Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhậ...

Tài liệu Tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
122
187
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Đặng Thị Ngọc Hân Là học viên cao học K24 – Ngành Ngân hàng Mã số học viên: 7701240192A Cam đoan đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Phương Thảo Là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ. Tp. HCM, ngày 02 tháng 08 năm 2017 Tác giả Đặng Thị Ngọc Hân MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN .........................................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài:.......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ...........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................4 1.6. Kết cấu của đề tài: ..............................................................................................5 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài: .............................................................................6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................7 2.1. Tổng quan về thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế. ......................................................................................................7 2.1.1. Thu nhập lãi cận biên. ...................................................................................7 2.1.2. Rủi ro tín dụng: .............................................................................................8 2.1.3. Khả năng thanh khoản. ..................................................................................9 2.1.4. Chu kỳ kinh tế. ............................................................................................10 2.2. Tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên: .............................................................................................11 2.2.1. Tác động của rủi ro tín dụng đến thu nhập lãi cận biên. .............................11 2.2.2. Tác động của khả năng thanh khoản đến thu nhập lãi cận biên. .................12 2.2.3. Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. .................................13 2.3. Lược khảo các nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. ..........................................................................15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN, RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................20 3.1. Giới thiệu về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: ...........................20 3.2. Thực trạng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. ...................................................................................................................................21 3.2.1. Quy mô tài sản. ...........................................................................................21 3.2.2. Thu nhập lãi thuần. ......................................................................................24 3.2.3. Thu nhập lãi cận biên. .................................................................................26 3.3. Thực trạng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam và chu kỳ kinh tế: ...........................................................................................29 3.3.1. Rủi ro tín dụng. ...........................................................................................29 3.3.2. Khả năng thanh khoản. ................................................................................34 3.3.3. Chu kỳ kinh tế. ............................................................................................37 3.4. Xu hướng thu nhập lãi cận biên và rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, chu kỳ kinh tế của các NHTM Việt Nam. .............................................................39 3.4.1. Rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên. ....................................................39 3.4.2. Khả năng thanh khoản và thu nhập lãi cận biên. ........................................40 3.4.3. Chu kỳ kinh tế và thu nhập lãi cận biên. .....................................................41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................42 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................43 4.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................43 4.1.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu. .............................................................................43 4.1.2. Mô hình nghiên cứu. ...................................................................................43 4.1.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và diễn giải các biến. ........................45 4.1.3.1. Biến độc lập..........................................................................................45 4.1.3.2. Biến kiểm soát. .....................................................................................47 4.1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................53 4.2. Kết quả nghiên cứu. .........................................................................................53 4.2.1. Thống kê mô tả các biến. ............................................................................53 4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến. ....................................................55 4.2.3. Kết quả hồi quy các mô hình. .....................................................................56 4.2.3.1. Mô hình nghiên cứu thứ nhất. ..............................................................56 4.2.3.2. Mô hình nghiên cứu thứ hai. ................................................................60 4.2.3.3. Mô hình nghiên cứu thứ ba. .................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................................67 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên. .................................67 5.2. Đề xuất các khuyến nghị. .................................................................................68 5.2.1. Đối với ngân hàng thương mại....................................................................68 5.2.2. Đối với Cơ quan quản lý. ............................................................................69 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của Luận văn. ...............................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Từ viết tắt Viết đầy đủ ASEAN Economic Community AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) Asset-liability Committee ALCO (Ủy Ban Tài Sản - Nợ Phải Trả) Association of Southeast Asian Nations ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) Bank for International Settlements BIS (Ngân hàng Thanh toán Quốc tế) Consumer Price Index CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) CSGSATVM Chính sách Giám sát An toàn Vĩ mô CSTK Chính sách Tài khóa CSTT Chính sách Tiền tệ Earning Per Share EPS (Thu nhập trên cổ phiếu) Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc tế) Fixed Effect Model FEM (Mô hình tác động cố định) Feasible General Least Square FGLS (Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi) Fund Transfer Pricing FTP Giá chuyển vốn nội bộ Gross Domestic Product GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) Incremental Capital - Output Ratio ICOR (Chỉ số hiệu quả đầu tư) International Monetary Fund IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) Mergers and Acquisitions M&A (Mua bán và sáp nhập) NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Pooles Ordinary Least Square Pooled OLS (Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường) STT Từ viết tắt 21 REM 22 ROA 23 ROE 24 TCTD 25 VAMC 26 VIF Viết đầy đủ Random Effect Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên) Return on Asset (Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) Return on equity (Lợi nhuận ròng trên vốn tự có) Tổ chức Tín dụng Vietnam Asset Management Company (Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam) Variance inflation factor (Chỉ số phóng đại phương sai) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1: Quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam ..............................................22 Bảng 3. 2: Thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam.........................................25 Bảng 3. 3: Thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. ...................................27 Bảng 3. 4: Thống kê quy mô cho vay của các NHTM Việt Nam .............................30 Bảng 3. 5: Trích lập dự phòng của các NHTM Việt Nam ........................................32 Bảng 3. 6: Thống kê tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản qua các năm của các NHTM Việt Nam ......................................................................................................34 Bảng 4. 1: Bảng tổng hợp giả thuyết và các biến được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu .................................................................................................................51 Bảng 4. 2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .......................................................53 Bảng 4. 3: Mối tương quan giữa các biến .................................................................55 Bảng 4. 4: Kiểm định chỉ số VIF trước khi bỏ biến SIZE ........................................55 Bảng 4. 5: Kiểm định chỉ số VIF sau khi bỏ biến SIZE ...........................................56 Bảng 4. 6: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình nghiên cứu thứ nhất ..................56 Bảng 4. 7: Kiểm định F, Hausman, Breusch và Pagan Lagrangian ..........................58 Bảng 4. 8: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan ..................58 Bảng 4. 9: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình nghiên cứu thứ hai ....................60 Bảng 4. 10: Kiểm định F, Hausman, Breusch và Pagan Lagrangian ........................61 Bảng 4. 11: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan ................61 Bảng 4. 12: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình nghiên cứu thứ ba ...................62 Bảng 4. 13: Kiểm định F, Hausman, Breusch và Pagan Lagrangian ........................62 Bảng 4. 14: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan ................63 Bảng 4. 15: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy bằng phương pháp ước lượng FGLS của 3 mô hình nghiên cứu ..............................................................................63 Bảng 4. 16: Tổng hợp kết quả nghiên cứu so với giả thuyết ....................................65 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1: Mô tả chu kỳ kinh tế ............................................................................11 Biểu đồ 3. 1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 .............................20 Biểu đồ 3. 2: Trung bình quy mô tài sản của các NHTM Việt Nam ........................24 Biểu đồ 3. 3: Thu nhập lãi thuần các NHTM Việt Nam ...........................................26 Biểu đồ 3. 4: Trung bình thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam ..............29 Biểu đồ 3. 5: Quy mô cho vay của các NHTM Việt Nam ........................................31 Biểu đồ 3. 6: Trung bình dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM .........................33 Biểu đồ 3. 7: Trung bình tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam ...................................................................................................................36 Biểu đồ 3. 8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ..................................................................38 Biểu đồ 3. 9: Rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên..............................................39 Biểu đồ 3. 10: Khả năng thanh khoản và thu nhập lãi cận biên ................................41 Biểu đồ 3. 11: Chu kỳ kinh tế và thu nhập lãi cận biên ............................................42 1 1CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN 1.1. Sự cần thiết của đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi các nhà quản trị điều hành, vì khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần cho ngân hàng phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với môi trường hội nhập quốc tế. Tỷ suất lợi nhuận cao tạo ra những trở ngại cho các trung gian tài chính, như lãi suất huy động thấp sẽ gia tăng tiết kiệm trong dân cư và lãi suất cho vay cao sẽ làm giảm cơ hội đầu tư (Fungáčová và Poghosyan, 2011). Một hệ thống ngân hàng nếu có thu nhập lãi cận biên thấp sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn (Sensarma và Ghosh, 2004). Ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải như: người gửi tiền bất chợt rút hết tiền gửi của họ làm cho ngân hàng thiếu hụt tiền mặt để chi trả (rủi ro thanh khoản), người đi vay không hoàn tất nghĩa vụ trả nợ của họ (rủi ro tín dụng), lãi suất biến động bất lợi đến hoạt động kinh doanh (rủi ro lãi suất), hệ thống công nghệ thông tin không hoạt động hoặc quy chế, quy trình nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, ….. (rủi ro hoạt động) (Cecchetti và Schoenholtz, 2011). Rủi ro hoạt động thường khó có thể dự liệu được và rủi ro lãi suất thì vượt ra khỏi sự kiểm soát trực tiếp của ngân hàng. Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản liên quan trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng và cũng là những rủi ro dẫn đến thất bại, phá sản của ngân hàng. Nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014) là bằng chứng cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của ngân hàng là do xuất hiện chung của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Nghiên cứu của Dermine (1986) sử dụng mô hình K-M thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Mối quan hệ này phụ thuộc vào việc có hay không có cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Rủi ro thanh khoản được xem là một chi phí để hạ thấp lợi nhuận ngân hàng, rủi ro tín dụng tăng sẽ làm thu hẹp dòng tiền từ đó tăng rủi ro thanh khoản. Trong các chu kỳ kinh tế khác nhau, các tiêu chuẩn và quy định về hoạt động ngân hàng cũng sẽ thay đổi để phù hợp. Ví dụ như, các tiêu chuẩn về cho vay sẽ 2 được nới lỏng khi nền kinh tế tăng trưởng, thắt chặt khi nền kinh tế suy thoái và đây là nguyên nhân gây ra biến động dẫn tới các rủi ro mà ngân hàng gặp phải (Thakor, 2016). Aydemir và Guloglu (2016) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự phát triển của các ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới thu nhập lãi của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản có tác động đáng kể đến thu nhập lãi trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Rủi ro tín dụng có tác động mạnh mẽ đế thu nhập lãi trong thời kỳ kinh tế bùng nổ. Từ sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính, các NHTM nước ngoài bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức để khai thác một thị trường đầy tiềm năng, vì vậy sức ép cạnh tranh cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn đối với các NHTM Việt Nam. Cùng với sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, hệ thống NHTM Việt Nam bắt đầu bộc lộ những yếu kém như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chất lượng thanh khoản kém, hiệu quả hoạt động giảm sút. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và thực hiện các giải pháp lành mạnh hóa tài chính và hoạt động của hệ thống, đảm bảo sự an toàn hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững hơn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường được đo lường bằng các chỉ số như: lợi nhuận trên vốn cố phần; lợi nhuận trên tài sản; chênh lệch lãi suất và thu nhập lãi cận biên. Trong đó, thu nhập lãi cận biên là một thước đo quan trọng đối với ngân hàng vì nó chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng (Rose, 2001). Luận văn nhằm tìm hiểu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể là thu nhập lãi cận biên và các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam để từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp hệ thống NHTM Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới. Chính vì những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và 3 chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu:  Mục tiêu nghiên cứu chung: Xác định tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên.  Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:  Mục tiêu 1: Đo lường mức độ tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, chu kỳ kinh tế và các nhân tố khác đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.  Mục tiêu 2: Dựa trên mức độ ảnh hưởng, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu:  Câu hỏi 1: Thực trạng thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế của các NHTM Việt Nam như thế nào?  Câu hỏi 2: Tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam như thế nào?  Câu hỏi 3: Khả năng thanh khoản xét trong các chu kỳ kinh tế có tác động như thế nào đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam?  Câu hỏi 4: Rủi ro tín dụng xét trong các chu kỳ kinh tế có tác động như thế nào đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào các đối tượng sau: thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:  Lựa chọn mẫu quan sát: Dữ liệu được thu thập dựa trên nguồn dữ liệu là các NHTM Việt Nam với điều kiện là: 4  Loại hình ngân hàng: NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần.  Thời gian hoạt động: NHTM phải đảm bảo còn tồn tại và hoạt động cho tới hết năm 2016, có số liệu thống kê liên tục từ năm 2007 đến năm 2016.  Nguồn số liệu:  Đối với các dữ liệu về ngân hàng: Tác giả thu thập dữ liệu từ các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của các NHTM được công bố hàng năm trên Website của các NHTM.  Đối với các dữ liệu về biến vĩ mô: Tác giả thu thập số liệu thông qua trang Web của Ngân hàng phát triển Châu Á. Từ những điều kiện trên và qua tìm kiếm, trích lọc, sắp xếp dữ liệu, tác giả đã loại trừ 11 trong tổng số 35 NHTM do không thỏa điều kiện hoặc không đủ dữ liệu, cuối cùng mẫu còn lại là 24 ngân hàng. Tác giả thu thập dữ liệu của 24 NHTM Việt Nam thõa mãn các điều kiện của mẫu trong giai đoạn từ năm 2007-2016.  Kích thước mẫu: Quy mô mẫu được chọn là 24 ngân hàng trong 35 NHTM ở Việt nam và dữ liệu được thu thập từ năm 2007-2016 với tổng số quan sát là 227, chiếm 65 % tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2015, quy mô tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam vào thời điểm 31/12/2015 là 7,3 triệu tỷ đồng). Vì vậy, mẫu đủ mang tính đại diện thống kê. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua phương pháp hồi quy để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong các mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra và loại bỏ bớt biến có hiện tượng đa cộng tuyến. Thực hiện kiểm định mô hình bằng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng (Pooled OLS, FEM, REM). Sử dụng các kiểm định để lựa chọn phương pháp nào phù hợp. Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai 5 của sai số thay đổi đối với mô hình lựa chọn.Nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu áp dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng, phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. 1.6. Kết cấu của đề tài: Đề tài nghiên cứu bao gồm các chương sau: Chương 1: Giới thiệu về luận văn. Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài. Chương 2: Tổng quan về tác động của tủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại. Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế của NHTM; sơ lược các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, Việt Nam về thu nhập lãi cận biên và tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. Chương 3: Thực trạng về thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả giới thiệu về Hệ thống ngân hàng Việt Nam, sơ lược hoạt động của Hệ thống ngân hàng Việt Nam và đánh giá tình hình thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. Chương 4: Phương pháp, kết quả nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả phân tích mối quan hệ và đưa ra kết quả hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng việc sử dụng và lựa chọn các mô hình hồi quy. 6 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả đưa ra những kết luận về mô hình nghiên cứu được sử dụng trong chương 4. Dựa trên các kết luận, tác giả đưa ra những khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn. 1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Về mặt lý luận, luận văn đã tổng hợp, phân tích các lý thuyết về tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của NHTM. Đồng thời, luận văn cũng đánh giá thực trạng về tình hình thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016. Kết hợp với việc đánh giá thực trạng, luận văn phân tích tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2016 thông qua các phương pháp hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng, chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên; khả năng thanh khoản không có ý nghĩa thống kê; ngoài ra, lạm phát, quy mô cho vay, hiệu quả quản lý, cấu trúc vốn, thị phần và tái cấu trúc cũng ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên. Do đó, về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là đóng góp hữu ích giúp cho các NHTM đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng thu nhập lãi cận biên. 7 2CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG, KHẢ NĂNG THANH KHOẢN VÀ CHU KỲ KINH TẾ ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý luận về thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên; đặc biệt, là tác động của rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế đến thu nhập lãi cận biên. 2.1. Tổng quan về thu nhập lãi cận biên, rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản và chu kỳ kinh tế. 2.1.1. Thu nhập lãi cận biên. Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu. Thông qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng. Theo Rose (2004), hoạt động ngân hàng thương mại gắn với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong giới hạn cho phép của rủi ro. Tuy nhiên, khả năng sinh lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư. Theo Daft (2008), hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cho thấy lợi nhuận lời là một trong những yếu tố để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh 8 của doanh nghiệp, thường đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tài sản, vốn cổ phần…. Như vậy, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được hiểu là khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng đó và mối quan hệ giữa lợi nhuận và các nhân tố tạo ra lợi nhuận đó như tài sản hay vốn chủ sở hữu, chênh lệch đầu vào và đầu ra. Ngoài ra, với những đặc trưng trong hoạt động, ngoài việc xem xét đến khả năng tạo ra lợi nhuận cũng cần xem xét đến yếu tố rủi ro bởi nếu theo đuổi lợi nhuận nhưng không có sự kiểm soát rủi ro sẽ dễ tạo ra rủi ro hệ thống. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hiệu quả tài chính là bộ phận quan trọng nhất. Hiệu quả tài chính là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Theo Mwangi (2014), tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả tài chính là chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh ngân hàng như tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE), lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), thu nhập trên cổ phiếu (EPS), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, .…. Thu nhập lãi cận biên là một trong những thước đo quan trọng để đo lường hiệu quả tài chính trong một định chế nhận tiền gửi và cho vay. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được định nghĩa là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Biên độ được tính cho một khoảng thời gian, một quý hoặc một năm, và được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm (Rose, 2001). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: 𝑁𝐼𝑀 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 − 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑥 100 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Theo như đánh giá của Standard & Poor thì NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% được xem là quá cao. 2.1.2. Rủi ro tín dụng: Theo Fitch (2006): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người đi vay không thanh toán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, là loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo Santomero 9 (1997): Rủi ro tín dụng phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ của người đi vay và nó phát sinh từ việc không có khả năng hoặc không có thiện chí để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã được cam kết trước. Heffernan (2004) định nghĩa rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà người đi vay mất khả năng chi trả các khoản vay ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản là do việc tăng quá cao tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Trong khi đó, Gup et al (2005) cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi khách hàng mất khả năng chi trả trong hoạt động tín dụng, từ đó gây ra tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng áp dụng cho cả các khoản vay, phái sinh, các giao dịch về tỷ giá hối đoái, danh mục đầu tư và các hoạt động tài chính khác. Đối với các khoản cho vay, thì rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay mất khả năng chi trả các khoản vay, gây tổn thất cho người cho vay. Rủi ro tín dụng là tổn thất tiềm tàng có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn thanh toán theo cam kết với NHTM (Thông tư 02/2013/TTNHNN). Như vậy, hoạt động tín dụng của NHTM sẽ càng rủi ro khi số lượng các khoản vay và dư nợ tín dụng đang có hiện tượng chậm trả lãi và/hoặc gốc từ phía khách hàng. 2.1.3. Khả năng thanh khoản. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), thanh khoản được định nghĩa là khả năng của ngân hàng có được nguồn tiền cần thiết để đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn mà không phải chịu bất kỳ tổn thất đáng kể. Theo Mwangi (2014) thanh khoản là khả năng của ngân hàng đáp ứng cho việc tăng tài sản và nhu cầu tiền mặt, kể cả những nghĩa vụ pháp lý khác với chi phí hợp lý và không xảy ra tổn thất. Thanh khoản đề cập đến khả năng của ngân hàng đáp ứng được các nghĩa vụ, chủ yếu là đối với người gửi tiền. Theo Vodova (2011) khả năng thanh khoản thường được đo lường dựa trên các chỉ số tài chính hay các chỉ số thanh khoản thông dụng, bao gồm: L1 = tài sản thanh khoản cao so với tổng tài sản; L2 = tài sản thanh khoản cao so với tiền gửi và vay ngắn hạn; L3 = cho vay so với tổng tài sản; L4 = cho vay so với tiền gửi và tài 10 trợ ngắn hạn. Chỉ số thanh khoản L1 gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác, chứng khoán nợ do chính phủ và chứng khoán tương tự. Tỷ số này cung cấp thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng, tỷ số này càng cao thì khả năng thanh khoản càng tốt. Tuy nhiên, giá trị cao của tỷ số này cũng có thể được hiểu là không hiệu quả vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn vốn vào đầu tư. Chỉ số L2 tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí và chỉ số này càng cao thì khả năng thanh khoản tốt. Ngược lại, chỉ số L3 và L4 càng cao thì thanh khoản càng kém. 2.1.4. Chu kỳ kinh tế. Nền kinh tế, cho dù phát triển hay đang phát triển, đều lặp đi lặp lại hiện tượng suy giảm và phục hồi. Hiện tượng này gọi là tính chu kỳ của nền kinh tế. Nhận diện chu kỳ kinh tế có tầm quan trọng đối với điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và để ổn định vĩ mô, chính sách cần thắt chặt dần khi kinh tế chạm đáy và nới lỏng dần khi kinh tế đạt đỉnh. Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng) (Samuelson và Nordhalls, 2007). Có hai cách tiếp cận chu kỳ kinh tế. Theo cách tiếp cận cổ điển do Mitchell và Burn (1938) đề xuất, nền kinh tế được xem là suy giảm khi tăng trưởng âm và phục hồi khi tăng trưởng dương. Cách tiếp cận này không phù hợp với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, với tăng trưởng hiếm khi dưới không. Một cách tiếp cận phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam là Ahking (2014), kinh tế phục hồi khi tăng trưởng liên tục tăng và suy giảm khi tăng trưởng liên tục giảm. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu được phản ánh thông qua hai chỉ số là tăng trưởng GDP và chỉ số phát triển công nghiệp. Đối với nền kinh tế Việt Nam, chỉ số phát triển công nghiệp chỉ phản ánh tình hình sản xuất công nghiệp, còn GDP bao hàm cả khu vực nông nghiệp và dịch vụ nên sẽ phản ánh toàn diện hơn nền kinh tế, do đó tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ được hiểu là tăng trưởng GDP để thể hiện rõ ràng hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng