Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Triết học Sự ra đời của đảng bộ đảng cộng sản việt nam tỉnh quảng nam...

Tài liệu Sự ra đời của đảng bộ đảng cộng sản việt nam tỉnh quảng nam

.DOC
7
408
97

Mô tả:

1.Sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam Các cuộc khởi nghĩa vũ trang, các phong trào đấu tranh yêu nước, đòi dân sinh, dân chủ, các cuộc vận động cải cách xã hội xảy ra trong tỉnh vào những năm cuối thế kỷ XIX và hai thập kỷ đầu thế kỷ XX đều thất bại. Cũng như tình hình chung của cả nước, sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân Quảng Nam phản ánh sự khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến đối với xã hội nước ta. Trong bối cảnh đó, ở Quảng Nam bắt đầu xuất hiện một số tổ chức quần chúng yêu nước, tập hợp lực lượng trẻ như Hội trí thức thể thao ở Tam Kỳ (1925), Hội ái hữu lái xe miền Trung (1926)… Các cuộc vận động cách mạng trên địa bàn tỉnh tiếp tục bùng nổ với một ý chí, khát khao độc lập tự do mãnh liệt. Phong trào đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu (1925), phong trào để tang cụ Phan Châu Trinh (1926), các cuộc bãi khoá của học sinh Đà Nẵng (1926), Hội An (8-1927); các cuộc đấu tranh đòi tăng lương của công nhân mỏ vàng Bồng Miêu, đồn điền lúa An Hòa (1920), công nhân làm đường Phước Hội (4-1925)… càng hâm nóng bầu không khí chính trị trong toàn tỉnh. Với sự trưởng thành của các lực lượng xã hội mới, bên cạnh lực lượng công nhân tập trung ở các đô thị lớn là tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Họ là tầng lớp nhạy bén, có khả năng và điều kiện tiếp thu các luồng tư tưởng mới. Vào những năm 1925-1927, các sách báo tiến bộ lưu hành ngày một nhiều như: Chuông rè, An Nam, Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh, Tiếng Dân, Pháp Việt nhất gia... Các tác phẩm nổi tiếng như Chiêu hồn nước của Phạm Tất Đắc, Tiếng quốc kêu của Việt Quyên, Một bầu tâm sự của Trần Huy Liệu... đã phần nào phản ánh khát vọng tự do, dân chủ và yêu nước của nhân dân, được đông đảo thanh niên ham mộ, tìm đọc. Sách báo cùng những hoạt động văn hóa tiến bộ đã trở thành chất men, một động lực quan trọng thúc đẩy cao trào đấu tranh yêu nước, đòi tự do dân chủ trong những năm 1925-1927 ở nước ta. Khi phong trào yêu nước trong tỉnh có bước phát triển, yêu cầu phải hình thành một tổ chức cách mạng, không chỉ hoạt động yêu nước mà phải là tổ chức chính trị có đường lối cứu nước rõ ràng được đặt ra một cách bức thiết. Đáp ứng yêu cầu chính trị đó, các tổ chức tiền thân của Đảng xuất hiện ở Quảng Nam. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Khi nói về sự ra đời của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Nam, phải nhắc đến Nhà hội Quảng Nam ở Huế. Học sinh đất Quảng học bậc trung học tại Huế thường ăn ở tại Nhà hội Quảng Nam. Ngày 7-4-1927, lần đầu tiên tại Huế đã bùng nổ phong trào bãi khóa của học sinh toàn miền Trung, học sinh Quảng Nam đang học Quốc học Huế tích cực tham gia bãi khóa để chống lại sự phản động của nền giáo dục thực dân. Nhà hội Quảng Nam trở thành trung tâm chỉ huy và lãnh đạo cuộc bãi khóa. Truyền đơn đòi “nhà nước phải sửa đổi chương trình giáo dục nhồi sọ”, “thả ngay học sinh Quốc học bị bắt”, “không được đánh đập học sinh” được rải khắp nơi trong thành phố. Thực dân Pháp đàn áp, bắt bớ nhiều học sinh. Nhà hội phải giải tán. Học sinh Quảng Nam mỗi người đi mỗi ngả. Một số người như Đỗ Quỳ (Quế Sơn), Lê Quang 1 Sung (Duy Xuyên) còn ở lại để thanh toán sổ sách tiền nong. Chính vào thời gian này, Đỗ Quang1 xuất hiện ở Huế tại Nhà hội Quảng Nam. Kết quả là Đỗ Quỳ và Lê Quang Sung đã tự nguyện tham gia tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ sau khi Đỗ Quỳ và Lê Quang Sung được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nhà hội Quảng Nam tại Huế, Ban vận động thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Chi hội Quảng Nam chính thức được thành lập, gồm Đỗ Quang, Đỗ Quỳ, Lê Quang Sung, Phan Long, Thái Thị Bôi. Cùng với việc tổ chức in và phổ biến tuyên truyền cuốn Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, việc phát triển hội viên diễn ra khá nhanh. Đến tháng 9-1927, ở Đà Nẵng Chi hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã được thành lập do Đỗ Quang làm Bí thư. Ngoài ra, còn có một tổ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Nguyễn Tường làm tổ trưởng. Tại Hội An, tháng 10-1927, Chi bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên cũng được thành lập do Phan Thêm làm Bí thư Chi bộ. Từ 3 đầu mối trên, tháng 4-1928, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Quảng Nam được thành lập, do Đỗ Quang làm Bí thư. Đến tháng 3-1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chủ trương tách Đà Nẵng ra khỏi Tỉnh bộ Quảng Nam nhằm hướng mạnh việc phát triển hội viên các phủ huyện nông thôn. Ban Chấp hành Tỉnh bộ Quảng Nam được cấp trên chỉ định lại do Trần Văn Tăng làm Bí thư. Tổ chức Hội ở Đà Nẵng do Đỗ Quang phụ trách, trực thuộc sự lãnh đạo của Kỳ bộ. Sau khi phát triển ra nông thôn, số lượng hội viên, cơ sở của hội tăng lên nhanh chóng (tháng 5-1929, có 4 chi bộ với 50 hội viên) và nhanh chóng trở thành một tổ chức chính trị có ảnh hưởng lớn trong tỉnh với nhiều hình thức hoạt động, đấu tranh sôi nổi, phong phú; các tổ chức quần chúng của hội ra đời và phát triển. Hoạt động của Đảng Tân Việt Đảng Tân Việt là một tổ chức yêu nước - địa bàn hoạt động chủ yếu là ở miền Trung. Lúc mới thành lập chưa có đường lối chính trị và chương trình hoạt động rõ ràng. Về sau đường lối của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có ảnh hưởng đến Tân Việt. Ở Quảng Nam vào tháng 12-1926, tổ Tân Việt đầu tiên đã ra đời ở Đà Nẵng. Đến năm 1927, tổ phát triển thêm hội viên, lập ra chi bộ Đảng do Bùi Châu làm Bí thư. Đến năm 1929, Quảng Nam đã có 14 đảng viên Tân Việt với các nhóm đọc sách báo, cứu tế, học nghề nhằm tập họp quần chúng yêu nước. Cũng như ở các tỉnh Bắc Trung Kỳ, tổ chức Tân Việt ở Quảng Nam đã phân hóa do tác động bởi ảnh hưởng của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và của chủ nghĩa Mác - Lênin đang được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Khi Tổng bộ Tân Việt ở Huế bị vỡ, các đảng viên Tân Việt ở Quảng Nam cũng phân tán đi các nơi. Một số về sau đã tham gia Đông Dương Cộng sản Liên đoàn rồi cuối cùng cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Quảng Nam, ảnh hưởng của Đảng Tân Việt không được sâu rộng như Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. 1 2 Tháng 5-1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về giải tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã bỏ hội nghị về nước, thành lập Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929). Sau khi thành lập, Đông Dương Cộng sản đảng đã phân công một số cán bộ lãnh đạo vào miền Trung và miền Nam để xây dựng tổ chức đảng trong cả nước. Tháng 6-1929, Xứ ủy Trung Kỳ lâm thời được thành lập. Nguyễn Phong Sắc được cử vào phía Nam hoạt động, lập ra cơ quan phân Xứ uỷ ở Đà Nẵng. Trước tình hình mới, được sự chỉ đạo của Xứ ủy Trung Kỳ Đông Dương Cộng sản đảng, trên cơ sở của Tỉnh hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Quảng Nam, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản đảng Quảng Nam được chính thức thành lập vào tháng 91929. Tỉnh ủy lâm thời gồm có Phan Văn Định, Phạm Thâm, Nguyễn Thái do Phan Văn Định làm Bí thư và Phạm Thâm - Phó Bí thư chuyên lo phát triển phong trào ra các phủ, huyện. Ngày 3-2-1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, các tổ chức cộng sản trên cả nước đã nhất trí, hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thành lập Đảng tại Hương Cảng cũng nhất trí thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Sau khi nghe phái viên của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phong Sắc báo tin thắng lợi về sự ra đời của Đảng, Tỉnh bộ lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng Quảng Nam nhất trí thực hiện chủ trương hợp nhất của Trung ương. Ngày 28-3-1930, Ban Chấp hành lâm thời Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về việc thành lập Đảng bộ và công bố từ nay chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng cả nước. Thông cáo chỉ rõ: “Phong trào cộng sản nước ta phát triển qua một con đường mới, tức là Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (…) Phong trào cộng sản tỉnh Quảng Nam ta cùng xu hướng chung với cả nước, nó phát triển trên cơ sở tranh đấu của vô sản, dân cày và những người bị áp bức trong toàn tỉnh”. Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Quảng Nam gồm các đồng chí Phan Văn Định, Phạm Thâm, Nguyễn Thái do Phan Văn Định làm Bí thư. Về sau, khi Xứ ủy tăng cường thêm 3 cán bộ cho tỉnh, đồng chí Phạm Thâm làm Bí thư Tỉnh ủy, thay thế đồng chí Phan Văn Định. Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam từ khi ra đời đến cuối năm 1930, phát triển được 70 đảng viên. Nếu tính cả Đà Nẵng thì có tất cả 80 đảng viên. Hàng trăm quần chúng trung kiên được kết nạp vào công hội đỏ, nông hội đỏ, cứu tế đỏ. Ngoài ra, còn lôi kéo được nhiều lực lượng quần chúng khác, cả những người phục vụ trong tòa Công sứ Pháp tại Hội An. Ngày 28-3-1930, ngày chính thức thành lập Đảng bộ tỉnh, đánh dấu mốc lịch sử của nhân dân Quảng Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh dân tộc, dân chủ theo ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; tạo ra 3 những tiền đề và nhấn tố quyết định đưa cách mạng Quảng Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. b/ Trong những năm 1936-1939, cách mạng Quảng Nam không chỉ khôi phục được lực lượng sau thời kỳ khủng bố trắng 1930-1931 của thực dân Pháp, mà còn tạo nên khí thế sôi động không chỉ ở nông thôn mà cả ở thành thị. Cuộc vận động dân chủ đang giành nhiều thắng lợi thì Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1-9-1939). Trong lúc đó, chủ trương mới của Hội nghị Trung ương Đảng họp lần thứ VI (11-1939) Đảng vừa phổ biến đến một số đồng chí Tỉnh ủy Quảng Nam, nhưng chưa kịp chuẩn bị tổ chức đã bị khủng bố. Hầu hết các đồng chí Tỉnh ủy viên và một số cán bộ, đảng viên bị bắt. Phong trào cách mạng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng ở nhiều phủ, huyện không bị vỡ. Với những hoạt động tích cực, tháng 3-1940, đồng chí Võ Toàn đã liên hệ được với các đồng chí của mình để thành lập lại Tỉnh uỷ lâm thời gồm các đồng chí: Võ Toàn (Võ Chí Công; Bí thư), Nguyễn Sắc Kim, Khưu Thúc Cự, Huỳnh Cự, Võ Huyến. Vào thời gian này, Xứ uỷ Trung Kỳ đã cử cán bộ là Lê Chưởng và Hồ Tỵ góp sức xây dựng cho phong trào Quảng Nam. Từ sau khi Tỉnh uỷ được lập lại, nhiều hoạt động đã diễn ra sôi nổi. Để giữ vững phong trào, củng cố niềm tin cho quần chúng, tháng 11-1940, Tỉnh uỷ Quảng Nam tổ chức hội nghị mở rộng tại Chùa Hang. Tham dự hội nghị ngoài các đồng chí trong Tỉnh uỷ, còn có đại biểu của 8 phủ, huyện trong tỉnh. Hội nghị đã thảo luận và tiếp thu Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VI (11-1939) và đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ chính thức gồm 5 đồng chí, do đồng chí Hồ Tỵ làm Bí thư. Quán triệt nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc, Hội nghị ở Chùa Hang đã quyết định ra tờ báo Khởi nghĩa để đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940), củng cố lại Ban lãnh đạo Đảng bộ tỉnh. Hội nghị Tỉnh ủy Chùa Hang là một cột mốc quan trọng của Quảng Nam trên đường đi đến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Chấp hành chỉ thị của Trung ương, tháng 10-1941, Xứ ủy Trung Kỳ được thành lập đóng tại Quảng Nam. Cũng thời gian này, Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam cũng được triệu tập tại Quế Sơn. Quán triệt Nghị quyết của Trung ương, Hội nghị Tỉnh ủy đã quyết định nhiều chủ trương quan trọng. Theo quyết định của Xứ ủy, đồng chí Trương Hoàng, Xứ ủy viên được tăng cường cho tỉnh, trực tiếp làm Bí thư. Trước yêu cầu cách mạng mới, đầu năm 1942, Tỉnh uỷ Quảng Nam họp đề ra Nghị quyết hành động. Nghị quyết này còn được gọi là Thông báo khẩn cấp của Thường vụ Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Tứ Xuyên1. Nghị quyết chỉ rõ phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào cách mạng trong tỉnh, chuyển hướng mọi hoạt động, “chuẩn bị lực 1 4 lượng đón thời cơ võ trang khởi nghĩa, đánh đổ kẻ thù Pháp - Nhật cùng bọn việt gian, giành lại cho đất nước, dân tộc ta một tương lai chói lọi”. Hưởng ứng chủ trương của Tỉnh ủy, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng chống đế quốc, phát xít, phong kiến diễn ra nhiều nơi trên địa bàn. Tuy nhiên, phong trào Quảng Nam cũng bộc lộ những nhược điểm. Tình hình ở Quảng Nam năm 1942 chưa có thời cơ khởi nghĩa, nhưng ta lại hoạt động quá công khai lộ liễu, mất cảnh giác. Vì thế bọn thống trị đánh hơi thấy những hoạt động đang gây nguy hại lớn cho chúng, nên đã mò ra manh mối và tập trung đàn áp, chống phá, lùng sục, giăng bẫy khắp các phủ, huyện, gây ra hơn 1.000 vụ bắt bớ. Đảng viên, cán bộ, cơ sở trong tỉnh bị bắt hơn 4.000 người và làm án tù 918 người. Ngày 25-6-1942, Lê Chưởng - Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ bị địch bắt ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ tư đồng chí bị địch bắt. Tỉnh ủy có 5 người, thì 3 người bị địch bắt, một lần nữa Đảng bộ Quảng Nam bị đứt liên lạc với cấp trên. Một lần bể vỡ là một lần tổn thất của phong trào cách mạng, song cũng thêm một lần thử thách rèn luyện đối với đảng viên, cơ sở và quần chúng. Nhiều người bị địch đánh chết đi sống lại vẫn giữ vững khí tiết. Quần chúng thì một lòng bảo vệ Đảng. Chính với tinh thần như thế mà chỉ một thời gian ngắn sau khi bễ vỡ, phong trào cách mạng Quảng Nam lại nhanh chóng được hồi phục. Tháng 6-1942, ở một địa điểm bí mật trên sông Thu Bồn đã diễn ra Hội nghị liên tịch giữa Tỉnh uỷ Quảng Nam và Thành uỷ Hội An, quyết định thành lập Ban Chấp hành Liên Thành, Tỉnh uỷ (Quảng Nam - Đà Nẵng - Hội An), do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư. Cách mạng Quảng Nam lại bước vào thời kỳ phát triển mới. Từ ngày 15 đến ngày 16-1-1943, Liên Thành, Tỉnh uỷ Quảng Nam triệu tập một cuộc họp có đủ đại biểu Đà Nẵng, Hội An, Duy Xuyên, Đại Lộc, Tam Kỳ. Hội nghị quyết định gấp rút xây dựng căn cứ cách mạng từ Phú Nham qua Ba Nghi đến Trung Phước, mở rộng sang Tiên Phước, Bến Giằng, nối liền vùng đồng bào Thượng tiếp giáp với huyện Đại Lộc. Hội nghị cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (thay cho Ban Chấp hành Liên Thành, Tỉnh uỷ Quảng Nam - Hội An – Đà Nẵng), gồm các đồng chí Nguyễn Sắc Kim, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Kim Ánh, Nguyễn Duy Đề, Nguyễn Sĩ Huynh, Hứa Toản do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư. Mùa xuân 1943, Tỉnh uỷ phát hành vé số cứu quốc và coi đây là một cuộc vận động yêu nước, chuẩn bị điều kiện vật chất để võ trang khởi nghĩa. Hội An, Đà Nẵng, Duy Xuyên là những nơi bán được nhiều vé số nhất. Tuy nhiên, địch phát hiện vé số cứu quốc ở Duy Xuyên, từ đó gây bể vỡ tràn lan ở Hội An, Đà Nẵng, Điện Bàn, Đại Lộc… Riêng tháng 4-1943, chúng tiến hành 162 vụ bắt bớ, hàng loạt đảng viên, cơ sở quần chúng bị vào tù, làm cho tổ chức Đảng lần nữa bị vỡ nặng, Tỉnh uỷ Quảng Nam chỉ còn lại đồng chí Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim cùng số cán bộ thoát ly lên Tiên Phước họp bàn kế hoạch đối phó. Tuy bị vỡ nặng, nhưng thực tế địch không thể nào bắt được hết đảng viên và cơ sở cách mạng trong tỉnh. Hội An còn lại một đồng chí Thành uỷ viên (Nguyễn Văn 5 Ưng) và chi bộ Kim Bồng vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào. Tháng 2-1944, Nguyễn Chế và Trần Văn Quế trên đường đi đày từ Buôn Ma Thuột ra Phú Bài (Huế) đã nhảy tàu thoát tù về Tam Kỳ hoạt động, lần lượt bắt nối lại với các cơ sở cũ. Tháng 4-1944, một cuộc Hội nghị được tổ chức tại chùa Kim Bồng (Hội An), quyết định thành lập lại Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Nam gồm Trần Văn Quế (Bí thư) Nguyễn Chế, Nguyễn Văn Ưng. Cơ quan Tỉnh uỷ đóng ở Diêm Trường (Tam Giang, Núi Thành) và làmg Kim Bồng (Hội An). Từ tháng 3 đến tháng 5-1945, hàng trăm tù chính trị lần lượt ra tù, về lại địa phương tham gia tích cực việc chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền. Tình hình phát triển nhanh, tháng 4-1945, cơ quan Tỉnh uỷ từ Tam Kỳ chuyển ra Bà Rén (Quế Xuân 1, Quế Sơn). Tháng 5-1945, Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng họp trên một chiếc thuyền ở bến đò ông Đốc trên dòng sông Thu Bồn (Đại Lộc), quyết định kiện toàn Uỷ ban Mặt trận Việt Minh tỉnh lấy mật danh là Việt Minh Vụ Quang. Hội nghị chủ trương đẩy mạnh xây dựng khu căn cứ cách mạng từ Duy Xuyên - Quế Sơn Giằng, phát triển các đội tự vệ vũ trang ở cơ sở; chú trọng việc móc nối xây dựng cơ sở trong thành thị, vùng xung yếu, vùng núi. Sau Hội nghị, Mặt trận Việt Minh các cấp đã xúc tiến thành lập Uỷ ban cứu quốc ở các địa phương, sắm vũ khí, xây dựng căn cứ du kích của tỉnh. Đêm ngày 045-1945, đội du kích Vũ Hùng, tiền thân của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam được thành lập. Tháng 6-1945, Tỉnh uỷ họp mở rộng tại nhà ông Cả Đáng ở Thọ Khương (Tam Kỳ), chủ trương sử dụng hình thức tuyên truyền xung phong để tập họp quần chúng, nhanh chóng phát triển các đội tự vệ võ trang cơ sở, xây dựng đội du kích Vũ Hùng thành lực lượng vũ trang nòng cốt của tỉnh, sẵn sàng đón thời cơ. Tỉnh ủy lúc này có 15 đồng chí, do đồng chí Trần Văn Quế làm Bí thư. Phong trào cách mạng toàn tỉnh và cả nước lên cao, nhân dân Quảng Nam không đi xâu, không nộp thuế, không nộp thóc, không nộp dầu phụng cho Nhật. Quân Nhật đành chịu bất lực. Bộ máy tay sai Nhật ở tổng, xã hầu hết nằm im trước khí thế cách mạng của quần chúng. Nhìn chung những ngày đầy tháng 8-1945, bộ máy thống trị tay sai của Nhật từ phủ, huyện, đến cơ sở đã bị tê liệt, quần chúng được tập hợp dưới ngọn cờ hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh, sẵn sàng khởi nghĩa khi có lệnh. Trước tình hình cách mạng mới, trong 2 ngày 12 và 13-8-1945, Tỉnh uỷ triệu tập cuộc họp khẩn cấp tại nhà ông Tòng (Khương Mỹ, Núi Thành) để bàn kế hoạch chớp thời cơ khởi nghĩa. Cuộc họp đang tiến hành thì chiều ngày 13-8-1945, ta nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh. Nhờ nắm vững tinh thần của Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của Trung ương về các khả năng cuộc khởi nghĩa của ta có thể nổ ra giành thắng lợi. Đêm 13 và ngày 14-8-1945, cuộc họp của Tỉnh uỷ chuyển xuống nhà ông Nguyễn Chiến (Khương Mỹ, Núi Thành). Tại đây, Hội nghị nhận định: “… quân Nhật ở Đông Dương hoang mang tê liệt như rắn không đầu; chính quyền bù nhìn thân Nhật bất lực, dao động cao độ, không cai trị được nhân dân nữa; phong trào cách mạng lên cao, Đảng lãnh đạo vững vàng, các điều kiện đã đủ, thời cơ khởi nghĩa đã đến, không thể ngồi chờ chỉ thị của Trung ương, của Xứ ủy mà bỏ lở thời cơ, cần phải khởi sự kịp 6 thời…”. Hội nghị quyết định “phát động ngay toàn tỉnh một đợt tuyên truyền bằng mọi hình thức, sau đó từ ngày 18 đến ngày 22-8 sẽ tổ chức cuộc tổng biểu tình ở các phủ, huyện, chuẩn bị sẵn sàng chuyển lên tông khởi nghĩa cướp chính quyền từ phủ, huyện trước rồi lên toàn tỉnh, tập trung lực lượng kéo về cướp chính quyền ở tỉnh lỵ Hội An”1. Hội nghị cử ra ủy ban bạo động tỉnh gồm 17 người và quyết định chuyển cơ quan Thường trực của Tỉnh uỷ và Thường trực Ban bạo động tỉnh từ Bà Rén (Quế Sơn) ra Bích Trâm (Điện Bàn) để chỉ đạo khởi nghĩa. Ba giờ chiều ngày 17-8-1945, đồng chí Võ Chí Công trực tiếp đến Hội An kiểm tra tình hình chuẩn bị thì được tin Hội An đã cử người đi xin ý kiến của Tỉnh về việc bạo động. Đồng chí liền triệu tập các thành viên trong Ủy ban bạo động Hội An họp và báo cáo gửi về Thường trực Tỉnh ủy đề nghị cho Hội An khởi nghĩa ngay trong đêm 17-8. Tuy nhiên, chờ đợi đến khuya vẫn chưa thấy Tỉnh ủy trả lời nên đồng chí quyết định: Tuy Tỉnh chưa duyệt nhưng cũng phải làm vì quyết định khởi nghĩa ngay như vậy là không sai, chắc rằng tỉnh cũng sẽ đồng ý. Liền ngay sau đó, phái viên của Ủy ban bạo động Hội An cũng kịp mang về lệnh khởi nghĩa của Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Ủy ban bạo động tỉnh chấp thuận cho Hội An khởi nghĩa ngay trong đêm 17 rạng ngày 18-8-1945. Đến 3 giờ sáng ngày 18-8-1945, trên 5.000 quần chúng có lực lượng tự vệ làm nòng cốt nhất tề nổi dậy, phối hợp với cơ sở là lính gác, chiếm đồn bảo an, lấy súng trang bị cho tự vệ, chia nhau chiếm các công sở như dinh tỉnh trưởng, sở mật thám, kho bạc, bưu điện… Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, nổ ra đúng thời cơ, cuộc khởi nghĩa ở Hội An đã giành thắng lợi nhanh gọn trong 2 tiếng đồng hồ. Đúng 5 giờ sáng, cờ que ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ tỉnh đường, báo hiệu chính quyền cách mạng cấp tỉnh đã về tay nhân dân. Cũng trong ngày này, lực lượng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở thị xã và 5 phủ, huyện (Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và Quế Sơn) trong tỉnh. Ba huyện, phủ còn lại khởi nghĩa thắng lợi trong các ngày 19-8 (Tiên Phước, Đại Lộc) và 22-8 (Hòa Vang). Thành phố Đà Nẵng là nơi có đông quân Nhật, nên khởi nghĩa diễn ra thận trọng và giành thắng lợi vào ngày 26-8. Như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, cùng với Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam trở thành tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền thuộc về tay nhân dân. 1 Võ Chí công, Trên những chặng đường cách mạng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.87-88. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan