Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ...

Tài liệu Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ

.DOC
24
232
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ========&======== BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN: CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Đề Tài: Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ Danh sách nhóm 9: Hà Nội, 11/2011 MỤC LỤC Chất lượng dân số Trang A. . .HIỂU BIẾT CHUN G........2 B. NỘI DUNG CHÍNH. I. Một số khái niệm. 4 4 1. Sự tham gia công tác xã hội. 4 2. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ. 4 II. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ trên thế giới. 4 III. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ ở Việt Nam. 5 1. Các chính sách đối với phụ nữ của nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5 2. Tình hình sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ hiện nay. 7 3. Những tác động tới các vấn đề chất lượng dân số. 4. Những ảnh hưởng tới một số vấn đề. C. 18 21 KẾT LUẬN.............................................................................................23 Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 2 Chất lượng dân số A. HIỂU BIẾT CHUNG. Phụ nữ là một lực lượng cơ bản, nhân tố phát triển của xã hội. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển, đã kiến tạo nên nhiều đức tính truyền thống tốt đẹp ở người phụ nữ. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử nhân loại, phụ nữ luôn có quyền và góp phần nhất định vào sự thay đổi mọi mặt cho xã hội thống nhất, hoà bình và tương lai văn minh. Các thành tựu mang tính cách mạng văn hoá, tập tục, gia phong, đã góp phần thay đổi cách nhìn nhận của mọi tầng lớp xã hội đối với người phụ nữ . Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, song nhìn toàn diện thì người quan sát trong và ngoài Việt Nam đều có sự thống nhất nhận xét về phụ nữ Việt Nam, cả về số lượng và chất lượng đóng góp đã gìn giữ và phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực thiết yếu. Từ phải đảm đương vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình, người phụ nữ Việt Nam ngày nay còn tài cán với các trọng trách "đối ngoại". Là một sự nghiệp không còn chỉ giành cho nam giới. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp của người phụ nữ không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa từ yếu tố gia đình. Hơn thế nữa họ còn khẳng định vị thế là những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp hoặc thậm chí là lãnh đạo cấp cao trong các tổ chức của chính phủ. Người phụ nữ Việt Nam tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật...Ngày nay Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 3 Chất lượng dân số phụ nữ tham gia công tác xã hội là một tất yếu khách quan của một xã hội phát triển và văn minh. Có thể thấy trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng và tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội và có những tác động tích cực đối với nhiều vấn đề trong xã hội, Để tìm hiểu thực trạng phụ nữ hiện nay nhóm chúng tôi xin đi vào tìm hiểu cụ thể với đề tài “Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ” B. NỘI DUNG CHÍNH. I. Một số khái niệm. 1. Sự tham gia công tác xã hội. - Sự tham gia công tác xã hội ở đây được hiểu là sự tham gia và các hoạt động xã hội, bao gồm những lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… 2. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ. - Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ là sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội, là sự thay đổi so với trước đây, khi phụ nữ chỉ được biết đến và coi là người nội trợ, giải quyết các công việc trong gia đình, còn ngày nay, phụ nữ vượt ra ngoài giới hạn đó, tham gia vào các hoạt động xã hội, tự làm chủ bản thân về kinh tế, thể hiện khả năng năng lực đáp ứng công việc như người đàn ông . II. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ trên thế giới. - Phụ nữ chiếm một nửa dân số thế giới nhưng tỷ lệ trung bình phụ nữ tham gia trong cơ quan lập pháp của các nước chỉ chiếm 16%, đại sứ tại Liên hợp quốc là 9% và 7% trong nội các chính phủ các nước. - Trong số hơn 190 quốc gia trên thế giới thì chỉ có 7 quốc gia có người đứng đầu chính phủ (Tổng thống hoặc Thủ tướng) là phụ nữ (theo Women, Politics and Power – A global perspective – Pamela Paxton & Melanie M. Hughes, 2007). Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 4 Chất lượng dân số - Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định các quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị như quyền được bầu cử, ứng cử, tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước nhưng vẫn còn khoảng cách xa giữa các quyền được quy định trong luật với thực tiễn, khoảng cách chênh lệch giữa nam giới và nữ giới trong lĩnh vực này. - Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội nói chung cũng như trong thực hiện bình đẳng giới. Phụ nữ tham gia vào các cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp để xây dựng, thực hiện cũng như giám sát việc thực hiện các quyết sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. (http://www.baomoi.com/Viet-Nam-nang-cao-vi-the-phu-nu-trong-linh-vucchinh-tri/121/5943149.epi) III. Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ ở Việt Nam. 1. Các chính sách đối với phụ nữ của nhà nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1. Quan điểm. Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 5 Chất lượng dân số hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng. Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 1.2. Mục tiêu. Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. 1.3. Nhiệm vụ, giải pháp.  Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.  Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.  Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 6 Chất lượng dân số  Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  Xây dựng, củng cố Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. 2. Tình hình sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ hiện nay. 2.1. Sự tham gia theo vùng. 2.1.1. Sự tham gia ở nông thôn. Biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua đã và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nông thôn, trong đó có quan hệ về sắp xếp và phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội; những thay đổi trong hệ thống pháp luật và các chính sách xã hội mới nhằm ưu tiên, cải thiện và nâng cao địa vị và vai trò xã hội của người phụ nữ trong đời sống xã hội đã có tác động đến sự tham gia của người phụ nữ trong xã hội, tiếng nói của họ ít nhiều đã được nâng cao và cải thiện hơn so với trước. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều rào cản xã hội đang cản trở địa vị của họ trong gia đình và bước tiến ngoài xã hội, bằng chứng là nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng địa vị của người phụ nữ nông thôn tuy được cải thiện song cơ bản vẫn còn rất thấp so với nam giới, ví dụ: đứng tên quyền sử dụng nhà đất: vợ chiếm 7,3%, chồng là 88,6% (điều tra gia đình Việt Nam, 2006)  Về chính trị: Vị thế và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề chính trị ngày càng được nâng cao. Chị em phụ nữ nông thôn luôn luôn cố gắn phát huy được vai trò không thể thiếu của mình đối với xã hội. Từ đó, tỉ lệ phụ nữ ở nông thôn tham gia các hoạt động chính trị của làng, xã ngày càng cao Tuy tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị cơ sở nhiệm kỳ 20042009 là cao hơn so với nhiệm kì trước: phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chiếm 19,53%; tham gia vào ủy ban nhân dân chiếm 3,9% (http://www.vass.gov.vn)và rất ít phụ nữ đảm nhiệm vai trò chủ tịch hay phó Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 7 Chất lượng dân số chủ tịch ở cấp xã...Nhưng nhìn chung chỉ lệ này vẫn còn rất thấp so với nam giới.  Về kinh tế: Phụ nữ nông thôn trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. TCCSĐT - Cho đến nay, gần 72,56% dân số của cả nước ở nông thôn(http://www.tapchicongsan.org.vn). Dân cư nước ta chủ yếu là nông dân, sống ở nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Xã hội nông thôn đang diễn ra quá trình biến đổi vô cùng mạnh mẽ và phụ nữ nông thôn - một chủ thể chính của nông thôn, đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trong cơ cấu dân số, gần 80% phụ nữ Việt Nam sống ở nông thôn. Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú, đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau và sinh sống ở những vùng nông thôn khác nhau. Họ hoạt động ở mọi ngành nghề - kể cả những ngành nghề nặng nhọc và độc hại. Theo thống kê, lao động nữ nông thôn chiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (riêng nông nghiệp, lao động nữ chiếm 56,29%) và họ, hiện đang sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp (http://www.molisa.gov.vn/news). Phụ nữ nông thôn Việt Nam là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình. Tìm hiểu thực trạng lao động nông thôn gần đây, cho thấy: Đa số lao động nam - nữ, trẻ, khỏe, có trình độ học vấn ở nông thôn đã di chuyển đến tìm kiếm việc làm tại các đô thị, trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, các vùng đất mới khai thác. Do tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phụ nữ nông thôn đang có sự biến đổi không chỉ về vị trí, vai trò mà cả về qui mô, cơ cấu và tính chất. Trên thực tế, dòng chảy lao động từ nông thôn đến các đô thị, khu công nghiệp, trung tâm kinh tế của cả nước thời gian qua đã làm thay đổi tương đối toàn diện đội ngũ lao động nông thôn. Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 8 Chất lượng dân số - Lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay chủ yếu là lao động nữ, lao động cao tuổi, trẻ em và kém chất lượng. Trình độ học vấn của phụ nữ nông thôn còn rất thấp: tốt nghiệp trung học phổ thông (8,02%), công nhân kỹ thuật (1,12%), trung học chuyên nghiệp (1,78%), cao đẳng, đại học (1,39%) và trên đại học (0,02%) (http://tientoidaihoidang.vn) . So với nam giới, có sự khác biệt khá rõ về trình độ chuyên môn kỹ thuật.Phụ nữ nông thôn hiện không chỉ là người lao động chính trong sản xuất mà còn là người ra các quyết định, chăm sóc gia đình và tham gia hoạt động cộng đồng, là người sản xuất chính các sản phẩm lương thực, thực phẩm nuôi sống gia đình.  Kinh tế. - Ông Hiroyuki Konuma, phó tổng giám đốc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, cũng là người đại diện khu vực của tổ chức tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nói rằng tại một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, số phụ nữ nông thôn nắm phần chủ động về tài sản tức được vay tiền để sản xuất trong nông nghiệp chỉ chiếm 24% so với 33% phía nam giới. Mặt khác, những phương tiện hỗ trợ để sản xuất và phát triển đối với phụ nữ vùng nông thôn Việt Nam chỉ vào khoảng 7.5% so với 33% phía nam giới. (khuyennong36.com) - Cùng với quá trình CNH, HĐH mạnh mẽ hiện nay, lao động nữ nông thôn đang từng bước chuyển đổi việc làm của mình, từ đó sẽ làm biến đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập của gia đình. Đó là, tỷ lệ hộ kinh tế thuần nông sẽ giảm và hộ hỗn hợp - đa ngành nghề sẽ tăng, tỷ lệ lao động nông nghiệp sẽ giảm và tỷ lệ lao động nữ tham gia các ngành nghề thương mại, dịch vụ, thủ công nghiệp và công nghiệp ngày càng tăng. Xu hướng biến đổi trong thời gian tới là phụ nữ nông thôn sẽ ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường lao động chung của cả nước, nhất là các ngành kinh tế như: thương mại - dịch vụ, công nghiệp và du lịch ở ngay nông thôn hay ở các trung tâm kinh tế lớn. Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 9 Chất lượng dân số - Như vậy, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, lao động nữ nông thôn đang có những biến đổi mạnh mẽ. Hiện tại, phụ nữ nông thôn nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đang có vai trò và vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Biến đổi của lao động nữ nông thôn đang diễn ra theo ba xu hướng cơ bản là: thứ nhất, nâng cao chất lượng lao động nữ nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của thời kỳ mới; thứ hai, từng bước chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ; và, thứ ba, chủ động, tích cực tham gia thị trường lao động quốc tế (cả trong nước và nước ngoài) (http://www.caodangnghekg.edu.vn) 2.1.2. Sự tham gia ở thành thị. Đến xã hội hiện nay, khi mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được pháp lý quan tâm, được xã hội lên tiếng đấu tranh cho bình đẳng giới thì vai trò của người phụ nữ ở thành thị không chỉ dừng lại và được khẳng định ở trong gia đình, mà ngoài xã hội họ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội... Phụ nữ có quyền thể hiện mình, quyền bày tỏ những cảm xúc, những tâm tư tình cảm của mình đối với gia đình và xã hội. Phụ nữ ngoài xã hội, Trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ. Cũng chính vì thế mà vai trò của phụ nữ cũng thay đổi theo. Với quan niệm cho rằng người đàn bà phải ở nhà trông con, lo việc nội trợ hình như không còn phù hợp ở thế kỷ 21 này. Trong thời đại mới, người phụ nữ (nhất là những người phụ nữ đang sống trong các thành thị) ngoài việc thực hiện trọn thiên chức của mình, còn không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, dự liệu, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, một tầng lớp phụ nữ mới hình thành. Đó là những phụ nữ nhận thức rõ vai trò của mình đối với cộng đồng. Họ không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 10 Chất lượng dân số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Đã có nhiều phụ giữ chức vụ rất quan trọng trong bộ máy tổ chức của Đảng, điều hành của chính quyền và các chị đã hoàn thành chức trách của mình. Nhiều người phụ nữ thành phố thành đạt họ có điều kiện chia xẻ gánh nặng trụ cột kinh tế gia đình với chồng, là nhà giáo dục có kiến thức của các con. Người phụ nữ hiện đại có tác phong, thái độ ứng xử, giao tiếp cũng như phương pháp giải quyết mọi vấn đề đầy cá tính. Họ giàu nghị lực, bản lĩnh, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Họ năng động, tự chủ, độc lập, không lệ thuộc hay ỷ lại vào người khác. Họ biết tranh thủ sự ủng hộ động viên nhiệt tình của gia đình và đồng nghiệp để biến những ước mơ, những đam mê của mình thành hiện thực. Trong xã hội cũng như trong gia đình, họ luôn phấn đấu cho sự bình quyền. Và như thế phụ nữ thành thị đã và đang trở thành một nguồn nhân lực giá trị trong xã hội chẳng kém gì nam giới. 2.2. Sự tham gia theo lĩnh vực. 2.2.1. Trong chính trị. Hiện nay, ở các xã phường đều có các tổ chức . đoàn thể hoạt động nhằm kêu gọi sự tham gia của các cá nhân vào các tổ chức phát triển cộng đồng. Các ban ngành đoàn thể hoạt động chủ yếu ở địa phương là Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, MTTQ, hội nông dân, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi… số lượng thành viên tham gia vào các tổ chức này ngày càng lớn, góp phần nâng cao chất lượng dân số.  Về số lượng: Ở Việt Nam ta, ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiếp pháp 1946, đã ghi nhận “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 11 Chất lượng dân số dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1). “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9). Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63). Chính các điều luật quy định tạo điều kiện cho phụ nữ có vai trò phát huy khả năng của mình nên trong thời gian qua, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, các chức vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước tăng lên. Kết quả bầu cử đại biểu quốc hội khoá XI, phụ nữ chiếm 27.31% trong tổng số đại biểu quốc hội khoá XI; Khoá XII: 25.76%. Đây là tỷ lệ cao qua các kỳ bầu cử Quốc hội và đã đưa Việt Nam thuộc hàng nước có tỷ lệ nữ đại biểu trong cơ quan lập pháp cao nhất châu Á và cũng như trên thế giới (trên 25%). Chất lượng nữ đại biểu Quốc hội ngày càng nâng lên. Quốc hội khóa XII, tỷ lệ nữ đại biểu có trình độ đại học và trên đại học chiếm 91,46%; tỷ lệ nữ đại biểu HÐND nhiệm kỳ 2004-2011 trung bình cả nước chiếm 23,80% ở cấp tỉnh; 22,94% ở cấp huyện và 19,53% ở cấp xã. Trong quốc hội khóa XIII có 4 phó chủ tịch nước đắc cử thì trong đó có 2 là nữ đó là: bà Tòng Thị Phóng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Theo Inter-Parliamentary Union thì Việt Nam đứng thứ 37 trong tổng số 188 nước trên thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan lập pháp (số liệu tính đến ngày 31/1/2011 trên cơ sở báo cáo của cơ quan lập pháp các nước). (http://giadinh.net.vn/20110325033047176p0c1000/viet-nam-nang-cao-vithe-phu-nu-trong-linh-vuc-chinh-tri.htm) Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 12 Chất lượng dân số THÔNG KÊ SỐ LƯỢNG NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XII Xếp theo tỷ lệ cao đến thấp của đơn vị bầu cử (tỉnh/thành phố) TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. Tên tỉnh/thành Trà Vinh TP Hà Nội An Giang Tây Ninh Bình Định Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Cao Bằng Đắc Lắc Đắc Nông Điện Biên Hà Giang Hà Nam Hà Tây Hải Dương Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Ninh Bình Ninh Thuận Tuyên Quang Yên Bái TP Đà Nẵng Đồng Nai Gia Lai Hà Tĩnh Hưng Yên Khánh Hoà Phú Thọ Quảng Ngãi Quảng Ninh Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Tổng số Nữ (người) (người) 6 21 10 5 8 6 6 6 6 6 9 6 6 6 6 12 9 6 6 6 6 6 6 6 6 6 10 7 7 7 7 7 7 7 3 9 4 2 3 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 4 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 2 Tỷ lệ nữ chiếm trong TS (%) 50.00 42.86 40.00 40.00 37.50 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 33.33 30.00 28.57 28.57 28.57 28.57 28.57 28.57 28.57 Page 13 Chất lượng dân số Hội LHPN Việt Nam (Nguồn: Vụ các vấn đề xã hội) (http://www.na.gov.vn/nnsvn/infodetail.asp? action=view&id=237&catid=219&maxid=199)  Về chất lượng: Bàn về nămg lực làm việc của các nữ đại biểu, các vị lãnh đạo và các nữ đại biểu cho rằng: các nữ đại biểu không thua kém gì các đồng nghiệp nam giới, họ là những người có trình độ, có năng lực có phmar chất đạo đức tốt nên được cử chi tín nhiệm lựa chọn. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng họ có một số mặt mạnh hơn nam giới như: tính cần cù, chịu khó, trách nhiệm, không hề nà vất vả, nghiêm túc, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, ít tham ô, không la cà, không nhậu nhẹt, lối sống giản dị, khiêm tốn, ứng xử hòa nhã, gần gũi với cử chi. Phụ nữ tham gia trong lĩnh vực chính trị cũng được tăng lên về trình độ và năng lực quản lý. Rất nhiều phụ nữ đã trở thành các nhà lãnh đạo, quản lý, nắm giữ những vị trí chủ chốt tại các cơ quan mà mình tham gia. Với những tính cách ưu việt của người phụ nữ Việt Nam, rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc. không những vậy mà hiệu quả của các công việc mà người phụ nữ đảm nhiệm cũng vẫn tạo được uy tín và đem lại những thành quả to lớn từ các cơ quan có chức vụ thấp đến tổ chức chính trị có chức quyền cao trong cơ quan nhà nước. 2.2.2. Trong kinh tế. Theo sốố liệu tỉ lệ phụ nữ phân theo các ngành kinh tếố nh ư sau: Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 49.9 47.6 48.1 44.5 Công nghiệp, xây dựng 40.9 42.1 42.3 36.9 Công nghiệp khai thác mỏ 39.9 36.0 36.4 22.3 Chung Phân theo ngành kinh tế Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 14 Chất lượng dân số Công nghiệp chế biến 42.5 42.9 42.8 35.1 Sx và phân phối điện, khí đốt và nước 10.9 7.8 7.2 10.8 Xây dựng 8.4 33.0 41.1 34.2 Thương mại, dịch vụ 55.5 52.4 51.4 48.6 Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ 58.3 57.0 53.7 46.8 Khách sạn và nhà hàng 68.3 65.0 67.0 68.7 Vận tải, bưu chính viễn thôngn 11.2 10.1 9.4 14.1 Tài chính, tín dụng 54.2 54.8 52.5 52.1 44.8 42.0 48.4 44.6 75.6 69.4 76.2 74.4 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 38.6 38.0 49.9 39.0 Hoạt động văn hoá thể thao 53.3 49.6 50.7 53.9 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng - personal and public service activities 52.0 16.2 58.4 52.5 Hộ liên quan đến kd tài sản và dịch vụ tư vấn Giáo dục và đào tạo - Cùng là lãnh đạo, nhưng phụ nữ bao giờ cũng bị đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn so với nam giới. Những phản hồi với nữ lãnh đạo hay nam lãnh đạo được hình thành trong một hệ thống xã hội truyền thống vốn do nam giới thống trị, nhưng không có nghĩa nữ giới không thể hơn hẳn nam giới ở công việc này. Trong thực tế có thể thấy rằng phụ nữ có tài lãnh đạo hơn nam giới, điều này do các nguyên nhân như: + Phụ nữ linh hoạt hơn trong việc truyền dữ liệu: Có vẻ như nhóm các dây thần kinh nối hai bán cầu não trái và phải ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Do đó, phụ nữ nhanh hơn nam giới trong việc truyền dữ liệu giữa phần não trái phụ trách tính toán với não phải phụ trách trực giác và thị giác. Đó cũng chính là lí do phụ nữ linh hoạt hơn và dễ dàng đảm nhiệm nhiều việc hơn. Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 15 Chất lượng dân số + Phụ nữ có xu hướng xây dựng hơn: Khác với các nhà lãnh đạo là nam giới có xu hướng thích chiến thắng, các nữ lãnh đạo thường có xu hướng mong muốn xây dựng nhiều hơn. Trong khi nam giới thường cho rằng hỏi ý kiến của người khác chính là hạ uy tín của mình thì phụ nữ làm lãnh đạo lại sẵn sàng thỏa hiệp và thuyết phục người khác. + Kỹ năng đánh giá cao nhân viên: Tại công sở hiện nay, nhân viên phải đảm nhận nhiều công việc và sự cạnh tranh trên thị trường làm cho cả lãnh đạo, quản lý và nhân viên thấy căng thẳng, mệt mỏi. Trong trường hợp này, việc cần làm của các nhà lãnh đạo là giúp nhân viên cảm thấy cần có trách nhiệm và được đánh giá cao. Nữ lãnh đạo lại là người làm điều này tốt hơn các nam lãnh đạo. Và đây cũng chính là động lực đưa đến thành công của một số công ty. + Một số thế mạnh khác của phụ nữ khi làm lãnh đạo: Phụ nữ có thể dễ dàng khuyến khích sự cởi mở và dễ tiếp xúc hơn nam giới. Phụ nữ có thể chấp nhận được sự khác biệt, do vậy có thể hợp tác với nhiều kiểu người khác nhau. Phụ nữ mềm mỏng hơn trong khi nhận các phản hồi. Phụ nữ có thể dễ dãi hơn trong việc trao quyền và phân việc. Phụ nữ dễ thông cảm hơn nam giới. (http://toilaceo.com/detail/detail_tin/678/Ly-do-phu-nu-gioi-lanh-dao-hon-namgioithiet-ke-web-efe.html) 2.2.3. Trong trí thức. Một đặc điểm, so với nam giới thì nữ trí thức có thể sánh vai về số người có trình độ cao đẳng, đại học nhưng lại thua kém về số lượng có bằng cấp sau đại học. Nhất là ở trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và học hàm phó giáo sư, giáo sư. Năm 1994, về học vị, học hàm nữ trí thức như sau: TS: 12,3%; TSKH: 4,9%; PGS: 4,9% và GS: 3,9%. Đến năm 1996, các số liệu tương ứng là: TS:14,2%; TSKH:4,5%; PGS:7,8% và GS: 4%. Trong đợt phong chức danh năm 2009, trong số 641 PGS có 133 nữ (chiếm 20,7%) và trong số 65 giáo sư có 7 nữ giáo sư (chiếm 10,7%). Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 16 Chất lượng dân số (http://www.hdcdgsnn.gov.vn/) 3. Những tác động tới các vấn đề chất lượng dân số. 3.1. Vấn đề sinh sản. Đây là một chính sách gắn liền với phụ nữ và thiên chức của phái đẹp. Chính sách này được ra đời nhằm đảm bảo rằng người phụ nữ có đủ thời gian, sức lực cho việc sinh đẻ và chăm sóc con sau khi sinh. Tuy nhiên khi sự tham gia của phụ nữ vào việc ban hành các chính sách “chỉ dành riêng cho họ” vẫn còn rất hạn chế thì việc các chính sách ra đời vẫn chưa phát huy tốt hiệu quả hoặc nhiều khi chưa phù hợp là chuyện dễ hiểu. Nhiều ý kiến góp ý về chính sách thai sản trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cho rằng, Luật Lao động hiện hành quy định thời gian nghỉ thai sản trong điều kiện bình thường 4 tháng là chưa hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi tổng thể của lao động nữ. Do đó, cần thiết phải tăng lên 6 tháng, vì chế độ nghỉ thai sản được xem là chìa khóa để đảm bảo mọi trẻ sơ sinh được uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. (http://dantri.com.vn). Có thể thấy quy định về thời gian nghỉ thai sản hiện hành tương đối phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước đang trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường, phù hợp so với tương quan các nước trong khu vực. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em thì quy định về thời gian nghỉ thai sản 4 tháng là chưa hợp lý. Mặt khác, các quy định về chế độ nghỉ thai sản hiện hành ở nước ta chưa có quy định rõ ràng và chưa tính đến việc lao động nữ cần phải nghỉ một thời gian nhất định trước khi sinh để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em. Trong khi đó, các nước trong khu vực đã có quy định rõ ràng, điển hình như Philippines quy định cụ thể thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh đối với lao động là 2 tuần. - Phần lớn người lao động phải tự chủ động tìm nhà trẻ và tự trang trải các chi phí gửi trẻ; một bất cập khác thấy rõ ở đây là lao động nữ chỉ được nghỉ 4 tháng sau khi sinh, trong khi đó hệ thống nhà trẻ chính quy chỉ nhận trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên (http://news.go.vn).Vậy lao động nữ, nhất là lao động Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 17 Chất lượng dân số nghèo biết gửi con trẻ ở đâu để đi làm lại? Không đi làm thì không có thu nhập, kinh tế gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để chăm sóc con trẻ… - Kết quả khảo sát ở nước ta, phần lớn phụ nữ cho rằng đi làm lại sau khi sinh là một trong những nguyên chính khiến họ khó có thể cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng. Theo Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, khi đề cập đến nguyện vọng của lao động nữ về điều kiện để đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mà không ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập; phần lớn (74,9%) chị em rất mong muốn được tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng và có nhà trẻ tại nơi làm việc (51,8%) (baomoi.com) . Ngoài ra, 49,6% nữ công nhân cho rằng nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến việc cai sữa sớm là do phải đi làm. - Bà Nguyễn Mai Hương, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, ở nước ta chỉ có 1 trong số 10 bà mẹ (10%) nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ này không mấy được cải thiện, năm 2006 là 16,9%, đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ có 19,6%, tăng rất khiêm tốn (dantri.com.vn). - Bà Hương cũng khẳng định rằng, các nghiên cứu đã chứng minh khi thời gian nghỉ thai sản được kéo dài sẽ tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, cần thiết phải tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng đối với lao động nữ. - Điều quan trọng trong việc đưa ra các chính sách là cần quan tâm đến đối tượng được hưởng chính sách đó. Chính sách thai sản là một chính sách cho phụ nữ, do đó ngoài việc quan tâm đến tình hình kinh tế, xã hội trong nước, khi đưa ra chính sách thai sản cần thật sự quan tâm đến nguyện vọng của chị em. Về phía các chị em phụ nữ, sự tham gia của họ trong việc đưa ra các chính sách như trên là đặc biệt quan trọng trong việc đưa các chính sách này phù hợp với thực tế. Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 18 Chất lượng dân số 3.2. Vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Khi phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội thì cũng có tác động tới vấn đề kế hoạch hóa gia đình, phần lớn những phụ nữ tham gia và hoạt động xã hội là những người có trình độ học vấn, nhận thức cao chính vì thế nhận thức được vấn đề kế hoạch hóa gia đình là rất cần thiết, và từ đó sẽ hạn chế việc sinh con thứ 3 và thực hiện tốt các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình của Đảng, nhà nước. 3.3. Vấn đề việc làm. - Phụ nữ có những đặc thù về giới, do đó trong tham gia công tác họ cũng cần có những chính sách phù hợp. Ví dụ như họ cần có được khoản thời gian nghỉ thai sản phù hợp; làm các công việc phù hợp với nữ giới…Do đó khi người phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng nhiều thì họ sẽ có nhiều cơ hội để đưa ra các chính sách việc làm phù hợp cho phụ nữ. Đó sẽ là các công việc đảm bảo cho chị em có thể vẫn làm việc được lại cũng có thời gian chăm sóc gia đình, giáo dục con cái. - Một điều rất đáng khen ngợi, chính các tổ chức của phụ nữ đã tìm kiếm được những việc làm cho những thành viên của mình, nâng cao trình độ, nhận thức, vai trò của người phụ nữ hiên nay. - Các Hội liên hiệp phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nghề, tìm kiếm việc là cho các chị em phụ nữ. Hội đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho chị em. 3.4. Bình đẳng giới. Khi phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, đặc biệt là trong các tổ chức chính trị, đoàn thể thì tiếng nói của phụ nữ có trọng lượng hơn, phụ nữ có nhiều cơ hội để bảo vệ quyền lợi của mình và có thể nói lên tiếng nói để phát huy nhiều hơn nữa vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội. Sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động xã hội có tác động tích cực cho vấn đề bình đẳng giới, cụ thể như là: + Phụ nữ sẽ có điều kiện tốt hơn để phối hợp với các ban ngành để bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 19 Chất lượng dân số Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị. + Sẽ thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật. + Sẽ tạo điều kiện đảm bảo các lợi ích hợp pháp của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. + Sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ sẽ làm cho cái khoảng cách bất bình đẳng giới ngày càng bị thu hẹp lại, và tiến tới một xã hội nam nữ bình đẳng hơn, có những quyền và nghĩa vụ ngang với người đàn ông trong xã hội. 4. Những ảnh hưởng tới một số vấn đề. 4.1. Ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình. Khi phụ nữ tham gia vào các hoạt động công tác xã hội, họ sẽ phải đảm nhiệm hai chức năng đối với gia đình và đối với xã hội. Một mặt người phụ nữ vẫn phải làm các công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dạy con cái, mặt khác vẫn tham gia các công việc chính quyền, phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, điều này thấy rõ nhất ở các phụ nữ sống ở nông thôn. Khi tham gia vào các hoạt động công tác xã hội, một số người sẽ không có thời gian chăm sóc gia đình, giáo dục con cái, sẽ dẫn đến một số hệ quả. Điều này thể hiện rõ nhất ở các gia đình thành thị. Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, không quan tâm giáo dục con cái mà chỉ chu cấp về mặt vật chất dẫn tới những đứa con sẽ hư hỏng và nảy sinh các vấn đề tiêu cực. Việc phụ nữ tham gia kinh tế góp phần san sẻ gánh nặng kinh tế gia đình đối với người đàn ông, góp phần làm cho cuộc sống gia đình đầy đủ hơn về mặt vật chất. Tuy nhiên có thể thấy là việc phụ nữ tham gia vào công tác xã hội là nguyên nhân dẫn tới một số mâu thuẫn xung đột trong gia đình có thể dẫn tới tình trạng ly hôn, cấu trúc gia đình bị phá vỡ khi mà người phụ nữ dành quá nhiều thời gian cho công việc mà ít quan tâm tới gia đình. 4.2. Ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Nhóm 9-K54_Công Tác Xã Hội Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan