Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo nghị định 67 2014 nđ cp đến hiệ...

Tài liệu Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo nghị định 67 2014 nđ cp đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi

.PDF
92
222
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỖ HỒNG MINH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THEO NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGƯ DÂN TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỖ HỒNG MINH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THEO NGHỊ ĐỊNH 67/2014/NĐ-CP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGƯ DÂN TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/20S17 Ngày bảo vệ: 12/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH THỦY Chủ tịch Hội Đồng: PGS -TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Hồng Minh iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý Phòng ban Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học và các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là Cô giáo TS. Phạm Thị Thanh Thủy - Giảng viên Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang và Thầy giáo TS. Lê Kim Long là những người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê thành phố, Trạm Khuyến nông thành phố Quảng Ngãi, đặc biệt xin cảm ơn các hộ ngư dân ở thành phố Quảng Ngãi đã nhiệt tình cung cấp cho tôi thông tin để tôi thực hiện thành công đề tài. Cảm ơn những anh chị cùng học tập tại Chương trình Cao học Kinh tế Phát triển của Trường Đại học Nha Trang tại Quảng Ngãi về sự hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn và chào thân ái! Khánh Hòa, tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Hồng Minh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................iv MỤC LỤC ........................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................ix DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... x DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...............................................................................................xii CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.5.1. Về mặt lý luận ......................................................................................................4 1.5.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................4 1.6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 6 2.1. Tổng quan về chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 .......................................... 6 2.1.1. Chính sách ............................................................................................................6 2.1.2. Chính sách phát triển thủy sản ..............................................................................6 v 2.1.3. Chính sách đầu tư .................................................................................................6 2.1.4. Chính sách tín dụng ..............................................................................................6 2.1.5. Chính sách bảo hiểm ............................................................................................7 2.1.6. Chính sách ưu đãi thuế .........................................................................................7 2.1.7. Một số chính sách khác ........................................................................................8 2.2. Tổng quan về đánh giá tác động của một chính sách ................................................. 8 2.2.1. Đánh giá sau chính sách .......................................................................................9 2.2.2. Đánh giá trước chính sách .....................................................................................9 2.3. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan ........................................................ 11 2.4. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................................... 13 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................... 18 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 19 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 19 3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................... 19 3.3. Quy mô mẫu/phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 20 3.3.1. Quy mô mẫu .......................................................................................................20 3.3.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................20 3.4. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu ................................................................................. 21 3.4.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 21 3.4.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp .......................................................................................... 21 3.5. Các công cụ phân tích dữ liệu ................................................................................... 22 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................... 24 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......... 25 4.1. Tổng quan hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ngãi ................................... 25 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên ........................................................................25 4.1.2. Nguồn lợi thủy sản .............................................................................................31 vi 4.1.3. Nguồn nhân lực ngành thủy sản .........................................................................32 4.1.4. Sản lượng khai thác thủy sản ..............................................................................33 4.1.5. Số lượng tàu thuyền khai thác, công suất ...........................................................34 4.2. Mô tả hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Quảng Ngãi ............. 36 4.2.1. Hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Quảng Ngãi .................36 4.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản của TP. Quảng Ngãi ............................................37 4.2.3. Ngư trường đánh bắt thủy sản của TP. Quảng Ngãi ..........................................38 4.2.4. Hiện trạng áp dụng Quyết định 48/2010/QĐ-TTg tại TP. Quảng Ngãi .............38 4.2.5. Hiện trạng áp dụng chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. ........................................................................ 39 4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 44 4.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................ 44 4.3.2. Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác tại thành phố Quảng Ngãi trước khi kết nối điểm tương đồng .......................................................................... 47 4.3.3. Phân tích tác động của việc tham gia NĐ 67 tới hiệu quả kinh tế ........................ 50 4.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hai nhóm có/không tham gia NĐ 67 tại thành phố Quảng Ngãi sau khi kết nối điểm tương đồng ................................................................. 51 4.4. Đánh giá ưu, nhược điểm Nghị định 67/2014/NĐ-CP ............................................. 54 4.4.1. Đối với cả nước nói chung .................................................................................54 4.4.2. Đối với thành phố Quảng Ngãi nói riêng ...........................................................55 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ..................... 59 5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 59 5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm góp phần cải thiện công tác triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP một cách hiệu quả ................................................................................. 59 5.2.1. Hạn mức vay, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất ..................................60 5.2.2. Chính sách bảo hiểm ..........................................................................................60 vii 5.2.3. Nâng cao hiệu quả đóng mới tàu ........................................................................60 5.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ....................................................................61 5.2.5. Về khoa học – công nghệ và khuyến ngư ...........................................................61 5.2.6. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản .............62 5.2.7. Về cơ chế chính sách ..........................................................................................63 5.2.8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước ..............................................................63 5.2.9. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ..............................................................64 5.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 65 5.3.1. Đối với Chính phủ ..............................................................................................65 5.3.2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ..............................................65 5.3.3. Đối với Bộ Tài chính ..........................................................................................66 5.3.4. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................66 5.3.5. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi ........................................................................67 5.3.6. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ngãi ......................68 5.3.7. Đối với UBND các huyện, thành phố ................................................................68 5.3.8. Đối với Công ty Bảo Minh .................................................................................68 5.3.9. Đối với các cơ sở đóng tàu vỏ thép ....................................................................68 5.3.10. Đối với chủ tàu .................................................................................................68 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 70 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CP Chính phủ GTGT Giá trị gia tăng HTX Hợp tác xã NĐ Nghị định NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bổ cơ cấu mẫu nghiên cứu ...................................................................... 20 Bảng 4.1: Lao động khai thác hải sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2016 ............... 32 Bảng 4.2: Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn từ 2010 đến 2016 ............................... 33 Bảng 4.3: Thành phần sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2016 .................... 33 Bảng 4.4: Hiện trạng tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi qua các năm .............................. 34 Bảng 4.5: Khai thác thủy sản theo ngành nghề của tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 ........... 34 Bảng 4.6: Diễn biến số lượng tàu thuyền của các huyện giai đoạn 2010-2016 .............. 35 Bảng 4.7: Cơ cấu nghề nghiệp khối tàu trên 20CV của TP Quảng Ngãi năm 2016 ...... 36 Bảng 4.8: Cơ cấu nghề nghiệp khối tàu dưới 20CV của TP Quảng Ngãi năm 2016 ..... 36 Bảng 4.9: Sản lượng khai thác thủy sản của thành phố so với Tỉnh Quảng Ngãi .......... 38 Bảng 4.10: Số tàu cá được UBND tỉnh phê duyệt nhận hỗ trợ theo NĐ 67/2014/CP đến năm 2016 ........................................................................................................................... 41 Bảng 4.11: Chính sách bảo hiểm cho tàu cá TP. Quảng Ngãi ........................................ 43 Bảng 4.12: Thống kê đặc điểm cơ bản của các hộ ngư dân theo hai nhóm có/không tham gia NĐ67 ........................................................................................................................... 44 Bảng 4.13: Thống kê đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của đội tàu nghiên cứu tại thành phố Quảng Ngãi ...................................................................................................... 46 Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả sản xuất của các hộ khai thác có/không tham gia NĐ 67 tại thành phố Quảng Ngãi trước khi kết nối .......................................................................... 48 Bảng 4.15: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các tàu có/không tham gia NĐ67 tại thành phố Quảng Ngãi trước khi kết nối .................................................................................... 49 Bảng 4.16: Các nhân tố tác động đến quyết định tham gia NĐ 67 ................................. 50 Bảng 4.17: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo doanh thu của 2 nhóm có/không tham gia NĐ 67 sau khi kết nối điểm tương đồng ........................................................... 51 Bảng 4.18: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo chi phí của 2 nhóm có/không tham gia NĐ 67 sau khi kết nối điểm tương đồng .................................................................... 52 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Đánh giá tác động trước và sau chính sách ....................................................8 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu quyết định tham gia chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 ...........................................................................................................................14 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................19 Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 ...........................................25 Hình 4.2: Sản lượng khai thác hải sản giai đoạn từ 2010 đến 2016 .............................33 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Nghiên cứu “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo NĐ67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình phát triển thủy sản NĐ 67 hiện nay. Cụ thể, nghiên cứu xem xét: (1) Hiệu quả kinh tế đem lại từ chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 đối với ngư dân trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế của nhóm không tham gia vào chương trình; (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia và không tham gia chương trình hỗ trợ thủy sản theo NĐ 67/CP của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi; (3) Từ đó đề xuất một số khuyến nghị cho chính quyền và chủ hộ khai thác nhằm phát triển nghề khai thác bền vững. Các phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp so sánh điểm tương đồng (Propensity score matching PSM) để đánh giá ảnh hưởng của các quyết định tham gia chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 và không tham gia NĐ tới hiệu quả kinh tế của các hộ khai thác thủy sản. Với mẫu khảo sát của nghiên cứu chính thức n = 60 tàu, kết quả chính của nghiên cứu gồm: các thông số chung về của các hộ như: Các nhân tố được xem xét có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia NĐ 67 của các hộ gia đình sống tại thành phố Quảng Ngãi là: tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, có vốn đối ứng, nghề khai thác, vùng biển khai thác. Tuy vậy, kết quả cho thấy có ba nhân tố là trình độ học vấn, kinh nghiệm và nghề chính có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến quyết định tham gia NĐ 67. Điều đó cho thấy những người có kiến thức tốt, có trình độ học vấn tốt hơn thì nhìn thấy được tính hiệu quả của chương trình, lợi ích của chương trình, vì vậy càng có động cơ tham gia NĐ 67. Kết quả chi tiết đánh giá tác động trên cơ sở so sánh tổng thể hiệu quả theo doanh thu (thu nhập trên doanh thu, dòng tiền ròng trên doanh thu, lợi nhuận trên doanh thu) và hiệu quả theo chi phí (thu nhập trên chi phí, dòng tiền ròng trên chi phí, lợi nhuận trên chi phí) của 2 nhóm có tham gia NĐ 67 và không tham gia NĐ 67. Kết quả sử dụng cho thấy có sự khác biệt một cách có ý nghĩa thống kê về lợi nhuận khi được NĐ hỗ trợ và cả khi không được NĐ hỗ trợ. Nói cách khác, nhóm tham gia NĐ 67 có hiệu quả trên một đồng chi phí, và hiệu quả trên một đồng doanh thu trong dài hạn hơn so với nhóm không tham gia NĐ 67. xii Kết quả kiểm định mức độ tương đồng về thuộc tính giữa hai nhóm (nhóm tham gia NĐ 67 và nhóm không tham gia NĐ 67) trước và sau kết nối. Kết quả về sai lệch chuẩn hóa trung bình cho thấy mức độ khác nhau về giá trị xác xuất của hai nhóm sau khi kết nối đã giảm một cách có ý nghĩa thống kê. Giá trị Pseudo-R2 thấp và kiểm định Likelihood không có ý nghĩa thống kê đã giúp khẳng định rằng 2 nhóm có điểm tương đồng về thuộc tính sau khi kết nối. Tuy nhiên giá trị Pseudo-R2 thấp nhưng không bằng 0 điều đó chứng tỏ kết nối đã giúp loại bỏ các quan sát ngoại lai, không loại bỏ những sai lệch tiềm năng trong đánh giá nhưng không hoàn toàn nhằm đảm bảo sự tương đồng về thuộc tính giữa hai nhóm. Điều này cho thấy phương pháp được sử dụng nhìn chung phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Từ Khóa: chính sách phát triển thủy sản, NĐ67/CP, hiệu quả kinh tế, thành phố Quảng Ngãi xiii CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị định 67/2014/NĐ-CP (NĐ 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành vào ngày 07/7/2014 và có hiệu lực từ ngày 25/8/2014. Nghị định này quy định đầy đủ, đồng bộ các chính sách cơ bản nhất cho việc khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, vỏ thép để dần chuyển từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, nổi bật nhất là chính sách tín dụng hỗ trợ đóng tàu. Nghị định 67 quy định mức lãi suất hết sức ưu đãi, từ 1-3%/năm (mức lãi suất thấp nhất hiện nay), Ngân sách Nhà nước cấp bù từ 4-6% với thời gian cho vay là 11 năm; trong đó, có một năm ân hạn, hạn mức cho vay từ 70-95% giá trị đóng mới tàu. Cụ thể, với tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400 đến dưới 800CV, chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 5%/năm; với trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm; với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ và đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm. Sau khi triển khai Nghị định 67 của Chính phủ, mặc dù đã đạt những thành quả bước đầu nhưng cũng không ít vướng mắc nảy sinh khi ngư dân tiếp cận nguồn vốn Nghị định 67. Cụ thể theo kế hoạch, với sự ra đời của Nghị định 67, cả nước sẽ có 2.079 tàu khai thác đánh bắt xa bờ và 205 tàu dịch vụ hậu cần được đóng mới bổ sung. Vậy nhưng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay mới chỉ có 23/28 địa phương ven biển phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện vay vốn, với 818 tàu trên 400CV; trong đó đóng mới 731 tàu, nâng cấp 87 tàu; đã cho vay để đóng mới, nâng cấp 52 tàu, với tổng số tiền 525 tỷ đồng, các vướng mắc chính là ở khâu thiết kế mẫu tàu và quy trình phê duyệt hồ sơ ở địa phương, vốn đối ứng của ngư dân và “Hoàn thuế giá trị gia tăng”. 1 Thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi có đường biển dài 15km, có các khu vực bãi ngang ven biển, có các cửa sông biển đó là Cảng Sa Kỳ, Khu neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, Cửa Đại, Cửa Lở, …. Thích hợp với việc đánh bắt hải sản. Đến năm 2016 toàn thành phố 2.197 tàu cá khai thác hải sản với tổng công suất trên 403.500CV. Trong đó, có 587 chiếc tàu trên 300CV với tổng công suất hơn 176.100CV, sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 55 – 60 nghìn tấn. Tuy nhiên, với số lượng tàu lớn, nhưng nhìn chung sản lượng khai thác còn nhiều bất cập, đặt biệt các loại hải sản khai thác chất lượng chưa cao do số lượng tàu thuyền có công suất lớn, thiết bị đánh bắt, trình độ chuyên môn còn hạn chế và rủi ro còn nhiều. Vì vậy, với sự ra đời của Nghị định 67 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ ngư dân được được hỗ trợ chính sách về vốn để trang bị cơ sở vật chất trong việc chế tạo, đóng mới, hoán đổi tàu thuyền là điều kiện rất cần thiết. Cụ thể ở đây là chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 đến hoạt động kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi vừa có ý nghĩa khoa học, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn phát triển hiện nay. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề t ài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ ngư dân được hỗ trợ chính sách này. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia chính sách hỗ trợ tín dụng thuộc chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. Thứ hai: So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân được nhận hỗ trợ và không được nhận hỗ trợ tín dụng từ chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67. 2 Thứ ba: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ ngư dân được hỗ trợ tín dụng thuộc chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 tại thành phố Quảng Ngãi. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi: Thứ nhất: Những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia hỗ trợ tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi? Thứ hai: Xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên như thế nào? Thứ ba: Hiệu quả kinh tế của nhóm hộ ngư dân được nhận hỗ trợ tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 có tốt hơn so với nhóm không được nhận hỗ trợ chính sách tín dụng không? Thứ tư: Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ dân khai thác nói chung và để phát huy chính sách hỗ trợ tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 có hiệu quả hơn? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Có nhiều chính sách thuộc chương trình phát triển thủy sản. Tuy nhiên do thời gian và nguồn lực nghiên cứu có hạn, nên đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào các tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng trong chương trình phát triển thủy sản theo NĐ 67 đến hiệu quả kinh tế của hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Thành phố Quảng Ngãi, cụ thể là các xã: Nghĩa An, Nghĩa Phú và Tịnh Kỳ. Thời gian nghiên cứu: + Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập trong 02 năm, kể từ khi NĐ 67 được triển khai. + Dữ liệu sơ cấp: Do tác giả thu thập các thông tin về kết quả hoạt động trong năm 2016 của các hộ ngư dân tham gia và không tham gia NĐ 67. 3 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 1.5.1. Về mặt lý luận - Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách hỗ trợ phát triển nói chung và chương trình hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản nói riêng. - Thứ hai, đề tài nghiên cứu sẽ tổng hợp và kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan, các công trình nghiên cứu trước; từ đó làm rõ được các đóng góp và hạn chế của đề tài, gợi ý các công trình nghiên cứu sau ở các khu vực khác. - Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó, đề tài nghiên cứu sẽ vận dụng phương pháp đánh giá so sánh điểm tương đồng (PSM), từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu về mức độ tác động của chương trình hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đến đời sống kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. 1.5.2. Về mặt thực tiễn - Thứ nhất, đề tài khái quát về thực trạng hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đối với các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. - Thứ hai, đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đến đời sống kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. - Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng và mô hình nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 đối với các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. - Thứ tư, đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo, cung cấp các dữ liệu khoa học cho các nhà quản lý, sinh viên các trường đại học, học viên cao học, đồng thời cũng là nền tảng các dẫn liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.6. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần như: Mở đầu, bảng biểu, trích yếu luận văn, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương I: Giới thiệu Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 của đề tài “Tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ – CP đến hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” và cấu trúc của luận văn. Chương II: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: chính sách, hiệu quả chính sách trước và sau khi áp dụng chính sách; Trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan để xây dựng khung phân tích của nghiên cứu và các giả thuyết của nghiên cứu. Chương III: Phương pháp nghiên cứu Trình bày cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu/quy mô mẫu: dữ liệu thu thập, công cụ phân tích dữ liệu. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp điều tra thực địa kết hợp phương pháp so sánh tương đồng (Propensity Score Matching) để xác định hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân khai thác, mô hình hồi quy Binary Logistic lượng hóa để xác định tác động của chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/CP đến hiệu quả kinh tế của hộ ngư dân tại thành phố Quảng Ngãi. Chương IV: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Mô tả hiện trạng nghề đánh bắt thủy sản xa bờ tại thành phố Quảng Ngãi và việc áp dụng chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó phân tích tác động của việc áp dụng chính sách tới hiệu quả kinh tế của các hộ ngư dân. Chương V: Kết luận, gợi ý chính sách và kiến nghị Trình bày các kết luận chính rút ra từ kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách, kiến nghị. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67 2.1.1. Chính sách Là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện chặt chẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, quốc phòng, an ninh. 2.1.2. Chính sách phát triển thủy sản Là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ nhằm quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản. 2.1.3. Chính sách đầu tư - Đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng). - Ngân sách Trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo. - Đối với các hạng mục hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất giống tập trung bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các Trung tâm giống thủy sản quốc gia, Trung tâm giống thủy sản cấp vùng, cấp tỉnh; Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản cấp Trung ương và cấp vùng. 2.1.4. Chính sách tín dụng Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất 6 máy chính từ 400CV trở lên để khai thác hải sản xa bờ và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ. 2.1.5. Chính sách bảo hiểm Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên: - Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu. - Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức: + Hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV. +Hỗ trợ 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. 2.1.6. Chính sách ưu đãi thuế - Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác. - Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản. - Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. - Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng: + Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra. + Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản. - Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất