Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện bá thước, tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện bá thước, tỉnh thanh hóa

.PDF
115
158
74

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN THỌ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HOÁ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.01.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thanh Cúc NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Mai Thanh Cúc. Tôi chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Thọ i năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy cô cũng như nhiều bên liên quan khác nhau. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám đốc học viện, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. PGS. TS Mai Thanh Cúc, người thầy kính mến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tổ chức tầm nhìn thế giới, UBND huyện Bá Thước, các Phòng Ban chuyên môn của huyện Bá Thước, Ban Quản lý Dự án Phát triển cộng đồng huyện Bá Thước, Ban Phát triển các xã Điền Quang, Thành Sơn, Kỳ Tân, Văn Nho và người dân các xã này đã tham gia phỏng vấn và thảo luận cung cấp thông tin và số liệu phục vụ cho luận văn. Tuy có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy, cô giáo và các bạn tiếp tục chỉ bảo và giúp đỡ bản thân hoàn thiện và phát triển đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Thọ ii năm 2017 MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii Danh mục hộp .................................................................................................................. ix Phần 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... x 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3 1.3.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5 2.1.1. Các khái niệm chung .......................................................................................... 5 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của đánh giá tác động dự án phát triển nông nghiệp ...... 11 2.1.3. Nội dung và phương pháp đánh giá tác động của dự án phát triển nông nghiệp ............................................................................................................... 13 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động dự án phát triển nông nghiệp................... 19 2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20 2.2.1. Kinh nghiệm của các nước về đánh giá tác động của dự án phát triển nông nghiệp ............................................................................................................... 20 2.2.2. Một số dự án phát triển nông nghiệp tại Việt Nam .......................................... 23 2.2.3. Các bài học kinh nghiệm được rút ra .............................................................. 26 iii Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .......................................... 29 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 29 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Bá Thước ............................................... 31 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 39 3.2.1. Khung phân tích................................................................................................ 39 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40 3.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 44 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 46 4.1 Thực trạng tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện bá thước, tỉnh Thanh Hóa ................................................................................................. 46 4.1.1 Tổng quan về Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước.................... 46 4.1.2 Tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước ..................... 54 4.2 Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tác động của dự án phát triển nông nghiệp ..... 77 4.2.1. Sự phù hợp của Dự án phát triển nông nghiệp ................................................. 77 4.2.2 Tính chủ động của chính quyền địa phương..................................................... 79 4.2.3 Nhận thức của hộ dân đối với dự án ................................................................. 80 4.2.4 Sự tham gia sâu rộng và toàn diện của các bên liên quan ............................... 82 4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tác động của dự án phát triển nông nghiệp ............................................................................................................... 84 4.3.1. Giải pháp về mặt chính sách ............................................................................. 84 4.3.2. Giải pháp về quản lý ......................................................................................... 85 4.3.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật ................................................................................. 87 4.3.4. Tài liệu hóa các kết quả của dự án .................................................................... 88 4.3.5. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính........................................................... 89 Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 91 5.1 Kết luận............................................................................................................. 91 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 92 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94 Phụ lục .......................................................................................................................... 96 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ASKA Mô hình tiết kiệm cộng đồng tự quản BHXH Bảo hiểm xã hội BQLDA Ban quản lý dự án CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CN-XD Công nghiệp – xây dựng DA Dự án DN Doanh nghiệp KNV Khuyến nông viên LĐ, TB&XH Lao động, thương binh và Xã hội MVC Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn NGO Tổ chức phi chính phủ ODA Viện trợ phát triển chính thức PTKD Phát triển kinh doanh QLDA Quản lý dự án SDD Suy dinh dưỡng THCS Trung học sơ sở UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình dân số cua huyện Bá Thước 3 năm (2013 - 2015) .................... 32 Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất từ các ngành kinh tế qua 3 năm 2013-2015 ............. 36 Bảng 3.3. Dự kiến số lượng mẫu và nội dung điều tra .............................................. 41 Bảng 4.1. Một vài thông tin về dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước ........ 46 Bảng 4.2. Các hoạt động can thiệp và kết quả đầu ra của Dự án ............................... 50 Bảng 4.3. Kết quả đầu ra của Dự án .......................................................................... 51 Bảng 4.4. Kết quả của Dự án so với kế hoạch đặt ra ................................................. 53 Bảng 4.5. Diện tích, năng suất cây trồng trước và sau khi có dự án .......................... 54 Bảng 4.6. Năng suất cây trồng trước và sau khi có dự án .......................................... 55 Bảng 4.7. So sánh hiệu quả sản xuất lúa trước và sau khi có dự án .......................... 56 Bảng 4.8. Quy mô chăn nuôi của hộ trước và sau khi tham gia dự án. .................... 57 Bảng 4.9. Kết quả chương trình cải tạo đàn bò .......................................................... 59 Bảng 4.10. Thu nhập của hộ trước và sau khi tham gia dự án nông nghiệp ................ 59 Bảng 4.11. Tình hình tiết kiệm và mức tiết kiệm của hộ trước và sau khi tham gia dự án nông nghiệp ..................................................................................... 60 Bảng 4.12. Mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động của thôn trước và sau khi có dự án ......................................................................................... 62 Bảng 4.13. Một số sáng kiến cộng đồng ở 4 xã mục tiêu ............................................ 62 Bảng 4.14. Tài sản của hộ trước và sau khi tham gia dự án ....................................... 65 Bảng 4.15. Khả năng lập kế hoạch kinh doanh trước và sau khi tham gia dự án của hộ ............................................................................................................... 66 Bảng 4.16. Tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động của dự án ................................................... 68 Bảng 4.17. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi ............................ 69 Bảng 4.18. Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã có dự án ............................................................ 71 Bảng 4.19. Lượng củi sử dụng cho đun nấu của các hộ trước và sau khi có dự án........... 72 Bảng 4.20. Cơ cấu lao động tiết kiệm được khi sử dụng bếp tiết kiệm củi ................. 73 Bảng 4.21. Tỷ lệ hộ nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm sàn và có nhà tiêu hợp vệ sinh trước và sau khi có dự án ........................................................................... 74 Bảng 4.22. Ý kiến của hộ dân về sự phù hợp của dự án .............................................. 79 Bảng 4.23. Ý kiến của hộ dân về sự nhiệt tình của chính quyền địa phương ............. 79 vi Bảng 4.24. Sự tham gia của hộ dân trong các hoạt động của dự án ........................... 80 Bảng 4.25. Đánh giá của hộ về hoạt động tập huấn kỹ thuật ....................................... 81 Bảng 4.26. Sự tham gia của người dân và hoạt động thông tin tuyên truyền ............. 81 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Khung phân tích đề tài ................................................................................... 39 Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA huyện Bá Thước ......................................... 47 Sơ đồ 4.2. Mục tiêu Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước ........................ 49 viii DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Chúng tôi cám ơn dự án nhiều lắm .............................................................. 55 Hộp 4.2. Dự án đã giúp người dân chúng tôi rất nhiều............................................... 58 Hộp 4.3. Tôi đặc biệt thích và ấn tượng với các hỗ trợ liên quan đến thực hiện sáng kiến cộng đồng ............................................................................................. 63 Hộp 4.4. Tôi đặc biệt đánh giá cao các hỗ trợ của dự án nông nghiệp ....................... 63 Hộp 4.5. Có xe máy cũng tiện lắm chứ ...................................................................... 66 Hộp 4.6. Nhìn con thay đổi hàng ngày mà long tôi thấy an ủi rất nhiều .................... 70 Hộp 4.7. Tiết kiệm củi từ 35 – 60% so với bếp kiềng thông thường .......................... 73 Hộp 4.8. Thời gian đun nấu nhanh hơn khoảng 30 – 40% so với bếp kiềng .............. 73 Hộp 4.9. Sử dụng rất an toàn ...................................................................................... 74 Hộp 4.10. Chúng tôi cũng tiết kiệm thời gian để lấy nước ........................................... 76 Hộp 4.11. Không còn phải đi xa để lấy nguồn nước bị ô nhiễm .................................. 76 Hộp 4.12. Chúng tôi rất biết ơn nhà tài trợ đã hỗ trợ cho chúng tôi ............................. 76 Hộp 4.13. Các sáng kiến này được hình thành từ những khó khăn .............................. 82 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Xuân Thọ Tên luận văn: “Tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá”. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.01.10 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tác động của dự án phát triển nông nghiệp có vai trò tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân, từng bước xóa đói giảm nghèo. Vì điều kiện về thời gian không cho phép,trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích, đánh giá tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của dự án phát triển nông thôn; (2) phân tích, đánh giá thực trạng tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; (3) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến trạng tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; (4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 100 hộ dân tại 4 xã tại vùng dự án: Điền Quang, Thành Sơn, Văn Nho và Kỳ Tân bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra hộ dân... và tiến hành lấy ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện như: Cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Bá Thước; Cán bộ Ban quản lý dự án; Cán bộ xã; Cán bộ thôn… Qua đánh giá thực trạng về tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước cho thấy dự án đã thu được rất nhiều kết quả nổi bật, từ các kết quả này đã tạo ra nhiều tác động to lớn cho các đối tượng hưởng lợi của Dự án. Thực trạng tác động của Dự án được thể hiện qua 3 xu hướng chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Các xu hướng tác động này không được thể hiện tách bạch mà chúng được thể hiện một cách tổng hợp, lồng ghép giữa các hợp phần trong dự án. Hầu hết các hoạt động của dự án được hoàn thành như trong kế hoạch với các hoạt động liên quan tới hộ nông dân địa phương. Nông dân đã x thể hiện sự quan tâm rất lớn trong quá trình tham gia dự án. Tất cả các ban ngành, đoàn thể có liên quan đều rất nhiệt tình đối với dự án. chính vì vậy mà qua 5 năm thực hiện đã mạng lại hiệu quả tích cực và to lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến các tác động của Dự án. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các tác động của Dự án nhưng có 4 yếu tố chính, quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đó là Sự phù hợp của dự án; Tính chủ động của chính quyền địa phương; Nhận thức của hộ dân với dự án và Sự tham gia sự tham gia sâu rộng của các bên liên quan. 4 yếu tố này không tác rời mà kết hợp đan sen, có ảnh hưởng chặt chẽ và logic đến tác động của Dự án, do vậy tác động của dự án phụ thuộc nhiều vào 4 yếu tố ảnh hưởng này. Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất nhóm các giải pháp chủ yếu để phát huy các tác động của Dự án. Các giải pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bên liên quan của Dự án trong việc quản lý và nhân rộng các hiệu quả các tác động của Dự án để mang lợi ích cho nhiều đối tượng hưởng lợi đó là nhóm giải pháp: Giải pháp về mặt chính sách; Giải pháp về quản lý; Giải pháp về mặt kỹ thuật; Tài liệu hóa các kết quả của dự án; Giải pháp huy động nguồn lực tài chính. xi THESIS ABSTRACT The writer: Nguyen Xuan Tho The master thesis: "The impact of agricultural development projects in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province". Major in: Economic management Code: 60.34.01.10 Training facility: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) The impact of agricultural development projects have an active role in the work of economic development, improve the quality of life of farmers, gradually reduce poverty. As conditions of the time does not allow, in this study we focused analysis, assess the impact of agricultural development projects in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province from which the system proposed solutions to enhance the impact of agricultural development projects in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province. Corresponding to the specific objectives that include: (1) To systematize the theoretical basis and practical assessment of the impact of rural development projects; (2) analyze and evaluate the impact of state agricultural development project in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province; (3) Analysis of the factors affecting the impact of the state Agricultural Development Project in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province; (4) Recommended a number of key measures to strengthen the impact of agricultural development project in Ba Thuoc district, Thanh Hoa province. In this study we used the flexibility between the primary and secondary data to make the analysis said. In which secondary data collected from various sources such as books, magazines, newspapers, reports of branches and levels, the site ... the content is related to the study of the subject. Primary data was collected by the tools in-depth interviews, structured interviews, semi-structured objects under investigation. To ensure the representativeness of the sample, we conducted a survey sample of 100 households in four communes in the project area: Fill Quang, Thanh Son, Tan Ky Van Nho and by the questions in the questionnaire was designed ... household surveys and consultation conducted an evaluation of a number of managers in a number of agencies and units in the district, such as department of Agriculture Officer Ba Thuoc district; Officer Project Management Board; Commune officials; Village officials ... Through assessing the situation on the impacts of agricultural development projects in Ba Thuoc district indicate that the project has received a lot of outstanding results, since these results have created a tremendous impact for the audience beneficiaries of the project. Current status of the project impact is expressed through three main trends are the xii economic, social and environmental. The impact of this trend is not shown that they are able to separate out a summing, integration between the components in the project. Most of the activities of the project was completed as planned with activities related to the local farmers. Farmers have expressed great interest in participating in the project process. All departments, related organizations are very enthusiastic for the project. so that after 5 years of implementation have a positive network effect and the enormous. Factors affecting the impact of the project. There are many factors that affect the impact of the project, but there are 4 main factors, important direct influence that is conformance of the project; The autonomy of local governments; The awareness of farmers in the project and involvement extensive involvement of stakeholders. 4 factors are not working lotus leaves which combines knitting, closely influential and logic to the impact of the project, so the impact of the project depends on 4 factors affecting this. Through our research group proposed solutions primarily to promote the impact of the project. These solutions mean extremely important for the stakeholders of the project in the management and efficient replication of the impact of the project to bring more benefits to the beneficiaries which are groups of legal: Solutions for policy; Management solution; Technical solutions; Documents the results of the project; Solution to mobilize financial resources. xiii PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay nước ta có khoảng hơn 68% dân số sống ở khu vực nông thôn vì vậy để phát triển đất nước, đảng và nhà nước luôn coi trọng việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân (Phan Huy Đường, 2010). Trong đó vấn đề giải quyết bài toán phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói, giảm nghèo luôn là một trong những vấn được ưu tiên và trú trọng hàng đầu. Trong những năm qua đảng và nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước ngoài đã giành nhiều nguồn lực, nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo vì vậy mà trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể giúp bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, cuộc sống của người dân có nhiều thay đổi tích cực, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn không ngừng được tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo trung bình hàng năm giảm khoảng 2%, tỷ lệ nghèo năm 1993 là 58% nhưng đến năm 2015 chỉ còn 4,5% (Ngân hàng thế giới, 2010). Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là các vùng Trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các vùng này kinh tế mang nặng tính thuần nông, độc canh, sản xuất nông nghiệp vẩn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, chưa hoàn toàn thoát khỏi tính tự cung tự cấp, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống chưa được cải thiện và gặp nhiều khó khăn, vấn đề phúc phúc lợi xã hội đặc biệt cho nông dân, những người nghèo, những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương đang là một trong những vấn đề được nhà nước, người dân, các tổ chức quốc tế quan tâm và hướng tới. Để có được kết quả tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, đảng và nhà nước đã và đang thực hiện tổng thể nhiều chương trình, mục tiêu, nhiều nguồn lực, trong đó sự hỗ trợ hợp tác của các tổ chức phí chính phủ đã đóng góp một phần đáng kể trong cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong hơn 10 năm qua, số lượng tổ chức NGO tại việt nam đã tăng nhanh chóng, với hàng nghìn dự án đã và đang thực hiện, năm 2003 mới chỉ có 500 tổ chức thì đến cuối năm 2013 đã lên đến 990 tổ chức với hơn 28.000 dự án, tổng giá trị giải ngân đạt gần 2,4 tỷ USD. Các dự án của tổ chức phi chính phủ chủ yếu tập vào lĩnh vực nâng cao chất lượng 1 cuộc sống của người dân, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kinh tế hộ nông dân, xóa đói giảm nghèo, thường được triển khai các các huyện miền núi nghèo, vùng sâu vùng xã, nơi có cơ sở hạ tang yếu kém, các điều kiện sống tối thiểu vẩn chưa được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo cao (Vũ Đình Hảo, 2014). Bá Thước là một huyền miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí hạn chế, chủ yếu là người dân tộc, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong những năm gần đây với việc thu hút nhiều nguồn lực đã giúp cho cuộc sống của một bộ phân người dân được nâng cao, đặc biệt là nguồn lực hợp tác từ tổ chức phi chính phủ, trong đó chủ yếu là sự hợp tác và hỗ trợ từ dự án phát triên nông nghiệp của tổ chức tầm nhìn thế giới tài trợ đã đóp góp đáng kể đến nâng cao chất lượng chất lượng cuộc sống cho người dân tại huyện Bá Thước. Dự án Phát triển nông nghiệp huyện Bá Thước được triển khai trên địa bàn huyện Bá Thước kéo dài từ năm 2011 đến năm 2015. Đây là một dự án can thiệp đa lĩnh vực mang tính tổng hợp, các can thiệp chủ yếu của dự án tập trung vào việc phát triển nông nghiệp bằng việc triển khai nhiều Hợp phần kỹ thuật như Phát triển kinh tế, Quản lý rừng, Nước sạch và Vệ sinh môi trường. Sau 5 năm thực hiện các hoạt động can thiệp của Dự án Phát triển nông nghiệp huyện Bá Thước đã thu được nhiều kết quả to lớn, những kết quả này đã và đang tác động tích cực đến cuộc sống người dân cũng như các tác nhân liên quan tại vùng dự án. Tuy nhiên các tác động này chưa được đo lường hay lượng hóa để làm cơ sở cho việc quản lý và phát huy chúng một cách hiệu quả và bền vững, mang lại nhiều hơn nữa các lợi ích cho các đối tượng hưởng lợi. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá”. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến Tác động của dự án phát triển nông nghiệp: (1) Tác động của dự án phát triển nông nghiệp có vai trò như thế nào đối với người dân nông thôn? (2) Tác động của dự án phát triển nông nghiệp đối với người dân trên địa bàn huyện Bá Thước trong thời gian qua như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tác động của dự án phát triển nông nghiệp? 2 (3) Cần phải đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường tác động của dự án phát triển nông nghiệp trong thời gian tới? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của dự án phát triển nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường tác động của Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân liên quan của dự án phát triển nông nghiệp thuộc chương trình phát triển vùng Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tác động của dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước đến phát triển kinh tế, xã hội hộ nông dân trên các xã vùng dự án. Phạm vi thời gian: - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2016. - Thời gian thu thập số liệu: số liệu được dùng cho nghiên cứu được lấy từ năm 2011 đến nay. Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại huyên Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Đề tài đã làm rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động của dự án phát triển nông thôn như: đặc điểm, vai trò của đánh giá tác động dự án 3 phát triển nông nghiệp; Nội dung và phương pháp đánh giá tác động của dự án phát triển nông nghiệp; Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động dự án phát triển nông nghiệp.... Phân tích thực trạng tác động Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước; các yếu tố ảnh hưởng đến tác động Dự án phát triển nông nghiệp tại huyện Bá Thước giai đoạn 2011 -2015. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tác động của dự án phát triển nông nghiệp huyện Bá Thước đến năm 2020 như: Các giải pháp về mặt chính sách; Giải pháp huy động nguồn lực tài chính, Giải pháp về mặt kỹ thuật; Tài liệu hóa các kết quả của dự án,…. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm chung 2.1.1.1. Khái niệm Dự án Để tiến hành phát triển nông thôn, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Việc phát triển nông thôn cần phải thông qua các chương trình, hay thông qua các dự án cụ thể. Chúng ta hãy đi tìm hiểu các quan điểm về dự án phát triển nông thôn. Trong lý thuyết cũng như trong quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về dự án. Xong có một số khái niệm thông dụng như sau: Theo đại từ điển Bách khoa toàn thư, “dự án – project là điều người ta có ý định muốn làm” và được sắp đặt theo kế hoạch để chuyển động ý đồ hay ý tưởng thành quá trình hành động. Khái niệm này đã thực hiện sự gắn kết giữa tư duy và hành động để thể hiện mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực thông qua các hoạt động được sắp đặt có kế hoạch. Dự án là một ý tưởng được xác định để dẫn tới một tổ hợp các hoạt động theo một trình tự và phụ thuộc lẫn nhau trong một chuỗi liên kết nhằm: (1) Đáp ứng một mong muốn đã được đề ra. (2) Chịu ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực. (3) Thực hiện trong một bối cảnh để chắc chắn đạt được mục tiêu đề ra (Tô Huy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000) Theo Glenn P. Jenkins (1995) trong nghiên cứu “Chương Trình Thẩm Định và Quản Lý Dự án”, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống quản lý nguồn lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và không gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan điểm: (1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành như một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như một thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi Dự án kết thúc. Với cách tiếp cận lấy mục tiêu làm cơ sở xác định khái niệm dự án, thì định nghĩa về dự án như sau: (1) Dự án là sự can thiệp một cách có kế hoạch nhằm 5 đạt một hay một số mục tiêu, hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có sự tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể. (2) Dự án là một tổng thể có kế hoạch những hoạt động nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian và khuôn khổ chi phí nhất định (Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000). Thông qua định nghĩa khái quát trên, ch úng ta thấ y rằn g dự án đã được dùng rất rộng rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với mỗi một lĩnh vực, dự án sẽ được cụ thể hoá một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm riêng có của lĩnh vực đó. Mặc dù có sự khác nhau về khái niệm dự án song tính chất chung vốn có của dự án vẫn tồn tại và được thể hiện rõ nét ở tất cả các lĩnh vực. 2.1.1.2. Khái niệm dự án phát triển nông nghiệp *Khái niệm dự án phát triển nông nghiệp Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000): “Dự án phát triển nông nghiệp là một loại dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn như dự án tưới tiêu, phát triển trông trọt chăn nuôi, định canh định cư, cơ khí hóa nông nghiệp, nghiên cứu khoa học nông nghiệp…”. Dự án phát triển nông nghiệp là tập hợp các hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giải quyết một hoặc nhiều khó khăn cho sự phát triển của người dân nông thôn (Hoàng Mạnh Quân, 2007): Từ các quan điểm trên ta thấy dự án phát triển nông thôn có mục tiêu xây dựng các hành động tập thể, qua đó mỗi cá nhân tìm thấy ở đó nhưng lợi ích riêng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống về vật chất , tinh thần cho người dân nông thôn. *Đặc điểm dự án phát triển nông nghiệp Các hoạt động của dự án phải đi đến sự phát triển của một lĩnh vực sản xuất, một cộng đồng: nghĩa là phải có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu chính đáng của cộng đồng. Cần lưu ý rằng, thay đổi theo chiều hướng tăng trưởng là tiền đề cho sự phát triển, nhưng không phải bất kỳ thay đổi nào cũng đều có sự phát triển. Những thay đổi được coi là phát triển nếu thay đổi đó có đặc tính như: Cải thiện điều kiện sống và 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan