; số tiền thuế tài nguyên thu về cho NSNN; lợi nhuận của doanh nghiệp; thu nhập người lao động. 2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên Thuế tài nguyên chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Hệ thống luật pháp liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, tổ chức quản lý thuế tài nguyên của Nhà nước, nhận thức của người khai thác. 6 Trong các nhân tố nêu trên thì cơ chế chính sách thuế tài nguyên có ảnh hưởng mạnh nhất. Giá tính thuế và thuế suất trong cơ chế chính sách thuế tài nguyên có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới thuế tài nguyên. Giá tính thuế, thuế suất thay đổi sẽ làm thay đổi tác động của thuế tài nguyên mạnh nhất. 2.3 Kinh nghiệm các nước và địa phương về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên 2.3.1 Kinh nghiệm cụ thể một số nước và địa phương Các nước trên thế giới sử dụng thuế tài nguyên để tác động đến hành vi khai thác bằng cách: Phân quyền cho các bang quy định mức thuế suất, các bang chi tiết mức thuế cho từng loại tài nguyên để điều tiết trong quá trình khai thác tiết kiệm tài nguyên. Phần lớn các loại thuế tài nguyên của tỉnh (tiểu bang) được tính trên đơn vị tài nguyên hay giá hàng bán ra. Có nghĩa là mức thuế tài nguyên được tính bằng cách: Số thuế phải nộp = Đơn vị khối lượng x với số tuyệt đối. Cách tính này nhằm linh hoạt mức thuế tài nguyên để nâng cao tác động của thuế tài nguyên trong việc đóng góp nguồn thu cho Chính phủ. Để khuyến khích hay hạn chế khai thác một số nước áp dụng miễn giảm thuế linh hoạt, những vùng điều kiện khai thác khó khăn thì được miễn, giảm hoặc gia hạn nộp thuế tài nguyên. Như vậy việc áp thuế tài nguyên ở các nước trên thế giới rất linh hoạt theo vùng lãnh thổ để điều tiết khai thác hoặc điều chỉnh nguồn thu cho Chính phủ. Đối với địa phương: Thanh Hóa, nhằm nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác, tỉnh thường xuyên điều chỉnh giá khi giá trên thị trường thay đổi trên, dưới 10% so với giá hiện hành. Một số mỏ nhỏ, lẻ phân bố trên riện rộng, hoặc những mỏ có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu khai thác thì tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trưởng tổng hợp kết quả khai thác để giám sát chặt chẽ việc kê khai sản lượng tài nguyên khai thác. 2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn các nước và địa phương tỉnh. Qua nghiên cứu và phân tích cách sử dụng thuế tài nguyên ở một số nước trên thế giới và địa phương, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên ở Việt Nam và Ninh Bình là: Một là: Mở rộng diện tài nguyên chịu thuế để bao quát hết hoạt động khai thác tài nguyên và tăng thu cho ngân sách. Đảm bảo công bằng xã hội giữa các doanh nghiệp Hai là: Sử dụng thuế suất linh hoạt bằng cách Chinh phủ qui định khung thuế suất và phân cấp cho chính quyền địa phương qui định cụ thể để điều tiết hoạt động khai thác từng loại tài nguyên. Ba là: Áp dụng giá tính thuế đơn giản, linh hoạt để dễ thực hiện. Đơn giản thủ tục quản lý thuế, điều chỉnh nguồn thu kịp thời đối với hoạt động khai thác. Bốn là: Thông qua miễn, giảm thuế để khuyến khích hay hạn chế khai thác đối với từng loại tài nguyên, từng vùng khai thác. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thuế tài nguyên là công cụ kinh tế của Nhà nước, là biện pháp can thiệp kinh tế đảm bảo bằng xã hội. Thuế tài nguyên chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên,...Trong đó cơ chế chính sách thuế tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất; trong chính sách thuế tài nguyên thì thuế suất và giá tính thuế là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất. Để nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên cần thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các nhân tố thuế suất và giá tính thuế theo hướng tích cực. Từ kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng thuế tài nguyên ở một số nước trên thế giới và địa phương tỉnh, luận án rút ra 4 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng nguồn thu cho NSNN và làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ở chương 4. 8 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH NINH BÌNH 3.1 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên và quá trình thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình 3.1.1 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Bình: Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, có đường bộ và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Các nguồn tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình: Tài nguyên đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối. Đôlômít Ninh Bình có hàng chục triệu tấn; ngoài ra còn có nguồn tài nguyên đất đồi phong phú dùng để san lấp, đất sét để sản xuất gạch, tài nguyên nước khoáng để sản xuất nước uống và tắm ngâm... Các doanh nghiệp khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 70 doanh nghiệp khai thác tài nguyên, chủ yếu là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng. 3.1.1 Thể chế liên quan đến thuế tài nguyên và quản lý thuế tài nguyên Theo định nghĩa của Douglas North, thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội. Thể chế và các cơ chế chính sách liên quan đến thuế tài nguyên và quản lý thuế tài nguyên như: Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Luật thuế khác...Nếu các văn bản luật và dưới luật phù hợp thì thuế tài nguyên có tác động tích cực còn không sẽ ngược lại. Như vậy thể chế và cơ chế chính sách liên quan đến thuế tài nguyên và quản lý thuế tài nguyên có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào mức độ phù hợp của thể chế, cơ chế chính sách liên quan tốt hay xấu. 3.1.2 Khái quát quá trình thực hiện chính sách thuế tài nguyên qua các giai đoạn Chính sách thuế tài nguyên thực hiện qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1990 đến 1995 cải cách thuế bước 1; giai đoạn 1995 - 2005 cải cách thuế bước 2; giai đoạn 2006 - 2010 cải cách thuế bước 3; giai đoạn 2011 đến 2015 cải cách hệ thống thuế bước 4. Tất cả các giai đoạn thực hiện đều hướng tới: Thuế tài nguyên là công cụ kinh tế hữu hiệu để quản lý khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng nguồn thu cho NSNN gắn với chế biến sâu hạn chế xuất khẩu thô. 3.2. Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình. 3.2.1 Tác động đến điều tiết sản xuất, đảm bảo khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên Để đánh giá tác động đến điều tiết sản xuất và khai thác tiết kiệm tài nguyên, luận án điều tra, khảo sát 47 doanh nghiệp khai thác, kết quả cho thấy: Mức độ tác động của thuế tài nguyên đến tiết kiệm khối lượng tài nguyên là 3,93 theo thang đánh giá Likert (thang điểm khá là 3,40 đến 4,19). Kết quả khối lượng khai thác đá vôi của 22 doanh nghiệp sản xuất xi măng trong giai đoạn 2011-2015 đều giảm mặc dù sản lượng xi măng không giảm. Khi thuế suất các loại tài nguyên đá vôi, đất làm gạch, nước khoáng, đất san lấp tăng từ 2% - 5% so với mức thuế suất hiện hành các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động khai thác. Căn cứ kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy, thuế tài nguyên đã tác động đến khai thác tiết kiệm tài nguyên bình quân khoảng 10% mỗi năm. Thuế suất thuế tài nguyên vẫn có khả năng điều chỉnh tăng thêm ở hầu hết các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Thuế suất làm thay đổi tác động của thuế tài nguyên, đến tiết kiệm và khối lượng tài nguyên khai thác không chỉ ở các doanh nghiệp khai thác đá mà còn ở các doanh nghiệp khai thác tài nguyên khác. 3.2.2 Tác động đến đóng góp ngân sách Nhà nước. Kết quả nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến đóng góp NSNN giai đoạn 2011-2015 của ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, cho thấy: Số thuế tài nguyên đóng góp cho NSNN của cả ba tỉnh hàng năm đều tăng bình quân khoảng 20%, cao hơn mức tăng bình quân chung của các loại thuế khác. Tỷ trọng thuế tài nguyên so với tổng thu từ thuế, phí của các tỉnh đều có su hướng tăng lên. Cao nhất là Lào Cai thuế tài nguyên năm 2015 chiếm tới 19,4% tổng thu. Nghiên cứu cụ thể tại 5 doanh nghiệp khai thác đất san lấp luận án rút ra kết luận: Khi thuế suất tăng, thuế tài nguyên tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng của thuế suất; giá tính thuế tài nguyên tăng lên bao nhiêu % thì thuế tài nguyên cũng tăng lên tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ tăng của giá tính thuế. 3.2.3 Tác động đến thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Kết quả nghiên cứu 2 mẫu điều tra M1(Doanh nghiệp) và M2 (cán bộ), đánh giá về mức độ cải tiến công nghệ sản xuất, khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng thu nhập cho người lao động...; đều có điểm bình quân trên 3,79 theo thang điểm của Likert (thang điểm khá là 3,40 đến 4,19). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 47 doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2015 cũng cho thấy, bình quân chung 1 doanh nghiệp, lợi nhuận tăng từ 20 tỷ đồng năm 2011 lên 40,2 tỷ đồng năm 2015. Trong giai đoạn 2011 - 2015, luận án nghiên cứu 12 doanh nghiệp sản xuất gạch về đổi mới tổ chức quản lý kết quả doanh nghiệp đã giảm số lao động trực tiếp hàng năm mặc dù sản lượng sản xuất không giảm. Căn cứ các kết quả nghiên cứu trên tác giả khẳng định thuế tài nguyên tác động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.4 Tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên Theo kết quả nghiên cứu 47 doanh nghiệp khai thác tài nguyên trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 cho thấy: Thuế tài nguyên trong giai đoạn này tăng lên nhiều do thuế suất, giá tính thuế tăng. Mặc dù sản lượng khai thác của các doanh nghiệp không tăng. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tăng mà có phần giảm so với những năm trước làm lợi nhuận DN tăng lên. Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,09 triệu đồng/người/tháng năm 2011 lên 4,38 triệu đồng/người/tháng năm 2015. Như vậy thuế tài nguyên đã tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên. Kết quả quả nghiên cứu về thực trạng tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên cho thấy thuế tài nguyên có tác động mạnh nhất, rõ rệt nhất đến nguồn thu NSNN, Thứ hai là tác động mạnh tới tiết kiệm tài nguyên khai thác và điều tiết khối lượng tài nguyên khai thác. Riêng tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên chưa được rõ nét. 3.3 Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 3.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được Đảm bảo nguồn thu cho NSNN ngày càng tăng: Kết quả nghiên cứu cho thấy số thu thuế tài nguyên qua các năm có mức tăng trưởng cao so với năm trước. Số thu thuế tài nguyên năm 2011 tăng 167% so với 2010; năm 2015 tăng 120% so với năm 2014. Thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng không lớn, xu hướng sản lượng tài nguyên khai thác giảm, nhưng tỷ trọng thuế tài nguyên trong tổng thu NSNN ngày càng tăng. Cụ thể qua hình dưới đây: Tỷ trọng thuế TN (Tỷ lệ %) 7 2,4 2,3 0 8 2,2,05 1,96 1,95 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Tỷ trọng thuế tài nguyên so với tổng thu từ thuế, phí qua các năm ở tỉnh Ninh Bình Nguồn: Báo cáo của Cục thuế Ninh Bình năm 2011 đến 2015 Quản lý khai thác tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn: Trong những năm qua, Ủy Ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành phối hợp cùng ngành thuế tham gia quản lý hoạt động khai thác tài nguyên và tăng nguồn thu cho NSNN. Các doanh nghiệp khai thác tiết kiệm tài nguyên hơn. Nguồn thu từ thuế tài nguyên đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn vốn cho địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường. Nâng cao ý thức của các tổ chức cá nhân trong việc khai thác tài nguyên và thực hiện nghĩa vụ thuế: Thuế tài nguyên là khoản chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, buộc các doanh nghiệp phải tính toán tiết kiệm tài nguyên. Kết quả nghiên cứu ở mục 3.2 cho thấy các doanh nghiệp ngày càng nâng cao ý thức trong việc khai thác tiết kiệm tài nguyên. Qua kiểm tra hướng dẫn, xử lý vi phạm về thuế tài nguyên đảm bảo công bằng giữa các cơ sở kinh doanh, nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu tại mục 3.2 cho thấy thuế tài nguyên đảm bảo nguồn thu cho NSNN ngày càng tăng, góp phần bảo vệ môi trường khai thác, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc khai thác và 9 10 thực hiện nghĩa vụ thuế. 3.3.2 Đánh giá những mặt hạn chế Thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng còn nhỏ chưa tập trung nguồn thu đáng kể cho NSNN: Tổng thu từ thuế tài nguyên so với tổng thu ngân sách nhà nước, tổng thu từ thuế, phí còn hạn chế. Nếu so với tổng thu từ thuế và phí thì thuế tài nguyên từ năm 2011-2015 chiếm trên dưới 2%. Tổng hợp số thu thuế tài nguyên từ năm 2010 đến 2015 ở địa bàn tỉnh Ninh Bình Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 A 1 2 3 4 5 B 1 Tổng thu NSNN 2.783 2.306 2.843 2.833 3.611 2 Tổng thu thuế, phí 1.669 1.872 2.193 2.290 2.733 3 Tổng thu thuế TN 32,642 36,647 44,858 54,672 65,477 % thuế TN so 4 1,95 1,96 2,05 2,38 2,4 tổng thu thuế, phí của người lao động chưa được rõ nét. Thuế tài nguyên đã tác động đến tiết kiệm khối lượng tài nguyên khai thác mỗi năm khoảng 10% và giảm sản lượng khai thác hàng năm. Tăng thu cho NSNN bình quân khoảng 20% mỗi năm, cao hơn mức tăng bình quân chung của các loại thuế, phí. Tỷ trọng trong nguồn NSNN có xu hướng tăng dần hàng năm mặc dù sản lượng khai thác không tăng. Khi thuế suất tăng, thuế tài nguyên tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng của thuế suất. Giá tính thuế tài nguyên tăng lên bao nhiêu % thì thuế tài nguyên cũng tăng lên tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ tăng của giá tính thuế. Thuế suất các loại tài nguyên đá vôi, đất làm gạch, nước khoáng, đất san lấp tăng từ 2% - 5% so với mức thuế suất hiện hành các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động khai thác. Đây là cơ sở cho việc điều chỉnh thuế suất. Hai loại tài nguyên mới là danh lam thắng cảnh và kho số thuê bao điện thoại đưa vào tính thuế tài nguyên là hoàn toàn có cơ sở. Nguồn: báo cáo của Cục thuế tỉnh Ninh Bình năm 2016 Thuế tài nguyên chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của Nhà nước để quản lý khai thác tiết kiệm tài nguyên: Việc khai thác tài nguyên bừa bãi đang là vấn nạn của cả nước cũng là vấn nạn của Ninh Bình. Nguồn tài nguyên đá vôi đang khai thác bừa bãi thiếu quy hoạch làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch và sinh thái. Khai thác đá vôi và phát triển du lịch đan xen nhau đang là vấn đề nhức nhối. Thuế tài nguyên chưa thực sự có vai trò điều tiết khai thác tiết kiệm và sản lượng tài nguyên khai thác. Chính sách thuế tài nguyên còn một số nội dung chưa phù hợp đã làm hạn chế tác động của thuế tài nguyên: Kết quả điều tra 185 cán bộ quản lý, 47 doanh nghiệp cho thấy, người nộp thuế và đối tượng chịu thuế chưa bao quát hết, làm thất thu thuế tài nguyên. Giá tính thuế, thuế suất còn bất cập và thiếu linh hoạt làm hạn chế tác động tới tiết kiệm tài nguyên và tăng thu cho NSNN. Miễn giảm thuế còn rộng, lồng ghép các chính sách khác làm cho sự tác động của thuế tài nguyên thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác. 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế Kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ đạt được của các yếu tố liên quan đến chính sách thuế tài nguyên thông qua 185 cán bộ quản lý và 47 doanh nghiệp cho thấy: Nội dung một số luật pháp liên quan đến chính sách thuế tài nguyên còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ với chính sách thuế TN. Công tác tổ chức quản lý thực hiện Luật thuế của ngành thuế và địa phương chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương với cơ quan thuế các cấp. Các qui trình quản lý thu thuế tài nguyên và các khoản thu khác đối với tài nguyên chưa thực sự đồng bộ đơn giản để cải cách thủ tục hành chính cho doanh DN. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và phối hợp tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ. Việc tổ chức tuyên truyền thành một chuyên đề riêng về thuế tài nguyên cho các doanh nghiệp chưa được triển khai mà vẫn lồng ghép. Công tác phối hợp các cơ quan tổ chức liên quan trong việc tổ chức quản lý thu thuế TN chưa thường xuyên. Đội ngũ cán bộ thuế còn hạn chế về năng lực và tinh thần trách nhiệm, đã ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế tài nguyên, làm hạn chế vai trò của thuế tài nguyên đối với phát triển kinh tế bền vững. Kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ đạt được của qui định về thuế suất, giá tính thuế, miễn giảm thuế đối với 232 phiếu điều tra cho thấy: Nguyên nhân làm hạn chế tác động của thuế tài nguyên là do, sách thuế tài nguyên qui định đối tượng chịu thuế, giá tính thuế, thuế suất, miễn giảm…chưa phù hợp với thực tiễn quản lý hiện nay. Những nguyên nhân nêu trên đã làm hạn chế tác động của thuế tài nguyên, làm cho tác động của thuế tài nguyên bị méo mó, hạn chế những mặt tích cực. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 của luận án là kết quả nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thuế tài nguyên có tác động mạnh nhất, rõ rệt nhất đến tăng nguồn thu NSNN, thứ hai là tác động tới tiết kiệm tài nguyên và điều tiết khối lượng tài nguyên khai thác. Riêng tác động đến thu nhập và đời sống . 11 12 CHƯƠNG 4:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN nguyên hiên nay. Nhằm góp phần nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên. Năm là, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của người nộp thuế, nhằm đảm bảo thuế tài nguyên có tác động tích cực hơn. 4.2.2 Nhóm các giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách thuế tài nguyên Sử dụng kết quả nghiên cứu về tác động của thuế tài nguyên ở chương 3; từ kết quả tác động, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của thuế tài nguyên. Kết hợp với kinh nghiệm sử dụng công cụ thuế tài nguyên ở các nước, luận án đưa ra 4 giải pháp. Thứ nhất, kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá ở mục 3.3.2 cho thấy, quy định về người nộp thuế ở thuế tài nguyên chưa phù hợp, cần phải hoàn thiện quy định đối với người nộp thuế để quản lý chặt nguồn thu cho NSNN, nâng cao tác động của thuế tài nguyên. Thứ hai, kinh nghiệm của các nước là mở rộng diện chịu thuế để bao quát hết hoạt động khai thác tài nguyên, cũng như những hạn chế về đối tượng chịu thuế đã phân tích ở chương 3 thì việc mở rộng đối tượng chịu thuế là điều cần thiết để đảm bảo công bằng trong khai thác tài nguyên. Thứ ba, kết quả nghiên cứu ở chương 3 về thực trạng tác động, phân tích những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về tác động của thuế tài nguyên cho thấy, căn cứ tính thuế hiện nay đang làm hạn chế tác động của thuế tài nguyên. Từ kinh nghiệm thực tiễn các nước luận án đề xuất hướng điều chỉnh căn cứ tính thuế để nâng cao tác động của thuế tài nguyên như sau: Điều chỉnh quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế phù hợp với thực tiễn đảm bảo áp dụng thực hiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan quản lý. Hoàn thiện giá tính thuế theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, giá tính thuế đảm bảo sát giá thị trường. Đặc biệt quan tâm áp dụng giá tính thuế tài nguyên theo giá sản phẩm bán ra để đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao tác động của thuế tài nguyên. Áp dụng thuế thuế suất linh hoạt và qui định khung thuế suất để phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế suất hiện nay vẫn có thể điều chỉnh tăng ở một số loại tài nguyên. Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu ở chương 3 kinh nghiệm các nước về miễn giảm thuế để khuyến khích hay hạn chế khai thác, luận án đề xuất thu hẹp các trường hợp được miễn giảm thuế để phát huy tác động tích cực của thuế tài nguyên. 4.1 Chủ trương và phương hướng nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 4.1.1 Bối cảnh và chủ trương khai thác tài nguyên thiên nhiên Bối cảnh quốc tế và trong nước về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển, tài nguyên đang khai thác, sử dụng bừa bãi kém hiệu quả, ngày càng cạn kiệt. Việc khai thác thiếu ý thức làm ô nhiễm môi trường. Những tài nguyên tái tạo đang bị thoái hóa, biến đổi theo hướng bất lợi, gây ra các ngoại ứng tiêu cực khó lường cho con người. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam cũng như các quốc gia phải sử dụng công cụ thuế tài nguyên để quản lý khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng thu cho NSNN và khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác gây ra. Những vấn đề này đòi hỏi chính sách thuế tài nguyên và các chính sách liên quan phải được thiết kế như thế nào để thúc đẩy việc nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bối cảnh và chủ trương thay đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Hơn 30 năm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định; song mô hình tăng trưởng còn chậm đổi mới. Chưa phát huy được các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn tài nguyên. Bài toán giữa khai thác tài nguyên và các ngoại ứng tiêu cực gây ra trong quá trình khai thác chưa được tính toán so sánh rõ ràng. Xuất phát từ tình hình nêu trên chủ trương thay đổi mô hình tăng trưởng đang là vấn đề cấp thiết. Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra khả năng khai thác tài nguyên ngày càng hiệu quả hơn. Song không thúc đẩy bằng mọi giá, nhưng cũng không phải dừng khai thác tài nguyên để hạn chế các ngoại ứng tiêu cực do khai thác gây ra, mà vấn đề đặt ra là khai thác tiết kiệm tài nguyên, hạn chế sản lượng khai thác đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. 4.1.2 Phương hướng nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước. Không phân biệt các thành phần kinh tế, đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Thuế tài nguyên phải đơn giản, minh bạch, công bằng, dễ thực hiện, phù hợp với thông lệ thuế quốc tế. Không kết hợp nhiều các chính sách kinh tế xã hội khác. Việc kết hợp nhiều chính sách khác thường dẫn tới mâu thuẫn ngay trong các mục tiêu của Luật thuế. Đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN và vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Mục tiêu chính của thuế tài nguyên là tạo nguồn thu cho NSNN và điều tiết khai thác tiết kiệm tài nguyên. Do vậy mức thuế như thế nào là phù hợp thì đòi hỏi phải tính toán dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở dữ liệu điều tra khảo sát để đảm bảo vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong việc khai thác tiết kiệm tài nguyên, nguồn thu cho NSNN và yêu cầu phát triển. Để đảm bảo khai thác, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, cần có chính sách thuế tài nguyên phù hợp để hạn chế khai thác tài nguyên nói chung, các loại TN quý hiếm nói riêng. 4.2 Giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 4.2.1 Nhóm các giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuế tài nguyên Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 3 về mức độ đạt được của các chính sách pháp luật liên quan đến thuế tài nguyên còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này, luận án đưa ra 5 giải pháp: Một là, giải pháp hoàn thiện nội dung một số luật pháp liên quan đến chính sách thuế tài nguyên để góp phần thúc đẩy tác động của thuế tài nguyên theo chiều hướng tích cực. Hai là, tăng cường công tác tổ chức quản lý thực hiện Luật thuế của ngành Thuế và địa phương để đảm bảo thuế tài nguyên thực sự phù hợp với thực tiễn hiện nay, nâng cao vai trò tác động của thuế tài nguyên. Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật thuế kịp thời thường xuyên; đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác tài nguyên nói riêng các doanh nghiệp kinh doanh nói chung. Bốn là, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ xây dựng chính sách thuế và nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thuế để hoàn thiện về mặt chính sách cũng như công tác quản lý thuế tài KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 luận án đã vận dụng kết quả nghiên cứu ở chương 3, kinh nghiệm thực tiễn các nước ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Luận án đề xuất 2 nhóm các giải pháp là: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuế tài nguyên và nhóm giải pháp về hoàn thiện nội dung chính sách thuế tài nguyên để các nhà quản lý tham khảo. Trong đó giải pháp về hoàn thiện dung chính sách thuế tài nguyên được tác giả coi trọng. Trong nhóm giải pháp này thì việc hoàn thiện về thuế suất và giá tính thuế cần đặc biệt quan tâm. Hai yếu tố này thay đổi kéo theo sự tác động của thuế tài nguyên thay đổi rõ rệt. KẾT LUẬN Thuế tài nguyên là công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước để điều tiết hoạt động khai thác tài nguyên. Thuế tài nguyên trong những năm qua đã có tác động tích cực đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và đóng góp cho NSNN. Song sự tác động của thuế TN đến hành vi khai thác cũng còn nhiều hạn chế cần ĐÃ CÔNG BỐ học viện: giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt nam, học viện tài chính và Tập đoàn bảo việt tháng 12/2015. 1. Nguyễn Văn Phương (2015), ‘Tác động của thuế tài nguyên đến tình hình khai thác sử dụng tiết kiệm tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình’, hội thảo khoa học cấp 01 tháng 01/2016. 2. Nguyễn Văn Phương (2016), ‘Tác động của thuế tài nguyên đến sự phát triển kinh tế xã hội ’, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, học viện Tài chính số nghiên cứu Tài chính kế toán, học viện Tài chính số 02 tháng 02/2016. 3. Nguyễn Văn Phương (2016), ‘Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn Tỉnh ninh Bình’, Tạp chí 13 phải điều chỉnh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm và sản lượng tài nguyên khai thác. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về vấn đề này. Luận án rút ra điểm mới của nghiên cứu về mặt lý luận đó là: Thuế tài nguyên chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, tổ chức quản lý thuế tài nguyên của Nhà nước, nhận thức của người khai thác. Trong đó cơ chế chính sách thuế tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất, trong chính sách thuế tài nguyên thì thuế suất và giá tính thuế là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất. Để thúc đẩy tác động của thuế TN đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng thu cho NSNN; cần phải thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng của thuế tài nguyên đó là: Hệ thống luật pháp liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên; tổ chức quản lý thuế tài nguyên của Nhà nước; nhận thức của người khai thác, theo hướng tích cực. Đặc biệt là các nhân tố thuế suất và giá tính thuế cần được coi trọng. Những đóng góp về mặt thực tiễn của luận án: Thuế tài nguyên có tác động mạnh nhất, rõ rệt nhất đến tăng nguồn thu NSNN, tiết kiệm tài nguyên và điều tiết khối lượng tài nguyên khai thác. Riêng tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động chưa được rõ nét. Trong giai đoạn 2011- 2015 có 3 lần thay đổi thuế suất và 4 lần thay đổi giá tính thuế. Thuế tài nguyên đã tác động đến tiết kiệm khối lượng tài nguyên khai thác mỗi năm khoảng 10% và giảm sản lượng khai thác hàng năm, giảm nhiều nhất là tài nguyên đá vôi. Tăng thu cho NSNN bình quân khoảng 20% mỗi năm, cao hơn mức tăng bình quân chung của các loại thuế khác. Tỷ trọng trong nguồn NSNN có xu hướng tăng dần hàng năm mặc dù sản lượng khai thác không tăng. Khi thuế suất tăng, thuế tài nguyên tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng của thuế suất. Giá tính thuế tài nguyên tăng lên bao nhiêu % thì thuế tài nguyên cũng tăng lên tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ tăng của giá tính thuế. Thuế suất các loại tài nguyên đá vôi, đất làm gạch, nước khoáng, đất san lấp tăng từ 2% - 5% so với mức thuế suất hiện hành các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động khai thác. Đây là cơ sở để điều tiết sản lượng khai thác và điều chỉnh tăng thuế suất. Kết quả nghiên cứu hai loại tài nguyên mới là danh lam thắng cảnh và kho số thuê bao điện thoại đưa vào tính thuế tài nguyên là hoàn toàn có cơ sở về mặt lý luận cũng như thực tiễn; đảm bảo công bằng xã hội và tăng thu cho NSNN tỉnh Ninh Bình nói riêng, cả nước nói chung. Vận dụng kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm các nước luận án đưa ra hai nhóm các giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên là: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến thuế tài nguyên và nhóm giải pháp về hoàn thiện nội dung chính sách thuế tài nguyên để các nhà quản lý tham khảo. Mặc dù luận án đã đạt được những kết quả nhất định song còn một số hạn chế đó là: Lý luận về bản chất của thuế TN chưa được giải quyết triệt để; giữa lý luận và thực tiễn đang có mâu thuẫn cần tiếp tục nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu còn hẹp mới nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chưa có các tính toán định lượng dựa trên các mô hình nên chưa đánh giá chính xác về khối lượng TN tiết kiệm được đối với mỗi loại tài nguyên khai thác khi mức thuế tài nguyên thay đổi. Tuy có những hạn chế nhưng nhìn chung luận án đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Các phân tích đánh giá tác động của thuế TN và giải pháp của luận án có giá trị sử dụng cho các công tác nghiên cứu tiếp theo, cho các nhà quản lý tham khảo áp dụng vào thực tiễn. Rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn./. Xin chân trọng cảm ơn! DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan