Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của trung quốc đối với một số nước đ...

Tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của trung quốc đối với một số nước đông nam á

.PDF
170
288
143

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CẤN THỊ THU HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CẤN THỊ THU HƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế Mã số: 62 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. PHẠM THÁI QUỐC 2. TS. TRƯƠNG DUY HÒA HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC ..........................................................................................6 1.1. Những nghiên cứu về tác động của FDI đến nước nhận đầu tư ......................... 6 1.1.1. Tác động của FDI về mặt kinh tế ...............................................................6 1.1.2. Tác động của FDI về chính trị an ninh xã hội, văn hóa, môi trường .......11 1.2. Những nghiên cứu về tác động của FDI Trung Quốc ....................................... 11 1.2.1. Động thái chung của vốn FDI Trung Quốc ..............................................11 1.2.2. Tác động của FDI và FDI Trung Quốc ....................................................13 1.2.3. Tác động FDI Trung Quốc tại Việt Nam .................................................20 1.3. Khái quát những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án ............................ 22 1.3.1. Những kết quả đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn ..............22 1.3.2. Những vấn đề đặt ra .................................................................................22 1.3.3. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp ...........................................................23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC .........................................................................................................24 2.1. Tổng quan về FDI ............................................................................................... 24 2.1.1. Khái niệm FDI ..........................................................................................24 2.1.2. Đặc điểm, mục tiêu của FDI từ các nước ĐPT ........................................25 2.2. Tác động của FDI từ các nước ĐPT đến nước nhận đầu tư ............................. 30 2.2.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ..............................................30 2.2.2. Tác động đến môi trường và các vấn đề văn hóa, xã hội .........................37 2.2.3. Tác động đến an ninh, chủ quyền quốc gia ..............................................38 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tác động của FDI Trung Quốc ở ĐNA ........... 39 2.3.1. Nhân tố từ phía Trung Quốc.....................................................................39 2.3.2. Nhân tố từ phía các quốc gia ASEAN ......................................................45 2.3.3. Các nhân tố bên ngoài ..............................................................................50 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC TẠI ĐÔNG NAM Á ..52 3.1. Đặc điểm của hoạt động FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA .................... 52 3.1.1. Đặc điểm chung của FDI Trung Quốc tại ĐNA.......................................52 3.1.2. Mục tiêu và động thái của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA .........57 3.2. Tác động của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA ...................................... 74 3.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước ĐNA .............................75 3.2.2. Tác động đến môi trường và các vấn đề an ninh xã hội ...........................86 3.2.3. Tác động đến chủ quyền, an ninh chính trị tại các nước ĐNA ................90 3.3. Những biện pháp đối phó của các nước ĐNA đối với FDI Trung Quốc .......... 92 3.3.1. Quan điểm của ASEAN đối với Trung Quốc và FDI Trung Quốc ..........92 3.3.2. Một số biện pháp ứng phó của một số nước trong khu vực ĐNA ...........96 3.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về các biện pháp ứng phó với FDI Trung Quốc của một số nước ĐNA ................................................................................. 105 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM .....................................110 4.1. Đặc điểm của FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay .............. 110 4.1.1. Động thái FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay............110 4.1.2. Đặc điểm FDI Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2000 đến nay .........114 4.2. Tác động của FDI Trung Quốc tại Việt Nam .................................................. 120 4.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế...........................................................120 4.2.2. Tác động đến văn hóa, xã hội, môi trường .............................................131 4.2.3. Tác động đến an ninh chính trị, quốc phòng ..........................................134 4.3. Một số hàm ý cho Việt Nam trong việc tăng cường các biện pháp quản lý FDI Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới ................................................ 137 4.3.1. Bối cảnh tác động đến triển vọng FDI Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới ............................................................................................137 4.3.2. Quan điểm chung trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc ......................140 4.3.3. Một số giải pháp ứng phó với FDI Trung Quốc trong thời gian tới ......142 KẾT LUẬN ......................................................................................................149 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt ACFTA Tiếng Việt Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - China Free Trade Area ASEAN - Trung Quốc ADB Asia Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AIIB Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á BOI Asia-Pacific Economic Cooperation Association of South East Asian Nations Board of Investment Diễn Đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cục Đầu tư Thái Lan BOT Build – Operation - Transfer Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BT Build – Transfer Cambodian Development Committee Xây dựng-Chuyển giao Cambodia- Myanmar- Laos Vietnam Nhóm các nước Campuchia, Myanmar, Lào, Việt Nam APEC ASEAN CDC CMLV Tiếng Anh Hội đồng Phát triển Campuchia CNTT CNH CSHT Công nghệ thông tin Công nghiệp hóa Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐNA ĐPT Đông Nam Á Đang phát triển FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do GDP Gross Domestic Product GMS Greater Mekong Subregion Tổng sản phẩm quốc nội Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng HĐH Hiện đại hóa IMF International Moneytary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản Khu Công nghiệp Kinh tế Quốc tế Sáp nhập và mua lại KCN KTQT M&A Merger and Acquisitions Ministry of Commerce People's MOFCOM Republic of China MOFTEC Ministry of Foreign Trade and Economic Co-operation NDT Bộ Thương mại Trung Quốc Bộ hợp tác kinh tế và mậu dịch ñối ngoại Trung Quốc Nhân dân tệ ODA Offical Development Assistance Vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Organisation of Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PT R&D Phát triển Reaseach and Development South Africa Development Community Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi TCFF Thai China Flavours and Fragrances Industry Co.Ltd Liên doanh Thái Lan Trung Quốc về nước hoa và tinh dầu TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương UNCTAD United Nations Conference on Trade and Develoment Diễn đàn LHQ về thương mại và phát triển WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại thế giới SADC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Vốn FDI Trung Quốc tại các nước ASEAN (triệu USD).........................52 Bảng 3.2: FDI của Trung Quốc tại ASEAN theo ngành giai đoạn 2010-2013 ........53 Bảng 3.3: So sánh chi phí lao động trong ngành may giữa Campuchia, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc, năm 2013 (USD) ............................................................55 Bảng 3.4: Vốn FDI Trung Quốc tại Thái Lan so sánh với các nước ASEAN - 5, năm 1999 ...........................................................................................................................60 Bảng 3.5: Số dự án của Trung Quốc tại Thái Lan được phê duyệt...........................60 giai đoạn 1987 - 2005 ................................................................................................60 Bảng 3.6: Số lượng dự án FDI của Trung Quốc được phê duyệt ở Thái Lan giai đoạn 1987 - 2013 .......................................................................................................61 Bảng 3.7: FDI Trung Quốc tại Myanmar theo ngành từ năm 2005 - 2010 ..............67 Bảng 3.8: Những lợi ích của Trung Quốc tại Campuchia.........................................70 Bảng 3.9: Một số dự án đầu tư của Trung Quốc bị từ chối/hoãn/xem xét lại ...........86 Bảng 4.1: Vốn FDI Trung Quốc tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 ...................110 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Vốn FDI Trung Quốc tại Myanmar giai đoạn 2003 - 2013 ...............65 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ thay đổi vốn FDI Trung Quốc tại các nước ASEAN ................66 giai đoạn 2004-2010 ...............................................................................................66 Biểu đồ 3.3: FDI Trung Quốc trong một số ngành tại Campuchia giai đoạn 1998-2008 ..........................................................................72 Biểu đồ 3.4: Tạo việc làm trong các dự án FDI của Trung Quốc ở Thái Lan (so sánh giai đoạn 2003-2007 và 2008-2013) .........................................84 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI tại Việt Nam ..............122 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: FDI từ nước đang phát triển - Giá trị và tỷ lệ trong FDI thế giới giai đoạn 2000 - 2014 ..................................................................................26 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2012 lần đầu tiên Trung Quốc trở thành một trong ba nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới với tốc độ gia tăng FDI là 17,6% so với năm 2011, lên mức 87,8 tỷ USD, trong khi FDI thế giới giảm 17%. Trong năm 2015, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 145 tỉ USD ở nước ngoài, tăng 18,3% so với năm 2014, vượt qua Nhật Bản, trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc đã có tác động nhiều mặt, đa chiều đến thế giới, và nhất là đối với các nước láng giềng khu vực ĐNA của Trung Quốc. Đối với các nước láng giềng này, sống cạnh "người khồng lồ" ngày càng lớn mạnh, vừa là cơ hội lớn, vừa là thách thức lớn. Trung Quốc càng mạnh, tác động (tích cực và tiêu cực) của Trung Quốc tới các nước láng giềng sẽ càng mạnh. Là một công cụ quan trọng của chính sách ngoại giao kinh tế, FDI Trung Quốc được thực hiện nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và mở rộng thị trường, tránh hàng rào thương mại khi đầu tư sản xuất và xuất khẩu từ các nước thứ ba. Bên cạnh đó, mục tiêu của FDI Trung Quốc nhằm tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng cơn khát và nhu cầu của nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ được xem là khá quan trọng đối với các DN FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA. Cũng qua việc đầu tư vào các nước ĐNA, DN Trung Quốc có thể chuyển giao những công nghệ cũ, lạc hậu, công nghệ thâm dụng lao động sang các nước này và tận dụng lợi thế về nguồn lao động dư thừa tại đây. Kết quả là các DN Trung Quốc đạt được chi phí sản xuất thấp hơn, đạt được hiệu quả kinh tế, tránh được hàng rào thương mại và mở rộng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, FDI Trung Quốc đã có những tác động tiêu cực đến kinh tế, chính trị, xã hội tại các nước nhận đầu tư ở ĐNA, gây nên những phản ứng của người dân và chính phủ của các nước sở tại. Phản ứng đó là có cơ sở, bởi vì, những vấn đề bên trong của Trung Quốc có thể thúc đẩy nước này có những chính sách quyết đoán hơn trong quan hệ đối ngoại, và Trung Quốc được coi là vẫn ấp ủ mưu đồ và chiến lược toàn cầu và khu vực, áp đặt tiêu chuẩn Trung Quốc lên thế giới, bành trướng văn hóa,... thực tế đó đang đặt các nước nhỏ láng giềng Trung Quốc trước thách thức tầm chiến lược là làm thế nào để bảo đảm an ninh quốc gia và lợi ích tổng thể quốc gia, nhất là về bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, độc lập tự chủ về kinh tế, bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh môi trường và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam là một nước láng giềng gần gũi, có lịch sử quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác 1 chiến lược quan trọng nhất đối với Việt Nam, không chỉ về mặt phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo an ninh, quốc phòng và toàn vẹn biên giới lãnh thổ. Trong thời gian qua, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, tuy nhiên, có thể nói quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của hai bên, vẫn còn nhiều vấn đề, hơn nữa, nước ta đang phải chịu không ít bất lợi trong mối quan hệ song phương này. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với đặc điểm là nước có trình độ phát triển và điểm xuất phát thấp như Việt Nam, vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên cũng như các nước tiếp nhận FDI Trung Quốc ở ĐNA, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực khi tiếp nhận vốn FDI nói chung cũng như vốn FDI từ Trung Quốc. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện về FDI của Trung Quốc và tác động của nó trong thời gian qua tại một số nước ĐNA, trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề mà FDI Trung Quốc gây ra ở những nước này, đưa ra những kinh nghiệm trong ứng phó của các nước đối với FDI Trung Quốc, từ đó đề xuất hàm ý trong việc thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đối với một số nước Đông Nam Á”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tác động của FDI Trung Quốc đến nước nhận đầu tư, tập trung phân tích một số nước điển hình tại ĐNA, những tác động tích cực, tiêu cực của vốn FDI Trung Quốc và phản ứng chính sách của nước sở tại. Từ đó đưa ra những hàm ý chính sách, kiến nghị về các biện pháp thu hút và quản lý đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tác động của hoạt động FDI ra nước ngoài từ các nước ĐPT nói chung và FDI ra nước ngoài của Trung Quốc. - Khái quát thực trạng FDI của Trung Quốc tại một số nước ĐNA. - Phân tích đánh giá tác động hai mặt của dòng vốn FDI Trung Quốc đối với các nước tiếp nhận ở ĐNA; phân tích những ứng phó của một số nước ở ĐNA khi tiếp nhận vốn FDI của Trung Quốc. 2 - Trên cơ sở phân tích thực trạng tác động FDI Trung Quốc tại Việt Nam, đề xuất những hàm ý trong việc thu hút và quản lý đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án có đối tượng nghiên cứu chính là những tác động của hoạt động FDI Trung Quốc trên các lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, chính trị xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường tại một số nước ĐNA và Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án nghiên cứu những tác động của hoạt động FDI từ Trung Quốc tại các nước ĐNA từ năm 2000 - mốc thời gian quan trọng của Trung Quốc trong quá trình thay đổi chiến lược kinh tế tiếp cận với bên ngoài, đây là thời điểm Trung Quốc thông qua Kế hoạch năm năm lần thứ 10 nhằm thúc đầy các công ty Trung Quốc “Đi ra toàn cầu”. Kế hoạch này xác định đầu tư ra nước ngoài như là một trọng tâm chiến lược của Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế trong tương lai, đến năm 2015. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án mở rộng phạm vi thời gian đối với một số vấn đề kể từ năm 1978 như nền tảng quan trọng cho các nội dung phân tích có tính so sánh để thấy rõ những biểu hiện mới của tác động FDI Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu về không gian: trên cơ sở lựa chọn một số quốc gia là những nước nhận lượng vốn đầu tư tương đối lớn của Trung Quốc và có trình độ phát triển tương đương Việt Nam, luận án đã xác định phạm vi nghiên cứu tác động của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA là Thái Lan, Myanmar, Campuchia, từ đó đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam về ứng phó của nước sở tại đối với FDI Trung Quốc. Đây là những quốc gia có trình độ phát triển ở mức tương đồng với Việt Nam và là những nước tiếp nhận quy mô lớn vốn FDI Trung Quốc. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu về không gian có thể được đề cập ngoài ba nước điển hình nói trên, với mục đích là sự mở rộng phạm vi nghiên cứu để làm rõ tác động nhiều chiều của vốn FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: luận án đã tổng hợp những nghiên cứu về tác động của FDI từ các nước ĐPT đến nước nhận đầu tư để làm cơ sở lý luận phân tích tác động của FDI Trung Quốc đến một số nước khu vực ĐNA và Việt Nam, từ đó đưa ra những hàm ý cho việc sử dụng và thu hút FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát để thực hiện đề tài, tác giả luận án thấy rằng trên thực tế những tác động của FDI Trung Quốc thể hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội của các nước nhận đầu tư, mà không có một cơ sở lý luận đầy đủ nào phân tích trọn vẹn những tác động của FDI đến kinh tế chính trị xã hội của 3 nước nhận đầu tư. Thông qua nghiên cứu các tài liệu và những vấn đề thực tiễn của FDI Trung Quốc ra nước ngoài trong thời gian qua, tác giả đã khái quát lại thành một hệ thống các nội dung tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, an ninh chính trị xã hội và môi trường của nước nhận đầu tư để làm cơ sở phân tích. Hơn nữa, tác động của FDI không chỉ do nước chủ đầu tư quyết định còn phụ thuộc vào bản thân nước nhận đầu tư. Vì vậy, những tác động của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA cũng có những đặc trưng khác biệt so với FDI Trung Quốc ở các khu vực khác. Phương pháp nghiên cứu: Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; đi từ trừu tượng tới cụ thể; phương pháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết, phân tích và thực tiễn để tìm ra những đặc trưng của vấn đề nghiên cứu và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu. Luận án nghiên cứu tác động của FDI Trung Quốc đối với các nước ĐNA được tiếp cận dưới góc độ kinh tế là chủ đạo, tuy nhiên nhiều khía cạnh chính trị, an ninh xã hội cũng sẽ được đề cập nhằm lý giải hoặc bổ sung cho các vấn đề kinh tế. Do đó tác giả sử dụng phương pháp luận của kinh tế học và kinh tế học quốc tế, cụ thể là đầu tư quốc tế để tiếp cận và phân tích vấn đề. 5. Những đóng góp mới của đề tài Đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tác động của hoạt động FDI ra nước ngoài từ các nước ĐPT nói chung và FDI ra nước ngoài của Trung Quốc trên cơ sở kế thừa những lý luận đã được nghiên cứu từ trước. Đánh giá tác động hai mặt của dòng vốn FDI Trung Quốc đối với các nước tiếp nhận; phân tích ứng phó của một số nước ĐNA khi nhận vốn FDI Trung Quốc. Đưa ra một số hàm ý, định hướng những biện pháp nhằm ứng phó với FDI Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Về mặt lý luận, luận án đã tổng hợp và phân tích những đặc trưng quan trọng trong tác động của FDI Trung Quốc trên cơ sở lý luận chung về tác động của FDI và đưa ra hệ thống các yếu tố khi phân tích tác động của FDI Trung Quốc đến các nước ở ĐNA trên các mặt tác động đến tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh chính trị. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích thực trạng tác động của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA và Việt Nam. 4 Bên cạnh đó, luận án còn có một số đóng góp về mặt thực tiễn, cụ thể: - Thứ nhất, từ thực tiễn tác động của vốn FDI Trung Quốc tại ĐNA, luận án đề cập đến thực tiễn tác động của vốn FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Bức tranh thực trạng đó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về các mục tiêu, những tác động tích cực và tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Từ đó giúp Việt Nam có các đối sách phù hợp trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. - Thứ hai, luận án đưa ra gợi ý giải pháp của Việt Nam ứng phó lại với những tác động tiêu cực từ FDI Trung Quốc. Từ việc nghiên cứu tác động FDI Trung Quốc tại ĐNA, luận án cũng hàm ý, Việt Nam có thể tham khảo từ các bài học thực tế mà các quốc gia ĐNA khác đã thực thi để ứng phó với FDI Trung Quốc. - Thứ ba, luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà kinh doanh và độc giả quan tâm đến chủ đề này. Đồng thời, là tài liệu có thể tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo. 7. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của FDI Trung Quốc tại ĐNA. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI Trung Quốc Chương 3: Tác động của FDI Trung Quốc tại một số nước ĐNA Chương 4: Tác động của FDI Trung Quốc tại Việt Nam và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TRUNG QUỐC 1.1. Những nghiên cứu về tác động của FDI đến nước nhận đầu tư 1.1.1. Tác động của FDI về mặt kinh tế Cung cấp nguồn vốn đầu tư phát triển Về cung cấp nguồn vốn đầu tư phát triển, các nước ĐPT luôn có khoảng chênh lệch lớn giữa đầu tư và tiết kiệm. Do đó, FDI được cho là có vai trò bù đắp và thu hẹp khoảng chênh này. FDI làm tăng lượng tiền và tài sản trong nền kinh tế của nước tiếp nhận, do đó tạo khả năng khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và thị trường… Trong bài phân tích của Institute of International economics “FDI in Developing Countries and Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and New Changes”, (Đầu tư nước ngoài tại các quốc gia ĐPT và các nền kinh tế chuyển đổi: Cơ hội, thách thức và những đổi mới) [78], khi phân tích về FDI đối với các nước ĐPT đã chỉ ra những tác động trái chiều của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận. Từ phân tích một số điểm nổi bật của FDI tại các nước ĐPT và các nền kinh tế đang chuyển đổi như FDI có sự tăng trưởng vượt bậc từ những năm 1990, vốn FDI chiếm tỉ lệ lớn nhất và là nguồn vốn ổn định nhất trong các dòng vốn tư nhân như dòng nợ, dòng vốn vay ngân hàng thương mại, trái phiếu và các dòng vốn khác, sự phân phối FDI tới các quốc gia ĐPT và các nền kinh tế chuyển đổi là không đồng đều, bài viết đã đề cập đến tác động của FDI tới phát triển, bao gồm: (i) tạo ra thêm dòng tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài từ đó tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ tại nước nhập khẩu FDI. (ii) có ảnh hưởng không tốt tới thị trường của nước nhập khẩu FDI do các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các thị trường quốc tế, nơi đang diễn ra cạnh tranh không hoàn hảo, từ đó gây ra thách thức đối với DN của nước nhập khẩu FDI. (iii) vốn FDI góp phần thúc đẩy tiết kiệm nội địa và cung cấp thêm hiệu quả trong quản lý, marketing, và công nghệ để nâng cao năng suất lao động. (iv) sử dụng hiệu quả FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn đối với nước nhập khẩu. Mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Mô hình Malign về quan hệ giữa FDI và phát triển) được thể hiện thông qua sự gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh (SXKD) của các DN nước ngoài. Mặc dù FDI có thể có tác động rõ ràng, tích cực tới sự phát triển của nước tiếp nhận, song cũng có thể tạo ra một số tác động tiêu cực như trở thành nhân tố thúc đẩy sự hình thành tình trạng độc quyền nhóm thông qua thiết lập và mở rộng DN kiểu gia đình, từ đó thu hẹp khả năng gia nhập thị 6 trường của một số DN của nước tiếp nhận. Từ đó để phát huy vai trò tích cực của FDI, nước nhập khẩu FDI không những cần có chính sách tăng cường thu hút FDI, mà còn phải có chính sách chủ động định hướng FDI theo hướng hiệu quả. Mô hình hai khoảng cách (The two-gap) được trình bày trong nghiên cứu của Chenery [60] trong kinh tế học phát triển cho thấy các nước ĐPT thường gặp phải vấn đề (i) chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư (tăng tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu đầu tư) và (ii) chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu (tăng xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu). FDI góp phần thu hẹp 2 khoảng cách này, không chỉ bởi vì các TNC có cơ hội tiếp cận tốt hơn với thị trường tài chính, mà còn bởi vì: (i) FDI của một TNC đặc biệt thực hiện một dự án đặc biệt có thể thúc đẩy các TNC khác tham gia dự án tương tự; (ii) khuyến khích dòng hỗ trợ phát triển chính thức từ nước của chủ đầu tư và (iii) tạo cơ hội thu hút đầu tư nội địa. FDI với sản lượng và tăng trưởng kinh tế Một trong những khía cạnh quan trọng của FDI là tác động tới sản lượng (tức hiệu quả của nó đối với đầu ra của quá trình SXKD) và do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư. Tác động của FDI tới tăng trưởng sản lượng ở nước sở tại phụ thuộc nhiều vào chính sách kinh tế vĩ mô của nước này. Nói chung, FDI có thể gây ảnh hưởng đến sản lượng của nước sở tại nếu nó có thể hấp thụ các nguồn tài nguyên dư thừa hoặc cải thiện chúng một cách có hiệu quả thông qua việc thay đổi việc phân bổ các nguồn lực (Imad A. Moosa, 2002) [77] Từ khi xuất hiện, dòng vốn FDI đã có những tác động tích cực đối với nước tiếp nhận đầu tư và không ngừng gia tăng quy mô qua thời gian trên bình diện quốc tế. Mức độ lan tỏa ngày càng sâu rộng khắp các châu lục với sự đa dạng, nhiều chiều. Trong đó, đáng kể nhất là tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cũng như những tác động lan tỏa khác. Các nghiên cứu của Grossman và Helpman (1991), Barro và Sala-i-Martin (1995), Hermes và Lensink (2003) đều chỉ ra rằng FDI đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư. Andreas Johnson (2005) [50] sau khi nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng cho thấy, FDI tác động đến nước nhận đầu tư (đặc biệt là các nước ĐPT) qua hai kênh cơ bản đó là vốn vật chất và công nghệ, trong đó công nghệ là yếu tố chủ yếu. Girma (2005), Li và Liu (2005) còn cho thấy, FDI gây ra những tác động tràn làm tăng sản lượng ở trong các DN nội địa của nước tiếp nhận, từ đó làm tăng năng lực của cả nền kinh tế các nước này. Thêm vào đó, nghiên cứu của Aiken và Harrison [44] sử dụng số liệu từ 7 Venezuela trong phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế lại không thấy dấu hiệu tích cực nào của công nghệ. Thậm trí kết quả nghiên cứu cho thấy FDI làm tăng sản lượng ở các DN FDI, nhưng lại làm giảm sản lượng đối với các DN trong nước. Kết quả này đã từng được khẳng định bởi Haddad và Harrison (1993) khi sử dụng số liệu của Morrocco rằng ảnh hưởng lan truyền của FDI tới sản lượng là nhỏ. Một số học giả cũng nhận định giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực hai chiều (Zhang, 2001; Liu, Burridge và Sinclair, 2002; Hansen và Rand, 2006; Abdus Samad, 2014). Durham [63] điều tra về vai trò của FDI tới tăng trưởng của 80 quốc gia giai đoạn 1979-1998 đã không tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, tác giả đã tìm thấy nhiều luận cứ cho thấy tác động của FDI phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nước nhận đầu tư. Nhiều phân tích đồng ý rằng tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện trong nước của nước nhận đầu tư và xem đó là quyết định về tầm quan trọng và phạm vi tác động lan tỏa của các dự án FDI. Các điều kiện ở địa phương có thể được phân loại thành ba nhóm: chính sách thương mại (Balasubramanyam, 1996; Zhang, 2001); chính sách nguồn nhân lực (Keller, 1996; Borensztein, 1998; Olofsdotter, 1998; Xu, 2000; Bengoa và SanchezRobles, 2003) và khoảng cách công nghệ (Sjoholm, 1999; Glass và Saggi, 1998). FDI với tiền lương và việc làm FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Không chỉ ở những nước ĐPT, ngay cả ở những nước PT thì vấn đề tạo việc làm cho người lao động luôn là yêu cầu cấp thiết và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Báo cáo của OECD về Tác động của đầu tư nước ngoài lên tiền lương và điều kiện làm việc) [101], đã khẳng định rằng FDI đã trở thành một lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế thế giới trong nhiều thập kỷ gần đây. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đã được cấu thành bởi nhiều thay đổi về chất. Mặc dù một số lượng lớn FDI tiếp tục đổ vào khối OECD, nhưng tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các quốc gia ngoài OECD với FDI vẫn gia tăng không ngừng. Báo cáo đã chỉ ra tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội các nước ĐPT, gồm: (i) FDI đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu từ bên ngoài cho các quốc gia ĐPT. Nhiều nước ngoài khối OECD cũng trở thành các nhà đầu tư FDI hiệu quả. (ii) Vai trò ngày càng quan trọng của FDI tại các quốc gia ĐPT đã mở ra những kỳ vọng mới về tiềm năng nhằm xây dựng một chiến lược phát triển tại các quốc gia này, ví dụ như, các nền kinh tế nội địa có thể hưởng lợi từ FDI thông qua 8 việc tạo ra những công việc chất lượng cao, từ đó trả lương cao hơn và điều kiện làm việc cũng tốt hơn các DN trong nước. Tuy nhiên, có một điều không chắc chắn rất đáng lưu tâm và hiện đang tranh cãi là trong thực tế có nên coi các DN nước ngoài có là một nhân tố có tác động điều tiết sự gia tăng của tiền lương và cải thiện điều kiện làm việc hay không. Báo cáo này tổng kết một số vấn đề liên quan tới nội dung trên, đó là nghiên cứu khảo sát đầu tiên về những tác động của thị trường lao động của vốn FDI và đưa ra những kết quả từ nghiên cứu này của OECD. Nhìn chung, nghiên cứu này chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia (MNC) có xu hướng tăng tiền lương tại các quốc gia mà họ hợp tác đầu tư. Tác động tích cực của tiền lương có xu hướng tập trung vào các lao động được tuyển trực tiếp bởi các DN nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có một ảnh hưởng tích cực nhỏ tới tiền lương của lao động nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN này. Những tác động tới gia tăng tiền lương có thể mạnh mẽ hơn ở các quốc gia ĐPT so với các quốc gia PT, có thể do nguyên nhân khoảng cách về công nghệ giữa DN nước ngoài và DN trong nước là lớn hơn so với trong cùng một nước. Mặc dù các điều kiện làm việc tại các DN nước ngoài có xu hướng khác biệt so với các DN nội địa, tuy nhiên các DN nội địa không nhất thiết phải theo đuổi dập khuân cách tiếp cận của các DN nước ngoài. Báo cáo khẳng định rằng, có nhiều nghiên cứu về những ảnh hưởng lên thị trường lao động của các MNC, có bằng chứng để xác định rằng FDI là một kênh tiềm năng để nâng cao mức sống cơ bản cho người lao động. Từ đó nêu ra gợi ý cho các chính phủ nên nỗ lực tạo ra một sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài để trợ giúp về mặt kinh tế cũng như xã hội cho các hình thức đầu tư tiềm năng. Một thực tế cho thấy tác động của các MNC lên tiền lương và điều kiện làm việc là không giống nhau trong các loại hình đầu tư, giữa các nhóm lao động và môi trường làm việc nội địa cũng. Điều này hàm ý rằng các Chính phủ và nhà đầu tư có thể đánh giá các hình thức FDI nhằm nâng cao hiệu quả của FDI tới sự phát triển kinh tế và xã hội. Có nhiều sáng kiến hữu ích về những phương pháp đánh giá của Chính phủ nhằm chuẩn hóa lực lượng lao động và những sáng kiến của tư nhân cũng như cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm hành vi trong kinh doanh. Một bộ phận lớn lao động khi được nhận vào làm việc tại khu vực kinh tế có vốn FDI đã được đào tạo lại, nâng cao tay nghề thông qua các khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo, khóa huấn luyện. Ở đó, người lao động được trang bị những kiến thức về khoa học công nghệ, kiến thức và khả năng tư duy, kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến…Như vậy, FDI không chỉ giải quyết được việc làm cho một bộ phận đáng kể người lao động mà còn góp phần 9 quan trọng trong phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước chủ nhà. FDI với cán cân thanh toán Ảnh hưởng của FDI tới cán cân thanh toán đối với các nước ĐPT rất quan trọng. FDI làm tăng lượng tiền và tài sản nước ngoài trong nền kinh tế, do đó cải thiện cán cân về vốn nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Hoạt động FDI còn giúp ổn định cán cân thanh toán thông qua hoạt động xuất khẩu. Tăng cường xuất khẩu sẽ làm tăng dòng tiền ngoại tệ vào cho đất nước. Theo Vaitsos [132] cán cân thanh toán của các nước ĐPT đạt được lợi ích từ FDI, nhưng không phải là trong sản xuất. Đầu tư sản xuất dường như đã có tác động bất lợi lên cán cân thanh toán của các nước ĐPT vì có sự tăng nhập khẩu trong đầu tư, cũng như cơ chế định giá chuyển nhượng trong các TNC. FDI với công nghệ Nghiên cứu của Segerstrom [112] chỉ ra rằng chuyển giao công nghệ đóng một vai trò chính trong tiến trình phát triển kinh tế. Sự tương tác giữa FDI và công nghệ được coi là vô cùng quan trọng trong các cuộc thảo luận về FDI. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để công nghệ nước ngoài được chuyển giao và nước chủ nhà có thể tiếp nhận được, cũng như ảnh hưởng của nó thế nào đến nền kinh tế của đất nước. Johnson [87] đã coi chuyển giao công nghệ là yếu tố then chốt của tiến trình FDI. Bất kỳ công nghệ mới nào cũng tạo ra lợi thế cho chủ sở hữu, chủ đầu tư ban đầu trong R & D. Với các sản phẩm mới, lợi thế đi kèm với hình thức độc quyền. Chủ sở hữu của một loại công nghệ đặc biệt có sự lựa chọn trong việc bán công nghệ, cấp phép, hoặc khai thác trực tiếp trong sản xuất. Trong đó, cấp phép được coi là một hình thức thích hợp chuyển giao cho các công ty ở nước sở tại, nhưng nó có thể bị giới hạn vì nhu cầu của chủ sở hữu để duy trì kiểm soát bí mật kinh doanh, bằng sáng chế và quyền thương hiệu. Thu hút FDI từ TNC được coi là một kênh quan trọng đối với các nước ĐPT để tiếp cận với công nghệ tiên tiến. Ngoài tác động tới tiến bộ công nghệ, FDI góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhờ có sự tích lũy vốn ngày càng tăng ở nước sở tại. Kiến thức chuyển giao từ TNC tới các công ty con của nó có thể bị rò rỉ ra nước chủ nhà, tạo sự hiểu biết thêm được gọi là tác động tràn từ FDI. Các kênh khác nhau để lan toả công nghệ bao gồm: Sự dịch chuyển nhân công từ TNC tới các công ty địa phương; hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ cho nhà cung cấp và khách hàng; và sự lựa chọn công nghệ, hoạt động xuất khẩu, và thực tế quản lý của các công ty địa phương. Tuy nhiên, nghiên cứu của Imad A. Moosa [77] lại cho rằng, những lợi ích của công nghệ nước ngoài đưa vào nước sở tại có thể không đáng kể hoặc thậm chí là không có. Điều này một phần là do nước sở tại không có khả năng tiếp nhận được công nghệ 10 nước ngoài một cách chính xác. 1.1.2. Tác động của FDI về chính trị an ninh xã hội, văn hóa, môi trường FDI ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước tiếp nhận ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội, chứ không chỉ với tăng trưởng kinh tế. Các nhân tố xã hội được cho là rất quan trọng khi đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế (Xuan Vinh Vo, Jonathan A, Batten, [143]). Một số người nhìn nhận toàn cầu hoá đang đe dọa “trật tự bền vững của thế giới” vì sự giảm sút về chuẩn mực môi trường và xã hội (Scherer & Smid, 2000). Trong khi đó, số khác lại cho rằng toàn cầu hoá và FDI mang lại lợi ích cho nhiều nước thông qua dòng chảy của vốn, kiến thức và việc làm. Những tác động này là không rõ ràng và phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng nước. Trong khi hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh trên, có một số vấn đề về đạo đức dường như chưa bao giờ tách rời quá trình hoạt động của các TNC trong nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề tham nhũng hối lộ, việc làm và nhân sự ảnh hưởng đến nền kinh tế và sự phát triển của nước tiếp nhận đầu tư. Kể cả những tác động về môi trường sinh thái cũng là một trong các vấn đề này. Trong đó, các TNC hoạt động ở nước ngoài bị coi là đối tượng có ảnh hưởng lớn đến môi trường của nước chủ nhà. Nghiên cứu của Katherina Glac [89] đã phân tích, kiểm chứng về tác động của FDI đến chuẩn mực đạo đức thông qua các quy tắc chuẩn đã được xác định và kết luận rằng FDI có ảnh hưởng tới các chuẩn mực đạo đức của nước tiếp nhận đầu tư, khi có sự giao thoa của các nền văn hoá khác nhau. 1.2. Những nghiên cứu về tác động của FDI Trung Quốc 1.2.1. Động thái chung của vốn FDI Trung Quốc Quá trình phát triển dòng FDI ra nước ngoài của Trung Quốc có thể được chia thành hai giai đoạn: (1) 1982-2000, giai đoạn phát triển tự phát; (2) 2000- nay, giai đoạn đầu tư có định hướng của nhà nước. Bắt đầu từ chưa có gì vào năm 1979, ban đầu FDI Trung Quốc rất ít và chủ yếu tập trung xây dựng văn phòng và đại lý ở nước ngoài. Những năm đầu tiên Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài từ năm 1979 cho đến khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa năm 1985 và đạt tới 4 tỷ USD vào năm 1992 - năm lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chuyến công tác quan trọng đối với miền Nam Trung Quốc tái khẳng định cam kết của Trung Quốc cải cách và mở cửa sau những hậu quả của cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. (Leonard K.Cheng, [94]). Những năm 1990, dòng vốn FDI ra nước ngoài chưa ổn định. Cho đến năm 2005, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư đứng thứ 4 thế giới trong số các quốc gia thị trường mới nổi với 72,4% các nền kinh tế trên thế giới nhận đầu tư từ Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 19,7% cao hơn 11 nhiều so với tốc độ tăng của GDP. Theo số liệu của OECD, dòng FDI từ Trung Quốc đứng thứ 4 trong số các nước ĐPT. (Lina Lian [95]). Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 2002, [136], 12 TNC hàng đầu Trung Quốc, chủ yếu là DNNN, đã kiểm soát 30 tỷ USD tài sản nước ngoài với hơn 20.000 lao động nước ngoài và 33 tỷ USD doanh số bán hàng ở nước ngoài. Kể từ đó, một số ít các nhà nghiên cứu đã lưu ý động thái đáng chú ý của Trung Quốc trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chứ không chỉ đơn giản là một nước nhận FDI (Zhang 2005; Wong và Chan 2003; Vatikiotis 2004,; Waide 2004). Tuy nhiên, các nhà phân tích này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự chuyển đổi có xu hướng tập trung trong đầu tư của Trung Quốc tại các nước PT. Cơn khát năng lượng của Trung Quốc và việc đẩy mạnh chính sách săn lùng nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc ở bên ngoài trong hiện tại và cả trong tương lai đã được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu phân tích. Cơ sở của chính sách săn lùng nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc là do sự phát triển kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong những năm gần đây, và sự nghèo nàn cũng như thiếu hụt trầm trọng trong cơ cấu tài nguyên chiến lược của Trung Quốc. Các tác giả cũng đưa ra hai nguyên nhân lý giải sự gia tăng nhanh chóng của FDI Trung Quốc ra nước ngoài, đầu tiên đó là những nỗ lực của các DN lớn của Trung Quốc trong chiến lược “Đi ra toàn cầu”, được coi như là một phần của chiến lược toàn cầu hóa xây dựng sức mạnh quốc gia. Thứ hai là tạo điều kiện bảo vệ và mở rộng biên giới của quốc gia, DNNN lớn của Trung Quốc tăng đầu tư vốn và chấp nhận rủi ro mà các đối tác nước ngoài không làm. (Shujie Yao, Dylan Sutherland và Jian Chen, [115]). Các động lực của hoạt động FDI Trung Quốc, đó là động lực chiếm lĩnh tài nguyên thiên nhiên và một số tài sản chiến lược khác như công nghệ, thương hiệu, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa quan hệ đầu tư, bành trướng và gây ảnh hưởng về ngoại giao và chính trị. (Lina Lian - 2011) [61]. Kevin G. Cai [90] đã nghiên cứu và kết luận bốn mục tiêu, động cơ của FDI ra nước ngoài của Trung Quốc đó là: động cơ tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm công nghệ vã kỹ năng quản lý và tìm kiếm vốn tài chính. Những động cơ này đã được các nhà nghiên cứu về sau bổ sung thêm. Deng [62] đã tìm ra thêm hai động cơ của FDI Trung Quốc đó là tìm kiếm tài sản chiến lược (ví dụ như thương hiệu, mạng lưới marketing) và động cơ đa dạng hóa đầu tư. Rõ ràng, vì Trung Quốc đã sản xuất dựa trên chi phí thấp, nên mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất không phải là mục tiêu chính của vốn FDI Trung Quốc. Về hoạt động FDI của các DN Trung Quốc, nghiên cứu nổi bật là của hai tác giả Yevgeniya Korniyenko và Toshiaki Sakatsume năm 2009, [145]. Bài nghiên cứu này xem xét phương thức và quy mô đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đến các 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan