Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bìn...

Tài liệu Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh bình dương

.PDF
211
78
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM NGUYỄN NGỌC ANH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM NGUYỄN NGỌC ANH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã ngành: 9310102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. LƢU THỊ KIM HOA 2. TS. TẦN XUÂN BẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ: “Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Những số liệu, tƣ liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 8 năm 2018 Ngƣời cam đoan Phạm Nguyễn Ngọc Anh ii MỤC LỤC Lời cam đoan…………………………………………………………………. i Mục lục………………………………………………………………………... ii Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………. vi Danh mục các Bảng, Biểu đồ, Hình vẽ………………………………………. vii MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA 17 CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG................................................................................. 1.1. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp………………………………….. 17 1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp và tác động của khu công nghiệp đối 17 với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.................................. 1.1.2. Tổng quan lý thuyết liên quan đến vấn đề công nghiệp hóa và phát 21 triển khu công nghiệp............................................................................ 1.1.3. Quá trình hình thành khu công nghiệp trên thế giới và đƣờng lối, chủ 31 trƣơng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam..................................... 1.2. Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 35 của các địa phƣơng ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH......... 1.3. Đề xuất Bộ tiêu chí sử dụng để đánh của các khu công nghiệp đối 40 với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng…………………... 1.3.1. Tiêu chí đánh giá khả năng và hiệu quả khai thác sử dụng của các 42 khu công nghiệp……………………………………………………… 1.3.2. Tiêu chí đánh giá tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát 46 triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng ………………………................ 1.3.3. Bộ tiêu chí đƣợc sử dụng để tiến hành đánh giá tác động của khu 47 công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng…. 1.4. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số quốc gia, 48 vùng lãnh thổ, địa phƣơng và bài học cho Bình Dƣơng…………... 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của nƣớc ngoài………......... 49 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp của một số địa phƣơng 56 trong nƣớc…………………………………………………………….. 1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Dƣơng để giải quyết mối quan hệ giữa 59 iii phát triển các khu công nghiệp với sự phát triển kinh tế - xã hội……. CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ TÁC 62 ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƢƠNG.................................................... 2.1. Phƣơng pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu tác động của các khu 62 công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng................................................................................................... 2.1.1. Phƣơng pháp luận Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử…………... 62 2.1.2. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học………………………………. 65 2.1.3. Phƣơng pháp phân tích lịch sử thống nhất với logic…………………. 66 2.1.4. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống………………………………………. 67 2.1.5. Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành…………………………………….. 67 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể tác động của các khu công 67 nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng....... 2.2.1. Phƣơng pháp thống kê, mô tả………………………………………… 68 2.2.2. Phƣơng pháp quy nạp, diễn giải……………………………………… 68 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp………………………………….. 69 2.2.4. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia…………………………... 69 2.3. Hệ thống thông tin, dữ liệu nghiên cứu……………………………. 70 2.3.1. Thông tin thứ cấp……………………………………………………... 71 2.3.2. Thông tin sơ cấp……………………………………………………… 71 2.4. Khung phân tích…………………………………………………….. 71 2.5. Quy trình giải quyết các mục tiêu của luận án……………………. 72 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG 74 NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG………………………………………………….. 3.1. Điều kiện và chủ trƣơng phát triển các khu công nghiệp trong 74 quá trình CNH, HĐH tỉnh Bình Dƣơng…………………………… 3.1.1. Điều kiện phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dƣơng…….. 74 3.1.2. Chủ trƣơng phát triển các khu công nghiệp trong quá trình CNH, 77 HĐH tỉnh Bình Dƣơng………………………….................................. 3.2. Thực trạng khả năng và hiệu quả khai thác sử dụng của các khu 79 iv công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 1997 - 2016……………… 3.2.1. Vị trí xây dựng khu công nghiệp……………………………………... 79 3.2.2. Quy mô diện tích đất khu công nghiệp……………………………….. 80 3.2.3. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp……………………………………….. 82 3.2.4. Các chỉ số về đầu tƣ…………………………………………………... 85 3.2.5. Các chỉ số phản ánh doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN…... 86 3.2.6. Sự gia tăng về mặt giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN.. 88 3.2.7. Chỉ tiêu về xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN…………….. 89 3.2.8. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong KCN…………………... 90 3.2.9. Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN………. 92 3.2.10. Các tiêu chí phản ánh mức độ thỏa mãn các nhu cầu nhà đầu tƣ…….. 93 Tác động tích cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển 94 3.3. kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng…………………….. 3.3.1. Tác động tích cực về kinh tế ……………………………..................... 3.3.2. Tác động tích cực về xã hội ………………………………………….. 105 3.4. Tác động tiêu cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển 112 94 kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng…………………….. 3.4.1. Tác động tiêu cực về kinh tế …………………………………………. 112 3.4.2. Tác động tiêu cực về xã hội…………………………………………... 119 3.5. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng tác động của các khu công 126 nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng………………………………………………………….. CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG 129 TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG……………………………………………... 4.1. Bối cảnh trong và ngoài nƣớc ảnh hƣởng đến sự tác động của các 129 khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng………………………………………………………………... 4.1.1. Những thuận lợi để đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp của 129 tỉnh Bình Dƣơng……………………………………………………… 4.1.2. Những khó khăn đối với các khu công nghiệp trong việc thúc đẩy sự 130 v phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng……............... 4.2. Quan điểm và định hƣớng gắn phát triển các khu công nghiệp 132 với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đến 2020 tầm nhìn 2030………………………………………………….. 4.2.1. Quan điểm gắn phát triển các khu công nghiệp với phát triển kinh tế - 132 xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đến 2020 tầm nhìn 2030………. 4.2.2. Định hƣớng phát triển các khu công nghiệp gắn với phát triển kinh tế 136 - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đến 2020 tầm nhìn 2030……... 4.3. Chính sách và giải pháp phát huy tác động tích cực, khắc phục 139 tác động tiêu cực của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030…………………………………………………………….. 4.3.1. Nhóm chính sách và giải pháp về đổi mới tƣ duy để gắn phát triển 139 các khu công nghiệp với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng.. 4.3.2. Nhóm chính sách và giải pháp về quy hoạch phát triển các khu công 141 nghiệp nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng …………… 4.3.3. Nhóm chính sách và giải pháp về thu hút, lựa chọn các dự án đầu tƣ 144 vào các khu công nghiệp phù hợp tiềm năng, lợi thế và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng………………………….. 4.3.4. Nhóm chính sách và giải pháp về nâng cao trình độ công nghệ và thu 147 hút có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ từ các dự án trong khu công nghiệp góp phần tác động lan tỏa đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh…………………………………………… 4.3.5. Nhóm chính sách và giải pháp bảo đảm nguồn nhân lực cho các khu 150 công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại và bền vững..................................................................................... 4.3.6. Nhóm chính sách và giải pháp về đẩy mạnh liên kết trong tỉnh, giữa 153 tỉnh với các địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nƣớc……………………………………………………………….. 4.3.7. Nhóm chính sách và giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh 156 trong quá trình phát triển các khu công nghiệp …................................ 4.3.8. Nhóm chính sách và giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trƣờng 163 vi trong và ngoài KCN bảm đảm cho việc phát triển các khu công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh theo hƣớng bền vững, lâu dài……………………………………. 4.4. Một số kiến nghị…………………………………………………….. 4.4.1. Kiến nghị đối với Trung ƣơng………………………………………... 165 4.4.2. Kiến nghị đối với tỉnh Bình Dƣơng…………………………………... 168 KẾT LUẬN…………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. PHỤ LỤC……………………………………………………………………... 165 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Ban quản lý : BQL Đảng Cộng sản Việt Nam : ĐCSVN Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng : ĐBTBD Chính trị quốc gia : CTQG Chủ nghĩa xã hội : CNXH Chuyển dịch cơ cấu kinh tế : CDCCKT Chuyển dịch lao động : CDLĐ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : CNH, HĐH Cơ cấu kinh tế : CCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật : CSVCKT Cụm công nghiệp : CCN Doanh nghiệp : DN Kinh tế trọng điểm phía Nam : KTTĐPN Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ : KTTĐBB Kinh tế trọng điểm Miền Trung : KTTĐMT Kinh tế - xã hội : KT - XH Khu công nghiệp : KCN Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore : VSIP Khu chế xuất : KCX Khu công nghệ cao : KCNC Khu kinh tế : KKT Uỷ ban nhân dân : UBND Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng : UBNDTBD viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1 Bộ tiêu chí và cách thức đánh giá khả năng, hiệu quả khai 45 thác sử dụng của các KCN………………………………….. Bảng 1.2 Bộ tiêu chí đánh giá tác động của KCN đối với sự phát triển 48 KT- XH tỉnh Bình Dƣơng…………………………………. Bảng 3.1 Dân số vùng Đông Nam Bộ năm 2015…………………....... 75 Bảng 3.2 Diện tích, dân số, đơn vị hành chính tỉnh Bình Dƣơng…….. 77 Bảng 3.3 Tổng hợp hệ thống đƣờng bộ tỉnh Bình Dƣơng……………. 79 Bảng 3.4 Quy mô các KCN tỉnh Bình Dƣơng theo đơn vị hành chính.. 81 Bảng 3.5 Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh Bình Dƣơng tính đến 2015……. 82 Bảng 3.6 Thống kê doanh nghiệp và vốn đầu tƣ vào các KCN tỉnh 85 Bình Dƣơng giai đoạn 1997 - 2016………………………… Bảng 3.7 Các chỉ số về doanh thu của các doanh nghiệp KCN trên địa 87 bàn tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 1997 - 2016……………… Bảng 3.8 Thống kê GTSX của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh 89 Bình Dƣơng giai đoạn 2010 - 2016………………………… Bảng 3.9 Thống kê tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN 90 Bình Dƣơng do BQL KCN Bình Dƣơng quản lý………… Bảng 3.10 Quy mô vốn đầu tƣ/ Lao động các KCN tỉnh Bình Dƣơng 91 2010 - 2016………………………………………………..... Bảng 3.11 Đóng góp về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong các KCN tỉnh 95 Bình Dƣơng 1998 - 2016…………………………………… Bảng 3.12 Đóng góp của các KCN vào tổng sản phẩm xã hội trên địa 96 bàn (GRDP) của Bình Dƣơng từ 2000 - 2016……………… Bảng 3.13 Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế tỉnh 99 Bình Dƣơng (2006 - 2014)............................................. Bảng 3.14 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phân theo 100 địa phƣơng tỉnh Bình Dƣơng (2006 - 2015)……………….. Bảng 3.15 Đóng góp kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp 102 trong các KCN tỉnh Bình Dƣơng (1998 - 2016)……………. Bảng 3.16 Thuế và các khoản nộp ngân sách từ các KCN tỉnh Bình Dƣơng (1998 - 2016)……………………………………….. 103 ix Bảng 3.17 Các nhà máy cấp nƣớc trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng……… 104 Bảng 3.18 Việc làm trong các KCN và Chuyển dịch cơ cấu lao động 106 tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 1998 - 2016……………………. Bảng 3.19 So sánh thu nhập bình quân của lao động trực tiếp trong các 107 KCN và thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh Bình Dƣơng 1998 - 2016…………………………………………………. Bảng 3.20 Tải lƣợng các chất ô nhiễm của nƣớc thải công nghiệp năm 125 2015…………………………………………………………. Bảng 3.21 Tải lƣợng các chất ô nhiễm khí thải công nghiệp năm 2015.. 125 Bảng 4.1 Định hƣớng phát triển các KCN đến 2020 theo địa phƣơng 138 trong tỉnh Bình Dƣơng……………………………………… Biểu đồ 3.1 So sánh quy mô diện tích KCN Bình Dƣơng với vùng 82 KTTĐPN và cả nƣớc……………………………………….. Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh Bình Dƣơng theo thời gian 84 thành lập…………………………………………………….. Biểu đồ 3.3 So sánh quy mô bình quân một dự án đầu tƣ vào các KCN 91 Bình Dƣơng…………………………………………………. Biểu đồ 3.4 Đóng góp của FDI trong các KCN vào FDI tỉnh Bình 96 Dƣơng giai đoạn (2010 - 2016)…………………………… Biểu đồ 3.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bình Dƣơng 1998 - 98 2016…………………………………………………………. Biểu đồ 3.6 So sánh thu nhập bình quân của lao động trực tiếp trong các 120 KCN và thu nhập bình quân đầu ngƣời tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 1998 - 2016………………………………………. Hình 2.1 Khung phân tích…………………………………………….. 71 Hình 2.2 Quy trình giải quyết các mục tiêu của luận án........................ 72 Sơ đồ 1.1 Hệ sinh thái công nghiệp - KCN Kalundborg, Đan Mạch 54 (Cohen-Rosenthal và cộng sự, 2003)……………………….. Sơ đồ 1.2 KCNST Burlington, Vermont, Mỹ (Cohen-Rosenthal và 55 cộng sự, 2003) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng: Bất kỳ một đất nƣớc nào muốn đẩy nhanh sự phát triển KT - XH đều phải trải qua quá trình CNH. Ở Việt Nam, Đảng xác định CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Về cơ bản, sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam đƣợc khởi xƣớng nhằm thực hiện hai nội dung đó là: (i) Thực hiện cuộc cách mạng KHCN, phát triển lực lƣợng sản xuất để xây dựng CSVCKT của nền kinh tế; (ii) Chuyển dịch CCKT và phân công lại lao động xã hội theo hƣớng hợp lý. Trong điều kiện bối cảnh lịch sử mới, sự nghiệp CNH, HĐH tiếp tục đƣợc thừa nhận nhƣ là tính tất yếu của quá trình xây dựng CSVCKT cho CNXH. Dù dƣới góc độ lý luận, bản thân nội hàm khái niệm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” vẫn đang đƣợc các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu và tranh luận sôi nổi, song trên thực tế đã có nhiều chủ trƣơng, mô hình cụ thể thu đƣợc nhiều kinh nghiệm và thành tựu to lớn. Mô hình phát triển các KCN trên thế giới và ở Việt Nam là một minh chứng thực tiễn sinh động cho quá trình CNH. Gần ba thập kỷ qua, mô hình phát triển các KCN nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo ra tiền đề vững chắc cho quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa là một chủ trƣơng nhất quán của ĐCSVN. Các KCN ở Việt Nam đƣợc phát triển về số lƣợng và hiệu quả. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cả nƣớc hiện có 325 KCN đƣợc thành lập trên tổng số 461 KCN có trong quy hoạch với diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 63,6 nghìn héc - ta, vốn đầu tƣ đăng ký 111,4 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 2,8 triệu lao động (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2016). Trong Chiến lƣợc phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy hiệu quả của các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao...Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng” (ĐCSVN, 2011, Tr.113). Chủ trƣơng này đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến quá trình phát triển các KCN của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Bình Dƣơng là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng KTTĐPN. Trong hơn 20 năm, từ ngày tái lập tỉnh (01/01/1997) đến nay, Bình Dƣơng luôn là địa phƣơng dẫn đầu trong phát triển kinh tế trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của các 2 KCN. Sự phát triển các KCN và sức lan tỏa của nó đã làm thay đổi diện mạo và sức sống KT - XH của tỉnh. Kinh tế tăng trƣởng nhanh, CCKT chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, giải quyết việc làm trực tiếp và đảm bảo thu nhập ổn định cho khoảng 373.000 lao động trong và ngoài tỉnh, tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế, thể chế kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển khá đồng bộ. Bình Dƣơng trở thành điểm sáng, địa phƣơng dẫn đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH của đất nƣớc. Tuy nhiên, đối lập với những đóng góp tích cực vào sự phát triển KT XH của tỉnh thì sự phát triển các KCN còn chứa đựng trong nó những tác động ngoài mong muốn. Dƣới tác động của các KCN thì quá trình CDCCKT còn bộc lộ những bất cập; vấn đề việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, đặc biệt là công nhân ngoài tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và thiếu tính bền vững; sự phát triển nóng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội trong và ngoài KCN đã làm xáo trộn cuộc sống của một bộ phận ngƣời dân, nguy cơ đe dọa trật tự xã hội gia tăng song hành với vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt từ sau khủng hoảng tài chính, kinh tế 2008 đến nay, những hạn chế nói trên cùng với hệ quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế đã làm cho tốc độ phát triển, sức lan tỏa của các KCN trên địa bàn có dấu hiệu chững lại, một số chỉ tiêu phát triển thiếu vững chắc và tiềm ẩn những thách thức mới. Có thể khái quát những hạn chế nói trên thông qua mấy vấn đề dƣới góc độ nghiên cứu đó là: - Tƣ duy đổi mới, năng lực quản lý nhà nƣớc chƣa thực sự trở thành nhân tố đột phá trong phát triển các KCN, nhất là trong vấn đề quy hoạch. Chất lƣợng quy hoạch, triển khai quy hoạch chƣa triệt để, việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN một số nội dung chƣa thống nhất, đồng bộ với quy hoạch phát triển KT - XH nói chung, chƣa phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của các địa phƣơng trong toàn tỉnh; - Năng lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động của một số chủ đầu tƣ nội địa trong xây dựng kết cấu hạ tầng chƣa đủ mạnh, cộng với những rào cản trong cơ chế, chế tài của địa phƣơng và trung ƣơng nên tiềm năng và lợi thế chƣa phát huy đƣợc ở mức cao nhất. Thực tế còn xuất hiện nhiều KCN triển khai chậm, thu hút đầu tƣ thấp, mất cân đối trong đầu tƣ. Có những KCN cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ song tỉ lệ lấp đầy các doanh nghiệp thấp, gây lãng phí đầu tƣ và ngƣợc lại có những KCN tỉ lệ lấp đầy cao, hoạt động sản xuất hiệu quả song cơ sở hạ tầng xuống cấp chƣa đƣợc mở rộng, bổ sung đầu tƣ kịp thời; 3 - Phát triển các KCN, đồng thời với nó là quá trình thu hút lao động trong và ngoài tỉnh vào làm việc trong các KCN. Sức ép từ quá trình thu hút lao động đã làm phát sinh nhiều nhu cầu xã hội cần giải quyết, đó là: vấn đề nhà ở cho công nhân, điều kiện sinh hoạt, giải trí và các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng; - Phát triển các KCN ở Bình Dƣơng đặt trong mối tƣơng quan với vùng KTTĐPN và của toàn bộ nền kinh tế cả nƣớc, nó tác động đến CDCCKT, lao động, thu nhập. Dù vậy, khả năng liên kết vùng, thậm chí là khả năng liên kết giữa các KCN trong tỉnh còn nhiều hạn chế; - Vấn đề bảo vệ môi trƣờng bao gồm các hoạt động quản lý và xử lý chất thải của các KCN, điều kiện làm việc, an toàn lao động, môi trƣờng sống xung quanh KCN đang bị đe dọa, chứa đựng những nhân tố thiếu bền vững. Trên cơ sở lƣợc khảo các nghiên cứu, tác giả thấy rằng đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến mô hình KCN với tƣ cách là đối tƣợng của các lĩnh vực khoa học khác nhau. Song nghiên cứu sâu về sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng thì chƣa có, nên việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tác động của KCN đối với sự phát triển KT - XH ở Bình Dƣơng là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Để các KCN ở Bình Dƣơng phát triển và phát triển bền vững, đóng góp tích cực hơn nữa sự phát triển KT - XH của địa phƣơng và cả nƣớc, Nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án 2.1. Những công trình nghiên cứu dƣới dạng tổng kết lý luận, thực tiễn mô hình phát triển các khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam Mô hình KCN với tƣ cách là một khu vực tập trung nhiều nhà máy công nghiệp đã hình thành ở Việt Nam khá sớm. Ở Hà Nội từ những năm 1960 đã thành lập các KCN ở Thƣợng Đình, Văn Điển - Pháp Vân, Cầu Bƣơu - Giáp Bát, Trƣơng Định, Minh Khai - Vĩnh Tuy - Mai Động, Đức Giang - Cầu Đuống, Chèm - Đông Anh, Cầu Diễn - Mai Dịch, Hà Đông, Thạch Thất, Quốc Oai... Ở miền Nam dƣới chế độ cũ, một số KCN (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi khi đó) đã đƣợc thành lập nhƣ An Hòa (ở Quảng Nam), Biên Hòa (Đồng Nai), Hòa Khánh (Đà Nẵng)...Miền Nam Việt Nam còn thành lập Công ty Quốc gia Khuyếch trƣơng Khu kỹ nghệ với chức năng phát triển KCN (Nguyễn Bình Giang, 2012). Từ 1986, Việt Nam tiến 4 hành sự nghiệp đổi mới, các nguồn vốn đầu tƣ đƣợc thu hút vào. Việc hình thành và phát triển các KCN với các chính sách hỗ trợ về hạ tầng và các ƣu đãi tài chính là một giải pháp cần thiết. Sự phát triển các KCN của Việt Nam trở thành thực tiễn sinh động và phong phú cho các nhà khoa học, những nghiên cứu viên trên các lĩnh vực “dấn thân”. Những đề tài nghiên cứu về KCN dƣới dạng tổng kết lý luận và thực tiễn ở trong nƣớc rất phong phú và đa dạng, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Tác giả VS.TS. Nguyễn Chơn Trung và PGS.TS. Trƣơng Giang Long (2004); GS. TS Võ Thanh Thu (2006) khẳng định tính đúng đắn và tất yếu phải phát triển mô hình KCN ở Việt Nam, là một biện pháp để CNH, HĐH đất nƣớc. Theo đó, sau hơn 15 năm hình thành, xây dựng và phát triển các KCN, KCX đã trở thành không gian kinh tế để thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, giải quyết và ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho một lƣợng lớn lao động. Các nghiên cứu đã đánh giá triển vọng và thách thức, thực trạng, định hƣớng, chính sách và giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Tác giả Nguyễn Quốc Bình (2005) khẳng định KCN là một mô hình hiện thực đóng góp những vai trò nhất định trong quá trình đổi mới đất nƣớc. Những vai trò đó là: thu hút các nguồn vối đầu tƣ; tiếp nhận công nghệ và quản lý đến từ các nƣớc công nghiệp hiện đại; giải quyết việc làm; tăng giá trị xuất khẩu; góp phần tăng năng suất và đẩy nhanh sự phát triển KT - XH; thúc đẩy phát triển đô thị, bảo vệ môi trƣờng và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự. Tác giả Phạm Văn Sơn Khanh (2006), chỉ ra chỉ ra 11 yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các KCN ở Việt Nam gồm: (i) Đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển các KCN của Đảng và Nhà nƣớc; (ii) Quy hoạch phát triển các KCN; (iii) Cơ chế hành chánh trong phát triển các KCN; (iv) Lựa chọn vị trí địa lý trong phát triển các KCN; (v) Đất đai - đền bù - giải phóng mặt bằng; (vi) Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN; (vii) Các chính sách mời gọi đầu tƣ vào KCN; (viii) Chuyển giao công nghệ, tham gia bảo vệ môi trƣờng trong phát triển các KCN; (ix) Nguồn nhân lực trong phát triển các KCN; (x) Phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH cho công nhân KCN; (xi) Công tác vận động xúc tiến đầu tƣ vào KCN. Tác giả Phạm Văn Thanh (2009) đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển của KCN trên các nội dung: (i) về công tác quy hoạch các KCN tập trung; (ii) về 5 việc thực hiện quy hoạch; (iii) về địa bàn phân bố các KCN tập trung; (iv) so sánh tỷ lệ lấp đầy; (v) thực trạng tình hình đầu tƣ xây dựng các KCN gồm: Đầu tƣ kết cấu hạ tầng ngoài KCN; Đầu tƣ hạ tầng trong KCN; (vi) Thực trạng công tác quản lý và khai thác các KCN. Kỷ yếu Hội thảo: “Thực trạng đời sống công nhân ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vấn đề đặt ra”, 2011, do Tạp chí Cộng sản tổ chức. Trƣớc những vấn đề KT - XH của vùng KTTĐPN, trƣớc yêu cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ công nhân trong thời kỳ mới, Hội thảo đề cập đến những vấn đề có tính thời sự về thực trạng đời sống công nhân nói chung và đời sống công nhân trong các KCN nói riêng. Kỷ yếu Hội thảo đã tập hợp và chọn nhiều bài viết của giới nghiên cứu về KCN và những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh. Với cách đề cập khá rộng trong Kỷ yếu, nghiên cứu sinh quan tâm đến 05 nội dung đó là: Chất lƣợng đội ngũ công nhân trong các KCN, KCX nhân tố quyết định đến hiệu quả đầu tƣ và vị trí của Việt Nam trong xu thế hội nhập; Thực trạng đời sống tinh thần, văn hóa của công nhân tại vùng KTTĐPN hiện nay; Nhà ở cho công nhân vùng KTTĐPN và vấn đề đặt ra; Vấn đề đình công, bãi công của công nhân vùng KTTĐPN; Một số kiến nghị, đề xuất về việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống, môi trƣờng lao động công nhân tại các KCN vùng KTTĐPN. Vì đây là những bài viết, nghiên cứu đƣợc trình bày tại một Hội thảo nên phƣơng pháp tiếp cận vấn đề rất phong phú, dù vậy chỉ là quan điểm của các cá nhân, tính phản biện chƣa cao. Vì vậy, các nghiên cứu trong KYHT đã cung cấp cho tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu về đời sống vật chất và tinh thần của lao động tại các KCN trên địa bàn mà luận án triển khai. 2.2. Hƣớng nghiên cứu tác động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu tác động của chính sách đến phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam (Ngô Thắng Lợi và cộng sự, 2007; Lê Thế Giới, 2008) đã triển khai đánh giá trên hai khía cạnh: (i) Đánh giá tính chất bền vững nội tại các KCN, (ii) Đánh giá tác động lan tỏa đến nền kinh tế nói chung. Các nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp phát triển bền vững các KCN trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Lê Văn Định (2009) khẳng định sự phát triển các KCN là một quá trình tất yếu góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của các địa phƣơng. Theo đó, các KCN l2 mô hình kinh tế có vai trò quan trọng nhằm phát triển KT - XH của địa phƣơng, gồm: (i) việc thành lập và phát triển các KCN ở vùng KTTĐMT là một trong những 6 phƣơng thức huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ trong, ngoài nƣớc tham gia vào quá trình phát triển KT - XH của các địa phƣơng; (ii) xây dựng, phát triển các KCN giúp vùng KTTĐMT CDCCKT theo hƣớng hợp lý, hiệu quả; (iii) quá trình hình thành, phát triển, các KCN giúp vùng KTTĐMT phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực, trình độ tiếp nhận, ứng dụng và triển khai khoa học, công nghệ, kỹ thuật và nắm bắt kỹ năng quản lý tiên tiến. Đặc biệt, trong đề tài này tác giả chỉ ra quan niệm về những vấn đề xã hội nảy sinh từ quá trình phát triển các KCN, tác giả cho rằng, các vấn đề xã hội nảy sinh từ sự phát triển KCN là những vấn đề xã hội xuất hiện có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời, của cộng đồng ngƣời đòi hỏi xã hội phải có những biện pháp phát huy hoặc phòng ngừa, ngăn chặn đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cộng đồng. Đây là một định hƣớng có tính chất gợi ý cho nghiên cứu sinh thiết lập một phần khung lý thuyết về tác động của KCN đối với các vấn đề xã hội của địa phƣơng từ đó có cơ sở để khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu mà luận án phải giải quyết. Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Bằng Đoàn (2009) chỉ ra sự cần thiết phải phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp chế biến ở một số địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu những tác động của các KCN và các doanh nghiệp đến phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đƣợc nhóm tác giả tiến hành khảo sát, điều tra tại 30 doanh nghiệp ở hai KCN là Nhƣ Quỳnh A và Phố Nối A; bằng việc nghiên cứu các văn bản, các chính sách phát triển KT - XH của tỉnh kết hợp với phƣơng pháp phân tích tác động của từng nhân tố. Nghiên cứu khẳng định, các KCN và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới và xu hƣớng hội nhập quốc tế. Những tác động đó gồm: (i) Tạo ra động lực, không gian kinh tế để thu hút vốn đầu tƣ; (ii) Tạo ra khả năng tăng trƣởng và CDCCKT của địa phƣơng; (iii) Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cƣ; (iv) Nâng cao năng lực công nghệ của địa phƣơng; (v) phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh đô thị hóa; (vi) Hình thành các hiệp hội bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này chỉ ra những tác động thuận chiều rất rõ ràng, tuy nhiên chƣa thấy đƣợc những tác động trái chiều nhƣ vấn đề CDCC lao động, di dân đã tạo nên những sức ép về mặt xã hội, an ninh trật tự, quản lý xã hội, vấn đề nhà ở, việc làm cho nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN. 7 Tác giả Nguyễn Văn Minh (2011) đã có phƣơng pháp tiếp cận, đánh giá tác động của KCN tới KT - XH vùng lân cận rất khoa học và có sự thâm nhập thực tế một số KCN ở phía Bắc. Theo tác giả, trƣớc hết cần phải lựa chọn và soạn thảo bộ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển bền vững nội tại của các KCN. Sau khi định hình đƣợc năng lực nội tại của KCN, sẽ tiến hành xác định cơ chế tác động. Về cơ bản tác động diễn ra theo hai hƣớng: tích cực và tiêu cực. Vấn đề quan trọng là phải xác định đƣợc cơ chế lan tỏa của hai chiều hƣớng này. Bao gồm các lớp tác động: môi trƣờng sống, đời sống tinh thần, đời sống kinh tế của lao động vùng lân cận. “Tác động xã hội vùng của các KCN Việt Nam”, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội 2012 do TS. Nguyễn Bình Giang, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới chủ biên. Đây là một cuốn sách chuyên khảo với nhiều tác giả tham gia. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu dƣới góc độ xã hội, theo cuốn sách thì sự phát triển các KCN ở Việt Nam là một quá trình tất yếu trong sự nghiệp CNH, HĐH. Cùng với những tác động về mặt kinh tế, cuốn sách xem xét những tác động về mặt xã hội của các KCN theo hai chiều hƣớng; tích cực và tiêu cực trên các mặt cụ thể nhƣ: (i)Tác động đến việc làm và nghề nghiệp; (ii) Tác động đến thu nhập và mức sống; (iii) Tác động về mặt nhân khẩu học; (iv) Tác động tới cơ hội tiêu dùng và các dịch vụ công cộng; (v) Tác động tới đô thị hóa và cơ sở hạ tầng; (vi) Tác động tới trật tự, an toàn xã hội; (vii) Tác động tới môi trƣờng và sức khỏe; (viii) Tác động tới văn hóa và giá trị truyền thống. Cuốn sách có nhiều thành công trong việc xây dựng các đánh giá tác động về mặt xã hội của các KCN. Công trình: “How did immigrant workers change residential area near industrial esate in Korea?” của Park, Joon and Ahn, Kun - hyuck, thuộc Seoul National University, Korea, tạm dịch là “lao động nhập cƣ đã thay đổi khu vực lân cận các KCN ở Hàn Quốc nhƣ thế nào?”. Đây là công trình nghiên cứu khá tiêu biểu và nó phù hợp với những đặc điểm của các nƣớc công nghiệp mới ở Châu Á, có thể vận dụng vào những điều kiện của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại Wongok, Ansan, một thành phố công nghiệp tiêu biểu của Hàn Quốc. Tác giả chỉ ra rằng kể từ khi thành lập các KCN thì các hoạt động xây dựng các công trình tăng lên một cách nhanh chóng, khó kiểm soát. Dòng ngƣời nhập cƣ từ các địa phƣơng khác đổ về các KCN kéo theo các dịch vụ hỗ trợ khác phát triển: hệ thống dịch vụ công cộng, nhà ở, các ngành công 8 nghiệp phụ trợ tại địa phƣơng. Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp tại địa phƣơng có KCN cụ thể nhƣ là: mở rộng diện tích xây dựng các khu nhà ở, giải quyết các vấn đề về sự đa dạng các loại hình văn hóa, ý thức văn hóa công nghiệp tại các cộng đồng đƣợc thiết lập, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trƣờng. Các biện pháp này đƣợc tiến hành đồng bộ đó là sự kết hợp giữa ngƣời lao động nhập cƣ, chủ doanh nghiệp và các Bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan. Nghiên cứu: Chinese Science and Technology Industrial Parks (2003) của Wacott chỉ ra: Một trong những cải cách, đổi mới về kinh tế của Trung Quốc đó là thành lập các KCN, KCX gắn liền với các khu phát triển kinh tế và công nghệ. Quá trình này tạo ra động cơ cho việc phát triển kinh tế Trung Quốc trong vài thập kỷ vừa qua. Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia, nhất là các công ty công nghệ cao đã thực sự trở thành đòn bẩy, lan tỏa trình độ khoa học, công nghệ để phát triển kinh tế. Đây là bài học quý báu cho các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam khi phát triển các KCN, KCX cần gắn với quá trình thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ… 2.3. Một số hƣớng nghiên cứu khác đã và đang triển khai Ở Việt Nam: Nguyễn Hữu Dũng (2008) đã đánh giá những thành tựu nổi bật của quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam từ năm 1991, nhấn mạnh những thành tựu và hạn chế của lao động, việc làm trong các KCN trên cơ sở đó từ đề xuất chính sách giải pháp (vĩ mô) nhƣ giáo dục đào tạo, phát triển hệ thống các trung tâm, trƣờng dạy nghề, gắn nhà trƣờng với các nhà máy trong KCN. Bên cạnh đó tác giả còn nhấn mạnh vấn đề an sinh xã hội đối với lao động trong các KCN, một vấn đề đang đƣợc xã hội, các nhà nghiên cứu quan tâm, trên cơ sở đó hoạch định các chính sách nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời lao động tại các KCN và lân cận KCN. Nguyễn Thị Thuỷ (2009) đánh giá KCN và vai trò của KCN từ đó đặt ra một số bài học về công tác, vai trò quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đối với các KCN theo hƣớng bền vững bao gồm: Công tác quy hoạch phát triển KCN; công tác quản lý đầu tƣ, đảm bảo đời sống ngƣời dân KCN; quản lý lao động và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; công tác quản lý môi trƣờng. Vũ Thành Hƣởng (2010) đã có một công trình nghiên cứu về phát triển các KCN theo hƣớng bền vững đƣợc đánh giá công phu và nhiều giá trị thực tiễn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng