Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự thích hợp giữa năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin vớ...

Tài liệu Sự thích hợp giữa năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin với nhu cầu của ngành công nghiệp( bản tóm tắt)

.PDF
25
247
80

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC SOUTHERN LUZON PHILIPPINÉ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VIỆT NAM NCS. BÙI NGỌC TUẤN SỰ THÍCH HỢP GIỮA NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI NHU CẦU CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý giáo dục TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2014 2 Công trình được thực hiện tại: TRUNG TÂM LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Conrado L.Abraham Phản biện 1:……………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………. Phản biện 3:……………………………………………. Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học Thái nguyên họp tại:…………………………………………… Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện quốc gia - Trung tâm học liệu, Đại học Thái nguyên - Thư viện trung tâm liên kết đào tạo quốc tế. - Thư viện trường đại học tổng hợp Nam Luzon, Philipin. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo đánh giá xếp hạng một số tổ chức quốc tế về ngành Công nghệ thông tin- Truyền thông Việt Nam thì Việt Nam có chỉ số phát triển Công nghệ thông tin- Truyền thông (IDI) đứng thứ 81/161 quốc gia và đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (2012); Chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI) của Việt Nam xếp thứ 84/144 quốc gia và đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (2012). Về công nghiệp công nghệ thông tin thì Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới về gia công phần mềm (theo đánh giá của Tập đoàn Tholons 2011); nằm trong top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và top 30 trên thế giới (theo báo cáo của Tập đoàn Gartner 2012). Việt Nam được đánh giá cao về dịch vụ công và ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Về chỉ tiêu Chính phủ điện tử, Việt Nam xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 81/190 quốc gia (2012). Xếp hạng về Chính phủ điện tử: Xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á và 81/190 quốc gia (2012). Trong đó, Việt Nam được đánh giá cao về dịch vụ công và ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp thứ 101/161 quốc gia (2012) và được đánh giá cao bởi chất lượng đào tạo các môn Toán và các môn khoa học. Hiện nay nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên thế giới và ở việt nam đang rất thiếu.Toàn thế giới hiện đang thiếu khoảng 4 triệu kỹ sư Công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành phần mềm (PM) trong nước cũng ngày càng tăng cao. Ước tính, giai đoạn 2011 – 2015 cần từ 20.000 – 25.000 người/năm. Trong khi đó, quy mô đào tạo nhân lực Công nghệ thông tin của Việt nam hiện chỉ đạt 34.448 người năm 2010, 41.048 người năm 2012. 2 Nếu chỉ tính số sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu tuyển dụng thực tế thì còn thấp hơn nhiều Theo như các doanh nghiệp tuyển dụng, sinh viên ra trường còn rất yếu về kỹ năng giao tiếp, tác phong làm việc không chuyên nghiệp và trình độ tiếng anh còn hạn chế. Khả năng làm việc theo nhóm cũng kém tương tự với 64% nguồn lực không thể hòa nhập ngay và đạt những tiêu chuẩn nhất định để có thể làm việc ngay cho doanh nghiệp. Có đến71% sinh viên ra trường chưa thích ứng được với sự thay đổi công nghệ, 90% nhân sự có trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế. Chính những hạn chế đó đã làm cho các nhân viên Công nghệ thông tin nước ta chỉ đạt được khoảng 60% năng lực thực sự của mình và là rào cản lớn để sinh viên được tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: “Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam có tiềm năng hợp tác với các đối tác nước ngoài rất tốt, vì vậy phải làm sao để có thể thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong nước”. Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá “Sự thích hợp giữa năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin với nhu cầu của ngành công nghiệp”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học thái nguyên trong việc đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp để tìm ra khoảng cách giữa năng lực và yêu cầu của ngành công nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này s góp phần khuyến cáo đến hiệu trưởng, các nhà quản l giáo dục , giáo viên và sinh viên cải thiện chương trình đào tạo và hiệu quả đào tạo để thu h p khoảng cách đó. 3 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG 1.Nền tảng của nghiên cứu 1.1 Chiến lược quốc gia và Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin 1.2 Chương trình quốc gia và dự án công nghệ thông tin - Ngành công nghiệp CNTT, bưu chính viễn thông. - Ứng dụng công nghệ thông tin / Chính phủ điện tử. 1.3 Công nghệ thông tin đã được đào tạo tại Đại học Thái nguyên Đại học Thái nguyên có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao, tiến hành nghiên cứu về khoa học và chuyển giao công nghệ, quản l , đề xuất giải pháp và chính sách phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đó là tầm nhìn của Đại học Thái nguyên để trở thành một trường đại học trọng đ iểm có đẳng cấp thế giới ở Việt Nam và Đông Nam Á trong việc cung cấp giáo dục đại học trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, đào tạo giáo viên, kinh tế, quản trị kinh doanh, y dược, công nghệ thông tin truyền thông, ngoại ngữ, và một số lĩnh vực khác. Căn cứ tình hình trên, nhà nghiên cứu quyết định tiến hành một nghiên cứu đánh giá sự liên quan giữa mức độ năng lực, sự hài lòng sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Đại học thái nguyên với yêu cầu của của nhà tuyển dụng. 4 2. Mục tiêu của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện để xác định mức độ năng lực và sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp tốt ngành Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên. Các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, thái độ làm việc của cựu sinh viên CNTT . Cụ thể, nhằm mục đích : 2.1. Tìm hiểu mức độ năng lực, sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên - Xác định mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin. - Xác định mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin. 2.2. Tìm hiểu các mức độ yêu cầu của ngành công nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên. 2.3. Tìm ra mức độ quan hệ giữa năng lực, sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên với nhu cầu đào tạo của các ngành công nghiệp. 3. Giả thuyết của nghiên cứu. không có mối quan hệ đáng kể giữa mức độ năng lực và sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên và nhu cầu đào tạo của ngành công nghiệp. 5 4. Tầm quan trọng của nghiên cứu. Nghiên cứu này để đánh giá được mức độ năng lực, sự hài lòng sinh viên tốt nghiệp Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên. Tìm ra mức độ nhu cầu của xã hội. - Đối với quản trị viên - Đối với giảng viên - Đối với sinh viên - Đối với các nhà nghiên cứu trong tương lai 5 . Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu Có 344 sinh viên đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên và 144 đơn vị sử dụng lao động được khảo sát trong đề tài này. Thời gian nghiên cứu là khoảng từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013. 6. Định nghĩa các thuật ngữ Các khái nệm và thuật ngữ cơ bản sau đây được định nghĩa. - Các thuộc tính tốt nghiệp. - Kiến thức. - Kỹ năng. - Thái độ. - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Khả năng làm việc. - Kỹ năng cá nhân. 6 - Sự hài lòng. - Chương trình giáo dục đại học. - Chương trình giảng dạy. - Sự hài lòng của sinh viên. CHƯƠNG II CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Chương này trình bày các khái niệm/cơ sở lý luận mang ý nghĩa và tầm quan trọng trong nghiên cứu này - Khả năng thích nghi: Theo Andresen và Gronau khả năng thích ứng trong lĩnh vực quản lý tổ chức có thể nói chung được xem như một khả năng thay đổi một cái gì đó hoặc bản thân để phù hợp với những thay đổi xảy ra. Trong sinh thái, khả năng thích ứng đã được mô tả như khả năng để đối phó với các rối loạn bất ngờ của môi trường. - Chương trình giảng dạy: (John Kerr) Tất cả nội dung học tập đã được lên kế hoạch và hướng dẫn của trường, cho dù nó được thực hiện trên trong các nhóm hoặc cá nhân, trong và ngoài trường. Vạch ra những kỹ năng, tiến trình, thái độ và giá trị dự kiến s học tập. Nó bao gồm báo cáo kết quả học sinh mong muốn, mô tả vật liệu, và trình tự lên kế hoạch s được sử dụng để giúp học sinh đạt được kết quả. - Năng lực: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn 7 toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có. - Thái độ: là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực của con người, các đối tượng, sự kiện, hoạt động, tưởng, hoặc chỉ là về bất cứ điều gì trong môi trường của bạn. - Nhu cầu: Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân - Công nghệ thông tin: Đào tạo tại Đại học Thái Nguyên Chương trình đào tạo công nghệ thông tin được tạo ra bởi các trường đại học thành viên xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo với mục đích đào tạo trong phù hợp với mục tiêu của ngành: Bao gồm các kiến thức: Kiến thức chung 51 tín chỉ, Kiến thức cơ sở: 61 tín chỉ, Kiến thức chuyên ngành: 54 tín chỉ, Tổng cộng 164 tín chỉ. - Kiến thức: Kiến thức hay tri thức có thể chỉ sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu biết lý thuyết về một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính hệ thống. Mặc dù có nhiều lý thuyết 8 về tri thức, nhưng hiện không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận. - Kỹ năng và phẩm chất cá nhân: Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. - Năng lực chuyên môn: Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học. Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn. - Kỹ năng phổ biến mà nhà tuyển dụng muốn: (Joyce Lain Kennedy) Một số cuộc điều tra cho thấy các kỹ năng mà nhà tuyển dụng thường ngưỡng mộ. Danh sách sau đây là đại diện nhưng không đầy đủ: Giao tiếp hiệu quả, sử dụng máy tính và kỹ thuật xử l văn bản, giải quyết vấn đề / sáng tạo, năng lực cá nhân, kỹ năng làm việc theo nhóm, sự nhạy cảm đa dạng, khả năng lập kế hoạch và tổ chức, lãnh đạo và quản lý. - Phẩm chất và kỹ năng Nhà tuyển dụng cần tìm: Những phẩm chất mà mọi nhà tuyển dụng đều muốn thấy ở ứng viên của họ là: Sự đồng cảm, Khả năng cố vấn, Kỹ năng giao tiếp, Tính chủ động và tự định hướng, Tính linh hoạt và khả năng thích ứng. - Hoạt động xã hội: Hoạt động xã hội - hoạt động được coi là phù hợp với xã hội. hành động nhóm - hành động của một nhóm người. kết hợp - hành động với giao lưu. 9 - Chương trình đào tạo: Theo từ điển Giáo dục do Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư vào năm 2001, khái niệm về các chương trình đào tạo được hiểu là: "các văn bản chính thức quy đ ịnh cho các mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể cho các bộ phận , kế hoạch giảng dạy, học tập và thực hành cho mỗi năm học; tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa lý thuyết và thực hành; phương pháp luận, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng, mức độ giáo dục và đào tạo ". - Khả năng làm việc: Ilmarinen & Tuomi (2004), Khả năng làm việc là kết quả của sự tương tác của người lao động và công việc của mình. Khả năng làm việc cũng có thể được mô tả như sự cân bằng các nguồn lực của người lao động và nhu cầu công việc. CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện điều tra với các viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên. Các nhà tuyển dụng là các Bộ, Sở thông tin truyền thông các tỉnh vùng núi phía bắc Việt nam và các doanh nghiệp. 2. Thủ tục lấy mẫu Các phiếu điều tra được gửi email qua Google Drive cho người được hỏi. Số người được khảo sát là 344 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên và 144 nhà tuyển 10 dụng. Số lượng mẫu được tính toán bằng cách sử dụng công thức dưới đây. Công thức Slovin: n N 1  Ne 2 Trong đó n = A cỡ mẫu. N = Quy mô mẫu. e = Xác suất của lỗi đã cam kết vì sử dụng mẫu thay số lượng. 3. Công cụ nghiên cứu Cấu trúc bảng hỏi được phục vụ chính cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu. Câu hỏi được xây dựng dựa trên tưởng từ một số giảng viên và các khái niệm và các tài liệu. Trong bảng câu hỏi đã sử dụng hình thức thang đo phân loại đánh giá. Việc xây dựng các câu hỏi dựa trên mức độ năng lực và sự hài lòng của các sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên và các nhà tuyển dụng. Các mẫu điều tra được xây dựng tại các phụ lục, bảng B1.1, B1.2 B1.3 B1.4, B1.5. 4. Thủ tục thu thập dữ liệu Nhà nghiên cứu gửi bảng câu hỏi đến Thủ trưởng các đơn vị sử dụng lao động khác nhau và nhận lại bảng hỏi sau khi họ trả lời. Ngoài ra bảng hỏi đối với sinh viên đã tốt nghiệp cũng được gủi cho họ để thu thập dữ liệu sau khi họ đã trả lời. Tất cả các dữ liệu đã được thu thập thông qua e-mail cho cựu sinh viên và người sử dụng lao động để điều tra và phân tích. 11 5. Giải thích mô tả về quy mô Các ghi chú sau đây được sử dụng để giải thích việc đánh giá năng lực và sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp. Ý nghĩa của mỗi giá trị trung bình cho phạm vi quy mô (Khoảng Thang): Giá trị khoảng cách = (tối đa - tối thiểu) / n = (5 -1) / 5 = 0,8 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Tìm hiểu mức độ năng lực, sự hài lòng của sinh viên tốt ngành Công nghệ thông tin nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên Bảng 3. Mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp về kỹ năng phẩm chất 12 Kỹ năng và phẩm chất WM DR Thứ bậc Kỹ năng giải quyết vấn đề 3,78 Rất quan trọng 3 Kỹ năng giải quyết xung đột 3,83 Rất quan trọng 2 Kỹ năng xã hội và nhóm 3,72 Rất quan trọng 6 Kỹ năng mạng xã hội 3,77 Rất quan trọng 4 Kỹ năng giao tiếp chủ động 3,69 Rất quan trọng 8 Lắng nghe tích cực 3,84 Rất quan trọng 1 Kỹ năng thích ứng 3,70 Rất quan trọng 7 Kỹ năng thuyết phục 3,72 Rất quan trọng 5 Khả năng thích ứng 3,68 Rất quan trọng 9 Trung bình trọng số 3,75 Rất quan trọng Bảng 3 cho kết quả giá trị trung bình về kỹ năng và phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy các biến được xếp thứ tự từ 1 đến 9 với theo giá trị trung bình (từ 3,68 đến 3,84 theo thang đo 5). Giá trị trung bình trọng số là 3,75 là ở mức cao. Ở bảng này cho thấy sự hài lòng của sinh về tiêu chí lắng nghe tích cực là cao nhất 3,84. Tuy nhiên tiêu chí Khả năng thích ứng mức hài lòng thấp nhất 3.68 điều này cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin chưa được đào tạo tốt về khả năng này. Từ bảng trên, chúng ta biết mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp về kỹ năng và phẩm chất nó s giúp các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, đưa ra cách thích hợp để cải thiện kỹ 13 năng và phẩm chất cho sinh viên. Đồng thời gúp cho Hiệu trưởng yêu cầu giảng viên tập trung vào cải thiện phương pháp giảng dạy và hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng về kỹ năng và phẩm chất của sinh viên ngành công nghệ thông tin Đại học Thái nguyên. Từ kết quả phân tích cho thấy theo hệ thống phân cấp của Dreyfus về kỹ năng và phẩm chất được đánh giá ở mức “sinh viên có kiến thức”. Tuy nhiên điều này còn phải xem xét với đánh giá của người sử dụng lao động và khoảng cách của sự đánh giá này, được bình luận ở phần sau. Bảng 4. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp về năng lực chuyên môn Năng lực chuyên môn WM DR Thứ bậc Hiểu kiến thức cơ bản 3,90 Cao 1 Hiểu kiến thức chuyên môn 3,78 Cao 5 Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn 3,81 Cao 4 Kỹ năng ngôn ngữ 3,69 Cao 7 Kỹ năng lập kế hoạch 3,86 Cao 2 Tổ chức công việc 3,69 Cao 8 Khả năng giám sát và đánh giá 3,78 Cao 6 Khả năng giao tiếp tổng thể 3,69 Cao 9 Khả năng sẵn sàng thay đổi 3,83 Cao 3 Trung bình trọng số 3,78 Cao 14 Sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin về năng lực chuyên môn tại bảng 4 cho kết quả giá trị Trung bình trọng số là 3,78 ở mức cao. Ở đây cao nhất là hiểu kiến thức cơ bản với giá trị trung bình (3,90), thấp nhất là tổ chức công việc với giá trị trung bình (3,69). Bảng 5. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp về khả năng làm việc Khả năng làm việc WM DR Thứ bậc Lãnh đạo, quản lý 3,85 Trên tiêu chuẩn 2 Khả năng giải quyết xung đột 3,94 Trên tiêu chuẩn 1 Khả năng phân tích 3,74 Trên tiêu chuẩn 5 Khả năng làm việc dưới áp lực cao 3,83 Trên tiêu chuẩn 3 Khả năng giao tiếp tổng thể 3,65 Trên tiêu chuẩn 5 Nhân viên độc lập 3,78 Trên tiêu chuẩn 4 Làm việc Nhóm/độc lập 3,55 Trên tiêu chuẩn 7 Kỹ năng giải quyết vấn đề 2,77 Đáp ứng tiêu chuẩn 9 Kỹ năng đàm phán 3,08 Đáp ứng tiêu chuẩn 8 3,58 Trên tiêu chuẩn Trung bình trọng số Khả năng làm việc của sinh viên được đánh giá qua bảng 5 ở đây cao nhât là khả năng giải quyết xung đột (3,94), thấp nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề (2,77) và kỹ năng đàm phán. Điều này cho 15 thấy kỹ năng mềm của sinh viên ngành công nghệ thông tin cần phải được bổ sung ngay từ khi còn học tại trường đại học. 2. Yêu cầu của ngành công nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin- Đại học Thái nguyên Bảng 6. Yêu cầu của ngành công nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức Kiến thức WM DR Thứ bậc Kiến thức cơ bản 2,67 Đáp ứng tiêu chuẩn 7 Kiến thức chuyên môn 2,69 Đáp ứng tiêu chuẩn 6 Kiến thức liên ngành 2,63 Đáp ứng tiêu chuẩn 9 Kiến thức chuyên môn tiên tiến 2,66 Đáp ứng tiêu chuẩn 8 Kiến thức xã hội 4,06 Trên tiêu chuẩn 1 Năng lực ngôn ngữ 1,97 Dưới tiêu chuẩn 10 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý 3,56 Trên tiêu chuẩn 5 Nguyên tắc cơ bản trong kinh tế 3,85 Trên tiêu chuẩn 4 3,87 Trên tiêu chuẩn 3 Nguyên tắc cơ bản về tài chính 3,95 Trên tiêu chuẩn 2 Trung bình trọng số 3,19 Đáp ứng tiêu chuẩn và pháp luật Nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực CNTT 16 Bảng 7. Yêu cầu của ngành công nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp về kỹ năng Kỹ năng WM DR Thứ bậc Kỹ năng giải quyết vấn đề 3,51 Cao 6 Kỹ năng giải quyết xung đột 3,80 Cao 3 Kỹ năng mạng xã hội 3,26 Trung 7 bình Kỹ năng xã hội và nhóm 3,84 Cao 2 Khả năng và sự sẵn sàng thay đổi 3,56 Cao 5 Khả năng thích ứng 3,76 Cao 4 Kỹ năng giao tiếp chủ động 4,53 Cao nhất 1 Lắng nghe tích cực 1,95 Thấp 9 Kỹ năng thuyết phục 1,87 Thấp 10 Khả năng giao tiếp tổng thể 1,98 Thấp 8 Trung bình trọng số 3,21 Trung bình 17 Bảng 8. Yêu cầu của ngành công nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp về thái độ Thái độ WM DR Thứ bậc Làm việc cộng tác 3,99 Trên tiêu chuẩn 2 Tính trung thực / toàn v n 3,99 Trên tiêu chuẩn 3 Sáng tạo / đổi mới 2,67 Đáp ứng tiêu chuẩn 6 Tư duy phản biện 1,88 Dưới tiêu chuẩn 7 Đạo đức làm việc 3,66 Trên tiêu chuẩn 4 Cảm xúc thông minh 1,80 Dưới tiêu chuẩn 9 Tự phản ánh 1,85 Dưới tiêu chuẩn 8 Tự quản lý 2,76 Đáp ứng tiêu chuẩn 5 Sự đồng cảm 4,33 Vượt quá tiêu chuẩn 1 Trung bình trọng số 2,99 Đáp ứng tiêu chuẩn Từ bảng 6 đến bảng 8 là đánh giá của nhà tuyển dụng đối sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hay nói cách khác đây là (yêu cầu của ngành công nghiệp). Kết quả cho với những khả năng có đánh giá thấp như: Năng lực ngôn ngữ (1,97), Kỹ năng thuyết phục (1,87), Lắng nghe tích cực (1,95), Cảm xúc thông minh (1,80), Tự phản ánh (1,85). Cần tiết phải khuyến cáo đến hiệu trưởng trường đại học, các nhà quản lý giáo dục và giảng viên có các biện pháp tích cực để cải thiện các khả năng này của sinh viên ngay từ khi còn học 18 tại trường. Đánh giá về khoảng cách năng lực của sinh viên tốt nghiệp và yêu cầu của ngành công nghiệp cụ thể như: Kỹ năng thuyết phục: Sinh viên tốt nghiêp đánh giá (3,72), nhà tuyển dụng đánh giá (1,87) khoảng cách là 1,85. điều này cho thấy ngành công nghiệp có yêu cầu cao về kỹ năng thuyết phục nhưng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được. Nhà nghiên cứu khuyến nghị đến iệu trưởng trường đại học cần thiết phải bổ sung và chương trình đạo tạo các kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng thuyết phục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành công nghiệp. kỹ năng lắng nghe tích cực Sinh viên tốt nghiêp đánh giá (3,84), nhà tuyển dụng đánh giá (1,95) khoảng cách là 1,89, điều này cho thấy ngành công nghiệp có yêu cầu cao về kỹ năng lắng nghe tích cực nhưng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được. Điều này trường đại học cũng cần thiết phải chú nâng cao khả năng đáp ứng của sinh viên về kỹ năng lắng nghe tích cực. Kỹ năng về ngoại ngữ, Sinh viên tốt nghiêp đánh giá (3.69), nhà tuyển dụng đánh giá (1,97) khoảng cách là 1,72, kết quả này cho thấy ngành công nghiệp có yêu cầu rất cao về ngoại ngữ nhưng sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được. Nhà nghiên cứu đề xuất với nhà quản trị trường đại học cần thiết phải bổ sung vào chương trình đào tạo thời gian, phương pháp, các yếu tố đảm bảo cho việc dạy và học nhiều hơn để thu h p khoảng cách giữa nhu cầu của ngành công nghiệp với năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Về kiến thức chuyên môn (Po essional kno ledge): Sinh viên tốt nghiêp đánh giá (3,78), nhà tuyển dụng đánh giá (2,69) khoảng cách là 1,09, khoảng cách về kiến thức chuyên môn tuy không cao bằng khoảng cách về ngoại ngữ, tuy nhiên điều này nhà nghiên cứu thấy thực sự cần thiết đề nghị đến người quản trị trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất