Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của quan hệ kinh tế việt nam trung quốc đến quốc phòng việt nam...

Tài liệu Tác động của quan hệ kinh tế việt nam trung quốc đến quốc phòng việt nam

.PDF
223
24
51

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BïI §øC ANH T¸C §éNG cñA QUAN HÖ KINH TÕ VIÖT NAM - TRUNG QUèC §ÕN QUèC PHßNG VIÖT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số : 931 01 02 luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: 1. PGS, TS Vũ Văn Phúc 2. PGS, TS Nguyễn Trọng Xuân HÀ NỘI - 2018 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Đức Anh 4 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. 1.2. 1.3. Các công trình khoa học đề cập đến cơ sở lý luận về sự tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam Các công trình khoa học đề cập đến thực trạng tác động và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐẾN QUỐC PHÒNG VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, nội dung, hình thức quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc 2.2. Những vấn đề cơ bản về quốc phòng Việt Nam 2.3. Quan niệm, nội dung tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam Chương 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐẾN QUỐC PHÒNG VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay 3.2. Tác động tích cực, tiêu cực của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc 3.3. 5 10 10 17 22 25 25 30 37 68 68 đến quốc phòng Việt Nam từ năm 2008 đến nay 75 Nguyên nhân tác động tích cực, tiêu cực và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam 123 Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ 145 VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĐẾN QUỐC PHÒNG VIỆT NAM 4.1. Quan điểm cơ bản phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam Giải pháp chủ yếu phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 145 4.2. 157 193 195 196 210 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ đội Biên phòng BĐBP 2 Chính trị - Tinh thần CT-TT 3 Khoa học và Công nghệ KH&CN 4 Kinh tế quân sự KTQS 5 Năng suất các nhân tố tổng hợp TFP 6 Quan hệ kinh tế QHKT 7 Quản lý Nhà nước QLNN 8 Quốc phòng toàn dân QPTD 9 Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi EPC TT công xây dựng công trình 10 Tiềm lực kinh tế TLKT 11 Tiềm lực quân sự TLQS 12 Tiềm lực quốc phòng TLQP 13 Sức mạnh quốc phòng SMQP 14 Việt Nam - Trung Quốc Việt - Trung 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông” và chính đặc điểm này là một trong những nguyên nhân làm cho QHKT giữa hai nước sớm được hình thành trong lịch sử. Theo dòng chảy thời gian, cũng như quan hệ giữa hai nước nói chung, QHKT Việt Nam - Trung Quốc cũng có sự vận động với những bước thăng trầm, thậm chí cả gián đoạn. Hiện nay trước bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, trên tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, hướng tới những lợi ích chung để “cùng thắng”, QHKT Việt - Trung đã được thiết lập và phát triển lên một tầm cao mới. Song hành với sự hình thành và phát triển này là sự tác động mạnh mẽ của QHKT hai nước đến Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đối với lĩnh vực quốc phòng, trong đó có TLQP, QHKT Việt Trung đã và đang có những tác động tích cực. QHKT này thúc đẩy TLKT, tiềm lực KTQS phát triển thông qua mở rộng thị trường đầu ra và đầu vào cho sản xuất, phát huy lợi thế của quốc gia, khai thác nguồn lực từ Trung Quốc; thúc đẩy tiềm lực KH&CN phát triển thông qua hợp tác KH-CN giữa hai nước, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân và lực lượng vũ trang đối với Đảng, Nhà nước… Bên cạnh những tác động tích cực, QHKT Việt Trung cũng có những tác động tiêu cực đến tất cả các bộ phận cấu thành quốc phòng, trong đó có TLQP. Có những tác động tiêu cực đã hiện hữu, có những tác động mới xuất hiện nhưng ẩn chứa mức độ tác hại không thể coi thường. Đồng thời, cộng hưởng sự tác động tiêu cực đó trở thành một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, làm cho QHKT Việt - Trung còn tồn tại những hạn chế, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng cũng như mong muốn của hai Đảng và Nhân dân hai nước. Thời gian tới, QHKT Việt - Trung cũng như sự tác động của nó đến quốc phòng sẽ có những biến chuyển mới bởi nhiều yếu tố, đặc biệt trước sự “trỗi dậy”, sự “quật khởi” của Trung Quốc cùng những biến động của khu vực và toàn cầu. Vì vậy yêu 7 cầu cơ bản, tất yếu và cấp thiết đặt ra là phải nhận diện đầy đủ sự tác động này. Trong khi đó hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đã công bố đề cập một cách hệ thống, toàn diện đến tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam, đặc biệt là tác động đến bộ phận quan trọng là TLQP; thực trạng tác động của QHKT hai nước đến TLQP chưa được đánh giá đầy đủ và các quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy QHKT hai nước đồng thời phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó đến quốc phòng chưa được chỉ ra một cách có hệ thống, khoa học. Vì vậy với mong muốn thúc đẩy QHKT Việt - Trung, góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm của Đảng “Tiếp tục đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định vững chắc” [3], đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của QHKT hai nước cho quốc phòng trong đó có TLQP , Nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam”, làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2017, từ đó đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam. * Nhiệm vụ: - Luận giải cơ sở lý luận về tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam. - Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những vấn đề cần giải quyết để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của QHKT Việt Trung đến TLQP Việt Nam từ năm 2008 đến 2017. - Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam. 8 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Luận án tập trung nghiên cứu sự tác động của QHKT Việt - Trung (QHKT giữa Việt Nam với Trung Quốc không tính Ma Cao, Hồng Kông, Đài Loan) đến TLQP với 4 bộ phận cấu thành là: TLKT, tiềm lực CT-TT; tiềm lực KH&CN; TLQS. - Luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2008 (khi Việt Nam và Trung Quốc nâng mối quan hệ hai nước lên mức quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện) đến năm 2017. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế chính trị, kinh tế quân sự, học thuyết bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh quân đội; đường lối của Đảng về phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay. * Cơ sở thực tiễn: Luận án được hoàn thành trên cơ sở kế thừa một số thông tin, số liệu từ các công trình đã công bố có liên quan, từ các báo cáo của các bộ, ngành hàng năm có liên quan, cùng với sự thống kê và khảo sát thực tiễn của tác giả. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Để thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng nhiều phương pháp trong đó lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp chung. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. - Phương pháp chuyên ngành: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Phương 9 pháp này được sử dụng trong cả 3 chương khi đã gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những yếu tố, những sự kiện, hiện tượng không ổn định, bền vững, không cần thiết, nắm lấy cái ổn định, cần thiết, cái bản chất về sự tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng. - Các phương pháp khác: Bên cạnh phương pháp chung và phương pháp chuyên ngành, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Thống kê - so sánh; phân tích - tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phương pháp lô gíc - lịch sử… + Phương pháp thống kê - so sánh được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 khi đánh giá thực trạng QHKT Việt - Trung và thực trạng tác động của nó đến quốc phòng. + Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả 3 chương của luận án nhưng chủ yếu được sử dụng ở Chương 2 để đưa ra những nhận xét, đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng. + Phương pháp lô gíc - lịch sử được sử dụng chủ yếu ở cuối chương 2 khi nghiên cứu nguyên nhân tác động tích cực, tiêu cực và những những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng. + Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong tất cả các nội dung của luận án, qua đó tác giả tham khảo được ý kiến của các chuyên gia giỏi về lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở cho quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án 5. Những đóng góp mới của luận án - Đưa ra khái niệm về QHKT Việt - Trung và quan niệm về tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam. - Chỉ ra các nhân tố chi phối sự tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam trong đó có TLQP. - Chỉ ra nguyên nhân tác động tích cực, tiêu cực của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam từ năm 2008 đến 2017. 10 - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp mới nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận của luận án: - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về tác động của QHKT Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu môn kinh tế chính trị học Mác - Lênin ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. * Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án góp phần cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý hoạch định chương trình, kế hoạch phát triển QHKT Việt Nam - Trung Quốc cũng như củng cố quốc phòng Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu vấn đề có liên quan đến đề tài, 04 chương, 11 tiết, phụ lục, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình khoa học đề cập đến cơ sở lý luận về sự tác động của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam * Các công trình khoa học đề cập đến những vấn đề lý luận về quốc phòng Việt Nam Bài viết “Về khái niệm chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng và chiến lược quân sự” của tác giả với bút danh P.C (1990) đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số tháng 10 -1990 [85, tr.82-85] đã đưa ra các khái niệm về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng và chiến lược quân sự từ đó đi sâu phân tích về chiến lược quốc phòng trong mối quan hệ với hai chiến lược còn lại trên. Trong đó, tác giả quan niệm “Chiến lược quốc phòng là chiến lược bảo vệ Tổ quốc về quân sự trong thời bình và chuẩn bị cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (trong các quy mô và tình huống khác nhau)” [85, tr.82]. Nội dung của chiến lược quốc phòng bao gồm, nhiệm vụ cách mạng nói chung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nói riêng; bản chất, mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của chiến lược quốc phòng; xây dựng TLQS và SMQS thường trực trên cơ sở xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước; kết hợp chiến lược quốc phòng với chiến lược an ninh, kinh tế, đối ngoại trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kế hoạch ứng phó với các cuộc xâm lược vũ trang bộ phận trong thời bình và kế hoạch động viên thời chiến, chuyển đất nước từ thời bình, sang thời chiến, chuyển kinh tế từ thời bình sang thời chiến phục vụ cho chiến tranh và yêu cầu dân sinh trong chiến tranh (theo yêu cầu của chiến lược chiến tranh - chiến lược quân sự); lãnh đạo tổ chức thực hiện. Luận án tiến sĩ Xây dựng tiềm lực kinh tế quân sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [83] của tác giả Phạm Đức Nhuấn (2002) đã đi sâu nghiên cứu việc xây dựng tiềm lực KTQS của Việt Nam. Trong đó trên cơ sở đưa ra quan 12 niệm về tiềm lực KTQS, quan niệm về xây dựng tiềm lực KTQS và phân tích những đặc điểm chi phối đến tiềm lực kinh tế quân sự của nước ta, tác giả chỉ ra những vấn đề có tính quy luật và nội dung xây dựng tiềm lực KTQS Việt Nam. Theo tác giả nội dung xây dựng tiềm lực KTQS gồm xây dựng bộ phận hiện có và bộ phận tiềm tàng. Xây dựng bộ phận hiện có của tiềm lực KTQS tập trung vào: Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; phát triển sản xuất hàng hóa nông, lâm và ngư nghiệp phục vụ trực tiếp nhu cầu quân sự; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kết hợp với xây dựng kết cấu hạ tầng quân sự; phát triển ngành xây dựng cơ bản phục vụ quân sự; xây dựng hệ thống quỹ dự trữ quốc gia về vật chất phương tiện cho quân sự; xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu quân sự. Xây dựng bộ phận tiềm tàng tập trung vào: Xây dựng dây truyền công nghiệp động viên trong nền kinh tế và công suất dự trữ của các doanh nghiệp quốc phòng; lập kế hoạch động viên vật chất phương tiện trong các ngành kinh tế - kỹ thuật. Xây dựng nguồn nhân lực động viên cho nhu cầu quân đội. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Nghiên cứu xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc giai đoạn mới [134] của tác giả Đỗ Bá Tỵ (2011) đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng TLQP trên địa bàn Tây Bắc. Trong đó báo cáo đã chỉ ra quan niệm về TLQP; những yếu tố chi phối đến xây dựng TLQP trên địa bàn Tây Bắc; đánh giá thực trạng xây dựng xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Bắc từ năm 2001 đến 2011 và rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, báo cáo đưa ra khái niệm, căn cứ, yêu cầu, nội dung xây dựng TLQP trên địa bàn Tây Bắc giai đoạn mới; đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản (các giải pháp hướng vào nâng cao các thành tố cấu thành TLQP) qua đó nâng cao TLQP trên địa bàn Tây Bắc trong giai đoạn mới. Công trình Một số vấn đề quốc phòng - an ninh trong sự nghiệp đổi mới của tác giả Bùi Phan Kỳ (2012), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội [61] đã 13 đi sâu, làm rõ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; nêu rõ tính tất yếu phải đổi mới quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước hiện nay; đề cập những vấn đề có tính định hướng và giải pháp về quốc phòng, an ninh; đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa hai chiến lược có liên quan mật thiết tới quốc phòng, an ninh là Chiến lược quốc phòng và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Trong đó tác giả đã luận bàn về khái niệm chiến lược quốc phòng; xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và nội dung chủ yếu của chiến lược quốc phòng. Công trình Những vấn đề cơ bản cấp thiết về chiến tranh, quân đội và sức mạnh quân sự quốc gia trong thời đại hiện nay của Học viện Chính trị (2012) [53] được kết cấu thành 3 phần với mục đích luận giải những vấn đề cơ bản cấp thiết về chiến tranh, quân đội và SMQS quốc gia. Công trình chỉ ra sức mạnh quân sự quốc gia được hiểu là mạnh tổng hợp của các nhân tố kinh tế, chính trị, tinh thần, khoa học nghệ thuật quân sự, vũ khí trang bị, lực lượng quân sự và quần chúng nhân dân. Về cụ thể, sức mạnh đó bao gồm: TLKT; tiềm lực CT-TT; tiềm lực khoa học kỹ thuật hiện đại; TLQS; mối quan hệ giữa tổ chức quân sự và chế độ kinh tế, văn hóa trong SMQS quốc gia. Công trình Thời kỳ đầu chiến tranh và những vấn đề đặt ra với quốc phòng của Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Chiến (2014), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [28] đã phân tích những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam thời kỳ đầu chiến tranh. Trong đó, công trình tập trung vào phân tích các vấn đề: Xây dựng tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng phương thức vận hành của quốc phòng toàn dân và chuẩn bị tác chiến phòng thủ chiến lược thời kỳ đầu chiến tranh. Luận án tiến sĩ quân sự Xây dựng tiềm lực quốc phòng của các tỉnh biên giới Tây Bắc trong tình hình mới của Nguyễn Văn Tuyển (2016), Học viện Quốc phòng, Hà Nội [132] đề cập đến một số vấn đề lý luận về xây dựng 14 TLQP, trong đó có chỉ ra nhận thức về TLQP (đưa ra quan niệm và giải thích TLQP, phân tích những thành tố chủ yếu của TLQP là: TLKT, TLQS, tiềm lực KH&CN và tiềm lực CT-TT), đồng thời nêu ra quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng TLQP. Quan điểm của Đảng về xây dựng TLQP được xác định là: Coi xây dựng TLQP của đất nước là vấn đề quan trọng, tạo nền tảng cho việc củng cố, nâng cao sức mạnh quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng TLQP toàn diện, những tập trung chăm lo bốn tiềm lực chủ yếu là TLKT, TLQS, tiềm lực KH&CN và tiềm lực CT-TT; Xây dựng tiềm lực CT-TT phải luôn coi trọng xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc làm nền tảng; trong xây dựng TLKT, Đảng chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng, an ninh; trong xây dựng tiềm lực KH&CN, Đảng coi đầu tư phát triển KH&CN là nền tảng và là động lực phát triển kinh tế - xã hội; trong xây dựng TLQS, Đảng chủ trương xây dựng TLQS mạnh gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài các công trình cùng các tác giả tiêu biểu trên còn có nhiều bài báo của các tác giả khác cũng đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về quốc phòng Việt Nam như: “Một vài suy nghĩ về chiến lược quốc phòng” Hoàng Minh Thảo (1991), Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 9 Tháng 9 - 1991 [104, tr.39 - 43]; “Chính sách quốc phòng - một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân” của Nguyễn Hữu Quyền (1993), Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số tháng 7 - 1993 [94, tr.25- 28] “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh theo chiến lược bảo vệ Tổ quốc” của Trần Thái Bình (2014), Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Số 11/2014 [9, tr.26-29]; “Công nghiệp quốc phòng sau 30 năm đổi mới” của Nguyễn Nhâm (2015), Tạp chí Công nghiệp quốc phòng, Số 4 - 2015 [82, tr.25-29]; “Xây dựng nguồn nhân lực trong quân đội - vấn đề cấp thiết hiện nay” của Nguyễn Đình Chiến (2015), Tạp chí Thông tin nghiên cứu chiến lược quốc phòng, Số 14 (10.2015) [29, tr.44-49]... Nội dung các bài 15 viết cũng hướng vào phân tích quốc phòng trong đó có đề cập đến các nội dung như tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng. * Các công trình khoa học đề cập đến những vấn đề lý luận về quan hệ kinh tế Việt - Trung và tác động của nó đến quốc phòngViệt Nam Buôn bán qua biên giới Việt - Trung: Lịch sử - Hiện trạng - Triển Vọng là công trình do Nguyễn Minh Hằng chủ biên (2001), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [48]. Ở công trình này, các tác giả cho rằng hoạt động buôn bán của cư dân biên giới góp phần: Đáp ứng và điều tiết cung cầu của hai bên, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân hai bên biên giới; kích thích sản xuất và dịch vụ ở vùng biên giới phát triển. Tuy nhiên, buôn bán qua biên giới là hình thức buôn bán dân gian, tự phát, nhiều người tham gia, nên rất khó kiểm soát và quản lý, dẫn đến buôn lậu và trốn thuế. Công trình Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Linh (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [72] cho rằng khu kinh tế cửa khẩu có vai trò quan trọng, góp phần vào: Chuyển dịch, lưu thông hàng hóa cho phù hợp do có cơ chế, chính sách ưu đãi từ đó phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các kênh hàng hóa, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước và từ nước ngoài vào nội địa; đáp ứng nhu cầu về kinh tế cho cả sản xuất và tiêu dùng trong cả phạm vi hẹp (đáp ứng nhu cầu tại khu vực biên giới và vùng lân cận) và phạm vi rộng (đáp ứng nhu cầu của các vùng và địa phương trong cả nước); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động, làm cho thị trường thông suốt đồng thời khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng thông qua lợi thế về cơ chế, chính sách, qua đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Báo cáo Đề tài cấp Bộ Tác động của mở cửa (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn) của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2001), Hà Nội [124] đã tiếp cận nghiên cứu, đánh giá sự tác động của mở cửa biên giới đối với sự phát triển kinh tế của thị trấn Đồng Đăng và Thị xã Lạng Sơn 16 trên các khía cạnh vĩ mô. Xem xét sự tác động đến tăng trưởng kinh tế, công trình đánh giá ở: Tốc độ tăng trưởng GDP; chỉ tiêu GDP trên đầu người. Đánh giá sự tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, Công trình cho rằng: “Biên giới Việt Trung được thông thương trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới, thị trấn Đồng Đăng, thị xã Lạng Sơn trở thành trung tâm buôn bán, trung chuyển hàng hóa quốc tế quan trọng nên các ngành thương mại, du lịch, tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển theo” [124, tr.41]. Nghiên cứu sự tác động đến cơ cấu kinh tế ngành, công trình phân tích sự thay đổi về tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp, ngành công nghiệp, ngành xây dựng cơ bản, ngành vận tải, ngành thương mại - dịch vụ. Bên cạnh đó mở cửa biên giới còn góp phần bảo đảm thu vượt chi cho ngân sách địa phương, đồng thời cùng với nghiên cứu những tác động tích cực, công trình chỉ ra tác động tiêu cực của mở của đến phát triển kinh tế của các địa phương này do cạnh tranh với hàng Trung Quốc, do hoạt động đầu tư ngầm - buôn lậu cùng những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đáng chú ý là trước khi phân tích sự tác động kể trên, công trình đã đưa ra quan niệm và phân biệt ba hình thức chính của thương mại qua vùng biên là: Hình thức do nhân dân sống ở ven đường biên hay còn gọi là hình thức dân gian; thương mại chính ngạch và thương mại tiểu ngạch. Công trình The ASEAN - China Free Trade Area: genesis and implication, Australion Jounal of International Affairs, vol.58, no.2(2004) của Cheng, Joseph Yu-shek (2004) [147] cho rằng việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp tăng cường lợi ích lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau là cách tốt nhất để làm xói mòn nhận thức của các nước ASEAN và duy trì một “quyền lực trong khu vực”. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam do Tô Xuân Dân và Nguyễn Thành Công cùng chủ biên (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [38] đã đề cập đến sự tác động hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế đến các nước phát triển và các nước đang phát triển. Đối với các nước đang phát triển, tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm: 17 Mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ; thu hút nguồn vốn đồng thời tiếp nhận khoa học kỹ thuật và công nghệ cao từ bên ngoài; làm chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, khai thác những lợi thế để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế cố hữu; bên cạnh đó hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp các nước đang phát triển tăng cường xu hướng liên kết, hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, tạo thế và lực trong quan hệ kinh tế quốc tế và sự phát triển bền vững. Bên cạnh tác động tích cực, tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến các quốc gia đang phát triển cũng được công trình chỉ ra, đó là: Tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh khiến cho doanh nghiệp bị thua thiệt, bị phá sản hoặc thôn tính, đồng thời nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng trước những tác động xấu về kinh tế từ bên ngoài; hội nhập kinh tế quốc tề còn có thể làm trầm trọng thêm các hiện tượng rối loạn cho nền kinh tế, gây triệt tiêu các nguồn lực bên trong; gây bị động trong hoạch định chính sách, chiến lược bởi sức ép từ bên ngoài... Công trình Triển vọng thương mại Việt Nam năm 2015 trong bối cảnh ACFTA của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Hà Nội [125] đã phân tích lĩnh vực thương mại hàng hóa của ACFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc) đồng thời đánh giá những tác động của nó tới thương mại hàng hóa Việt Nam và một số hệ lụy của những tác động này tới cộng đồng doanh nghiệp và tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Phân tích cơ hội đối với thương mại hàng hóa Việt Nam khi tham gia ACFTA, công trình chỉ ra: Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn đầy tiềm năng; thúc đẩy thương mại Việt - Trung phát triển. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội là thách thức đối với thương mại Việt Nam khi tham gia ACFTA như: Tăng áp lực nhập siêu từ Trung Quốc; nguy cơ nhập ngành hàng công nghiệp thải loại, lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu và không thân thiện với môi trường; gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai là luận án tiến sĩ kinh tế của Giàng Thị Dung (2015), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế 18 trung ương, Hà Nội [40]. Công trình tập trung phân tích vai trò và thực trạng của phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai đến xóa đói giảm nghèo của tỉnh này. Trong đó, trên cơ sơ hệ thống hóa, phân tích các quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu trong các công trình khoa học đã được công bố, tác giả luận án đã chỉ ra sự thống nhất hay những nội dung giống nhau trong các quan niệm, từ đó xây dựng quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu và khái niệm về phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Bài viết “Phát triển du lịch biên mậu tại Lào Cai, Việt Nam” của Nguyễn Phạm Hùng (2015) trong Hội thảo: Diễn đàn phát triển xã hội lưu vực sông hồng Việt - Trung lần thứ V, Vân Nam - Trung Quốc [60, tr.76-85] đã đưa ra khái niệm “du lịch biên mậu”. Khái niệm này phản ánh một loại hình du lịch độc đáo, là sự gắn kết của hai hình thức du lịch: Du lịch biên giới và du lịch mậu dịch. Ngoài các công trình, bài viết của các tác giả tiêu biểu trên còn có các bài báo của các tác giả khác cũng đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung tác động của QHKT Việt - Trung đến quốc phòng như: “Hội nhập kinh tế quốc tế nhìn từ các góc độ chính trị - đối ngoại, quốc phòng - an ninh và văn hóa xã hội” của Đoàn Mạnh Hùng (2011), Tạp chí Kiến thức quốc phòng, Số 4.2011 [59, tr.77 - 81]; “Hội nhập kinh tế quốc tế và một số vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam” của Vũ Văn Khanh (2012), Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế, Số Xuân Nhâm Thìn - 2012 [61, tr.8 -11]; “Hội nhập kinh tế quốc tế với vấn đề quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới” của Nguyễn Vĩnh Thắng (2014), Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế, Số 3 2014 [107, tr.7 - 9]; “Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tới sự biến động hệ chuẩn mực đạo đức ở nước ta” của Hoàng Chí Bảo (2015), Tạp chí Lý luận và Thực tiễn, Số 20(154) - 2015 [7, tr.10 - 23]... 1.2. Các công trình khoa học đề cập đến thực trạng tác động và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến quốc phòng Việt Nam Công trình China’s Trade and Economic Ralations with CLMV của tác giả Hao Hongmei (2008) [148] đề cập đến QHKT giữa Trung Quốc và bốn 19 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Trong đó có chỉ ra những lợi ích mà bốn nước này có được từ khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ cao và hội nhập với nền kinh tế khu vực; nhận định về tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong QHKT với Trung Quốc, đồng thời đưa ra một số giải pháp để hạn chế tình trạng này như: Tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu… Công trình Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam của Nguyễn Kim Bảo (2013), Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội [8] tập trung phân tích sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ XXI trên các góc độ như: Tăng trưởng kinh tế; dự trữ ngoại tệ; ngoại thương; đầu tư quốc tế. Sự trỗi dậy đó đã đặt ra những vấn đề cho Việt Nam đó là: Quan hệ thương mại bất đối xứng cùng với cơ cấu xuất nhập khẩu chưa được cải thiện làm cho lợi thế so sánh của Việt Nam sẽ bị “cố định hóa”, hậu quả là Việt Nam vướng vào “bẫy mậu dịch tự do”; Việt Nam chịu áp lực từ sự chuyển đổi mô hình “chế tạo tại Trung Quốc” sang “sáng chế tại Trung Quốc” và phải đối mặt với nguy cơ tăng giá đồng Nhân dân tệ. Trước áp lực và sự đối mặt này nếu Việt Nam không cân nhắc thận trọng và có sự lựa chọn thích đáng sẽ du nhập công nghệ sản xuất lạc hậu từ Trung Quốc; ngoài ra Việt Nam còn phải đối mặt với sự cạnh tranh phân hưởng tài nguyên của Trung Quốc với các nước trong đó có Việt Nam, đối mặt với những khó khăn trong hợp tác kinh tế “Vịnh Bắc Bộ mở rộng”. Sự cạnh tranh này tác động trực tiếp tới Việt Nam khi Trung Quốc thúc đẩy phát triển kinh tế biển, nâng cao năng lực khai thác, khống chế, quản lý biển. Để đối mặt với những thách thức có hiệu quả, công trình gợi mở bước đầu những phương hướng và giải pháp cho Việt Nam. Các giải pháp hướng vào: Khắc phục thâm hụt thương mại Việt - Trung; hạn chế khai thác tài nguyên thô; phát triển công nghiệp phụ trợ và nâng cao hiệu quả đối với các dự án nước ngoài trúng thầu. Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam là công trình do Nguyễn Thị Thu Phương chủ biên (2013), Viện 20 Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội [88]. Công trình chỉ ra: Ngoại giao kinh tế cũng là một trong những nguồn lực cấu thành sức mạnh mềm của Trung Quốc và cùng với việc phát huy có hiệu quả những lợi thế sẵn có từ quan hệ truyền thống, thời gian qua Trung Quốc tăng cường sức ảnh hưởng, vị thế và vai trò nước lớn tại Việt Nam. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở: Lôi cuốn Việt Nam theo mô hình phát triển Trung Quốc; xây dựng hình tương nước lớn có trách nhiệm. Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, sự chủ động trong hợp tác và tài trợ kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam đã góp phần củng cố “đối tác tốt”; thông qua hợp tác văn hóa và tăng cường truyền thông để khuếch chương sức hấp dẫn của nền văn hóa, mở rộng sức ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Bên cạnh đó các tác giả còn chỉ ra những hạn chế, mặt trái của việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh mềm đối với Việt Nam như: “Thanh danh” sức mạnh mềm của Trung Quốc đang bị phá hoại bởi tình trạng nhập siêu cùng hàng hóa kém chất lượng, hàng nhái hàng giả từ Trung Quốc vào Việt Nam; các khoản viện trợ được sử dụng để vụ lợi cho riêng mình như để tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và các lợi ích chiến lược khác. Từ thực trạng trên để “ứng xử” với sức mạnh mềm của Trung Quốc, nhóm tác giả đã đưa ra cả đối sách và kiến nghị. Trong đó, đối sách được xác định là: Đẩy mạnh tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao với Trung Quốc; nghiên cứu sâu sắc và toàn diện chiến lược phát triển của Trung Quốc trong quan hệ thương mại; trên lĩnh vực văn hóa, Việt Nam cần ứng phó hiệu quả hơn với sức xâm lấn của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Đặc biệt cần tăng cường các giải pháp về quản lý nhằm loại trừ việc du nhập tràn lan các loại sản phẩm văn hóa và sản phẩm hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng kém chất lượng. Bài viết “Quan hệ Việt - Trung 65 năm: Thành quả và triển vọng” của Nguyễn Bá Lan và Chúc Bá Tuyên (2015), Tạp chí Quan hệ quốc phòng, Số quý II/2015 [65, tr.16 - 22] đề cập đến quan hệ Việt - Trung từ năm 1991 đến 2015 trên các lĩnh vực như: Quan hệ chính trị - đối ngoại; thương mại và đầu tư; giáo dục, văn hóa, du lịch và giao 21 lưu nhân dân và hợp tác về quốc phòng - an ninh. Về hợp tác quốc phòng - an ninh, bài viết nhấn mạnh những thỏa thuận được ký kết giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước, cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng cùng việc trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên. Nghiên cứu, đánh giá đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam là công trình của Nguyễn Đình Liêm (2015), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [69]. Về phương diện an ninh, quốc phòng, công trình chỉ ra các hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực. Về mặt tích cực: Hoạt động đầu tư của Trung Quốc vừa góp phần loại trừ các xung đột quân sự giữa hai quốc gia đã từng xảy trong quá khứ, vừa góp phần kiềm chế các xung đột, đặc biệt là xung đột quân sự có khả năng xảy ra giữa hai nước. Đồng thời cũng làm cho hai quốc gia có trách nhiệm hơn trong bảo đảm an ninh, quốc phòng trước các tác nhân gây bất ổn từ bên ngoài. Về mặt tiêu cực: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam đe dọa an ninh kinh tế của Việt Nam thông qua cạnh tranh kinh tế, tình báo kinh tế; nhiều dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc được tiến hành tại những địa điểm có vị trí có tính nhạy cảm cao về an ninh quốc phòng như Tây Nguyên, Hà Tĩnh, Móng Cái... đồng thời việc quản lý lao động Trung Quốc tại Việt Nam lỏng lẻo dẫn tới sự ảnh hưởng và tiềm ẩn nguy hại đến an ninh, quốc phòng. Để ứng phó với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc nói chung và ứng phó với tác động của nó đến quốc phòng nói riêng, công trình đưa ra các giải pháp: Trước hết cần hiểu rõ tư duy đầu tư trực tiếp kiểu Trung Quốc tại Việt Nam; tiếp cận phòng ngừa trong hợp tác với Trung Quốc về đầu tư và tìm cách mở rộng đầu tư sang Trung Quốc; kiềm chế tác động tiêu cực thông qua triệt để khai thác các diễn đàn đa biên hoặc khai thác những vấn đề lịch sử chưa được giải quyết dứt khoát và thỏa đáng giữa hai bên như vấn đề lãnh thổ, biển đảo, tội phạm xuyên biên giới... để giảm thiểu hoặc sàng lọc những quan hệ đầu tư bất lợi từ phía Trung Quốc; khai thác những điểm tương đồng giữa hai bên đồng thời học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong ứng xử với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan