Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt n...

Tài liệu Tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
96
170
83

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ PHƯƠNG NHI TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ PHƯƠNG NHI TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN ---------Tôi cam đoan rằng luận văn về đề tài “Tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” này là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chi Minh, ngày ...... tháng ...... năm 2017 Người cam đoan VÕ PHƯƠNG NHI MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ TÓM TẮT CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ................................... 1 1.1 Lý do thực hiện đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 1 1.3 Tổng quan học thuật ............................................................................................... 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu.......................................................................................... 6 1.6.1 Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................ 6 1.6.2 Ý nghĩa khoa học: ........................................................................................... 6 1.7 Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VCSH ĐẾN RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8 2.1 Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 8 2.1.1 VCSH của NHTM ........................................................................................... 8 2.1.2 Vai trò của VCSH và việc gia tăng VCSH ................................................... 10 2.1.3 Rủi ro của NHTM ......................................................................................... 12 2.1.4 Tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro của NHTM ..................... 19 2.2 Khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài ........................ 19 2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất để nghiên cứu tác động của VCSH đến rủi ro của các NHTMVN............................................................................................ 22 2.3.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 22 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 25 CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VCSH NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NHTMVN ...................................................................................... 26 3.1 Tổng quan về các NHTMVN ............................................................................... 26 3.1.1 Quá trình ra đời và phát triển ........................................................................ 26 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động ....................................................... 27 3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 – 2015 ................................. 30 3.2 Thực trạng về VCSH và rủi ro của NHTMVN .................................................... 35 3.2.1 Về VCSH ...................................................................................................... 35 3.2.2 Về rủi ro ........................................................................................................ 38 3.2.3 Nhận xét, đánh giá về VCSH và rủi ro của các NHTMVN .......................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 44 CHƯƠNG 4 – KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NHTMVN ....................... 46 4.1 Phương pháp khảo sát, kiểm định mô hình .......................................................... 46 4.1.1. Mô hình ước lượng tác động cố định – FEM (Fixed effects model): .......... 47 4.1.2. Mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên – REM (Random effects model): 47 4.2 Quy trình phân tích ước lượng ............................................................................. 48 4.3 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 51 4.3.1 Cách ước lượng các biến trong mô hình ....................................................... 51 4.3.2 Thống kê mô tả.............................................................................................. 52 4.3.3 Kết quả ước lượng mô hình .......................................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................... 62 CHƯƠNG 5 – GIẢI PHÁP GIA TĂNG VCSH NGÂN HÀNG NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO CỦA CÁC NHTMVN ........................................................................ 64 5.1. Kết luận rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 64 5.2 Kiến nghị giải pháp gia tăng VCSH nhằm giảm thiểu rủi ro của các NHTMVN67 5.2.1 Nhóm giải pháp do bản thân các NHTMVN tổ chức thực hiện ................... 67 5.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ từ NHNN VN và Chính phủ .................................... 68 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng ............................................... 69 5.3.1. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 69 5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 72 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 76 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ----- ----- Ký hiệu – Chữ viết tắt Cap Liq Pres Risk ROA ROE Size Ký hiệu – Chữ viết tắt 2SLS/3SLS FEM FGLS GMM OLS PCSE REM Ký hiệu – Chữ viết tắt ABB ACB BIDV CTG EAB EIB HDB KLB Tên các biến nghiên cứu viết tắt Biến đại diện cho VCSH của ngân hàng Biến đại điện tính thanh khoản của ngân hàng Biến đại diện cho dấu hiệu áp lực từ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Biến đại diện cho sự thay đổi rủi ro của ngân hàng Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế trên VCSH Biến đại diện cho quy mô của ngân hàng Tên các mô hình nghiên cứu viết tắt Mô hình ước lượng bình phương tối thiểu 2 bước/3 bước Mô hình hồi quy ước lượng với tác động cố đinh Mô hình ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi Phương pháp tổng quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến Phương pháp hồi quy kết hợp tất cả các quan sát Phương pháp hiệu chỉnh sai số chuẩn cho dữ liệu bảng Mô hình hồi quy ước lượng với tác động ngẫu nhiên Tên các ngân hàng nghiên cứu viết tắt Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuât Nhập Khẩu Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát Triển Tp.HCM Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long MBB MSB NAB NCB OCB PGB SEA SGB SHB STB TCB VCA VCB VIB VPB Ký hiệu – Chữ viết tắt BCBS CAR CĐKT NHNN NHTMCP NHTMNN NHTMVN NHTW NIM PCA TS VAMC Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng Dầu Petrolimex Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Tên các ký hiệu – chữ viết tắt khác Ủy ban giám sát ngân hàng Basel Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Cân đối kế toán Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngân hàng Thương mại Nhà nước Ngân hàng Thương mại Việt Nam Ngân hàng Trung ương Tỷ lệ lãi cận biên của ngân hàng Chính sách Hành động Khắc phục Kịp thời Tài sản Công ty thu mua nợ quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG ----- ----- Bảng 1.1: Tên và ký hiệu ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ............................................. 4 Bảng 2.1: Số liệu giả sử về quy mô và cấu trúc TS của một NHTM ................................. 16 Bảng 2.2: Xếp hạng uy tín của đối tượng vay..................................................................... 18 Bảng 2.3: Giả thuyết về hệ số tương quan kỳ vọng giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................... 23 Bảng 3.1: Số lượng NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 ..................................... 28 Bảng 3.2: Nợ xấu của các ngân hàng năm 2014 – 2015 .................................................... 29 Bảng 3.3: ROE Trung bình ngành của nhóm NH đại diện giai đoạn 2008 – 2015 ............ 31 Bảng 3.4: Tỷ lệ Thu nhập thuần từ lãi/ Doanh thu thuần giai đoạn 2006 – 2015 .............. 32 Bảng 3.5: Hệ số NIM các ngân hàng lớn và trung bình ngành giai đoạn 2007 – 2015 ..... 33 Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng tài sản (NPL/Total Assets) giai đoạn 2006 – 2015 ............. 34 Bảng 3.7: Mức vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam ................................ 36 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .................................................................. 53 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến ...................................................................... 54 Bảng 4.3: Ước lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến ....................... 54 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy FEM & REM giữa các biến ..................................................... 55 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM ............. 56 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định sự tương quan giữa phần dư của các đơn vị chéo ................ 57 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ở sai số........................................ 57 Bảng 4.8: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi .............................................. 57 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định hiện tượng nội sinh trong mô hình....................................... 58 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy GMM cho các biến ................................................................ 60 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự chính xác của biến nội sinh được lựa chọn ................... 61 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định độ mạnh của biến nội sinh được chọn ............................... 61 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ----- ----- Đồ thị 3.1: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng Tín dụng giai đoạn 2005 – 2015 .......... 30 Đồ thị 3.2: Chu kỳ kinh tế Việt Nam ................................................................................. 32 Đồ thị 3.3: Tăng trưởng doanh thu ngành và tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2015 ... 33 Đồ thị 3.4: Vốn điều lệ của một số NHTM sau sáp nhập .................................................. 39 Đồ thị 3.5: Tăng trưởng tín dụng và tăng GDP .................................................................. 41 TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung vào tìm kiếm bằng chứng cho sự tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng của các NHTMVN dưới áp lực từ yêu cầu chính sách cũng như nhu cầu hoạt động của chính nó bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của 23 NHTMVN được chọn làm đại diện trong giai đoạn 2009 – 2015. Sử dụng nhiều kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng và qua các bước kiểm định, tác giả lựa chọn mô hình ước lượng thích hợp nhất cho nghiên cứu là phương pháp hồi quy ước lượng GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm rủi ro tín dụng và giúp giảm nguy cơ khó khăn tài chính của ngân hàng. Ngược lại, biến trễ cấp một của vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng. Kết quả này là bằng chứng chứng minh tồn tại rủi ro quản lý trong mối quan hệ giữa rủi ro và vốn của các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của các yếu tố khác như tính thanh khoản, khả năng sinh lời và áp lực về hệ số an toàn vốn theo quy định đến rủi ro tín dụng của ngân hàng như kỳ vọng. 1 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1.1 Lý do thực hiện đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) phải đưa ra Hiệp ước Basel nhằm thúc đẩy việc giám sát và quản lí rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng. Basel III có những đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản nhằm bổ sung thêm các quy định điều phối, giám sát và quản lí rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng (BIS, 2010). Các tiêu chuẩn vốn và vùng đệm vốn mới đòi hỏi các ngân hàng phải giữ vốn nhiều hơn và chất lượng vốn cao hơn so với quy định của Basel II. Thêm vào đó, các cuộc khủng hoảng tín dụng cho thấy cần hiểu rõ thêm các yếu tố quyết định đến rủi ro ngân hàng trong điều kiện vốn của ngân hàng ngày càng khan hiếm hơn (Festic & cộng sự, 2011). Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu (VCSH) ngân hàng và rủi ro tín dụng rất đáng quan tâm. Nghiên cứu sẽ tập trung xác định mối quan hệ giữa VCSH đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) giai đoạn 2009 – 2015 vì đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu phục hồi sau thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên có ý nghĩa quan trọng với hệ thống NHTM. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng đề ra các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Ngày nay, đề tài nghiên cứu về sự tác động của nguồn VCSH đến rủi ro tại các ngân hàng hay các tổ chức tài chính không còn xa lạ với nhiều nhà nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khác nhau ứng với từng thị thường cụ thể và giai đoạn nghiên cứu khác nhau cũng mang đến kết quả không đồng nhất tại các thị trường. Tại châu Á, Barth và cộng sự (2008) tìm thấy bằng chứng mối quan hệ này tại một số quốc gia (Philippines, Singapore và Indonesia cần tăng cường nhu cầu vốn, trong khi một số 2 nước khác lại nới lỏng yêu cầu về vốn, chẳng hạn như Hàn Quốc và Nhật,...). Tại Việt Nam, VCSH của các NHTM đã không ngừng tăng lên, với mức VCSH năm 2015 tăng trung bình gấp 1,65 lần so với năm 2009. Trong đó, có một số NHTM tăng hơn 3 lần sau sáp nhập và tăng cường mức vốn hóa như SHB, CTG, VPB và đặc biệt tăng hơn 4 lần đối với HDB. Bên cạnh đó, rủi ro tại các ngân hàng có xu hướng biến động trong giai đoạn 2009 – 2015. Câu hỏi đặt ra là liệu VCSH tăng lên có làm làm giảm rủi ro của các NHTM hay không?. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi nghiên cứu nêu trên, tác giả tiến hành các bước nghiên cứu tập trung vào mục tiêu nghiên cứu chính là nghiên cứu tác động của nguồn VCSH đến rủi ro tại các NHTMVN trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính 2008 – tức là giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. 1.3 Tổng quan học thuật VCSH ngân hàng (Bank Capital) là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng hay còn gọi là VCSH, bao gồm vốn tự có và vốn tự có bổ sung (Mishkin, 2010). Trong khi đó, theo Jorion (2009), rủi ro là tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng kí kết giữa các bên liên quan. Rủi ro này được đo lường bằng chi phí bỏ ra để có được dòng tiền thay thế nếu bên đối tác phá sản. Mối quan hệ giữa VCSH ngân hàng và rủi ro ngân hàng dựa trên 2 giả thuyết chính: - Giả thuyết rủi ro đạo đức: Theo lí thuyết rủi ro đạo đức của Keeton và Morris (1987), các ngân hàng có mức vốn hóa tương đối thấp khuyến khích rủi ro đạo đức khi tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay nên nợ xấu trung bình cao hơn trong tương lai. Như vậy, theo giả thuyết rủi ro đạo đức, VCSH ngân hàng có quan hệ ngược chiều với rủi ro. Keeton và Morris (1987) thực hiện nghiên cứu trên các NHTM Mỹ giai đoạn 1979–1985 kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro gia tăng đối với các ngân hàng có tỉ lệ VCSH trên tài sản tương đối thấp. Jacques và Nigro (1997) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sự thay đổi vốn 3 và rủi ro. Louzis và cộng sự (2010) cũng tìm thấy mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro và các chỉ số vốn. Agoraki và cộng sự (2011) chỉ ra vốn làm giảm rủi ro nói chung, nhưng đối với các ngân hàng có sức mạnh thị trường thì hiệu ứng này suy yếu đáng kể hoặc bị đảo ngược. Berger và cộng sự (2013) nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả VCSH tác động ngược chiều đến rủi ro thông qua biến tỉ lệ dự phòng rủi ro. - Giả thuyết về quản lí: Ngược lại với giả thuyết rủi ro đạo đức, theo giả thiết quản lí (Regulatory Hypotheses), nhà quản lí khuyến khích các ngân hàng tăng vốn của họ tương xứng với mức độ rủi ro. Do đó, mối quan hệ giữa vốn và rủi ro là cùng chiều, nghĩa là khi rủi ro gia tăng thì VCSH ngân hàng cũng gia tăng. Mối quan hệ này một phần là do công tác giám sát hiệu quả của thị trường (Shrieves & Dahl, 1992; Jacques & Nigro, 1997). Nghiên cứu tiên phong của Pettway (1976) khám phá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro của các ngân hàng Mỹ, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa VCSH trên tổng tài sản và rủi ro là cùng chiều. Shrieves và Dahl (1992) cũng thông qua dữ liệu của Mỹ và đạt được kết quả giữa hai yếu tố là cùng chiều. Rime (2001), Iannotta và cộng sự (2007) dùng dữ liệu châu Âu cho kết quả tương tự. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro của các NHTMVN. - Phạm vi nghiên cứu: o Về mặt không gian: nghiên cứu 23 NHTMVN làm đại diện, mặc dù các NHTMVN trong mẫu diễn ra việc sáp nhập và mua lại trong năm 2015 và 2016. Dữ liệu liên quan đến ngân hàng được chọn từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các NHTM đã được kiểm toán. 4 o Về mặt thời gian: nghiên cứu thu thập dữ liệu bảng gồm các quan sát được thu thập trong giai đoạn 2009 – 2015. o Tổng số quan sát tối đa là 161 vì một số NHTM không công bố đầy đủ thông tin trong giai đoạn nghiên cứu. Tên và ký hiệu ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được liệt kê trong bảng 1.1 sau: Bảng 1.1: Tên và ký hiệu ngân hàng trong mẫu nghiên cứu STT KÝ TÊN NGÂN HÀNG HIỆU 1 ABB Ngân hàng TMCP An Bình 2 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu GHI CHÚ Ngân hàng TMCP Nhà 3 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Đồng Bằng Sông Cửu Nam Long sát nhập vào năm 2015 4 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 5 EAB Ngân hàng TMCP Đông Á 6 EIB Ngân hàng TMCP Xuât Nhập Khẩu Việt Nam 7 HDB Ngân hàng TMCP Phát Triển Tp.HCM 8 KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long 9 MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội 10 MSB Ngân hàng TMCP Hàng Hải 11 NAB Ngân hàng TMCP Nam Á 12 NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân 13 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông Đổi tên từ Ngân hàng TMCP Nam Việt 5 Sáp nhập vào 14 PGB Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 15 SEA Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 16 SGB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Vietinbank năm 2016 Ngân hàng TMCP Nhà 17 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Hà Nội sáp nhập vào năm 2012 Ngân hàng TMCP 18 STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Phương Nam sáp nhập vào năm 2015 19 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương 20 VCA Ngân hàng TMCP Bản Việt 21 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 22 VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế 23 VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Đổi tên từ Ngân hàng TMCP Gia Định (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này áp dụng dữ liệu bảng động hai bước đề xuất bởi Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (2000) đồng thời sử dụng kĩ thuật GMM để giải quyết các vấn đề nội sinh tiềm ẩn, phương sai thay đổi, và các vấn đề tương quan trong dữ liệu (Doytch & Uctum, 2011). Phương pháp này đặc biệt thích hợp trong trường hợp: (i) Thời gian ngắn và có nhiều ngân hàng; (ii) Một mối quan hệ tuyến tính; và (iii) Trong một khoảng thời gian của hành vi kinh tế và tài chính đang ảnh hưởng phần lớn bởi những kinh nghiệm trong quá khứ và mô hình của hành vi cũ, giá trị của các biến trễ được kiểm tra trong mô hình nghiên cứu. 6 Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả chọn các biến giải thích đặc thù của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến rủi ro của các NHTMVN gồm: chỉ số tổng tài sản được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro (Risk-weighted assets) trên tổng tài sản (total assets) được chọn làm biến đại diện cho sự thay đổi rủi ro của ngân hàng và các yếu tố đặc thù của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến rủi ro như tính thanh khoản, khả năng sinh lời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), quy mô, VCSH của ngân hàng, trong đó, biến độc lập chính của mô hình nghiên cứu là biến đại diện cho VCSH ngân hàng. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu 1.6.1 Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng chứng minh cho sự ảnh hưởng của VCSH ngân hàng đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cũng mang hàm ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng cùng NHNN và Chính phủ có hành động thích hợp để giảm thiểu rủi ro tại các ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung thông qua hoạt động quản trị VCSH ngân hàng. 1.6.2 Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này cũng mang ý nghĩa khoa học trong việc đóng góp làm phong phú hơn kho tàng học thuật về chủ đề này tại Việt Nam. 1.7 Cấu trúc luận văn Đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm 5 chương: Chương I – Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế Chương II – Tổng quan về tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro và mô hình nghiên cứu Chương III – Thực trạng tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam 7 Chương IV – Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu tác động của VCSH ngân hàng đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương V – Giải pháp gia tăng VCSH ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đề tài nghiên cứu các yêu tố tác động đến rủi ro của các ngân hàng đã được không ít nhà nghiên cứu kinh tế học Việt Nam thực hiện qua các năm. Tuy nhiên, việc tập trung nghiên cứu tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro của các NHTMVN cũng còn khá hạn chế. Dưới sức ép tăng VCSH ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo qui định hiện nay đã thúc đẩy tác giả tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi liệu VCSH tăng lên có làm làm giảm rủi ro của các NHTM hay không. Từ đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng như nhà quản lý và thiết lập chính sách ở NHNN và Chính phủ có thể tham khảo để đưa ra những phán đoán và có hành động thích hợp để giảm thiểu rủi ro tại các ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung thông qua hoạt động quản trị VCSH ngân hàng. Nghiên cứu này cũng mang ý nghĩa đóng góp làm phong phú hơn kho tàng nghiên cứu học thuật liên quan đến chủ đề này và làm cơ sở tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa rủi ro và VCSH ngân hàng tại Việt Nam. 8 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VCSH ĐẾN RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu 2.1.1 VCSH của NHTM Để tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng và đảm bảo sự giám sát hiệu quả các ngân hàng trên toàn cầu thông qua việc xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn quốc tế, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) được thành lập bởi thống đốc các NHTW thuộc nhóm nước G10 vào năm 1975, bao gồm đại diện cấp cao từ các cơ quan chức năng về giám sát ngân hàng và từ NHTW của nhóm G-10 (Hiện nay gồm 13 quốc gia: Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Mỹ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Anh). Các cuộc họp của ủy ban thường diễn ra tại Ngân hàng thanh toán quốc tế Basel (Bank for international settlements), thuộc Thụy Sỹ, nơi ban thư ký thường trực đặt trụ sở. Uỷ ban không có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện những đề xuất của mình nên thường mất một khoảng thời gian kể từ khi các đề xuất, khuyến nghị ra đời đến khi được đưa vào cấp độ luật và điều lệ quốc gia. Năm 1987, BCBS đã soạn thảo những đề xuất cho tiêu chuẩn mới về vốn, áp dụng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm khuyến khích các ngân hàng lớn củng cố trạng thái vốn, hạn chế sự không bình đẳng trong quy định giữa các quốc gia khác nhau và xem xét những rủi ro đối với hoạt động ngoài bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thực hiện trong thời gian gần đó. Năm 1988, đề xuất này chính thức được thông qua dưới cái tên Hiệp ước Basel 1988 được biết đến như là Basel I, nhằm phân biệt với bản sửa đổi bổ sung Basel II năm 1999. Hiệp ước này được cưỡng chế thi hành theo luật quốc gia của các nước G-10 từ năm 1992 và đến nay, hơn 100 nước trên thế giới cũng đã áp dụng những nguyên tắc cơ bản của các đề xuất này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng