Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự lo âu ở phụ nữ sau sinh...

Tài liệu Sự lo âu ở phụ nữ sau sinh

.PDF
127
100
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------- Hạ Thị Kim Cúc SỰ LO ÂU Ở PHỤ NỮ SAU SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------------- Hạ Thị Kim Cúc SỰ LO ÂU Ở PHỤ NỮ SAU SINH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lí học Mã số: 60 31 04 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơ sở lý luận và các số liệu đã được nêu và sử dụng trong luận văn là trung thực, được lấy từ các nguồn đáng tin cậy và các kết luận dựa trên cơ sở khoa học. Học viên Hạ Thị Kim Cúc LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Thị Minh Đức, người thầy đã hết sức tận tụy, nhẫn nại hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các sản phụ đã tích cực tham gia trả lời phiếu hỏi; các cán bộ tại Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I đã giúp đỡ tôi trong giai đoạn triển khai thực hiện điều tra thực tế cho đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới những người bạn thân thiết, người thân trong gia đình đã luôn ở bên động viên, giúp tôi có thời gian và tâm sức để hoàn thành đề tài nói riêng, và chương trình Thạc sĩ nói chung. Hà Nội, ngày tháng năm 2019. Học viên Hạ Thị Kim Cúc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... 5 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu về lo âu và các dạng cụ thể của lo âu sau sinh ........ 9 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 9 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 15 1.1.3. Một số quan điểm nghiên cứu về lo âu ở phụ nữ sau sinh...................... 16 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu ở phụ nữ sau sinh ................................. 20 1.2. Nghiên cứu lý luận về lo âu, lo âu sau sinh ............................................... 22 1.2.1. Lo âu và rối loạn lo âu ............................................................................ 23 1.2.2. Các dạng biểu hiện lo âu sau sinh .......................................................... 24 Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 35 2.1. Mẫu nghiên cứu.......................................................................................... 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 37 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 37 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..................................................... 37 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 38 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 55 3.1. Thực trạng lo âu ở phụ nữ sau sinh ............................................................ 55 3.1.1. Thực trạng chung về lo âu ở phụ nữ sau sinh ......................................... 55 3.1.2. Các biểu hiện cụ thể của các dạng lo âu sau sinh .................................. 57 3.1.2.1. Lo âu sau sinh dạng rối loạn lo âu tổng quát ...................................... 57 3.1.2.2. Lo âu sau sinh dạng rối loạn hoảng sợ................................................ 59 3.1.2.3. Lo âu sau sinh dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ................................. 61 3.1.2.4. Lo âu sau sinh dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ ................. 63 1 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở phụ nữ sau sinh ................................... 65 3.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người mẹ .................................................. 65 3.2.1.1. Sức khỏe thể chất ................................................................................. 65 3.2.1.2. Sức khỏe tinh thần ................................................................................ 67 3.2.1.3. Tính cách của người mẹ ....................................................................... 70 3.2.1.4. Kiến thức, kỹ năng chăm sóc con của người mẹ.................................. 71 3.2.1.5. Khả năng ứng phó của người mẹ khi mang thai, nuôi con .................. 73 3.2.2. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến sự ra đời của trẻ mới sinh ............... 74 3.2.2.1. Yếu tố thuộc về trẻ mới sinh ................................................................. 74 3.2.2.2. Sự kiện sinh con ................................................................................... 76 3.2.3. Sự hỗ trợ trong quá trình mang thai và nuôi con ................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 86 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình PNSS Phụ nữ sau sinh GAD Generalized anxiety disorder Rối loạn lo âu tổng quát OCD Obsessive-compulsive disorder Rối loạn ám ảnh cưỡng chế PD Panic disorder Rối loạn hoảng sợ PTSD Posttraumatic stress disorder Rối loạn stress sau sang chấn 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu .......................................................................... 35 Bảng 2.2: Các nhân tố và hệ số tải giữa item và nhân tố của thang đánh giá sự lo âu ở phụ nữ sau sinh......................................................................................................... 43 Bảng 2.3: Các nhân tố và hệ số tải giữa item và nhân tố của thang tự đánh giá bản thân của phụ nữ sau sinh ............................................................................................. 45 Bảng 2.4: Các nhân tố và hệ số tải giữa item và nhân tố của thang cảm nhận hạnh phúc khi có con ........................................................................................................... 46 Bảng 2.5: Các nhân tố và hệ số tải giữa item và nhân tố của thang ứng phó với khó khăn khi nuôi con ở phụ nữ sau sinh ........................................................................... 47 Bảng 3.1: Tỉ lệ sản phụ có biểu hiện lo âu sau sinh (%) ............................................. 55 Bảng 3.2: Các biểu hiện lo âu sau sinh dạng rối loạn lo âu tổng quát ........................ 58 Bảng 3.3: Các mức độ lo âu sau sinh dạng GAD và thời điểm xuất hiện (%) ........... 58 Bảng 3.4: Các biểu hiện lo âu sau sinh dạng rối loạn lo hoảng sợ (%) ...................... 60 Bảng 3.5: Các mức độ lo âu sau sinh dạng PD và thời điểm xuất hiện (%) ............... 61 Bảng 3.6: Các biểu hiện lo âu sau sinh dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ................... 62 Bảng 3.7: Các mức độ lo âu sau sinh dạng OCD và thời điểm xuất hiện (%) ............ 63 Bảng 3.8: Tỉ lệ biểu hiện lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ (%) ......... 64 Bảng 3.9: Tỉ lệ có và không có các loại bệnh (%) ...................................................... 65 Bảng 3.10: Các áp lực trước sinh đối với người phụ nữ mang thai ............................ 67 Bảng 3.11: Tương quan giữa các dạng lo âu sau sinh và áp lực tinh thần trong thời gian mang thai ............................................................................................................. 64 Bảng 3.12: Mức độ thực hiện các việc trước khi sinh ................................................ 68 Bảng 3.13: Khoảng thời gian người mẹ thành thạo các kỹ năng chăm sóc trẻ mới sinh .............................................................................................................................. 69 Bảng 3.14: Các phương án giải quyết khó khăn trong quá trình nuôi con ................. 70 Bảng 3.15: Tương quan giữa các dạng lo âu sau sinh và kĩ năng ứng phó với các khó khăn trong quá trình nuôi con của sản phụ .......................................................... 71 Bảng 3.16: Sự phù hợp giới tính của trẻ mới sinh và hy vọng ban đầu ...................... 72 Bảng 3.17: Tự đánh giá ở phụ nữ sau sinh.................................................................. 74 Bảng 3.18: Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và các dạng lo âu sau sinh .... 75 Bảng 3.19: Cảm nhận hạnh phúc khi có con............................................................... 76 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân phối chuẩn của tiểu thang đo lo âu dạng rối loạn lo âu tổng quát sau sinh ........................................................................................................ 48 Biểu đồ 2.2: Tiểu thang đo lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ và phân phối chuẩn .................................................................................................. 49 Biểu đồ 2.3: Phân phối chuẩn của tiểu thang đo lo âu dạng rối loạn hoảng sợ sau sinh ................................................................................................................ 50 Biểu đồ 2.4: Phân phối chuẩn của tiểu thang đo lo âu dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh .............................................................................................. 51 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ có biểu hiện lo âu sau sinh theo mốc thời gian ...................... 56 Biểu đồ 3.2: Các mức độ lo âu dạng rối loạn lo âu tổng quát sau sinh (%)........ 57 Biểu đồ 3.3: Các mức độ lo âu dạng rối loạn lo âu hoảng sợ sau sinh (%) ........ 59 Biểu đồ 3.4: Các mức độ lo âu sau sinh dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (%) .. 61 Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi trong cuộc sống của người phụ nữ sau khi sinh (%) .. 77 Biểu đồ 3.6: Người thường xuyên giúp chăm sóc con trong thời gian đầu mới sinh (%) ............................................................................................................... 81 Biểu đồ 3.7: Sản phụ tự đánh giá về mối quan hệ hôn nhân............................... 82 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc người phụ nữ mang thai và sinh con nói chung mang lại niềm vui cho các ông bố, bà mẹ và cho cả gia đình. Nhưng đó còn là giai đoạn rủi ro cao đối với sức khỏe, tính mạng của người mẹ và trẻ mới sinh. Báo cáo của Unicef (2009) cho thấy mỗi ngày có tới 1.500 phụ nữ bị tử vong do các biến chứng trong lúc mang thai và khi sinh. Kể từ 1990-2009, số ca tử vong ở bà mẹ mỗi năm trên toàn thế giới ước tính trên 500.000 với tổng số gần 10 triệu ca trong vòng 19 năm qua [7]. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà dân gian Việt Nam có câu: “Gái chửa cửa mả” nhằm ám chỉ những mối đe dọa với sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ trong thai kỳ, và đặc biệt trong những giờ phút trở dạ sinh con. Bên cạnh đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng, số thông tin về những trường hợp sản phụ tự tử, hay giết con rồi có hành vi tự sát ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội là việc ra đời những nhóm, diễn đàn dành riêng cho các bà mẹ mới sinh hay đang mang thai để chia sẻ những khó khăn trong quá trình mang thai, nuôi con cũng ngày một trở nên phổ biến. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy thời kỳ mang thai và sau sinh, người phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như cơn thoáng buồn sau sinh, stress, trầm cảm, lo âu, loạn thần… Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Cùng với đó gây nên những tác động tiêu cực đến mối quan hệ mẹ - con, sự phát triển của trẻ và các mối quan hệ gia đình. Vì vậy có thể nói mang thai và sinh con là giai đoạn mang lại cho người phụ nữ những trải nghiệm hạnh phúc lớn lao nhưng đồng thời ẩn chứa những rủi ro về sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc đảm nhận vai trò, “thiên chức” làm mẹ tạo nên bước ngoặt lớn với đời sống cá nhân của người phụ nữ, do đó cũng tạo nên ở họ những mối lo lắng, bận tâm nhất định. Đây là điều rất dễ xảy ra. Tuy nhiên trong khi một số lượng phụ nữ nhanh chóng vượt qua những lo lắng trong thai kỳ và thời 6 gian đầu mới sinh thì một số gặp khó khăn hơn, thậm chí chuyển biến thành bệnh lo âu sau sinh. Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về lo âu, bệnh lo âu ở phụ nữ sau sinh là rất ít. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự lo âu ở phụ nữ sau sinh” nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu, bệnh lo âu ở phụ nữ sau sinh. Nghiên cứu sẽ góp phần đưa đến những thông tin thực tiễn về vấn đề này, qua đó, đóng góp phần nào cơ sở lý luận cho lĩnh vực của đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận, nghiên cứu nhằm mục đích chỉ ra được thực trạng lo âu, mức độ lo âu ở phụ nữ sau sinh; và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lo âu ở phụ nữ sau sinh. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm can thiệp, phòng ngừa lo âu và rối loạn lo âu ở phụ nữ sau sinh. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Các biểu hiện lo âu ở phụ nữ sau sinh. 4. Khách thể nghiên cứu: 418 phụ nữ sau sinh trong vòng 01 năm. 5. Giả thuyết khoa học - Phần lớn phụ nữ sau sinh xuất hiện một vài biểu hiện trong số 4 dạng lo âu sau sinh. - Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến lo âu ở phụ nữ sau sinh và mức ảnh hưởng của các yếu tố đó là khác nhau: các áp lực trước sinh, tự đánh giá bản thân của sản phụ, sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con… 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 6.2. Tìm hiểu thực trạng các biểu hiện lo âu ở phụ nữ sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến lo âu ở phụ nữ sau sinh. 6.3. Đề xuất một số kiến nghị nhằm can thiệp, phòng ngừa lo âu và đặc biệt là bệnh lo âu ở phụ nữ sau sinh. 7. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: 7 Đề tài không nghiên cứu từ góc độ lâm sàng để chỉ ra số phần trăm (%) phụ nữ mắc lo âu sau khi sinh, mà chỉ nghiên cứu sự xuất hiện một số biểu hiện lo âu theo đánh giá chủ quan của nhóm phụ nữ sau sinh được nghiên cứu, trong đó tập trung vào các biểu hiện lo âu thuộc 4 dạng: 1/ Rối loạn hoảng sợ sau sinh 2/ Rối loạn lo âu tổng quát sau sinh 3/ Rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh 4/ Rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ - Về thời gian: Phụ nữ sau khi sinh dưới một năm. - Về địa bàn: Phụ nữ sau sinh tại các bệnh viện, các trung tâm y tế và tại gia đình riêng ở Hà Nội. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu, các nghiên cứu trong và ngoài nước để tìm hiểu thực trạng nghiên cứu vấn đề lo âu ở phụ nữ sau sinh, từ đó xây dựng cơ sở lý luận và công cụ (bộ câu hỏi điều tra) cho đề tài. 8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập các thông tin định lượng về các dạng biểu hiện, mức độ lo âu ở phụ nữ sau sinh và các yếu tố ảnh hưởng. 8.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê: Phương pháp này được thực hiện bằng phần mềm SPSS 22.0 nhằm thực hiện các phép thống kê (mô tả, suy luận) để thu thập các kết quả điều tra từ phiếu hỏi. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có phần mở đầu giới thiệu chung, chương 1 trình bày cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2 trình bày tổ chức và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn. Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn theo các hướng chỉ ra thực trạng lo âu sau sinh nói chug, thực trạng lo âu sau sinh của từng dạng, các yếu tố ảnh hưởng và trường hợp nghiên cứu phỏng vấn. Cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị. Cuối luận văn là phần tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu về lo âu và các dạng cụ thể của lo âu sau sinh Từ rất sớm, các tác giả trên thế giới đã có những quan tâm đáng kể trong việc nghiên cứu về những khó khăn tâm lý và đặc biệt là các dạng rối loạn hay rối nhiễu tâm lý ở phụ nữ sau sinh như cơn thoáng buồn sau sinh, trầm cảm, rối loạn lo âu và loạn thần sau sinh. Một trong những quan sát y tế sớm nhất về bệnh hậu sản đã có ngay từ thời cổ Hy Lạp. Đó là năm 400 TCN, lương y kiêm nhà triết học Hippocrates đã mô tả về trường hợp bị chứng mất ngủ nghiêm trọng vào ngày thứ sáu sau sinh ở một sản phụ sinh đôi [Dẫn theo 27]. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung phân tích những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan tới lo âu, bệnh lo âu ở phụ nữ sau sinh. Cùng với đó, chúng tôi trình bày các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực của đề tài này. 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài Dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu, chúng tôi khái quát các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về lo âu nói chung và lo âu thuộc một dạng cụ thể ở người mẹ mà gắn liền với việc mang thai và nhất là sau khi sinh con. 1.1.1.1. Nghiên cứu về lo âu nói chung ở phụ nữ sau sinh Các tác giả đã tìm thấy những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy lo âu, rối loạn lo âu sau sinh là vấn đề tương đối phổ biến với nhiều phụ nữ. Một số tác giả báo cáo về tỉ lệ khá cao của rối loạn lo âu tổng quát sau sinh là 8,2% và đã tìm thấy sự tiến triển xấu đi của các triệu chứng hoảng loạn sau sinh. Trong một nghiên cứu với 422 phụ nữ sau sinh, đã phát hiện 24,9% bà mẹ có lo âu vừa, 1% có lo âu nặng [Dẫn theo 10]. Ngoài việc đưa ra những con số về tỉ lệ phụ nữ có lo âu sau sinh, trong nghiên cứu của mình các tác giả còn phát hiện và chỉ ra thời điểm xuất hiện lo âu sau sinh. Nghiên cứu trên hơn 400 phụ nữ sau sinh của tác giả Dana Gosset cho thấy có đến 11% các bà mẹ có triệu chứng rối loạn lo âu khi mới sinh con, 50% sản phụ có các biểu hiện rối loạn lo âu sau khi sinh được 6 tháng và 5,4% các biểu hiện 9 xảy ra lúc tròn 6 tháng [Dẫn theo 34]. Trong một nghiên cứu khác, Stuart và cộng sự (1998) cho biết sự tiến triển của các triệu chứng lo âu tăng dần ở sản phụ theo thời gian. Các triệu chứng lo âu ở thời kì sau sinh thường trầm trọng hơn, xuất hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 30 sau sinh. Thậm chí, tác giả còn nhận định rằng rất nhiều sản phụ có biểu hiện lo âu khá muộn, khoảng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 9 sau sinh [27]. Như vậy có thể thấy các biểu hiện của lo âu sau sinh xuất hiện ở nhiều thời điểm, có thể ngay từ sau khi sinh hoặc muộn nhất vào tháng thứ 9 sau khi người phụ nữ sinh con. Ngoài ra, khi nghiên cứu về lo âu sau sinh các tác giả còn chú ý đến sự xuất hiện của các biểu hiện (triệu chứng) lo âu trong các dạng rối loạn tâm thần khác nhau sau sinh. Chẳng hạn, M. Edhborg và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về sự tác động của các triệu chứng lo âu và trầm cảm tới mối liên hệ tình cảm mẹ con ở trẻ 2-3 tháng sau sinh trên nhóm 672 sản phụ nông thôn Bangladesh cho kết quả là đa số (51%) không mắc phải lo âu hay trầm cảm nào từ 2-3 tháng sau khi sinh và 3,4% mắc cả hai loại triệu chứng trầm cảm và lo âu. Bên cạnh đó, 11% chỉ có triệu chứng trầm cảm và 35% chỉ có triệu chứng lo âu 2-3 tháng sau sinh [16, tr.4]. Ballard và cộng sự (1995) báo cáo 4 trường hợp phụ nữ với rối loạn stress sau sang chấn, sau khi sinh bị trầm cảm kèm theo, một trong số đó đã có ý tưởng tự sát [Dẫn theo 12]. Kết quả một nghiên cứu khác cho biết khoảng 50% người có rối loạn hoảng sợ sau sinh cũng có trầm cảm nặng đi kèm [Dẫn theo 25]. 1.1.1.2. Nghiên cứu về các dạng lo âu cụ thể ở phụ nữ sau sinh Theo Beck (2006), phụ nữ có thể bị rối loạn tâm trạng sau sinh (postpartum mood disorders). Cụ thể gồm có các dạng là trầm cảm sau sinh, rối loạn hoảng sợ sau sinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh, rối loạn lưỡng cực II sau sinh, rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ và loạn thần sau sinh. Mặc dù các rối loạn này đều xuất hiện sau sinh nhưng có sự khác biệt về tỉ lệ mắc, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ. Sự phân loại các loại rối loạn tâm trạng sau sinh để có sự chẩn đoán và điều trị chính xác là điều rất quan trọng [31, tr.20]. Thông tin từ kết quả nghiên cứu này gợi mở rằng khi nghiên cứu về lo âu sau sinh, các tác giả có thể tiếp cận nó như là một 10 dạng rối loạn lo âu cụ thể, chuyên biệt. Ngoài ra, có thể tiếp cận lo âu sau sinh như là các biểu hiện xen lẫn với một dạng rối loạn tâm thần nào đó sau sinh, hay như là một triệu chứng trong một loại rối loạn tâm thần cụ thể, đồng thời lo âu sau sinh cũng có thể được tiếp cận như là một loại rối loạn đi kèm với một, một vài loại rối loạn tâm thần sau sinh khác. Thực tế việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy khi nghiên cứu về lo âu, rối loạn lo âu sau sinh, các tác giả thường nghiên cứu về 4 dạng rối loạn lo âu đó là rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn stress sau sang chấn. Đồng thời đặt chúng gắn với quá trình mang thai và sinh con hàm ý rằng các rối loạn này liên quan đến việc sinh đẻ là có khác biệt với các dạng rối loạn này nhưng không liên quan đến việc sinh đẻ. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu mang tính tổng quan của hai tác giả Ross và Linda. Hai tác giả [25] đã tổng hợp các nghiên cứu bằng tiếng Anh từ hai cơ sở dữ liệu điện tử là MEDLINE (1966 đến tuần 1 tháng 7/2005) và PsycINFO (1840 đến tuần 1 tháng 7/2005). Các tác giả lựa chọn đánh giá các tài liệu được công bố có liên quan đến rối loạn lo âu sau sinh: rối loạn hoảng loạn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn stress sau sang chấn và rối loạn lo âu tổng quát. Sau khi tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu, các tác giả đưa ra kết luận rằng rối loạn lo âu là thường gặp trong thời kỳ chu sinh. Nói cách khác, trái với một số ý kiến đương thời cho rằng rối loạn tâm lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh là trầm cảm, nghiên cứu đánh giá của các tác giả cho thấy rối loạn lo âu là thường gặp. Tỉ lệ cao của những rối loạn này và đặc biệt là của ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lo âu tổng quát cho thấy vai trò tiềm năng để sàng lọc. Rất ít dữ liệu có sẵn để hướng dẫn lâm sàng trong can thiệp cho phụ nữ có hoặc có nguy cơ bị rối loạn lo âu trong thời gian mang thai và sau khi sinh. Tổng hợp từ các nghiên cứu thu thập được, chúng tôi nhận thấy con số về tỉ lệ mắc 4 dạng lo âu này ở phụ nữ sau sinh trong những báo cáo là khác nhau. Rối loạn hoảng sợ sau sinh 11 Mặc dù không được nói đến nhiều trong các tài liệu nhưng lo âu và/hoặc rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng đến khoảng 4-6% phụ nữ trong thời kỳ hậu sản. Các sản phụ có thể bị một trong những rối loạn, hoặc đồng thời cùng mắc một vài loại rối loạn lo âu, hoặc hỗn hợp rối loạn lo âu với trầm cảm sau sinh [36]. Rối loạn hoảng sợ sau sinh được đặc trưng bởi các cơn sợ hãi với những triệu chứng thể chất như tim đập nhanh, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, đau ngực, tê, cảm giác sắp chết hoặc mất kiểm soát ở những người phụ nữ lần đầu sinh nở. Một khảo sát với 788 phụ nữ sau sinh cho thấy 11% số người tham gia trả lời cho biết họ có các triệu chứng của hoảng loạn. Các yếu tố nguy cơ chính là tiền sử cá nhân hoặc gia đình có rối loạn hoảng sợ và rối loạn chức năng tuyến giáp [Dẫn theo 31, tr.21]. Theo một nghiên cứu khác, tỉ lệ rối loạn hoảng sợ trong giai đoạn sau sinh đã được báo cáo từ 1,4 - 2,7%. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể trải qua cơn hoảng loạn bất ngờ được đặc trưng bởi sự sợ hãi mãnh liệt và khởi phát đột ngột các triệu chứng thể chất như khó thở, tim đập nhanh và chóng mặt [Dẫn theo 19]. Rối loạn lo âu tổng quát sau sinh Theo một số tác giả, có rất ít nghiên cứu về rối loạn lo âu tổng quát giai đoạn mang thai và sau sinh. Các biểu hiện của dạng rối loạn này mà người phụ nữ có thể gặp như luôn bất an, hồi hộp, hay run rẩy, căng cứng cơ bắp, vã mồ hôi, đau thắt ngực, nóng lưng, đau bụng, khó ngủ. Đồng thời, các triệu chứng này kéo dài liên tục trong 6 tháng. Wenzel và cộng sự (2003) nghiên cứu các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát và trầm cảm ở 68 sản phụ sau sinh 8 tuần cho thấy 3 người (chiếm 4,4%) đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV về rối loạn lo âu tổng quát, 19 người (chiếm 27,9%) xác nhận gặp các triệu chứng phụ của dạng rối loạn này. Trong khi đó, một phần ba sản phụ cho biết họ có các triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên chỉ có 2 trường hợp bị trầm cảm thực sự (đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán về trầm cảm). Từ đó, các tác giả nhận định rằng sau sinh tỉ lệ phụ nữ bị rối loạn lo âu tổng quát cao hơn tỉ lệ bị trầm cảm [32]. Ở Hoa Kỳ có 8,2% phụ nữ sau sinh đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán về rối loạn lo âu tổng quát [Dẫn theo 19]. 12 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh Phụ nữ sau sinh thường bị ám ảnh với ý nghĩ liên tục rằng họ có thể gây hại cho em bé, rằng con của họ sẽ đột tử, hay ám ảnh sợ rằng mình sẽ vô tình gây tổn hại cho trẻ…, nên tránh gần trẻ sơ sinh để giảm nỗi sợ. Vì lý do này, họ thường mất khả năng chăm sóc tốt trẻ sơ sinh là con mình. Nghiên cứu của Fonseca Zambaldi và cộng sự (2009) cho thấy có 2,3% rối loạn ám ảnh cưỡng chế khởi phát sau sinh, mặc dù Bennet và Indman (2006) báo cáo một tỉ lệ là từ 3-5%. Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn tâm thần khác, bệnh lý, biến chứng sản khoa và việc phải chăm sóc nhiều hơn một đứa trẻ được coi là các yếu tố nguy cơ của rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh (Fonseca Zambaldi và cộng sự, 2009) [Dẫn theo 31, tr.21]. Nghiên cứu trên 7 sản phụ của tác giả Lesley (1999) cho thấy thời gian khởi phát rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh ở những phụ nữ tham gia nghiên cứu là 3,7 tuần sau khi sinh. Có 5 trường hợp cho biết có rối loạn hành vi trong quan hệ mẹ con. Cả 7 sản phụ đáp ứng tiêu chuẩn ít nhất có một rối loạn tâm thần đi kèm. Sản phụ 1, 3, 4 và 5 có trầm cảm nặng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế cùng xảy ra sau sinh. Sản phụ 7 trải nghiệm hưng cảm nhẹ trong tuần đầu sau đẻ và sau đó phát triển thành trầm cảm nặng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế tại cùng một thời điểm trong tuần thứ hai. Sản phụ 2 đã chán nản trong thời gian mang thai và phát triển rối loạn ám ảnh cưỡng chế cùng với trầm cảm sau sinh. Sản phụ 6 khởi phát rối loạn hoảng sợ và rối loạn ám ảnh cưỡng chế tại cùng một thời điểm ở tuần thứ 12 sau khi sinh (khi cai sữa cho em bé) và phát triển trầm cảm nặng 4 tháng sau đó [23]. Theo ICD-10, để chẩn đoán xác định các triệu chứng ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế, hoặc cả hai phải hiện diện trong hầu hết các ngày trong ít nhất 2 tuần liên tiếp và là nguồn gốc gây đau khổ hoặc trở ngại cho hoạt động của người bệnh. Tuy nhiên, qua khảo sát các các công trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các tác giả đưa ra những số liệu khác nhau về thời điểm xuất hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh. Chẳng hạn, nghiên cứu của Mania, Albert, Bogetto, Vaschetto và Ravizza (1999) trên các trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh phát hiện 13 rằng các triệu chứng khởi phát hoặc trở nên nghiêm trọng đáng kể trong vòng 4 tuần đầu sau khi đẻ [Dẫn theo 9]. Rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ Việc sinh nở làm phụ nữ đau đớn, căng thẳng khiến cho một số rơi vào tình trạng rối loạn căng thẳng. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình khác nhau đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ ở người phụ nữ. Rối loạn stress sau sang chấn có thể được kích hoạt bởi các sự kiện sang chấn xảy ra quanh vấn đề sinh nở, hoặc bằng việc khơi gợi các sự kiện sang chấn sinh nở trong quá khứ như lạm dụng tình dục. Các sự kiện sang chấn có một phổ rộng, từ các tình huống cuộc sống có khả năng đe dọa cho người mẹ hoặc em bé cho đến các mối tương tác với các nhóm chăm sóc y tế được nhận thức bởi những kiểu phụ nữ tiêu cực như bị bỏ rơi hoặc có cảm giác bất lực. Kết quả khảo sát trên 56 khách thể nghiên cứu cho thấy 21,2% số phụ nữ sinh con nhiều lần đáp ứng đầy đủ tiêu chí chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn ở tuần thứ 6 sau sinh với tỉ lệ mắc là dưới 8%. Đây được xem là nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên chứng minh sự xuất hiện rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ ở phụ nữ sinh con nhiều lần, trong đó đã loại trừ nguyên nhân có rối loạn stress sau sang chấn từ trước (rối loạn stress sau sang chấn không liên quan đến sinh đẻ) [26]. Một số liệu khác, các nhà nghiên cứu phỏng vấn phụ nữ mang thai có thu nhập thấp cho kết quả là từ 3,5-7,7% bị rối loạn stress sau sang chấn. Ước tính phụ nữ bị rối loạn stress sau sang chấn khi mang thai và sau sinh chiếm một khoảng rộng từ 1,7 - 8,1% [Dẫn theo 19]. Điểm đáng chú ý là có những con số khác nhau về tỉ lệ phụ nữ sau sinh có lo âu. Như vậy, khi nghiên cứu về lo âu và rối loạn lo âu ở phụ nữ sau sinh, các tác giả tập trung vào các khía cạnh như phát hiện thực trạng thông qua việc báo cáo các tỉ lệ có biểu hiện lo âu, rối loạn lo âu sau sinh; tìm hiểu về thời điểm xuất hiện của các biểu hiện; các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy sinh các biểu hiện lo âu; và sự hiện diện của các biểu hiện lo âu, rối loạn lo âu trong các dạng rối loạn tâm lý khác sau sinh. Ngoài ra, trong quá trình thu thập tài liệu liên quan, chúng tôi nhận thấy khi nghiên 14 cứu về lo âu, rối loạn lo âu sau sinh các tác giả trên thế giới còn quan tâm đến chủ đề can thiệp, trị liệu với lo âu, rối loạn lo âu ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên trong giới hạn, chúng tôi chưa trình bày về hướng nghiên cứu này trong phần tổng quan vấn đề nghiên cứu. Về thời điểm xuất hiện của các biểu hiện lo âu, rối loạn lo âu sau sinh, qua các công trình thu thập được chúng tôi nhận thấy các tác giả nghiên cứu vào nhiều thời điểm khác nhau sau sinh. Đó có thể là ngay khi người phụ nữ mới sinh, hay ở một vài tuần, một vài tháng sau khi sinh (lâu nhất là tháng thứ 9 sau sinh). Đáng chú ý là qua các nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có những con số khác nhau về tỉ lệ có biểu hiện lo âu sau sinh ở nhóm khách thể tham gia nghiên cứu. Điều này có thể bắt nguồn từ sự khác nhau trong phương pháp nghiên cứu, công cụ và quan điểm nghiên cứu của các tác giả. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về phụ nữ sau sinh hiện vẫn còn khá mới mẻ và số lượng nghiên cứu về chủ đề này là rất ít. Đầu tiên ở khía cạnh y tế, dịch tễ học có một số công trình của các tác giả như Nguyễn Văn Siêm, Nguyễn Lợi, Nguyễn Nam, Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Ở góc độ tâm lý, đã xuất hiện một số công trình. Năm 1994, Vũ Thị Chín cùng với cộng sự đã thực hiện nghiên cứu Tìm hiểu tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ con. Đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi mô tả tâm lý của sản phụ trong thời kỳ mang thai và sinh con. Tác giả cho rằng trong thời gian sau sinh sản phụ sẽ trải qua một thời kỳ trầm nhược nhẹ, một trạng thái u buồn, chán nản, mệt nhọc, lờ đờ ảm đạm [2]. Năm 2009, trên tạp chí Tâm lý học số 4 xuất hiện bài báo của tác giả Nguyễn Linh Trang [5] với tựa đề“Một số biến đổi tâm lý sau khi sinh con”. Từ những tổng quan tài liệu và cuộc khảo sát thu thập ý kiến trên 30 phụ nữ sau sinh, tác giả đã chỉ ra có đến 18 bà mẹ (chiếm 60%) đã từng trải qua cơn buồn thoáng qua sau sinh (ở mức độ nhẹ), 5 bà mẹ (chiếm 15,6%) đã từng mắc trầm cảm sau sinh (mức độ vừa) và 1 bà mẹ mắc chứng loạn thần sau sinh (mức độ nặng). 15 Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thủy [4] được thực hiện trên 366 phụ nữ có con từ 0-2 tuổi ở 5 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định và Sơn La, nhằm tập trung làm rõ mối liên quan giữa các đặc điểm nhân cách và mức độ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Kết quả cho thấy phụ nữ được khảo sát của đề tài cũng bị trầm cảm tương đương với các nước khác trên thế giới. Phụ nữ có đặc điểm nhân cách với kiểu hình thần kinh không ổn định có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn so với các nhóm khác. Yếu tố không ổn định của hệ thần kinh cũng có tương quan với các biểu hiện của trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, và biểu hiện rõ nhất ở khía cạnh hành vi của trầm cảm. Nhìn chung tại Việt Nam, các khía cạnh khó khăn tâm lý khác nhau ở phụ nữ sau sinh (cơn thoáng buồn, trầm cảm, lo âu, loạn thần sau sinh…) bước đầu đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu cụ thể nào về rối loạn lo âu với tư cách là một loại rối loạn chuyên biệt mà lo âu mới được khảo sát ở dạng là các biểu hiện đan xen với trầm cảm. 1.1.3. Một số quan điểm nghiên cứu về lo âu ở phụ nữ sau sinh Nghiên cứu về lo âu ở phụ nữ sau sinh, các tác giả ngoài việc phát hiện thực trạng của vấn đề còn đưa ra những bằng chứng, quan điểm về nguyên nhân cũng như các yếu tố ảnh hưởng dẫn tới lo âu sau sinh. Theo Linda Sebastian, tất cả các bà mẹ mới sinh có phần lo lắng vì sinh con đồng nghĩa với việc người phụ nữ sẽ đảm nhận một vai trò và trách nhiệm mới. Lo lắng để đáp ứng với tình trạng này là điều rất phổ biến, tuy nhiên vì những lý do nào đó mà hiện chưa thể giải thích rõ ràng việc một số bà mẹ có lo lắng quá mức (có thể dẫn đến rối loạn lo âu sau sinh). Một giả thuyết đề xuất rằng một số người có xu hướng sinh học đối với sự lo âu dường như nhạy cảm hơn với những tác động của các kích thích tố liên quan đến sự lo âu được giải phóng. Có thể có một liên kết di truyền trong một số rối loạn vì lịch sử gia đình là quan trọng trong việc xác định những loại rối loạn hiện diện và loại điều trị có thể giúp đỡ. Một giả thuyết khác đề xuất rằng sự lo lắng là một phản ứng với các tình huống tiêu cực hay sợ hãi trong quá trình lớn lên. Một người hay lo lắng sợ hãi có thể do đã phát triển một thói quen 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan