Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường ...

Tài liệu Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
96
587
55

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING NGUYỂN THANH KHOA TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LÊN GIÁ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2015 BỔ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING NGUYỄN THANH KHOA TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LÊN GIÁ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 GVHD: TS. NGUYỄN XUÂN HIỆP Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2015 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. HCM, tháng 9 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thanh Khoa i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Thầy cô Khoa Sau Đại học; Khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho Em trong hai năm học tập chương trình đào tạo cao học Ngành Tài chính - Ngân hàng tại Trường Đại học Tài Chính – Marketing. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, mà còn là hành trang quý báu để em hành nghề, lập nghiệp một cách vững chắc và tự tin. Em xin tỏ lòng cám ơn sâu sắc TS. NGUYỄN XUÂN HIỆP, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp cao quý! Trân trọng kính chào! TP. HCM, tháng 9 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thanh Khoa ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .............................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu....................................................... 3 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ................................................................. 5 1.7. Kết cấu luận văn................................................................................................ 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU ...................................... 7 2.1. Tổng quan về các yếu tố kinh tế vĩ mô và thị chứng khoán ................................ 7 2.1.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô .................................................................................... 7 2.1.1.1.Tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 7 2.1.1.2.Lạm phát .......................................................................................................... 8 2.1.1.3.Lãi suất ............................................................................................................ 8 2.1.1.4.Tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 9 2.1.1.5.Nguồn vốn FDI (Foreign direct investment) ..................................................... 9 2.1.2. Thị trường chứng khoán .................................................................................. 10 2.1.2.1.Khái niệm thị trường chứng khoán ................................................................. 10 2.1.2.2.Phân loại thị trường chứng khoán ................................................................... 10 2.1.2.3.Hàng hóa trên thị trường chứng khoán ........................................................... 12 2.1.2.4.Gía cổ phiếu ................................................................................................... 14 2.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ........................................................................................................................ 17 2.2.1. GDP và giá cổ phiếu ....................................................................................... 18 2.2.2. Lạm phát và giá cổ phiếu ................................................................................ 18 iii 2.2.3. Lãi suất và giá cổ phiếu ................................................................................... 19 2.2.4. Cung tiền và giá cổ phiếu ................................................................................ 20 2.2.5. Tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu ........................................................................ 21 2.2.6. Giá dầu thô quốc tế và giá cổ phiếu ................................................................. 21 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các yếu tố kinh vĩ mô lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ............................................................................. 22 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 22 2.3.1.1.Nghiên cứu của Alun Campbell (2008) .......................................................... 22 2.3.1.2.Nghiên cứu của Faris Nasif Al-Shubiri (2010) ............................................... 23 2.3.1.3.Nghiên cứu của Sanjeet Sharma ( 2011) ......................................................... 23 2.3.1.4.Một số nghiên cứu khác ................................................................................. 23 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước......................................................................... ….25 2.3.2.1.Nghiên cứu của của Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013) ................. 25 2.3.2.2.Mô hình của Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) .... 25 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu các tác động của các biến vĩ mô lên giá cổ phiếu 26 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 28 3.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 28 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 28 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 28 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................ 29 3.3. Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 30 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................... 30 3.3.2. Mô tả dữ liệu ................................................................................................... 31 3.3.3. Xử lý dữ liệu ................................................................................................... 32 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 33 3.3.4.1.Phương pháp hồi qui theo Pool trong phần mềm Eviews ................................. 33 3.3.4.2.Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát - GLS...................................... 34 3.3.4.3.Phương pháp tác động cố định ....................................................................... 35 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 37 4.1. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 37 4.1.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan ...................................... 38 iv 4.1.2. Kiểm định tính dừng ....................................................................................... 39 4.1.3. Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư chứng tỏ mô hình phù hợp dù các biến không dừng ................................................................................................................ 40 4.1.4. Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên tất cả các giá cổ phiếu .................... 40 4.1.5. Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu của mỗi công ty ......... 42 4.1.6. Kiểm định Redundantfixed effects .................................................................. 43 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 44 4.2.1. CPI và giá cổ phiếu ......................................................................................... 44 4.2.2. Giá dầu thô quốc tế và giá cổ phiếu ................................................................. 45 4.2.3. Lãi suất và giá cổ phiếu ................................................................................... 46 4.2.4. Tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu ........................................................................ 46 4.2.5. GDP và giá cổ phiếu ....................................................................................... 47 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................ 55 5.1. Kết luận của bài nghiên cứu ............................................................................ 55 5.2. Một số hàm ý chính sách nhằm phát triển thị trường chứng khoán .................. 56 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu ............................................................................. 58 5.4. Hướng nghiên cứu mới.................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 60 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 62 v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 28 Hình 4.1: Chỉ số CPI theo quí từ năm 2010-2014 ...................................................... 48 Hình 4.2: GDP thực theo quí từ năm 2010-2014 ....................................................... 48 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................... 38 Bảng 4.2: Giá trị R2 tính được khi không có mặt 1 trong 3 biến có tương quan .......... 38 Bảng 4.3: Kết quả hồi theo Pooled GLS .................................................................... 38 Bảng 4.4: Kết quả hồi theo Panel GLS ....................................................................... 39 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng ADF các biến độc lập ................................... 39 Bảng 4.6: Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư ............................................................ 40 Bảng 4.7: Kết quả hồi qui theo phương pháp hệ số chung (Common coefficient method) và Pooled GLS ............................................................................................ 41 Bảng 4.8: Kết quả hồi qui theo phương pháp hệ số chung (Common coefficient method) và Panel GLS ............................................................................................... 41 Bảng 4.9: Kết quả hồi qui theo phương pháp hệ số riêng (Cross-section specific coefficient method) và Pooled GLS .......................................................................... 42 Bảng 4.10: Kiểm định Redundant cho Bảng 4.7 ......................................................... 43 Bảng 4.11: Kiểm đinh Redundant cho Bảng 4.9 ......................................................... 43 Bảng 4.12: Kết quả thực nghiệm tác động của biến vĩ mô lên giá CK ........................ 44 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CK: Chứng khoán CPI: Chỉ số giá tiêu dùng DN: Doanh nghiệp DIV: Mức chi trả cổ tức ECHR: Tỷ giá hối đoái EPS: lợi nhuận trên 1 cổ phiếu FDI: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài INTR: Lãi suất chiết khấu GDP: Tổng sản phẩm nội địa M2: Cung tiền rộng NEER: Hiệu ứng tỷ giá thực NZSE40: Chỉ số chứng khoán Newzeland NHTM: Ngân hàng thương mại OIL: Gía dầu thô quốc tế PP: Phương pháp TTCK: Thị trường chứng khoán VAR: Giá trị rủi ro Var: Phương sai VECM: Mô hình hồi quy vii TÓM TẮT Với mục tiêu nghiên cứu là kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cố phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu được tiếp cận theo hai phần. Đầu tiên, kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên tất cả các giá cổ phiếu đại diện cho công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kế đến sẽ tiến hành kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu của mỗi công ty. Mục đích của hai bước này là để có cái nhìn tổng quát hơn về TTCK khi mà giá cổ phiếu của mỗi công ty phản ứng trước sự thay đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô là khác nhau do đặc thù riêng của mỗi công ty. Từ cách tiếp cận này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chi tiết, sâu sắc hơn, tránh cách nhìn nhận phiếm diện, gộp chung về mối quan hệ giữa biến vĩ mô và TTCK. Do đó, bài nghiên cứu này đặc biệt thích hợp với những nhà đầu tư chứng khoán vì cho phép đánh giá ở mức độ vi mô từng công ty. Nghiên cứu này sử dụng sáu yếu tố kinh tế vĩ mô là: Chỉ số giá CPI, cung tiền M2, GDP theo giá so sánh năm 1994, giá dầu thô quốc tế, tỷ giá và lãi suất chiết khấu. Dữ liệu thu thập hàng quí từ năm 2010 đến 2014. Sau khi tiến hành khắc phục đa cộng tuyến, biến M2 được loại khỏi phương trình. Phương pháp hồi qui GLS được sử dụng để kiểm định tác động của yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các yếu tố kinh tế vĩ mô thực sự có tác động đến giá cổ phiếu của mỗi công ty. Trong đó, ngoại trừ biến GDP là không có ảnh hưởng còn những yếu tố khác là ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu. Kết quả cũng cho thấy, chỉ số giá CPI và lãi suất có mối tương quan ngược chiều với đa số giá cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu. Các yếu tố còn lại có mối tương quan cùng chiều. viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, vai trò của TTCK rất quan trọng cho nền kinh tế, là thị trường tài chính thực hiện chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. TTCK không chỉ là phong vũ biểu của nền kinh tế mà còn là một định chế tài chính quan trọng, cho nên việc hiểu biết và dự báo chính xác sự biến động của TTCK có ý nghĩa rất lớn với nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường, điều kiện tất yếu để phát triển nền kinh tế là phải hình thành một TTCK năng động và hiệu quả. TTCK không những là một kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn hữu hiệu cho nền kinh tế mà còn là công cụ đắc lực cho chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô. TTCK của Việt Nam đã bước qua năm thứ mười lăm, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì TTCK vẫn còn những hạn chế nhất định: Quy mô của TTCK Việt Nam chưa sánh được với các quốc gia trong khu vực, diễn biến trên TTCK chưa phản ánh được tình hình của nền kinh tế và những biến động giá chứng khoán chưa tuân thủ theo những quy luật chung của TTCK thế giới; nhà đầu tư trong nước hiện nay thường đầu tư theo cảm tính và theo số đông nên chưa lường hết những rủi ro mà mình phải gánh chịu. Tại các TTCK đã phát triển, trước khi ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào, các nhà đầu tư thường xem xét rất kỹ đến giá cổ phiếu. Bởi vì từ giá cổ phiếu nhà đầu tư có thể đo lường được lợi nhuận và rủi ro nhận được; khi lợi nhuận của cổ phiếu mang lại phù hợp với lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư với mức rủi ro chấp nhận được thì nhà đầu tư sẽ quyết định mua cổ phiếu đó. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết giá cổ phiếu trên TTCK phụ thuộc vào nhiều yếu tố: các yếu tố nội sinh (bên trong công ty như kết quả kinh doanh, qui mô và các nguồn lực của công ty); các yếu tố môi trường ngành; các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác của môi trường vĩ mô. Trong đó, nhiều nghiên cứu và chuyên gia cho rằng, có mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK. Nhằm mục đích kiểm tra nhận định này trong điều kiện TTCK chưa phát triển và có nhiều biến động tại Việt Nam trong những năm qua, trên cơ sở đó cung cấp thông tin việc hoạch định chính sách phát triển TTCK và quyết định đầu tư vào TTCK, tác giả chọn đề tài: “Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô 1 lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng lên giá chứng khoán, điển hình trong số đó có thể kể đến các nghiên cứu sau đây: Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), “Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của Việt Nam: Một số điểm cần lưu ý”. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuỗi dữ liệu đều dừng ở sai phân bậc 1, nghĩa là bậc của các biến là I(1), có ít nhất một mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến được tìm thấy làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật hồi quy đồng tích hợp để xác định mối quan hệ trong dài hạn; đồng thời mô hình hiệu chỉnh sai số và kiểm định nhân quả Granger sẽ cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn. Trong dài hạn, kết quả nghiên cứu cho thấy: lạm phát có mối quan hệ nghịch biến đến chỉ số giá chứng khoán, lượng cung tiền M2 và giá vàng trong nước có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán; trong khi đó tỷ giá hối đoái lại không có ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán. Còn trong ngắn hạn, chỉ số giá chứng khoán hiện có mối quan hệ với chỉ số giá chứng khoán tháng trước với tương quan cùng chiều và ngược chiều với tỷ giá hối đoái. Kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy tỷ giá hối đoái là nguyên nhân gây ra biến động của chỉ số giá chứng khoán. Nguyễn Thị Phương Nhung (2013), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán”. Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy: Khi các nhân tố khác không đổi, tại Việt Nam : Cung tiền tương quan dương với TTCK (+), Lãi suất tương quan âm với TTCK (-), Lạm phát tương quan dương với TTCK (-), Sản lượng công nghiệp tương quan dương với TTCK (+), Tỉ giá hối đoái có tương quan âm với TTCK (-), Giá dầu thế giới có tương quan dương với TTCK (-). Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu tại TP.HCM”. Kết quả thống kê mô tả cho biết phân phối của tỷ giá và lãi suất có độ nhọn gần giống nhau nhưng tỷ giá thì lệch trái và lãi suất thì lệch phải; tỷ giá, lãi suất, giá cổ phiếu đều không có phân phối chuẩn với mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định từ mô hình Var đã chứng tỏ rằng biến giá cổ phiếu có mối liên hệ với lãi suất và tỷ giá, đặc biệt giá cổ phiếu cũng có liên hệ với chính nó. 2 Alun Campbell (2008), “Nghiên cứa mối quan hệ giữa GDP và giá chứng khoán trong thị trường chứng khoán Úc và New Zealand”. Bằng phương pháp dùng mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã phân tích ảnh hưởng của giá chứng khoán với các yếu tố: GDP, cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Và kết qủa của nghiên cứu này đã cho kết qủa GDP có quan hệ mật thiết với sự thay đổi của giá chứng khoán. Dr. Sanjeet Sharma (2011), “Những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu tại Ấn Độ”. Ông đưa ra giả thuyết là giá cổ phiếu phụ thuộc vào những nhân tố: thu nhập trên một cổ phiếu ( EPS), mức chi trả cổ tức của một cổ phiếu ( DIV), giá trị sổ sách, kích cỡ của công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức và chỉ số P/E. Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính ông đã chỉ ra hai nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá cổ phiếu đó là: thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) và mức chi trả cổ tức hàng năm (DIV). Faris Nasif Al-Shubiri (2010), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại NHTM Jordan”. Trong bài viết này tác giả đã trình bày các nhân tố chính tác động đến giá cổ phiếu; đó là mức chi trả cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ lạm phát, tốc độc tăng trưởng kinh tế… 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, xác định các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà đầu tư, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong việc hoạch định chiến lược đầu tư, chiến lược kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Kinh tế vĩ mô là gì và được cấu thành từ những yếu tố cơ bản nào? - Những yếu tố kinh tế tố vĩ mô nào có tác động lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ? - Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán được đo lường như thế nào? 3 - Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu là gì cho các nhà đầu tư, các công ty công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và cơ quan quản lý thị trường chứng khoán? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết về thị trường chứng khoán, các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cố phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Thời gian: nghiên cứu này sử dụng số liệu các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cố phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo hàng quí từ năm 2010 đến 2014. - Nội dung: Tổng kết các lý thuyết nghiên cứu trước và kiểm tra tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ là một nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung (gồm 2 nhóm, một nhóm gồm 10 nhà đầu tư và một nhóm gồm 08 chuyên viên của các công ty kinh doanh chứng khoán và các công ty kinh doanh niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm: - Xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động lên giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Thẩm định mô hình đo lường tác động các nhân tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu của các công ty kinh doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán do tác giả đề xuất (chương 2). Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng sử dụng nguồn dữ liệu thu thập hàng quí, từ quí I năm 2010 đến quí IV năm 2014 nhằm kiểm định tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán theo mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã được xác định trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm: giá cổ phiếu của các công ty được 4 niêm yết trên TTCK Việt Nam và sáu yếu tố vĩ mô (GDP theo giá so sánh, cung tiền M2, tỷ giá hoái đối ECHR, chỉ số giá CPI, lãi suất chiết khấu INTR và giá dầu thô quốc tế OIL) - Thiết kế mẫu nghiên cứu. - Phân tích dữ liệu bằng phần mềm Eviews, sử dụng hồi quy theo phương pháp GLS loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến. - Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu được thiết kế và đề xuất trong nghiên cứu định tính. 1.6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu Về lý thuyết, bài nghiên cứu này đóng góp thêm một phương pháp hồi qui GLS để kiểm tra tác động của các yếu tố vĩ mô lên TTCK Việt Nam. Phương pháp hồi qui GLS được dùng để kiểm tra tác động của các yếu tố vĩ mô lên tất cả các giá cổ phiếu đại diện cho TTCK Việt Nam và tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu của mỗi công ty bẳng phương pháp hồi qui GLS. Vì vậy, phương pháp này không những giúp đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô lên TTCK Việt Nam mà giúp có cái nhìn chi tiết hơn về TTCK khi mà giá cổ phiếu của mỗi công ty phản ứng trước sự thay đổi của nền kinh tế vĩ mô là khác nhau do đặc thù riêng của mỗi công ty. Về thực tiễn, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng chủ yếu tiếp cận ở mức vĩ mô, tức xét mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô đến toàn TTCK bằng cách lấy một chỉ số để đại diện thị trường hay một nhóm các cổ phiếu. Còn bài nghiên cứu này lại chọn cách tiếp cận vi mô của Adaramola và Anthony Olugbenga (2009), nghĩa là xét tác động của của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu của mỗi công ty rồi từ đó mới cho ra nhận định chung về toàn thị trường. Điều này xét thấy là hoàn toàn hợp lý, vì mỗi công ty lại có một đặc thù riêng biệt nên các yếu tố vĩ mô tác động lên chúng là hoàn toàn khác nhau. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm gần đây không còn xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm, nhiều cổ phiếu rớt giá sâu nhưng vẫn có những cổ phiếu trụ vững trong thời điểm khó khăn. Đây chính là vấn đề ta nên cân nhắc khi đánh giá thị trường chứng khoán. Một nhà đầu tư thông minh là người vẫn có thể kiếm lợi khi thị trường đi xuống, không chạy theo đám đông, biết khi nào nên nhìn nhận tổng thể, khi nào nên chi tiết, cẩn thận. 5 1.7. Kết cấu luận văn Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan Trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu trước đây và ý nghĩa, đóng góp về lý thuyết và thực tiễn của đề tài “Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá cổ phiếu niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày tổng các lý thuyết về thị trường chứng khoán, mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu dựa trên các nghiên cứu trước. Chƣơng 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp thu thập dữ liệu các biến kinh tế vĩ mô và xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình hồi quy từ các biến vĩ mô để phân tích các tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến biến giá cổ phiếu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Thực hiện các kiểm định đa cộng tuyến, tính dừng, kiểm nghiệm đơn vị phần dư. Và sau đó, tiến hành chạy mô hình hồi quy và đánh giá các kết quả của mô hình. Từ các kết quả của mô hình nghiên cứu, thảo luận các tác động của các biến trong mô hình nghiên cứu, sự phù hợp của mô hình nghiên cứu trong trường hợp Việt Nam. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách Từ các kết quả nghiên cứu từ phương pháp GLS cho Việt Nam, trình bày các kết quả nghiên cứu chính, kiến nghị một số hàm ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu, những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về các yếu tố kinh tế vĩ mô và thị chứng khoán 2.1.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô Các yếu tố kinh tế vĩ mô thuộc môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát) bên cạnh các yếu tố vĩ mô khác như: chính trị pháp lý; khoa học - công nghệ; văn hóa – xã hội; điều kiện tự nhiên. Các yếu tố kinh tế vĩ mô là các các yếu tố kinh tế tác động đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, bất luận các doanh nghiệp này được kinh doanh ở ngành nghề, lĩnh vực nào. Các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỉ lệ lạm phát; lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế; tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Về bản chất, các yếu tố kinh tế vĩ mô nói lên mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô có ý nghĩa rất quan trọng vì các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua và kết cấu tiêu dùng đầu vào và đầu ra của thị trường. 2.1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, tức là khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia tăng cao, phản ánh thu nhập của các bộ phận khác nhau trong xã hội bao gồm người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao. Đời sống kinh tế tăng lên và nguồn lực tài chính của quốc gia tăng lên thì tiêu dùng dân cư, tiêu dùng của Chính phủ có xu hướng tăng theo và sẽ tác động đến hoạt động của công ty cũng như TTCK. + Đối với doanh nghiệp: Khi hoạt động tiêu dùng của người dân và tiêu dùng của Chính phủ tăng lên làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi. Lợi nhuận của công ty sẽ tăng và kéo theo EPS cũng tăng theo, làm cho giá trị nội tại tính theo phương pháp tỷ số P/E trở nên hấp dẫn so với giá thị trường sẽ kích thích các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến cổ phiếu. Ngược lại, khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các bộ phận dân cư có xu hướng tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu làm cho tổng cầu của nền kinh tế suy giảm sẽ tác động đến hoạt động sản xuất của công ty. Khi công ty gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ sẽ làm cho cổ phiếu kém hấp dẫn và giá thị trường sẽ có xu hướng giảm. + Đối với TTCK: Khi thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên làm cho nhu 7 cầu đầu tư tăng theo và chứng khoán là một trong những kênh đầu tư sẽ được lựa chọn, làm cho cầu chứng khoán tăng lên kéo theo giá thị trường có xu hướng tăng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thu nhập của người dân bị giảm, các bộ phận dân cư sẽ có xu hướng phòng thủ không đầu tư, thậm chí thu hẹp đầu tư, các nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán làm cho cung chứng khoán tăng lên và giá thị trường có xu hướng giảm. 2.1.1.2. Lạm phát Lạm phát là một trong những chỉ tiêu quan trọng đo lường sự ổn định của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng cao, sẽ có xu hướng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng theo. Điều này, làm cho những nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư chứng khoán phải cân nhắc trong việc ra quyết định đầu tư vì tỷ suất sinh lời phải đảm bảo được chi phí. Khi lạm phát tăng làm cho lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo. Xét về mặt danh nghĩa, thu nhập từ tiền gởi sẽ tăng lên làm cho một số nhà đầu tư có xu hướng chuyển nguồn tiền từ đầu tư chứng khoán sang gởi tiết kiệm ở các tổ chức tín dụng để hưởng lãi huy động cao. Việc dòng tiền từ vốn vay giảm và dòng tiền từ TTCK bị thu hút vào hệ thống ngân hàng do lãi suất huy động hấp dẫn làm cho cầu chứng khoán có xu hướng giảm và điều này làm cho giá thị trường có xu hướng giảm theo và ngược lại. 2.1.1.3. Lãi suất Quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu là mối quan hệ không trực tiếp và không diễn ra một chiều như quan hệ giữa lãi suất và trái phiếu. Bởi vì dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu là không cố định, chúng có thể thay đổi cùng với lãi suất và mức thay đổi này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức thay đổi của lãi suất. Kết quả là giá cổ phiếu có thể giảm, không đổi hoặc tăng tùy thuộc vào mức độ thay đổi của dòng tiền thu được từ đầu tư cổ phiếu tăng, không đổi hay giảm thấp. Lãi suất tăng ít hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng còn lãi suất tăng nhiều hơn thu nhập của cổ phiếu thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Mức độ ảnh hưởng của lãi suất lên giá cổ phiếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thay đổi đó và mức độ tác động của thay đổi này lên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu. Nếu lãi suất tăng là do nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, 8 các doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư vì khả năng sinh lời rất cao, chính nhu cầu vốn vay tăng nên các NHTM cổ phần sẽ tăng lãi suất tiền gửi để có thể huy động đủ nguồn vốn cho vay. Vì vậy, sự gia tăng lãi suất lúc này là điều tất nhiên, giúp dòng vốn được luân chuyển và sử dụng hiệu quả, nó không là lực cản ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp mà nó lại là lực đẩy giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn đúng lúc cần thiết. 2.1.1.4. Tỷ giá hối đoái Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và thu nhập từ chứng khoán được rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứ giải thích, tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này vẫn không thống nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giá chứng khoán. Về mặt lý thuyết có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán: Đầu tiên, theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá chứng khoán và tỷ giá. Hai ông lý luận: một khi đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những DN trong nước tăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ. Điều này làm cho giá cổ phiếu của những DN này tăng lên và ngược lại. Một cách tiếp cận khác bằng mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá, Branson (1983) đã chứng minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu là ngược chiều. Nguyên nhân tạo ra kết quả này có thể được giải thích từ chiều tác động của giá cổ phiếu lên tỷ giá. Trong mô hình này, những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài (bao gồm cả tiền tệ trong danh mục đầu tư của họ). Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thị trường tài sản, Gavin (1989) trong mô hình tiền tệ đã khẳng định tỷ giá và giá cổ phiếu có mối quan hệ yếu hoặc hoàn toàn không có quan hệ. Giống như giá của những tài sản khác, tỷ giá cũng được xác định bởi tỷ giá tương lai kỳ vọng. Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá ở hiện tại. 2.1.1.5. Nguồn vốn FDI (Foreign direct investment) Nguồn vốn đầu tư FDI tăng lên sẽ làm kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực tới thị trường chứng khoán. Malcolm Baker, Fritz Foley, Zeffrey Gurgler (2004) với “Giá trị thị trường chứng khoán và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước 9 ngoài FDI” cũng đã chỉ ra rằng nguồn vốn FDI ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán. 2.1.2. Thị trƣờng chứng khoán 2.1.2.1. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán dài hạn như các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau. Thị trường chứng khoán là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng là một thị trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và toàn bộ nền kinh tế. 2.1.2.2. Phân loại thị trƣờng chứng khoán Có nhiều cách phân loại thị trường chứng khoán: a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trƣờng sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Hoạt động phát hành chứng khoán được đảm nhiệm bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành như công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty đầu tư. Ta có thể hình dung trên thị trường sơ cấp tiền vốn từ rất nhiều nhà đầu tư được tập trung lại và chảy về phía tổ chức phát hành. Ngược lại chứng khoán từ chủ thể phát hành, thông qua tổ chức bảo lãnh, được phân phối đến tay của rất nhiều nhà đầu tư. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng