Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước asean 5​ ...

Tài liệu Tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trường hợp các nước asean 5​

.PDF
111
86
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ASEAN-5 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGÂN TÁC ĐỘNG CỦA BẤT ỔN VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ASEAN-5 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Hạ Thị Thiều Dao TP. HCM, tháng 10/2018 i TÓM TẮT Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng phƣơng pháp GMM để xem xét mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và bất ổn vĩ mô tại Việt Nam nói riêng và nhóm các nƣớc ASEAN-5 nói chung. Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả tổng hợp các số liệu vĩ mô của 5 nƣớc ASEAN-5, nhóm đƣợc IMF đánh giá là khu vực tăng trƣởng kinh tế đầy hứa hẹn trong thời gian tới, phạm vi không gian đƣợc xác định là giai đoạn 1995-2015. Sau khi đo lƣờng, tính toán các chỉ số và phân tích tình trạng bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5, tác giả đã sử dụng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng với phƣơng pháp GMM để xem xét mối quan hệ và mức tác động giữa bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế có quan hệ ngƣợc chiều tại nhóm các nƣớc ASEAN-5. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế, trường hợp các nước ASEAN-5” là bài nghiên cứu của chính tôi. Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình. Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2018 Ngƣời thực hiện NGUYỄN THỊ KIM NGÂN iii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng nhƣ quan tâm, động viên từ thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Hạ Thị Thiều Dao – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô trong Khoa Sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trƣờng đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những ngƣời quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn! iv MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................2 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................4 1.3.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................4 1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................4 1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................4 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................5 1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................5 1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................7 1.8 BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN........................................................7 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .............................................................................................................8 2.1 KHÁI NIỆM BẤT ỔN VĨ MÔ .....................................................................8 2.2 CÁC CHỈ SỐ, PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG BẤT ỔN VĨ MÔ ..............10 2.2.1 Chỉ số MII của Ismihan và các đồng sự (2002) ....................................10 2.2.2 Chỉ số mi của Jaramillo và Scancak (2007)..........................................11 2.2.3 Chỉ số tổn thƣơng giảm tăng trƣởng GDVI ..........................................12 2.3 CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ ĐO LƢỜNG BẤT ỔN VĨ MÔ THEO PHƢƠNG PHÁP MII .............................................................................................................14 2.3.1 Lạm phát ...............................................................................................14 2.3.2 Nợ nƣớc ngoài ......................................................................................15 2.3.3 Tình trạng ngân sách nhà nƣớc .............................................................17 2.3.4 Tỷ giá hối đoái ......................................................................................20 2.3.5 Dự trữ ngoại hối ....................................................................................22 2.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ BẤT ỔN VĨ MÔ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ..........................................................................24 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............................................................................................29 3.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................29 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................29 3.2.1 Mô hình sử dụng dữ liệu bảng ..............................................................29 3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................36 3.3 MÔ TẢ VÀ ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN ........................................................37 3.3.1 Biến phụ thuộc: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP ...............................................37 3.3.2 Các biến độc lập ....................................................................................37 v 3.3.3 Dự đoán biến nội sinh ...........................................................................42 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................43 CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........45 4.1 BẤT ỔN VĨ MÔ CÁC NƢỚC ASEAN-5 QUA CÁC GIAI ĐOẠN VÀ CÁC CHỈ SỐ CẤU THÀNH NÊN MII................................................................45 4.4.1 Thái Lan ................................................................................................45 4.4.2 Indonesia ...............................................................................................48 4.4.3 Malaysia ................................................................................................50 4.4.4 Philippines ............................................................................................52 4.4.5 Việt Nam ...............................................................................................53 4.4.6 Biến động của chỉ số bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5 .................55 4.5 KẾT QUẢ HỒI QUI THEO PHƢƠNG PHÁP GMM................................59 4.5.1 Kết quả kiểm định tính dừng ................................................................59 4.5.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...............................................60 4.5.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .........................................................61 4.5.4 Dự đoán và kiểm định biến nội sinh: ....................................................63 4.5.5 Kết quả hồi qui mô hình GMM và các kiểm định liên quan ...............64 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................68 5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................68 5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM ......................................................70 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......77 5.3.1 Hạn chế: ................................................................................................77 5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79 PHỤ LỤC ..................................................................................................................83 PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHỈ SỐ BẤT ỔN VĨ MÔ ......................83 PHỤ LỤC 2. CÁC KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ HỒI QUY ...............................88 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank ASEAN : Association of Southeast Asian Nations EI : Education Index EMPI : Exchange market pressure index EMS : European Monetary System ERM II : Exchange-Rate Mechanism FEM : Fixed Effects Model GDP : Gross Domestic Product GDVI : Growth Decline Vulnerability Index GMM : General Method of Moments IMF : International Monetary Fund LSDV : Least Squares Dummy Variable OLS : Ordinary Least Squares REM : Random-Effects Model UNCTAD : United Nation Conference on Trade and Development UNDP : United Nations Development Programme WB : World Bank WTO : World Trade Organization NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NSNN : Ngân sách Nhà nƣớc THNS : Thâm hụt ngân sách vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế ...............27 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu, chiều hƣớng tác động đến biến phụ thuộc ..........................................................................................................................41 Bảng 4.1 Biến động các chỉ số kinh tế vĩ mô tại Thái Lan giai đoạn 1995-2015 .....45 Bảng 4.2 Biến động các chỉ số kinh tế vĩ mô tại Indonesia giai đoạn 1995-2015 ....49 Bảng 4.3 Biến động các chỉ số kinh tế vĩ mô tại Malaysia giai đoạn 1995-2015 .....51 Bảng 4.4 Biến động các chỉ số kinh tế vĩ mô tại Philippines giai đoạn 1995-2015 .52 Bảng 4.5 Biến động các chỉ số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam giai đoạn 1995-2015 ....54 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị theo kiểm định Levin-Lin-Chu ..........59 Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................60 Bảng 4.8 Ma trận tƣơng quan của các biến trong mô hình nghiên cứu và quả kiểm định đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phƣơng sai VIF (Variance Inflation Factor) .......................................................................................................................62 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định biến nội sinh ................................................................63 Bảng 4.10 Kết quả hồi qui GMM .............................................................................64 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định sự tự tƣơng quan của phần dƣ, tính hợp lý của biến đại diện sai phân ........................................................................................................65 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Các thành phần nhân tố cấu tạo nên chỉ số GDVI .....................................13 Hình 3.1 Các nhân tố cấu thành chỉ số phát triển tài chính ......................................39 Hình 4.1 Biến động chỉ số bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5 .............................56 Hình 5.1 Biến động chỉ số bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế các nƣớc ASEAN-5 ...................................................................................................................................68 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU CHƢƠNG Ở chƣơng này luận văn sẽ trình bày tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu câu hỏi nghiên cứu, đồng thời xác định đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu, những đóng góp của luận văn, kết cấu luận văn cũng sẽ đƣợc trình bày ở phần cuối chƣơng này. 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ổn định vĩ mô và tăng trƣởng GDP là hai mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển, việc nôn nóng đạt mục tiêu tăng trƣởng cao sẽ dễ đƣa nền kinh tế đến những bất ổn và những hệ quả khó lƣờng. Từ giữa thế kỷ 20, hầu hết các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách rất quan tâm đến việc nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng trƣởng GDP, tăng trƣởng kinh tế ở cấp quốc gia và quốc tế. Các yếu tố quyết định tốc độ phát triển kinh tế đƣợc kể đến nhƣ: năng suất, sự phát triển tài chính, đầu tƣ trong nƣớc, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, tiết kiệm, tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ lạm phát.... Fischer (1991) đƣa ra khung lý thuyết để làm rõ tăng trƣởng kinh tế phản ứng nhƣ thế nào với thay đổi mô hình của các chính sách kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu kết luận rằng để đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế bền vững cho một sự ổn định vĩ mô trong thời gian dài là cần thiết, đồng thời tác giả đƣa ra một số bằng chứng cho thấy các chính sách kinh tế vĩ mô là vấn đề mấu chốt cho tăng trƣởng: các quốc gia quản lý các chính sách vĩ mô ngắn hạn tốt hơn có xu hƣớng phát triển nhanh hơn. Dornbusch và Edwards (1990) và Onis (1997) kết luận rằng tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô xảy ra ở các nƣớc đang phát triển do quản lý tài chính và tiền tệ không tốt. Kết quả của cả hai nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ bất lợi giữa sự bất ổn về kinh tế vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế. Kết quả của nghiên cứu xuyên quốc gia của Easterly và Kraay (2000) cho thấy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng 2 trƣởng kinh tế có sự liên quan tích cực với nhau. Kết quả của nghiên cứu ủng hộ những phát hiện của Dornbusch và Edwards (1990) và Onis (1997). Caballero (2007) đề cập đến các yếu tố bên trong và bên ngoài chịu trách nhiệm về sự bất ổn trong tăng trƣởng kinh tế. Có một số lý do chính về sự tăng trƣởng GDP không ổn định ở các nƣớc đang phát triển. Thứ nhất, những cú sốc ngoại sinh lớn đến từ các thị trƣờng tài chính và các điều khoản thƣơng mại. Thứ hai, các quốc gia kém phát triển gặp phải các cú sốc trong nƣớc do sự bất ổn nội tại và các lỗi chính sách (Kharroubi, 2006). Raddatz (2007) nhận thấy những cú sốc trong nƣớc ở các nƣớc đang phát triển có tác động mạnh mẽ hơn trong việc tạo ra sự bất ổn về kinh tế vĩ mô so với các cú sốc từ bên ngoài. 1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 7 năm 1995 và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) tháng 01 năm 2007, Việt Nam dần thực hiện các cam kết nhƣ tự do hóa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xóa bỏ các hạn chế xuất nhập khẩu, xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động của doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, minh bạch hóa chính sách… hệ thống pháp luật của Việt Nam đã và đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện theo hƣớng ngày càng trở nên rõ ràng, minh bạch hơn, tạo ra môi trƣờng kinh doanh bình đẳng. Trong môi trƣờng hội nhập, mặc dù đứng trƣớc cơ hội đầu tƣ và tăng trƣởng vƣợt bậc nhƣng nền kinh tế lại dễ bị tổn thƣơng hơn với các cú sốc bên ngoài (IMF, 2017). Để tiện cho việc nghiên cứu, so sánh và đánh giá, các quốc gia có những đặc điểm tƣơng đồng thƣờng đƣợc nhóm lại. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đƣợc IMF đƣa vào nhóm ASEAN-5 gồm 5 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan và Việt Nam. Theo báo cáo kinh tế thế giới (WEO), đƣợc công bố vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): dự kiến tăng trƣởng nhóm ASEAN-5 đạt 5,2% vào cuối năm 2017, ASEAN-5 đang dần trở thành trở thành nhóm tăng trƣởng kinh tế đầy hứa hẹn trong thời gian tới. Nhiều bài học kinh nghiệm và các 3 nghiên cứu khoa học cho thấy tăng trƣởng cực kỳ quan trọng, nhƣng không thể đánh đổi tăng trƣởng bằng sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á 1997 đã phơi bày nhiều vấn đề nhƣ sự thiếu hiệu quả về cấu trúc của các ngân hàng, cơ sở hạ tầng tài chính yếu kém, thiếu minh bạch, quản trị yếu kém và các quy định liên quan đến ngành ngân hàng. Ngoài ra nguy cơ về đạo đức, thông tin không đối xứng, chính sách với tầm nhìn ngắn hạn, các thể chế yếu và các quy định không hiệu quả cũng khiến các nƣớc khu vực ASEAN-5 dễ bị tổn thƣơng trƣớc cuộc khủng hoảng. Nhiều năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các nhà lãnh đạo ASEAN vẫn thảo luận về việc tạo ra các chính sách kinh tế chung để đảm bảo vừa hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế vừa bảo vệ khu vực khỏi những cú sốc kinh tế trong tƣơng lai. Để thực hiện những chính sách bình ổn vĩ mô trong ngắn hạn và duy trì đƣợc môi trƣờng kinh tế ổn định trong trung và dài hạn cần có những mô hình, những chỉ số phân tích chính sách chuyên nghiệp, có khả năng đo lƣờng mức độ bất ổn vĩ mô, từ đó đƣa ra những giải pháp phản ứng nhanh chóng trƣớc những thay đổi trong nền kinh tế nội địa, khu vực và toàn cầu, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu một nhóm các quốc gia tƣơng đồng giúp ta có cái nhìn khách quan hơn, dễ so sánh, đánh giá mức độ ảnh hƣởng hơn. Luận văn cung cấp thêm những bằng chứng thực nghiệm về chiều hƣớng và mức độ tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế tại các nƣớc ASEAN-5 nói chung và Việt Nam nói riêng. Về mặt học thuật: Vì số liệu vĩ mô riêng lẻ một quốc gia thƣờng không đủ dài để cho kết quả hồi qui đáng tin cậy, việc sử dụng dữ liệu bảng gồm 5 nƣớc trong nhóm ASEAN-5 sẽ khắc phục nhƣợc điểm này. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài ―Bất ổn vĩ mô tại và tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế trƣờng hợp các nƣớc ASEAN-5.’’ làm đề tài nghiên cứu. 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3 Mục tiêu tổng quát 1.3.1 Đề tài nghiên cứu đo lƣờng, phân tích, đánh giá những chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5 trong suốt giai đoạn nghiên cứu 1995-2015. Đồng thời xem xét chiều hƣớng và mức độ tác động của bất ổn vĩ mô lên tăng trƣởng kinh tế, từ đó đƣa ra các hàm ý chính sách. Mục tiêu cụ thể 1.3.2 Làm rõ khái niệm bất ổn vĩ mô và đo lƣờng bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5 gồm: Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan và Việt Nam trong suốt giai đoạn 1995-2015. Xác định mức độ tác động của bất ổn vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế đối với các nƣớc ASEAN-5. Đề xuất các hàm ý chính sách đối với tình hình kinh tế Việt Nam. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.4 Bài nghiên cứu tập trung vào 03 câu hỏi - Bất ổn vĩ mô ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia nhóm ASEAN-5 nói chung thay đổi nhƣ thế nào trong suốt giai đoạn 1995-2015? - Bất ổn vĩ mô có tác động nhƣ thế nào đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nƣớc ASEAN-5? - Cần có những đề xuất gì để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng bền vững? 1.5 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.5.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tác động của bất ổn vĩ môd dến tăng trƣởng kinh tế nhóm ASEAN-5 gồm: Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Trong đó xác định mức độ bất ổn vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5 đƣợc xác định qua chỉ số MII và mức tác động của sự bất ổn này đến GDP. 5 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Để thấy đƣợc bất ổn vĩ mô, GDP và các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và các quốc gia nhóm ASEAN-5 nói chung có những chuyển biến nhƣ thế nào kể từ khi có sự góp mặt của Việt Nam trong khối ASEAN, tôi chọn 1995-2015 là giai đoạn nghiên cứu, thu thập số liệu và tính toán. Phạm vi không gian: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của nhóm ASEAN-5 gồm: Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan về bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế. ASEAN là một nhóm 10 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á gồm: Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei (Đông Timor cũng là 1 nƣớc Đông Nam Á nhƣng hiện tại chƣa gia nhập ASEAN). Trong đó Singapore là một nền kinh tế dịch vụ và công nghiệp; Brunei là đất nƣớc có thu nhập đầu ngƣời vào hàng cao nhất thế giới nhờ có trữ lƣợng đáng kể dầu mỏ và khí tự nhiên; các quốc gia còn lại đƣợc đƣa vào 2 nhóm có đặc điểm tƣơng đồng là ASEAN-5 gồm: Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan và nhóm còn lại có thu nhập thấp hơn là: Lào, Campuchia, Myama. Bài luận văn tập trung nghiên cứu nhóm ASEAN-5, nhóm tăng trƣởng kinh tế đầy hứa hẹn trong thời gian tới 1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minh hoạ, chứng minh và rút ra kết luận. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, tác giả thực hiện đo lường mức độ bất ổn vĩ mô bằng chỉ số MII: sử dụng cách tính toán Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Ismihan và các đồng sự (2002) dựa trên bốn biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ THNS/GNP, tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GNP và biến động của tỷ giá hối đoái để phân tích và đánh giá tình hình bất ổn vĩ mô. 6 Các chỉ số thành phần đƣợc tính toán dựa trên công thức chung: It  X t X min (1.1)Trong đó: X max  X min + t giá trị chỉ số thành phần của biến số vĩ mô X trong năm t; + Xt là giá trị của biến số vĩ mô X năm t; + Xmin (Xmax) là giá trị nhỏ nhất (lớn nhất) của biến số vĩ mô X trong cả giai đoạn nghiên cứu. Sau đó Chỉ số MII đƣợc tính toán bằng cách lấy trung bình cộng không trọng số của các chỉ số thành phần It nhƣ sau: MII  I t1  I t 2  I t 3  I t 4 (1.2) 4 MII nằm trong khoảng [0, 1], MII càng gần 0 thì mức độ bất ổn càng thấp. Tuy nhiên khi tính toán MII theo phƣơng pháp này thì Ismihan và đồng sự (2002) không chỉ ra đƣợc ngƣỡng mà nền kinh tế rơi vào bất ổn vĩ mô. Nguyên nhân là vì khi tính MII khác nhau, chỉ số này không đƣợc tính chỉ dẫn để có thể đƣa ra kết luận chung cho mọi trƣờng hợp. Mặc dù vậy, chỉ số này phù hợp cho việc nghiên cứu bất ổn vĩ mô của một nền kinh tế qua thời gian vì nó cho phép theo dõi khá toàn diện tình trạng của nền kinh tế trong khoảng thời gian dài. Quốc gia có chỉ số MII ngày càng tăng là quốc gia có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Tác giả xây dựng mô hình bất ổn vĩ mô và một số nhân tố khác tác động đến GDP, thực hiện hồi qui dữ liệu bảng theo phƣơng pháp GMM theo nghiên cứu Arellano Bond(1995) để giải quyết vấn đề nội sinh của các biến kinh tế trong mô hình. Từ kết quả thực nghiệm thu đƣợc và kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trƣớc đây, luận văn đƣa ra gợi ý chính sách nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ ba. Luận văn sử dụng phần mềm Stata 14 để thực hiện định lƣợng vì đây là công cụ hồi qui mạnh đối với dữ liệu bảng. Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp hàng năm trong giai đoạn 1995-2015, nguồn dữ liệu: ADB, WB, IMF, UNCTAD, UNDP. 7 1.7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý thuyết: Đối với các bài nghiên cứu trong nƣớc vẫn chƣa có bài nghiên cứu nào phân tích chuyên sâu mối quan hệ giữa bất ổn vĩ mô và GDP. Luận văn góp phần lấp khoảng trống trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Việc đo lƣờng định lƣợng cho ta cái nhìn rõ ràng và xác thực hơn về mức độ bất ổn vĩ mô tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia nhóm ASEAN5 nói chung và tác động của nó đến GDP. 1.8 BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Kết cấu của luận văn gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1 Trình bày các nội dung cơ bản về vấn đề nghiêm cứu nhƣ: tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý thuyết, tổng quan về vấn đề nghiên cứu và các nghiên cứu trƣớc đây. Nội dung chính của chƣơng 2 nói về các khái niệm bất ổn vĩ mô, các chỉ số kinh tế, các phƣơng pháp đo lƣờng bất ổn vĩ mô và tổng quan các nghiên cứu liên quan. Chƣơng 3 mô tả phƣơng pháp nghiên cứu các giả thuyết, chỉ số và mô hình nghiên cứu thực nghiệm Chƣơng 4 Phân tích biến động của một số chỉ số kinh tế vĩ mô tại các nƣớc ASEAN-5 trong giai đoạn nghiên cứu 1995-2015 tác động đến chỉ số đo lƣờng bất ổn vĩ mô. Đồng thời trình bày kết quả hồi quy thu đƣợc, phân tích các chỉ số và kết quả hồi quy. Chƣơng 5 bao gồm các kiến nghị, hạn chế của mô hình và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Chƣơng này trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết về bất ổn vĩ mô, các chỉ số đo lƣờng bất ổn vĩ mô, một số yếu tố thành phần xây dựng nên chỉ số bất ổn. Sau đó tác giả tiến hành phân tích và nhận xét các kết quả nghiên cứu thực nghiệm có trƣớc liên quan đến vấn đề bất ổn vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế. Từ đó sẽ đƣa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm ở chƣơng 3 2.1 KHÁI NIỆM BẤT ỔN VĨ MÔ Sự ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng cơ bản của tăng trƣởng kinh tế bền vững, bởi vì nó làm tăng tiết kiệm quốc gia và đầu tƣ tƣ nhân và đồng thời cải thiện xuất khẩu và cán cân thanh toán với cải thiện khả năng cạnh tranh. Tăng trƣởng kinh tế bền vững đòi hỏi chức năng tự do và cạnh tranh về giá cả và thiết lập một môi trƣờng kinh tế an toàn để thúc đẩy đầu tƣ khu vực tƣ nhân (Dhonte & Kapur, 1997) Có một số nhân tố đƣợc cho là yếu tố quyết định khả năng xảy ra bất ổn kinh tế vĩ mô nhƣ bất ổn trong lạm phát, chính sách tài khóa sai lầm, bất ổn tỷ giá hối đoái thực .... Độ ổn định vĩ mô có thể đƣợc đo bằng sự biến động của các chỉ số nhƣ: Lạm phát; Tăng trƣởng GDP thực; Tỷ lệ thất nghiệp / việc làm; Thặng dƣ/ thâm hụt cán cân thanh toán; Những thay đổi về tài chính của chính phủ (thặng dƣ/ thâm hụt ngân sách nhà nƣớc); Tính biến động của lãi suất chính sách ngắn hạn và lãi suất dài hạn nhƣ lãi suất trái phiếu chính phủ hay tính ổn định của tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng tiền tệ.... Trong vài thập kỷ gần đây, cả IMF và EU đều nhấn mạnh đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 1991 hiệp ƣớc Maastricht của liên minh Châu Âu cũng đƣa ra một loạt các tiêu chí ổn định vĩ mô, yêu cầu các nƣớc thành viên tuân thủ nhƣ một phần của việc chuẩn bị cho sự ra đời của đồng Euro, cụ thể: -Lạm phát: Tiêu chí Maastricht giới hạn lạm phát ở mức không cao hơn 1,5% so với tỷ lệ lạm phát của ba nƣớc thành viên EU có mức lạm phát thấp nhất của năm trƣớc. Lạm phát thấp và ổn định cho thấy nhu cầu lành mạnh trên thị trƣờng; tuy 9 nhiên, lạm phát cao hoặc không ổn định đe dọa tăng trƣởng. Lạm phát cao làm thay đổi giá trị của các hợp đồng dài hạn, tạo ra sự không chắc chắn trên thị trƣờng, tăng phí bảo hiểm rủi ro. Vì nhiều mức thuế đƣợc điều chỉnh theo lạm phát trung bình, sự biến động nhiều của lạm phát có thể làm thay đổi nghiêm trọng doanh thu của chính phủ và các khoản nợ cá nhân. -Lãi suất dài hạn: Các tiêu chí của Maastricht hạn chế lãi suất dài hạn trong phạm vi không vƣợt quá 2% so với tỷ lệ ở ba nƣớc EU có mức lạm phát thấp nhất so với năm trƣớc. Lãi suất dài hạn thấp phản ánh kỳ vọng lạm phát trong tƣơng lai ổn định. Trong khi tỷ lệ lạm phát hiện tại ở mức an toàn, tỷ lệ dài hạn cao hàm ý lạm phát sẽ tăng trong tƣơng lai. Việc giữ lãi suất thấp hàm ý rằng nền kinh tế ổn định và có khả năng tiếp tục duy trì ổn định. -Nợ quốc gia thấp so với GDP chỉ ra rằng chính phủ sẽ có sự linh hoạt để sử dụng doanh thu thuế của mình để giải quyết các nhu cầu trong nƣớc thay vì trả các chủ nợ nƣớc ngoài. Ngoài ra, một khoản nợ quốc gia thấp cho phép chính sách tài khóa ôn hòa hơn trong thời gian khủng hoảng. Các tiêu chí Maastricht giới hạn nợ ở mức 60% GDP. -Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách và nợ công có xu hƣớng biến thiên cùng chiều, Một quốc gia càng thâm hụt ngân sách cao thì thƣờng vay nợ nhiều. Các tiêu chí Maastricht giới hạn thâm hụt ở mức 3% GDP. -Tỷ giá hối đoái: Tính ổn định tiền tệ cho phép các nhà nhập khẩu và xuất khẩu phát triển các chiến lƣợc tăng trƣởng dài hạn và giảm nhu cầu quản lý rủi ro tỷ giá của nhà đầu tƣ. Đối với kế toán quốc gia, ổn định tiền tệ làm giảm mối đe dọa đặt ra bởi vấn đề nợ bằng công bằng ngoại tệ. Theo tiêu chí Maastricht các nƣớc sử dụng đồng tiền chung Euro phải là thành viên của ERM II (cơ chế tỷ giá hối đoái Châu Âu) theo EMS (Hệ thống tiền tệ Châu Âu) trong 2 năm liên tiếp. Tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ không đƣợc giảm giá tiền tệ trong suốt thời gian tham gia. Theo lẽ thƣờng ta hiểu rằng ―bất ổn vĩ mô‖ là tình trạng ngƣợc lại của ―ổn định vĩ mô‖. Montiel và Servén (2004) đề cập đến thuật ngữ ―bất ổn vĩ mô‖ là những hiện tƣợng làm giảm khả năng dự đoán của môi trƣờng kinh tế vĩ mô trong nƣớc. 10 Một số nhà kinh tế khác, định nghĩa bất ổn vĩ mô theo nghĩa rộng hơn, nhƣ là một tình huống kinh tế khó khăn, không ổn định. Theo Azam (2001) sự bất ổn kinh tế vĩ mô là một tình huống mà: (i) sự mất cân đối không bền vững xuất hiện trong nền kinh tế; (ii) có sự biến động lớn trong các biến kinh tế vĩ mô chính (nghĩa là vƣợt quá một ngƣỡng nhất định); và / hoặc (iii) môi trƣờng kinh tế vĩ mô không chắc chắn. Azam (2001) cũng gợi ý rằng chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa đƣợc sử dụng để đo sự bất ổn kinh tế vĩ mô thay vì chỉ dựa vào tỷ lệ lạm phát. Ismihan và các đồng sự (2002) đã tính chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) dựa trên bốn biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ THNS/GNP, tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GNP và biến động của tỷ giá hối đoái. Ocampo (2005) cũng đã đƣa ra khái niệm về sự ổn định kinh tế vĩ mô thông qua sự ổn định về giá cả, các chính sách tài khóa và hoạt động hiệu quả trong các nền kinh tế thực, nợ công do chính phủ và các bản kết toán của khu vực tƣ nhân và khu vực công. 2.2 CÁC CHỈ SỐ, PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG BẤT ỔN VĨ MÔ 2.2.1 Chỉ số MII của Ismihan và các đồng sự (2002) Cách tính toán Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Ismihan và các đồng sự (2002) dựa trên bốn biến số kinh tế vĩ mô, bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tham hụt ngân sách(THNS)/GNP, tỷ lệ nợ nƣớc ngoài/GNP và biến động của tỷ giá hối đoái để phân tích và đánh giá tình hình bất ổn vĩ mô. Các chỉ số thành phần đƣợc tính toán dựa trên công thức chung: It  X t X min (2.1) Trong đó: X max  X min + t giá trị chỉ số thành phần của biến số vĩ mô X trong năm t; + Xt là giá trị của biến số vĩ mô X năm t; + Xmin (Xmax) là giá trị nhỏ nhất (lớn nhất) của biến số vĩ mô X trong cả giai đoạn nghiên cứu. Sau đó Chỉ số MII đƣợc tính toán bằng cách lấy trung bình cộng không trọng số của các chỉ số thành phần It nhƣ sau: MII  I t1  I t 2  I t 3  I t 4 (2.2) 4 11 MII nằm trong khoảng [0, 1], MII càng gần 0 thì mức độ bất ổn càng thấp. Tuy nhiên khi tính toán MII theo phƣơng pháp này thì Ismihan và đồng sự (2002) không chỉ ra đƣợc ngƣỡng mà nền kinh tế rơi vào bất ổn vĩ mô. Nguyên nhân là vì khi tính MII khác nhau, chỉ số này không đƣợc tính chỉ dẫn để có thể đƣa ra kết luận chung cho mọi trƣờng hợp. Mặc dù vậy, chỉ số này phù hợp cho việc nghiên cứu bất ổn vĩ mô của một nền kinh tế qua thời gian vì nó cho phép theo dõi khá toàn diện tình trạng của nền kinh tế trong khoảng thời gian dài. Quốc gia có chỉ số MII ngày càng tăng là quốc gia có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái. 2.2.2 Chỉ số mi của Jaramillo và Scancak (2007) Chỉ số này dựa trên bốn chỉ số kinh tế vĩ mô, bao gồm: biến động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ tích lũy dự trữ so với tiền cơ sở và tỷ lệ THNS/GDP. Công thức tính toán chỉ số mi nhƣ sau: ln( miit  cpiit ) cpii ,t 1  cpi ln(  erit ) eri ,t 1  er ln(  resit  resi ,t 1 ) bmi ,t 1  res ln(  fbalit ) gdpit  fbal (2.3) Trong đó: + mi là chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô tại thời gian t; + ln là logarit cơ số tự nhiên; + cpi là chỉ số giá tiêu dùng; + er là tỷ giá hối đoái của nội tệ so với USD; + res là lƣợng dự trữ quốc tế; + bm là tiền cơ sở; + fbal là trạng thái THNS và gdp là GDP danh nghĩa; + σ là độ lệch chuẩn của từng biến số. Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (mi) đƣợc xây dựng theo tổng trọng số của tỷ lệ lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái, trừ tỷ lệ tích luỹ dự trữ/ tiền cơ sở và trừ tỷ lệ THNS/GDP. Mỗi biến số vĩ mô theo công thức tính toán chỉ số mi đều đƣợc chia cho độ lệch chuẩn của chính biến số đó nhằm đảm bảo tất cả các thành phần của chỉ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất