Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã...

Tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

.PDF
96
284
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ THƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2013 - 2017 Thái Nguyên - năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ THƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN HÁN, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Định hướng đề tài : Chính quy : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành Lớp Khoa : Phát triển nông thôn : K45 – PTNT – N02 : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đinh Ngọc Lan Thái Nguyên - năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên”. Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan và nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào tạo giảng dạy giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại nhà trường. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.Cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kĩ năng trong khi viết bài, để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Văn Hán cùng bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn anh Phạm Văn Tuấn đã cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra anh còn chỉ bảo tận tình chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, cũng như trong quá trình công tác của anh đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. ii Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô giáo trong khoa KT & PTNT trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình bạn bè đã luôn động viên và bên cạnh em những lúc khó khăn. Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2017 Sinh viên Hoàng Thị Thương iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Văn Hán năm 2016 ......................... 36 Bảng 4.2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Văn Hán qua 3 năm (2014- 2016) ... 42 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của ngành Nông nghiệp xã Văn Hán qua 3 năm (2014 - 2016) ...................... 49 Bảng 4.4: Kết quả chăn nuôi 3 năm (2014- 2016) ........................................ 49 Bảng 4.5: Tình hình khí hậu thủy văn của xã Văn Hán năm 2016 ................ 52 Bảng 4.6: Diện tích lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra năm 2014 - 2016 .... 57 Bảng 4.7: BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp theo ý kiến của người dân .. 59 Bảng 4.8: BĐKH tác động đến năng suất cây trồng vật nuôi ........................ 60 Bảng 4.9: Thống kê chăn nuôi năm 2016 xã Văn Hán .................................. 61 Bảng 4.10: Tình hình thiệt hại ngành chăn nuôi của các hộ điều tra năm 2014 - 2016 ........................................................................................... 63 Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ người dân từng nghe thông tin về biến đổi khí hậu ..68 Bảng 4.12: Số hộ và tỷ tệ hộ nghe thông tin về BĐKH qua các phương tiện thông tin ....................................................................................... 68 Bảng 4.13: Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ............................. 69 Bảng 4.14: Nguyên nhân gây ra BĐKH theo ý kiến của người dân .............. 70 Bảng 4.15: Tác động của BĐKH qua nhận xét của người dân ...................... 71 Bảng 4.16: Các biện pháp ứng phó với BĐKH của người dân ...................... 72 Bảng 4.17: Đề nghị của người dân với chính quyền địa phương để ứng phó với BĐKH .................................................................................... 73 iv DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải ANTT - TT ATXH : An ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội BĐKH : Biến đổi khí hậu DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính LĐ : Lao động NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TD - TT : Thể dục thể thao THCS : Trung học cơ sở TM - DV : Thương mại - Dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la mỹ v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4 2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ................................................................ 4 2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu ..................................... 5 2.1.3. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp ......................................... 10 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 13 2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới ............. 13 2.2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .............. 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 29 3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 29 vi 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 30 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Văn Hán ............................. 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 31 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 39 4.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và biểu hiện của BĐKH trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................ 48 4.2.1. Hoạt động trồng trọt.................................................................... 48 4.2.2. Hoạt động chăn nuôi ................................................................... 49 4.2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản .................................................... 50 4.2.4. Hoạt động lâm nghiệp ................................................................. 50 4.2.5. Tình hình khí hậu, thủy văn tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................... 50 4.3. Tác động của BĐKH đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 56 4.3.1. Tác động đến ngành trồng trọt .................................................... 56 4.3.2. Tác động đến ngành chăn nuôi gia súc ........................................ 61 4.3.3. Tác động đến ngành lâm nghiệp ................................................. 64 4.3.4. Tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản ..................................... 66 4.4. Nhận thức của ngươi dân về biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp 67 4.4.1. Tình hình tiếp cận với thông tin về BĐKH ................................. 67 4.4.2. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ............................. 69 4.4.3. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu theo ý kiến của người dân..... 70 4.4.4. Những giải pháp người dân đã làm để đối phó với BĐKH .......... 71 4.5. Các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu ...................... 73 vii 4.5.1. Giải pháp xã hội .......................................................................... 73 4.5.2. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt............................................................................................... 74 4.5.3. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực chăn nuôi .............................................................................................. 76 4.5.4. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâm nghiệp .................................................................................... 76 4.5.5. Giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ............................................................................... 77 PHẦN 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................... 78 5.1. Kết luận .............................................................................................. 78 5.2. Kiến nghị ............................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 80 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn cầu. Hiện nay thì biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia tăng nhiệt độ lên 10C trong vòng thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu hiệu thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dần đến các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên, Việt Nam phải hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hơn trước. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH, do có bờ biển trải dài 3260 km (không kể các đảo). Hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến một vài hệ thống tự nhiên của Việt Nam, nền kinh tế và con người. Bằng chứng của hiện tượng BĐKH có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình đã tăng 0,5oC và mực nước biển dâng cao 20 cm so với 50 năm trước. Theo tính toán nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng lên 1m vào năm 2100 [1]. Những hiện tượng tiêu cực như mưa lớn, hạn hán và bão lụt ngày càng xuất hiện với cường độ lớn hơn ở Việt Nam.Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng cao. Văn Hán, là một xã miền núi của huyện Đồng Hỷ, cách trung tâm Huyện khoảng 15 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 19 km. Toàn Xã có trên 2 nghìn hộ dân với gần 10 nghìn nhân khẩu, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang này càng gia tăng và có tính chất bất thường hơn. Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực 2 đoan đang tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản xuất mà biểu hiện rõ nhất trong ngành nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu như vậy, sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây trồng hợp lí thích nghi với môi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh hưởng theo hướng xấu. Ở nước ta, nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp để nuôi sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác phát triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước. Với ý nghĩa đó, sản xuất nông nghiệp cần được quan tâm trước thực trạng biến đối khí hậu hiện nay. Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ,tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương chịu ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, để hiểu biết hơn về diễn biến của việc thay đổi khí hậu trên địa bàn thì việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến tình hình sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết. Từ những lý do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên’’. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng về những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. -Tìm hiểu được một số đặc điểm về hoạt đông sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã Văn Hán. - Đánh giá được những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Đưa ra được các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Khóa luận có thể giúp sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tiễn. - Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Từ nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu hạn chế rủi ro của biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp. - Giúp các cơ quản lý có kiến thức sâu hơn từ đó đưa ra chính sách, biện pháp quản lý phù hợp nhất với địa phương. - Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai. - Xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên để hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Tháng 12 năm 1998, Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto và chính thức phê chuẩn Nghị định thư này vào tháng 9/2002. - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). - Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam. - Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ra phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010. - Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007). - Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. - Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. - Quyết định số 1002/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý 5 rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. - Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu” 2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu 2.1.2.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu - Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó. Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục, hoặc trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên). - Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm nhất định, được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ, gió, mưa. Các hiện tượng nắng, gió, mưa, mây, nóng, lạnh… thường thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể dự báo được hàng ngày, hàng giờ, hay dài hơn đến một tuần. - Biến đổi khí hậu là “ sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến đổi về các thuộc tính của nó được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỉ hoặc dài hơn” [12]. Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH: “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của BĐKH, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây là ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc hoạt động của các hệ thống kinh tế- xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [12]. 2.1.2.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên - Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên gồm thay đổi cường độ ánh sáng của mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời (sunsports), các hoạt động núi lửa, thây đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. 6 - Với sự xuất hiện của các sunsports làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi bề mặt trái đất (Nguồn: NASA). - Sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ ánh sáng của mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài thì sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời là không ảnh huởng lớn đến BĐKH. - Núi lửa phun trào: khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi, tro vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng lớn đến khí hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí khi được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vài vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. - Đại dương ngày nay: các đại dương là một thành phần chính của hệ thồn khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lưu lượng đạo dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu trông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển. - Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất: trái đất quay quanh mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,50. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy ảnh hưởng không lớn đến BĐKH. - Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện tại. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Uỷ Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động con người [7]. 7 Nguyên nhân gây ra BĐKH do các hoạt động con người - Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ trái đất tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu do các hoạt động của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, vv) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải,… và thay đổi mục đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông nghiệp và nạn phá rừng. Ngoài ra các hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch. - Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố qua các năm sau: + Trong báo cáo của IPCC 1995: Cho rằng hoạt động con người chỉ đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH. + Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH. + Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp 90% nguyên nhân gây ra BĐKH. + Và theo bản báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động con người đóng góp 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được công bố vào năm 2013. [7], [8] 2.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu Các biểu hiện của sự BĐKH bao gồm: - Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất 8 - Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn đến sự ngập úng các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển. Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển. [3] 2.1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu - Đến tài nguyên nước: + BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước trên các lưu vực sông, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và hoạt động sản xuất của người dân. + Có nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. + Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cung cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. - Đến môi trường: + Sự tăng nước biển sẽ làm nhiễm mặn các vùng ven biển, môi trường nước mặt bị ô nhiễm nặng nề. + Nhiệt độ tăng lên làm tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng và NO- 3 độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất. + Làm thay đổi chu trình C trong đất làm môi trường đất thay đổi theo xu hướng bất lợi cho thực vật và vi sinh vật. + Làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây độc trực tiếp cho con người và động vật. - Đến nông lâm ngư nghiệp và an ninh lương thực: 9 + Đối với sản xuất nông nghiệp: • Có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. • Ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. • Làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi. • Gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. + Đối với sản xuất lâm nghiệp: • Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm. • Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật tăng, một số loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt. • Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh. + Đối với thủy sản: • Nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi làm các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. • Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loại cá có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. - Đến năng lượng - Đến công nghiệp và xây dựng - Đến giao thông vận tải - Đến văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại - Đến sức khỏe con người 10 2.1.3. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp 2.1.3.1. Khái niệm nông nghiệp - Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.[4] - Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Các điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời … trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác còn thô sơ và lạc hậu. 2.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế, cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ, làng nghề,… tận dụng thời gian dỗi. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.[13] 2.1.3.3. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Các nhân tố tự nhiên 11 - Tài nguyên đất: Đất là tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất không thể thiếu trong nông nghiệp. - Tài nguyên khí hậu: Khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển nền nông nghiệp phù hợp. Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa nên là điều kiện để phát triển nông nghiệp quanh năm đa dạng và phong phú không bị gián đoạn như các nước ôn đới.[13] - Tài nguyên nước: Trong nông nghiệp thì tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng nó là cơ sở để sinh trưởng và phát triển cho nền nông nghiệp. Ông bà ta xa xưa đã có câu: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để cho thấy vai trò quan trọng của nước. - Tài nguyên sinh vật: Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhân giống thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.[13] Các nhân tố kinh tế - xã hội - Dân cư và lao động ảnh hưởng đến nông nghiệp dưới dạng hai góc độ: là lực lượng sản xuất và là nguồn tiêu thụ các nông sản * Lực lượng sản xuất: + Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ,..). + Nguồn lao động được xem xét trên hai mặt: Số lượng và chất lượng (trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực,…).[13] * Nguồn tiêu thụ: Được xem xét ở tất cả các mặt như sau: truyền thống, tập quán ăn uống, quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực thực phẩm. - Khoa học - Công nghệ: Là đòn đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng