Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm truyện kiều của nguyễn du...

Tài liệu Sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm truyện kiều của nguyễn du

.PDF
131
1375
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN …oOo… PHAN NGUYỄN VĨ SỰ TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn Khóa 32 (2006 – 2010) Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH Cần Thơ, 04 - 2010 Đề cương tổng quát SỰ TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TÁC PHẨM “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG 1.1. Phương pháp sáng tác Chủ nghĩa hiện thực 1.1.1. Khái quát về phương pháp 1.1.1.1. Khái niệm 1.1.1.2. Cơ sở hình thành 1.1.1.2.1. Cơ sở xã hội 1.1.1.2.2. Cơ sở ý thức 1.1.1.3. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể 1.1.2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo 1.1.2.1. Nhân vật trung tâm 1.1.2.2. Cảm hứng chủ đạo 1.1.3. Tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 1.1.3.1. Tính chung và tính riêng 1.1.3.2. Mối liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh 2 1.1.3.3. Tính cách điển hình với cái nhìn nhà văn 1.1.3.4. Nhân vật nổi loạn 1.1.4. Thi pháp đặc trưng chủ nghĩa hiện thực 1.1.4.1. Đổi mới và kế thừa chủ nghĩa lãng mạn 1.1.4.2. Chi tiết chân thực 1.1.4.3. Sự phổ biến của thể loại tiểu thuyết xã hội 1.2. Thời đại phong kiến, Nguyễn Du và Truyện Kiều 1.2.1. Thời đai phong kiến 1.2.2. Nguyễn Du 1.2.3. Truyện Kiều 1.2.3.1. Lai lịch Truyện Kiều 1.2.3.2. Tóm tắt Truyện Kiều CHƯƠNG 2: DẤU HIỆU CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG TRUYỆN KIỀU 2.1. Hiện thực xã hội và cảm hứng chủ đạo trong Truyện Kiều 2.1.1. Sự thống trị của các thế lực phong kiến 2.1.2. Vai trò của đồng tiền trong xã hội 1.1.2. Cảm hứng phê phán của Nguyễn Du 2.2 Xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều 2.2.1. Miêu tả những con người đời thường 2.2.2. Xây dựng nhân vật điển hình 2.2.2.1. Thúy Kiều – người phụ nữ tài hoa bạc mệnh 2.2.2.2. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh – kẻ sống ở lầu xanh 2.2.2.3. Từ Hải – người anh hùng của thời đại 2.2.2.4. Hồ Tôn Hiến – một đại diện của giai cấp thống trị 2.2.3. Sự vận động tính cách nhân vật 2.2.4. Phương pháp phân tích tâm lý khách quan 2.3. Những vấn đề thi pháp Truyện Kiều 2.3.1. Truyện Kiều là thể loại truyện thơ 2.3.2. Ngôn ngữ trong truyện Kiều 2.3.2.1. Ngôn ngữ nhân vật 3 2.3.2.2. Ngôn ngữ tác giả 2.3.2.3. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên CHƯƠNG 3: TRUYỆN KIỀU CHƯA PHẢI LÀ TÁC PHẨM HIỆN THỰC CHỦ NGHĨA 3.1. Nhân vật trong Truyện Kiều 3.1.1. Cơ sở giải quyết số phận nhân vật 3.1.2. Nhân vật lý tưởng 3.1.2.1. Nhân vật Kim Trọng 3.1.2.2. Nhân vật Từ Hải 3.1.2.3. Nhân vật Thúy Kiều 3.2. Thẩm mĩ phong kiến trong Truyện Kiều 3.2.1. Xây dựng nhân vật xung đột 3.2.2. Tính cụ thể lịch sử trong Truyện Kiều 3.2.3. Tính công thức trong Truyện Kiều 3.3. Nghệ thuật cổ điển trong Truyện Kiều 3.3.1. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng 3.3.2. Nghệ thuật sử dụng điển cố 3.3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý C.PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 LỜI NÓI ĐẦU Trong suốt bốn năm học đại học ngành Sư phạm Ngữ văn, người viết đã học được rất nhiều từ thầy cô cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng đứng lớp. Và việc người viết được làm luận văn là một điều người viết thấy rất hạnh phúc. Vì khi người viết nhận đề tài “Sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”, đây là nguyện vọng mong muốn được thực hiện một công trình nghiên cứu có ý nghĩa đúng với sở thích của người viết đối với học phần “Lí luận văn học 3”, mà người viết thấy mình có khả năng thực hiện tốt đề tài này. Khi nhận được đề tài người viết cố gắng thực hiện những yêu cầu của giáo viên hướng dẫn đặt ra. Bên cạnh cố gắng của bản thân thì với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn đã tạo cho người viết niềm hăng say nghiên cứu và tìm hiểu những kiến thức có liên quan để người viết hoàn thành tốt đề tài luận văn. Nhân dịp này, người viết dành trang đầu tiên của luận văn để gởi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô bộ môn đã tận tình dạy dỗ người viết trong suốt những năm tháng trên giảng đường đại học. Và người viết chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã nhiệt tình giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của thầy cô và các bạn để luận văn của người viết hoàn chỉnh hơn. Người viết xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 02 tháng 01 năm 2010 Người viết Phan Nguyễn Vĩ 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Khi nói tới văn học cổ điển nước ta thì tác phẩm đầu tiên mà mọi người phải nghĩ ngay là Truyện Kiều. Người dân Việt Nam bất kỳ tầng lớp nào, không ai không thích nghe kể về Truyện Kiều, ngâm Kiều. Người ta thường lấy từng câu, từng đoạn của Truyện Kiều vào câu chuyện hằng ngày hay khi nói về “Nhân tình thế thái”. Không những vậy, trong việc bói toán người dân còn sáng tạo ra một phương thức có liên quan mật thiết với Truyện Kiều đó là bói Kiều. Do đó, Truyện Kiều có sự ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống người dân ở nhiều mặt, nhiều phương diện tinh thần khác nhau. Bên cạnh đó, Truyện Kiều ra đời cũng có đóng góp rất lớn cho nền văn học dân tộc ở việc góp phần làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc. Đó là thể lục bát trong ca dao, nhờ Truyện Kiều mà thể thơ lục bát dần dần hoàn thiện, những câu Kiều dần đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, nó rất gần với ca dao. Có nhiều lúc ta tưởng những câu Kiều là câu ca dao. Đồng thời giữa Truyện Kiều và ca dao có sự tương tác qua lại để hoàn thiện thể thơ lục bát: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường Về mặt nhân vật thì những nhân vật trong Truyện Kiều đã bước ra khỏi trang Kiều để đi vào đời sống có linh hồn và có tính cách. Mỗi nhân vật mang nét điển hình cao nên thường dùng để chỉ một hạng người nào đó trong xã hội như nói mụ Tú Bà, Từ Hải, Sở Khanh, Hoạn Thư,.v.v.. Có thể nói “Truyện Kiều còn chữ ta còn, Truyện Kiều mất chữ ta mất” đây là lời nhận xét của Trần Trọng Kim, lời này không phải là quá với một kiệt tác như Truyện Kiều. Phong cách sáng tác của Nguyễn Du có ảnh hưởng lớn đến nhiều tác giả văn học sau này, trong đó có thể xem Tố Hữu là tác gia có sự kế thừa xứng đáng. Tố Hữu đồng cảm với Nguyễn Du về vấn đề con người, đặc biệt là người phụ nữ: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều... 1 Hỡi lòng tê tái thương yêu Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh. (Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu) Với sự đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc cùng với những ảnh hưởng đến đời sống tinh thần nhân dân, nên Truyện Kiều được xem là một kiệt tác của nền văn chương không chỉ là trong nước mà cả trên thế giới, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nga, Đức, Trung Quốc,.v.v..Đến mức có thể sánh ngang với các kiệt tác văn chương thế giới. Với những thành công và sự ảnh hưởng lớn như vậy nên từ lúc mới ra đời đến nay đã có rất nhiều người nghiên cứu vấn đề xung quanh Truyện Kiều như tìm hiểu về các vấn đề: thi pháp, nhân vật, ngôn ngữ, giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa,v.v.. Trong đó vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều là một trong những vấn đề nổi bật; một trong những người được xem là thành công nhất là Lê Đình Kỵ với tác phẩm “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, 1970”. Tác giả đã nhìn nhận và chứng minh rằng Truyện Kiều là tác phẩm viết theo khuynh hướng của chủ nghĩa hiện thực. Đồng thời, có nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng tình với ý kiến này cho rằng tác phẩm Truyện Kiều thật sự đạt được thành công về mặt thi pháp, vượt ra khỏi thời đại, khẳng định tác phẩm này thuộc phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực. Nhưng thật chất vấn đề không hề đơn giản như vậy. Ta cần nên xem Truyện Kiều như một tác phẩm thực thụ ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể trong một thời điểm nhất định và mang một giá trị nhất định. Gần đây, có nhiều bài viết nhìn nhận lại “Có chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều hay không?” như Trần Nho Thìn, Nguyễn Quang Long, cũng có nhiều nhà nghiên cứu và chứng tỏ Truyện Kiều vẫn còn mang nhiều nét truyền thống bên cạnh những cách tân. Điều đó chứng tỏ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau chưa thống nhất. Tuy vậy, xét theo phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực thì Truyện Kiều cũng như những sáng tác trong giai đoạn văn học thời kì này như thơ Trần Tế Xương, Tản Đà, Tú Mỡ, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu,.v.v..Các sáng tác đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố nên chỉ mới có tính hiện thực, phản ánh xã hội chứ chưa đạt tới một 2 khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực. Nếu có chăng thì Truyện Kiều mới đứng trước “ngưỡng cửa” của chủ nghĩa hiện thực. Với những lí do trên, nay người viết nghiên cứu vấn đề “Sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”, với mong muốn góp một ý kiến về vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều và trả về cho Truyện Kiều giá trị thật sự của nó. Thêm vào đó, người viết có nguyện vọng tìm hiểu thêm về Truyện Kiều không chỉ ở góc độ sáng tác mà còn tìm hiểu thêm về tác phẩm, con người và thời đại Nguyễn Du sống. Cùng với mục đích tích lũy thêm kiến thức văn chương góp phần cho công việc giảng dạy ở bậc phổ thông sau này. 2. Lịch sử vấn đề: Ngay từ khi mới ra đời, Truyện Kiều đã nhanh chóng có sự ảnh hưởng lớn đối với nền văn học dân tộc và đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến Truyện Kiều. Trong đó, Lê Đình Kỵ là một bậc thầy tìm hiểu Truyện Kiều và Nguyễn Du. Ông có nhiều công trình nghiên cứu và trong đó có công trình: “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội,1970”. Trong tác phẩm đó, phần nào ông đã tìm hiểu được vấn đề hiện thực nhưng việc ông lấy những yếu tố trong tác phẩm rồi quy chiếu vào quan điểm của chủ nghĩa hiện thực “Tiếp thu Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã đứng giữa hai con đường: hoặc minh họa giản đơn cho những nguyên lý đạo đức có sẵn hay ít nhiều được chế biến, hoặc nhào nặn nhân vật của mình bằng chất liệu của chính cuộc đời, bằng chính những điều trông thấy. Con đường thứ nhất là con đường của lý tưởng hóa, con đường thứ hai là hướng tới chủ nghĩa hiện thực. Nguyễn Du đã chọn con đường thứ hai, cũng là con đường duy nhất có thể chấp nhận được đối với tài năng và tâm hồn của ông”[15;110]. Ông đã đứng trên vị trí của một nhà nghiên cứu về những mặt tích cực trong Truyện Kiều. Đồng thời ông dựa vào chất tự sự khá rõ và tiêu biểu trong tác phẩm. Từ đó, Lê Đình Kỵ đã nghĩ Truyện Kiều là một tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực. Trong tác phẩm không phải không có những yếu tố mang tính chất luân lý, thuyết giảng triết lí về thuyết tài mệnh tương đố. Đồng thời, ta thấy các nhân vật của Nguyễn Du còn nhiều yếu tố Nho giáo, còn thể hiện tư tưởng trung quân của tác giả. Nhưng trên hết là tác phẩm này được viết trong bối cảnh xã hội phong kiến với những sự kiện chân thật ở đời thường. Với cách sáng tạo “bình cũ rượu mới”, lấy cốt truyện 3 xưa để nói nay. Dựa vào điều này, Lê Đình Kỵ cho rằng: “Nguyễn Du đã lấy những khuôn cũ cái tình đời và tình người nóng hổi, có sức lay động những nhân vật, có lúc lại tràn ra khỏi mọi khuôn khổ giả tạo”[15;111]. Cũng gần như Lê Đình Kỵ, Nguyễn Lộc cũng chọn cách tiếp cận Truyện Kiều từ phương pháp sáng tác ở phương diện điển hình hóa. Trong công trình “Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000”. Nguyễn Lộc cũng dành nhiều sự quan tâm về vấn đề cảm hứng của tác phẩm, nội dung xã hội, những mâu thuẫn trong thế giới quan, vấn đề điển hình hóa,.v.v...Nhà nghiên cứu coi một trong những nhân tố quan trọng là cảm hứng phản ánh hiện thực xã hội trong Truyện Kiều, ông viết “Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại mà nhà thơ đang sống. Trong đó, Nguyễn Du làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa quyền sống con người, nhất là phụ nữ với chế độ phong kiến trong lúc suy tàn”[19;346]. Ông cho rằng mọi chi tiết khách quan trong tác phẩm được tác giả nhìn nhận dưới cái nền “những điều trông thấy”, đó là tư tưởng chủ đạo của nhà thơ. Nguyễn Lộc cho rằng tính cách điển hình hóa ở một số nhân vật mang màu sắc hiện thực của xã hội phong kiến tiêu biểu như nhân vật Mã Giám Sinh, Tú Bà, Từ Hải, Sở Khanh. Và tính cách điển hình hóa có tính chất biện chứng với sự biến đổi trong nhân vật Thúy Kiều từ tính điển hình của nhân vật theo lối lý tưởng hóa với tính chất phong kiến phát triển thành điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực. Nghĩa là Nguyễn Lộc cho rằng nhân vật trong tác phẩm, nhân vật có sự vận động về tính cách không giống với khuôn mẫu nhân vật trong truyện thơ Nôm cùng thời. Tuy nhiên, những nhân vật trong tác phẩm vẫn còn mang những đường nét của phương Đông. Cùng thời với các công trình khác về Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu khoa học khác, Đỗ Đức Dục có nhiều bài viết về vấn đề có hay không có chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều trong thời đại Nguyễn Du. Với một bài viết khá dài, trong đó ông đã nhất quán về quan điểm trong cách tiếp cận. Ông khẳng định rằng có chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều, ông viết “Thật sự Nguyễn Du làm một cuộc tái tạo tinh vi, phức tạp để biến một tác phẩm văn học tầm thường, tự nhiên chủ nghĩa đến thô tục thành một tác phẩm văn học hiện thực chủ nghĩa kiệt xuất, tuyệt vời”[15;15]. Ông đề cao tính hiện thực của Truyện Kiều, thật sự ông chỉ nhìn ở một khía cạnh cốt truyện còn ngôn ngữ, hình tượng các nhân vật trong tác phẩm ông chưa đặt nó vào quy ước 4 của xã hội. Cái nhìn của Đỗ Đức Dục có phần mang tính chủ quan, và thậm chí trong công trình tổng kết nghiên cứu của mình về Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực thời Nguyễn Du, ông đã xếp chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du vào loại “chủ nghĩa hiện thực tâm lý – trữ tình”. Vì chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du đã đạt tới trình độ khái quát hóa xã hội cao, vừa đi sâu vào chiều sâu của tâm hồn tâm lý con người”[15;17]. Ông còn nhấn mạnh “chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời Tây Sơn hình thành trong điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt, của dân tộc Việt Nam lẽ tất nhiên vừa mang những nét phổ biến giống như chủ nghĩa hiện thực phương Tây thời Phục hưng vừa mang những nét độc đáo của nó”[06;07]. Ở lời nhận định của Đỗ Đức Dục, người viết thấy những điều chưa hợp lý. Đó là việc ông chưa thấy được hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều, cũng như chưa xác định chính xác thật sự chủ nghĩa hiện thực ra đời vào thời điểm nào. Nhưng cũng phải công nhận rằng, ông đã thành công trong việc phân tích và tìm hiểu hiện thực xã hội trong Truyện Kiều. Có thể xem Truyện Kiều như một xã hội thu nhỏ, tuy nhiên ta không thể cho rằng Nguyễn Du là người đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam. Vấn đề này cần có cái nhìn toàn diện chứ “Đừng thấy cây mà tưởng rừng”. Trong cách lí luận của Đỗ Đức Dục ta thấy tác giả quá đề cao xã hội và con người trong Truyện Kiều. Và lấy làm điểm tựa chính để ông kết luận rằng: “Truyện Kiều là một tác phẩm sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực”.[06;08]. Vấn đề hiện thực trong Truyện Kiều hiện nay có nhiều tranh cãi và tốn khá nhiều bút mực của các nhà nghiên cứu. Trong khoảng thời gian gần đây, có nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học có sự nhìn nhận lại Truyện Kiều có thật là tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực hay không? Bằng lý luận với cơ sở của phương pháp sáng tác và quan điểm của chủ nghĩa hiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhà thơ Đào Xuân Quý viết: “Trong Truyện Kiều không có những nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình”[29;12]. Trong nhận định này, theo nhà nghiên cứu có hai yếu tố quan trọng của chủ nghĩa hiện thực là nhân vật điển hình với đặc trưng về ngoại hình, tính cách tâm lý, ngôn ngữ và thứ hai là hoàn cảnh điển hình. Nhưng nó phải đặt trong một hoàn cảnh xã hội điển hình. Ông cho rằng: “Chủ nghĩa hiện thực không phải là thứ phản ánh đơn thuần, và chỉ ra đời trong một hoàn cảnh xã 5 hội cụ thể, chứ không phải ở đâu, ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể có được”[29;07]. Theo ông, Nguyễn Du gởi vào trong mỗi nhân vật của mình những trải nghiệm về cuộc sống của mình, ông chú ý đến “Tấm lòng nhân ái mênh mông” của nhà thơ đối với những nhân vật chính như Thúy Kiều và Từ Hải. Ông cho rằng Nguyễn Du xây dựng nhân vật trên những quan điểm tình thương. Tác phẩm tuy có đề cập đến vấn đề hiện thực nhưng chưa tới mức kết luận rằng Truyện Kiều là một tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực. Quan điểm này giống với quan điểm Bùi Duy Tân trong công trình “Khảo và luận một số thể loại- tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam”. Đây là một trong những công trình có ý nghĩa tổng kết một đời nghiên cứu của một chuyên gia về văn học trung đại Việt Nam. Ông cho rằng “Với Truyện Kiều, lần đầu tiên thơ văn phong kiến đặt ra vấn đề vận mệnh con người trong xã hội”[30;231]. Bùi Duy Tân không hề xem nhẹ những yếu tố có thật trong Truyện Kiều, gợi những suy luận về ý nghĩa xã hội của vấn đề nội dung tác phẩm trong truyện. Về thời đại của Nguyễn Du, ông cũng lưu ý các nhà nghiên cứu rằng cốt truyện của Truyện Kiều là cốt truyện ngoại nhập, chứ không phải là bối cảnh xã hội thời Nguyễn Du. Và ông cho rằng không nên “Nghiên cứu, đánh giá Truyện Kiều theo một tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân văn từ phương Tây nhập nội. Mà tinh thần và thao tác của thi pháp của văn học dân tộc với tinh thần nhân ái Việt Nam, phương Đông, khu vực đồng văn” [30;626-627]. Và gần đây là bài viết: “Về sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam, Tạp chí văn học số 1-2005” của tác giả Nguyễn Quang Long. Nhà nghiên cứu phân tích nhiều vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam và xác định rõ thời điểm những tác phẩm này ra đời. Đồng thời ông không đồng ý xếp Truyện Kiều vào tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực như các bậc tiền bối trước nghiên cứu về Truyện Kiều. Mở đầu, ông nói về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nguyễn Quang Long xác định có dấu ấn hiện thực trong tác phẩm song đây chưa phải là tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực. Ông dẫn các công trình của các nhà nghiên cứu trước đó và có sự nhận định phân tích lại vấn đề như của Lê Đình Kỵ với công trình nổi tiếng về Truyện Kiều “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du - 1970, Nxb khoa học xã hội”. Nguyễn Quang Long nhận xét về ý kiến của Lê Đình Kỵ “Nhưng sự khẳng định của nhà nghiên cứu là Nguyễn Du đặt các nhân vật của mình trong mối quan hệ thực 6 tế, quan hệ với hoàn cảnh đúng theo yêu cầu của điển hình hóa theo hướng hiện thực chủ nghĩa có chính xác hay không thì người viết còn phải bàn thêm”[18;90]. Bởi vì, cái gọi là thực tế, hoàn cảnh (hay hoàn cảnh điển hình) cần được làm rõ hơn một số khái niệm, xác định hơn một số nội dung. Vì thế mà nhà nghiên cứu đã khẳng định “Nguyễn Du đã bước vào ngưỡng cửa của chủ nghĩa hiện thực. Chính người viết cũng có thể nói đến một chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du nhưng là một cách có điều kiện”, “chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều là chủ nghĩa hiện thực trong hình thái đầu tiên của nó, khi nó vừa thoát thai từ chủ nghĩa quy phạm, từ tính cách điệu và ước lệ của mỹ học phong kiến, từ xu hướng lý tưởng hóa và chủ nghĩa giáo huấn biểu lộ rất rõ trong truyện Nôm đương thời”, “và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du thiếu nhất quán và đầy mâu thuẫn”[14;388]. Nguyễn Quang Long đánh giá việc Lê Đình Kỵ cho Truyện Kiều là tác phẩm chủ nghĩa hiện thực là chưa thỏa đáng. Ông cho rằng chưa có chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều dù đó là chủ nghĩa hiện thực mới hình thành đi chăng nữa. Ông viết: “Những phần viết về điển hình hóa, ngôn ngữ của Lê Đình Kỵ rất tinh tế, hấp dẫn nhưng đáng tiếc là do xác định theo hướng có một chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều”[18;91]. Bên cạnh đó, Nguyễn Quang Long còn nhận định bài viết của Đào Xuân Quý. Ông đồng tình với ý kiến của nhà thơ - Đào Xuân Quý là không phủ nhận tính hiện thực được phản ánh trong Truyện Kiều, nhưng ông không đồng ý cho rằng “Nguyễn Du là người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực trong nền văn học Việt Nam”[06;07] như ý kiến của Đỗ Đức Dục. Ông cho rằng chưa hề có chủ nghĩa hiện thực trong thời Nguyễn Du “Chúng tôi viết thừa nhận rằng trong nhận định của nhà nghiên cứu có hạt nhân chân lý nhưng một sự khái quát như vậy về chủ nghĩa hiện thực cần được chứng minh đầy đủ hơn bằng những luận chứng và lý luận khác nữa. Hơn nữa, nhà nghiên cứu qua các trích dẫn và cả trong các công trình nghiên cứu của mình chưa chứng minh được các lập luận và các kết quả nghiên cứu của mình một cách thuyết phục. Trong phần lớn các kết luận ấy ta thường gặp các thao tác kết luận chứ chưa thấy các thao tác chứng minh chúng phải như thế mà ở nhiều khía cạnh vẫn còn bỏ ngỏ, là sự phỏng đoán hơn là chứng minh cụ thể”[18;94]. Tóm lại, từ lúc Truyện Kiều ra đời năm 1813 (có thể sớm hơn) cho đến nay, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã tốn không biết bao nhiêu chữ nghĩa cho nó. 7 Mọi vấn đề trong Truyện Kiều đều được phơi bày, mổ xẻ như các vấn đề về con người, ngôn ngữ, thi pháp trong Truyện Kiều. Với vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều không phải là vấn đề mới, đã có nhiều công trình của nhiều nhà nghiên cứu nhưng “Mỗi người viết đứng trên góc độ khác nhau, những cách nhìn, những quan điểm, những động cơ khác nhau, thậm chí là đối lập nhau nữa, mà vẫn chưa có một người nào dám nhận mình đã đánh giá một cách đúng đắn về Truyện Kiều”[29;10]. Ngay cả công trình của Lê Đình Kỵ về Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực cũng có sự nhìn nhận chưa thỏa đáng do bị hạn chế bởi quan điểm tư tưởng và phương pháp luận của thời đại. Gần đây có nhiều bài viết nhận xết tổng kết về vấn đề có hay không có chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Dựa trên những thành tựu đã đạt được của các công trình nghiên cứu, các bài viết của các nhà nghiên cứu trước về Truyện Kiều, người viết triển khai và làm rõ Truyện Kiều có phải là tác phẩm sáng tác theo phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực hay không? 3. Mục đích yêu cầu: Với đề tài “Sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du”, người viết đặt ra mục đích yêu cầu cho mình để hoàn thành đề tài: Tìm hiểu Truyện Kiều dưới hướng tiếp cận từ phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực, làm sáng tỏ trong Truyện Kiều có tính hiện thực với việc phản ánh xã hội và con người, đây cũng là những đặc điểm chung của các sáng tác đương thời. Qua đó, giúp cho người viết có cái nhìn tổng quan về xã hội cũng như đặc điểm của nền văn học nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh đó, người viết làm rõ về con người và đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du thông qua Truyện Kiều. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài, người viết phân tích, chứng minh Truyện Kiều chưa phải là tác phẩm sáng tác theo phương pháp chủ nghĩa hiện thực phê phán mà chỉ là đứng trước “ngưỡng cửa” của chủ nghĩa hiện thực dựa trên cơ sở tác phẩm và lí luận về phương pháp sáng tác. Sau đó, người viết khái quát hóa vấn đề trên cơ sở lý thuyết về lý luận và tác phẩm. Cuối cùng, người viết nhận xét và đánh giá những gì đạt được và chưa đạt được kết hợp với việc mở rộng vấn đề cho việc nghiên cứu sau này. 8 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Với đề tài “Sự tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du”, phạm vi là nghiên cứu Truyện Kiều dưới phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực phê phán. Bên cạnh đó, người viết còn khảo sát Truyện Kiều, con người và thời đại Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Với giới hạn đề tài luận văn đó người viết tập trung tìm hiểu qua một số tài liệu chính: - Phương Lựu (chủ biên) - Lý luận văn học, Nxb giáo dục, 1997. - Đặng Thanh Lê, Nguyễn Du - Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội – 1972. - Lê Đình Kỵ - Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb khoa học xã hội, 1970. - Và một số bài viết nghiên cứu xung quanh Truyện Kiều. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài viết, người viết vận dụng nhiều phương pháp khác nhau. Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực là vấn đề đã có nhiều nhà phân tích đã làm song chưa có một ý kiến thống nhất, người viết vận dụng phương pháp lịch sử, dựa vào các công trình nghiên cứu trước đó về vấn đề để tìm hiểu thêm về đề tài. Đồng thời người sử dụng phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp chứng tỏ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có tính hiện thực, phản ánh xã hội và con người làm rõ những biểu hiện cho thấy Truyện Kiều chưa phải là tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực. Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu Truyện Kiều với truyện cổ tích, truyện thơ Nôm đương thời, những sáng tác của các tác giả cùng và sau thời đại của Nguyễn Du và những tác phẩm của một số nhà văn viết theo phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực phê phán phương Tây nổi tiếng như Bandắc, Puskin, Lep Tônxtôi,v.v.. 9 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG 1.1. Phương pháp sáng tác Chủ nghĩa hiện thực: 1.1.1. Khái quát về phương pháp: 1.1.1.1. Khái niệm: Khái niệm chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo nhiều cách khác nhau và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Có khi, nó được hiểu là một kiểu sáng tác tái hiện nhưng cũng có khi được hiểu là một trào lưu văn học - đối tượng của bộ môn lịch sử văn học. Bên cạnh đó, khái niệm này còn được hiểu là một phương pháp sáng tác, tức là những phản ánh có tính chất tư tưởng, nghệ thuật của trào lưu văn học. Hiểu theo nghĩa này, chủ nghĩa hiện thực cũng có nhiều dạng. Từ nhiều dạng khác nhau của chủ nghĩa hiện thực trước đó làm nền tảng cho chủ nghĩa hiện thực phê phán phát triển và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng. Nền văn học tiên tiến thời Phục hưng đấu tranh chống lại những nguyên tắc, công thức của chủ nghĩa Cổ điển. Nó chống lại kiểu huyền thoại hóa con người theo tinh thần của Cơ đốc giáo, khoác cho nó sức mạnh và thuộc tính huyền diệu. Trong văn học thời Phục hưng, nguyên tắc hiện thực về sự chân thực của chi tiết không những khi mô tả những bối cảnh đời sống thông thường mà cả khi mô tả thế giới nội tâm và hành vi của con người đã được khẳng định. Các nhà văn tiêu biểu trong thời kì này gồm có Sếchxpia và Xecvăngtex. Trong đó, Sếchxpia là người đặt nền móng cho cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học của thế giới. Cách mô tả con người của Sếchxpia trước hết gắn liền với cách hiểu con người như một thực thể không phụ thuộc vào lực lượng thần thánh trong hoạt động của mình, gắn liền với thế giới thực tại “tự nhiên”. Tiếp nối chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng ở Tây Âu là thời kỳ của chủ nghĩa hiện thực thời Khai sáng trong thế kỷ XVIII. Đóng góp của các nhà văn trong thời kỳ này là xây dựng hình ảnh con người hoàn chỉnh, con người “tự nhiên”,“bình thường”, 10 “có lý trí” đã trở thành một lý tưởng thẩm mỹ mà các nhà văn muốn hướng đến. Tất cả những thành tựu xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực thời Ánh sáng nảy sinh trên cơ sở lý thuyết của các nhà Khai sáng duy vật thế kỷ XVIII về việc “Tính cách con người là sản phẩm một mặt của cơ cấu tự nhiên của nó, mặt khác của những điều kiện bao quanh con người trong suốt cuộc đời và đặc biệt trong thời kỳ phát triển của nó”[03;272]. Các nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ này như Điđrô, Vônte, Létxinh, Ruxô, Gớt, họ chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa duy lý của Đêcáctơ – một nhà bác học nổi tiếng thời cổ đại. Ông có câu nói khá nổi tiếng mà nó đã trở thành phương châm xây dựng nhân vật của các nhà văn thế kỷ Ánh sáng. Ông nói: “Tôi dư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Và mục đích của các nhà văn thời này là hướng tới những điều bình dị nhất có trong con người, khám phá tâm hồn con người từ cái nhìn thoáng hơn so với chủ nghĩa thời Phục hưng. Bên cạnh đó còn có chủ nghĩa hiện thực trong thời đại phong kiến mạt kì ở phương Đông. Đây là một thứ chủ nghĩa hiện thực chủ yếu là lên án chế độ phong kiến, đặc biệt là đối với tôn giáo và thần quyền. Còn cơ sở xã hội của chủ nghĩa hiện thực trong thời kỳ phong kiến mạt kì ở phương Đông, cho dù mới chỉ có mầm móng của chủ nghĩa tư bản, nhưng thời kỳ này lại có những cuộc tổng công kích dữ dội của nông dân vào chế độ phong kiến đang xuống dốc, ruỗng nát. Tất cả những tiền đề đó làm nền tảng cho chủ nghĩa hiện thực hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất vào thế kỉ XIX ở Tây Âu. Vì vậy, người ta gọi đó là chủ nghĩa hiện thực cổ điển và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán, cho nên theo ý kiến của M.Gorki, người ta gọi đó là chủ nghĩa hiện thực phê phán. 1.1.1.2. Cơ sở hình thành: 1.1.1.2.1 Cơ sở xã hội: Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, Nga và có cả ở phương Đông sau này. Nhưng hình thành một cách tiêu biểu và đầu tiên trong văn học Pháp vào khoảng năm 1830. Đây là thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là hai lực lượng cơ bản trong xã hội hiện đại. Mác và Ăngghen viết: “Giai cấp tư sản đã đem một sự bốc lột công nhiên vô sĩ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị”[41;23]. 11 Sau cách mạng năm 1848, các nhà văn hiện thực tiến bộ ở phương Tây càng hiểu rõ giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động, ăn bám, trở thành kẻ thù của sự tiến bộ xã hội. Trong các tiểu thuyết của Dôla, bộ mặt của giai cấp tư sản gợi ra sự kinh tởm và khôi hài, nhà văn tiên đoán chung về nền văn minh tư sản. Thứ đạo đức bất lương của nghị viện tư sản và báo chí tư sản được phơi bày rõ trong tiểu thuyết Người bạn hiền của Môpátxăng. Ở đó, quan hệ xã hội đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt mức độ sâu sắc nhất, gay gắt nhất. Ở Pháp, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến tháng Bảy năm 1830 lật đổ vương triều Buôcbông, một nền quân chủ tư sản được thành lập. Thực chất chính quyền nằm trong tay đại tư sản, trước hết là bọn tư sản tài chính. Trong khi đó, với sự phát triển của máy móc, hầm mỏ, đường sắt, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và tập trung. Từ năm 1831 đến 1834, ở Pari và Lion, công nhân và nhân dân nhiều lần nổi dậy đòi tăng lương giảm giờ làm, cải thiện đời sống. Những cuộc đấu tranh này dẫn tới cách mạng 1848, “Trận giao chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội đương thời” (Mác - Đấu tranh giai cấp ở Pháp). Nước Anh, nơi diễn ra sớm nhất bước ngoặc về công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển tư bản chủ nghĩa, cũng là “Đất nước điển hình của giai cấp vô sản” (Mác - Tình cảnh giai cấp công nhân Anh). Phong trào hiến chương bắt đầu vào những năm 30, đạt đến cao trào vào những năm 40, đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân và tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội. Tại Đức, do điều kiện kinh tế chính trị, cách mạng tư sản hoàn thành chậm, nhưng sang những năm 40, công nhân bị bóc lột tàn bạo bởi giai cấp tư sản muốn tích lũy tư bản và phát triển công nghiệp nhanh chống để cạnh tranh với nước tư bản khác ở châu Âu, nên công nhân đứng dậy đấu tranh. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xidêli năm 1844 được Mác đánh giá là “Chưa một cuộc nổi dậy nào ở Pháp và ở Anh có được tính lí luận và tính có ý thức như vậy”. Cũng giống như trong văn học Tây Âu, văn học Nga nửa cuối thế kỉ XIX việc công kích giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản cũng được tăng cường. Các nhân vật từ môi trường quý tộc đã đi vào quá khứ, bây giờ số phận của chúng làm thể loại bi ca và thường gặp hơn là loại hài hước, châm biếm. Công lao của nhà văn hiện thực là ở chỗ 12 đã chỉ ra điểm yếu của giai cấp tư sản Nga là đã trở nên già cỗi vào thời điểm trong nước đang xảy ra cao trào của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa hiện thực đã chỉ rõ nguyên nhân của hiện tượng đó: “Đó là hình thức phát triển tham lam, lười biếng của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga”. Thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp là cơ sở chủ yếu cho sự ra đời nảy nở của chủ nghĩa hiện thực. Nghệ sĩ không phản ánh cái ác bí ẩn, trừu tượng nữa, họ lên án một xã hội mà sự xấu xa đã bị phơi bày. 1.1.1.2.2 Cơ sở ý thức: Thế kỉ XIX là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học cả tự nhiên và xã hội. Về xã hội học, học thuyết xã hội không tưởng của Xanhximông, Phuriê và Ôoen ra đời vào những năm đầu thế kỉ tuy đã đưa ra đề án cải tạo xã hội mang tính cải lương nhưng họ đã chỉ ra được sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và phê phán hệ tư bản chủ nghĩa. Tuy kê đơn sai nhưng họ đã bắt mạch đúng căn bệnh của xã hội, điều này cũng giúp ích cho mọi người trong việc nhận thức xã hội. Về sử học, trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại tạm thời, chế độ phong kiến mới tồn tại vĩnh hằng, bất biến, cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược thì các sử gia tư bản lại chứng minh rằng thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc là một tất yếu lịch sử. Mặc dù đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nhưng luận điểm của họ là tiến bộ, đúng đắn và vô hình trung đã vạch ra được quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử. Về triết học, trong nhiều hệ thống triết học thế kỉ XIX, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Phơbách. Triết học nhân chủng học soi rọi vào chủ nghĩa duy tâm niềm xác tin rằng ngoài thiên nhiên và con người thì không có thứ gì tồn tại, rằng phẩm chất cao quý do con người sáng tạo ra chỉ là sự phản ánh bằng tưởng tượng nhận thức của chúng ta. Về mĩ học, nguyên lí mĩ học được phần đông các nhà văn hiện thực tôn thờ là hiện thực cuộc sống chính là nguồn gốc của mọi loại nghệ thuật có giá trị, tính hiện thực là cơ sở của mọi tưởng tượng có hiệu quả, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống 13 được phản ánh một cách trung thực, nhiệm vụ trung tâm của văn học là tái tạo chân lí cuộc sống một cách nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm của văn học. Về khoa học tự nhiên, từ năm 30 - 50 thế kỉ XIX, nhân loại đã chứng kiến ba phát minh quan trọng của thế giới, gồm định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết về Tế bào và thuyết Tiến hóa. Đây là những phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình, quan điểm về sự bất động, bất biến trong tự nhiên, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa hiện thực nhìn thẳng vào sự thực, tránh bệnh ảo tưởng phiến diện, thấy được bản chất của nó, nhà văn hiện thực thế kỉ XIX còn nhờ có “một trình độ tri thức nhất định về thế giới” kết tinh từ những thành của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Khác với chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn thường bị chi phối bởi một nguồn ý thức tư tưởng, chủ nghĩa hiện thực còn tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện, cho nên nó phải khơi nguồn ở nhiều phương diện khác nhau – tất nhiên cuối cùng phải được kết tinh lại thành một nguyên tắc nhất quán. 1.1.1.3. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Nguyên tắc lịch sử - đã thay đổi cụ thể cho nguyên tắc lí tính đã ngự trị trong khoa học và văn học nghệ thuật của bao thế kỉ trước đó. Nguyên tắc này giúp cho những nhà văn phản ánh được cuộc sống một cách chân thực, sinh động. Các nhà văn hiện thực rất có ý thức về thời đại đang sống và thể hiện lịch sử đó vào trong tác phẩm của mình. Họ thường dùng những mốc thời gian xác định, phản ánh những sự kiện mang tính thời sự và có vấn đề của thời đại. Cảm quan lịch sử ấy đã mang lại giá trị nhận thức cho văn học hiện thực. Không dừng lại ở việc quan sát cuộc sống, các nhà văn hiện thực còn tiến hành phân tích, nghiên cứu để nắm bắt được mối quan hệ nội tại của xã hội cùng những quy luật bản chất làm nên sự vận động của xã hội ấy. Bộ Tấn trò đời của Bandăc như là một pho lịch sử của toàn bộ nước Pháp thế kỉ XIX. Văn học hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX đã mô tả, phân tích và lí giải xã hội thời kì này. Đó là một xã hội luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, giữa quý tộc và tư sản, giữa tư sản và công nhân, giữa nông dân (nông nô) và địa chủ, quý tộc. Tùy vào hoàn cảnh xã hội của mỗi nước, hình thái đấu tranh giai cấp có khác nhau. Tiểu thuyết Anh vẽ lên sự thỏa hiệp giữa giai cấp quý tộc và tư sản của Anh. 14 Tiểu thuyết Pháp phản ánh con đường tư sản hóa của giai cấp quý tộc Pháp cũng như tấn bi kịch của gã quý tộc phá sản quỳ gối trước túi tiền của gã tư sản và gã tư sản hãnh tiến chạy theo tước vị của quý tộc. Tiểu thuyết Nga mô tả mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp nông nô và giai cấp địa chủ quý tộc cũng như sự xâm nhập của của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn Nga làm cho nhân dân một cổ hai tròng. Đó cũng là một xã hội đang trên đường tư bản hóa. Đồng tiền và quyền lực chi phối mạnh mẽ xã hội. Trước những tệ lậu của xã hội tư sản, các nhà văn không thể cất lên tiếng nói phê phán. Sự thật chua chát, sự thật hèn mọn là những chủ đề nổi bật của nhiều tác phẩm. Nhưng tựa đề như “Những linh hồn chết, Vỡ mộng, Ảo tưởng tan tành,…” cũng phần nào nói lên cảm hứng phê phán mạnh mẽ của văn học hiện thực. Tuy nhiên, bên cạnh cảm hứng phê phán, chủ nghĩa hiện thực vẫn thể hiện tinh thần khẳng định, ngợi ca và thương cảm. Do có tham vọng phản ánh cuộc sống một cách toàn diện nên văn học hiện thực tỏ ra thích hợp với thể loại tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết xã hội, một thể loại vừa đi sâu miêu tả tỉ mỉ một vấn đề, vừa khái quát được nhiều vấn đề với những quan hệ qua lại chằng chịt giữa chúng. Ngay cả việc chủ nghĩa cổ điển kêu gọi “Bắt chước tự nhiên” đã làm mầm móng cho chủ nghĩa hiện thực. Trong phương pháp sáng tác của chủ nghĩa cổ điển đã thấy xuất hiện một số nét của chủ nghĩa hiện thực phê phán sau này, đó là khuynh hướng về hiện thực đời sống của các thể loại trào phúng và hài kịch. Cũng cần nhìn nhận sự kế thừa của văn học hiện thực phê phán đối với các trào lưu trước đó. Các nhà văn hiện thực tiếp thu được truyền thống hiện thực từ Sếchxpia và Môlie, hai nhà văn hiện thực nhất của thế kỉ XVI và XVII, tiếp thu được tinh thần dân chủ và tiến bộ các nhà văn Ánh sáng (về khả năng nhận thức của lí trí cũng như sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, mục đích của nghệ thuật), cũng như rút kinh nghiệm từ những ảo tưởng của họ (đề cao“con người tự nhiên”, phi lịch sử, về vai trò phát triển của học vấn và giáo dục trong việc cải tạo xã hội). Đặc biệt, chủ nghĩa hiện thực tiếp thu được giá trị hiện thực của tác phẩm lãng mạn tích cực, rút kinh nghiệm từ những hạn chế của phương pháp này. 1.1.2. Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo: 1.1.2.1. Nhân vật trung tâm: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan