Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 - tính cấp thiết của incoterm...

Tài liệu Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010 - tính cấp thiết của incoterms

.PDF
84
354
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA INCOTERMS 2000 VÀ INCOTERMS 2010 - TÍNH CẤP THIẾT CỦA INCOTERMS 2010 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phan Huệ Minh Sinh viên thực hiện : Bùi Thu Trang Mã sinh viên : A12321 Chuyên ngành : Tài chính- Ngân hàng Khóa luận được bảo vệ tại hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Thăng Long ngày…… tháng…… năm 2011 Điểm bảo vệ: ……… HÀ NỘI - 2011 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo - Ths. Phan Huệ Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận. Nhờ có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô, em đã tìm ra được những điểm sai và thiếu sót của mình trong quá trình viết khóa luận để có thể kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo trường Đại học Thăng Long, các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Sinh viên Bùi Thu Trang Thang Long University Library LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế toàn cầu đang mở ra cơ hội to lớn để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do vậy, nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng sẽ có nhiều khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và những vụ tranh chấp tốn kém thời gian và tiền bạc. Incoterms, quy tắc chính thức của Phòng Thương Mại Quốc tế về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại quốc tế diễn ra một cách trôi chảy. Việc dẫn chiếu đến Incoterms trong một hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý. Kể từ khi Incoterms được Phòng Thương mại Quốc tế soạn thảo năm 1936 và qua 7 lần sửa đổi đến nay, Incoterms đã thể hiện nội dung của các điều kiện thương mại một cách đơn giản, rõ ràng và sát với thực tiễn thương mại quốc tế hơn. Xuất phát từ thực tiễn trên, người viết mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài “Sự khác biệt giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010 - tính cấp thiết của Incoterms 2010”. 2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận Nghiên cứu những lý luận cơ bản về Incoterms. Tìm hiểu về nội dung cơ bản của Incoterms 2000 và Incoterms 2010, từ đó rút ra điểm khác nhau cơ bản giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010. Đi sâu phân tích những bất cập trong việc phân chia chi phí, rủi ro, bất cập trong thanh toán quốc tế khi hợp đồng ngoại thương dẫn chiếu đến Incoterms 2000 để từ đó phân tích tính cấp thiết của Incoterms 2010 trong điều kiện thương mại quốc tế hiện nay. Đưa ra những vấn đề cơ bản khi sử dụng Incoterms 2010 và những lưu ý khi hợp đồng ngoại thương dẫn chiếu đến Incoterms 2010. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu những bất cập của Incoterms 2000 trong thanh toán quốc tế cũng như nội dung cơ bản của 11 điều kiện trong Incoterms 2010. 4 Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp khoa học: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, khát quát hóa và trừu tượng hóa. 5 Kết cấu của khóa luận Khóa luận được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về Incoterms. Chương 2: Tính cấp thiết của Incoterms 2010. Chương 3: Một số vấn đề khi sử dụng Incoterms 2010. Do nhận thức còn hạn chế và thời gian học hỏi còn chưa nhiều nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo nhằm hoàn thiện hơn bản khóa luận này. Thang Long University Library MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ INCOTERMS……………………………………………..1 1.1 Tổng quan về Incoterms……………………………………………………….....1 1.1.1 Incoterms là gì ?....................................................................................................1 1.1.2 Mục đích và phạm vi áp dụng…………………………………………………...2 1.1.2.1 Mục đích………………………………………………………………………..2 1.1.2.2 Phạm vi áp dụng………………………………………………………………..2 1.2 Tại sao phải sửa đổi Incoterms?.............................................................................3 1.3 Incoterms 2000…………………………………………………………………….3 1.3.1 Tổng quan về Incoterms 2000…………………………………………………...3 1.3.2 Nội dung cơ bản của Incoterms 2000…………………………………………...4 1.3.2.1 Điều kiện nhóm “E”……………………………………………………………5 1.3.2.2 Các điều kiện nhóm “F”………………………………………………………..5 1.3.2.3 Các điều kiện nhóm “C”………………………………………………………..6 1.3.2.4 Các điều kiện nhóm “D”………………………………………………………..7 1.3.3 Những điểm khác nhau cơ bản giữa Incoterms 1990 và Incoterms 2000……10 1.4 Incoterms 2010…………………………………………………………………...10 1.4.1 Tổng quan về Incoterms 2010………………………………………………….10 1.4.2 Nội dung cơ bản của Incoterms 2010………………………………………….11 1.4.2.1 Điều kiện nhóm “E”…………………………………………………………..11 1.4.2.2 Các điều kiện nhóm “F”………………………………………………………12 1.4.2.3 Các điều kiện nhóm “C”………………………………………………………13 1.4.2.4 Các điều kiện nhóm “D”………………………………………………………16 1.4.3 Những điểm khác nhau cơ bản giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010……18 1.5 Dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa……………………….18 5 CHƯƠNG 2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA INCOTERMS 2010 …………………………………....20 2.1 Những bất cập trong việc phân chia chi phí và rủi ro khi hợp đồng ngoại thương dẫn chiếu đến Incoterms 2000……………………………………………...20 2.1.1 Incoterms và hợp đồng vận tải…………………………………………………20 2.1.2 Incoterms và rủi ro tiền hàng……......................................................................23 2.2 Những bất cập trong thanh toán quốc tế khi hợp đồng ngoại thương dẫn chiếu đến Incoterms 2000…………………………………………………………………..24 2.3 Tính cấp thiết của Incoterms 2010……………………………………………..26 2.3.1 Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải…………………………27 2.3.1.1 EXW: Giao tại xưởng (... địa điểm quy định)………………………………...27 2.3.1.2 FCA: Giao cho người chuyên chở (... địa điểm quy định)……………………29 2.3.1.3 CPT: Cước phí trả tới (... nơi đến quy định)………………………………….35 2.3.1.4 CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới (… nơi đến quy định)…………………….39 2.3.1.5 DAT: Giao tại bến (... nơi đến quy định)……………………………………..40 2.3.1.6 DAP: Giao hàng tại nơi đến (... tên nơi đến)………………………………….44 2.3.1.7 DDP: Giao hàng đã thông quan nhập khẩu (… nơi đến quy định)…………...48 2.3.2 Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa……….53 2.3.2.1 FAS: Giao dọc mạn tàu (… tên cảng xếp hàng quy định)…………………….53 2.3.2.2 FOB: Giao hàng trên tàu (… tên cảng giao hàng)…………………………….56 2.3.2.3 CFR: Tiền hàng và cước (… cảng đến quy định)……………………………..60 2.3.2.4 CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (… cảng đến quy định)…………..64 CHƯƠNG 3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA INCOTERMS 2010 VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG DẪN CHIẾU ĐẾN INCOTERMS 2010……………..67 3.1 Những thay đổi cơ bản của Incoterms 2010…………………………………....67 3.2 Những hạn chế của Incoterms 2010…………………………………………….68 3.2.1 Chuyển giao quyền sở hữu……………………………………………………...68 6 Thang Long University Library 3.2.2 Các sự kiện không lường trước được và không thể khắc phục được…………...69 3.2.3 Vi phạm hợp đồng………………………………………………………………69 3.2.4 Thỏa thuận sửa đổi các điều kiện chuẩn………………………………………...70 3.3 Những lưu ý khi hợp đồng ngoại thương dẫn chiếu đến Incoterms 2010 …...71 3.3.1 Sử dụng Incoterms 2010 trong thương mại nội địa……………………………..71 3.3.2 Sử dụng điều kiện bảo hiểm ……………………………………………………72 3.3.3 Sử dụng điều kiện FOB ………………………………………………………...72 3.3.4 Sử dụng điều kiện CIF ………………………………………………………….73 KẾT LUẬN 7 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và bảo hiểm trả tới CISG Convention of International Sale of Goods Công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CPT Carriage Paid to Cước phí trả tới DAF Delivered At Frontier Giao tại biên giới DAP Delivered At Place Giao hàng tại nơi đến DAT Delivered At Terminal Giao tại bến DDP Delivered Duty Paid Giao đã nộp thuế DDU Delivered Duty Unpaid Giao chưa nộp thuế DEQ Delivered Ex Quay Giao tại cầu cảng DES Delivered Ex Ship Giao tại tàu EDI Electronic Data Interchange Dữ liệu điện tử EXW Ex Works Giao tại xưởng FAS Free Alongside Ship Giao dọc mạn tàu FCA Free Carrier Giao cho người chuyên chở FCL Full Container Load Hàng đủ một container FOB Free On Board Giao lên tàu ICC International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế Incoterms International Commerce Terms Các điều khoản thương mại quốc tế LCL Less Container Load Hàng không đủ một container L/C Letter Credit Thư tín dụng UCP Uniform Customs and Pratice for Documentary Credit Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 8 Thang Long University Library DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung của Incoterms 2000……………………………………..10 Bảng 1.2: Tóm tắt nội dung của Incoterms 2010……………………………………..18 9 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ INCOTERMS Trong chương 1, người viết sẽ trình bày tổng quan về Incoterms nhằm giúp độc giả có cái nhìn cơ bản nhất về mục đích, phạm vi áp dụng, việc dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như những nội dung cơ bản nhất của Incoterms 2000 và Incoterms 2010 để từ đó độc giả có thể phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010. 1.1 Tổng quan về Incoterms 1.1.1. Incoterms là gì? Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển ..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa. Incoterms cũng quy định một số nghĩa vụ được xác định cụ thể đối với các bên - như nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua hoặc chuyển giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc giao hàng tới địa điểm quy định và nghĩa vụ của người mua về chấp nhận việc giao hàng cũng như nghĩa vụ cung cấp bằng chứng chứng tỏ các nghĩa vụ tương ứng của người bán đã được thực hiện đầy đủ - cùng với các nghĩa vụ là sự phân chia rủi ro giữa các bên trong từng trường hợp. Hơn nữa, các điều kiện của Incoterms còn quy định nghĩa vụ làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, kiểm tra và đóng gói hàng hóa. Mặc dù Incoterms cực kỳ quan trọng cho việc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa, song còn nhiều vấn đề có thể xảy ra trong hợp đồng đó không được Incoterms điều chỉnh như: Việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền về tài sản khác, sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như những miễn trừ về nghĩa vụ trong những hoàn cảnh nhất định. Vì vậy, việc xây dựng các nguyên tắc giải thích các điều kiện thương mại để các bên có thể thoả thuận áp dụng cho một hợp đồng mua bán là rất quan trọng. Bộ Incoterms, do Phòng thương mại quốc tế xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936, xác lập nên những nguyên tắc giải thích như vậy. Tên chính thức của chúng là “Các quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế”. Việc sửa đổi và bổ sung những quy tắc 10 Thang Long University Library này được diễn ra vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và nay là 2010 nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với những thay đổi trong thực tiễn thương mại quốc tế. 1.1.2 Mục đích và phạm vi áp dụng Incoterms 1.1.2.1 Mục đích Nhiều khi các bên ký kết hợp đồng không biết rõ những tập quán thương mại của nước bên kia. Việc đó có thể dẫn đến những hiều lầm, những tranh chấp và kiện tụng gây ra sự lãng phí thời giờ và tiền bạc. Chính vì vậy, mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế thống nhất với những quy định trách nhiệm cụ thể của hai bên đối tác. Incoterms quy định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người bán và người mua trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, gồm: Phân chia chi phí giữa người bán và người mua; xác định địa điểm, tại đó rủi ro mất mát, hư hỏng về hàng được chuyển giao từ người bán sang người mua; xác định ai là người có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu; chuyển giao chứng từ về hàng hóa. Incoterms cung cấp một số thông tin về tạo lập chứng từ (tuy nhiên chức năng này chỉ là thứ yếu). Từ đó có thể tránh được, hoặc ít nhất là giảm được đáng kể sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau. Các bên được tự do lựa chọn điều kiện giao dịch phù hợp với điều kiện thực tế của mình và phải tuân thủ theo các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của mình trong điều kiện đã được chọn lựa áp dụng. 1.1.2.2 Phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với việc giao hàng hóa được bán (với nghĩa “Hàng hóa vật chất hữu hình”, không gồm những “Hàng hóa vô hình”). Thường có hai sự hiểu nhầm về Incoterms, đó là: Incoterms nhiều khi được hiểu là áp dụng cho hợp đồng vận tải hơn là hợp đồng mua bán hàng hóa hay đôi khi người ta hiểu sai các điều kiện này quy định tất cả các nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào trong một hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì thế, các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu phải xem xét mối liên quan thực tế giữa nhiều hợp đồng khác nhau để thực hiện một vụ giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế trong đó không chỉ cần có hợp đồng mua bán hàng hóa, mà cả hợp đồng vận tải, bảo hiểm và tài chính. Trên thực tế, Incoterms chỉ liên quan duy nhất tới một trong số các hợp đồng này, đó là hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy vậy, việc các bên thỏa thuận sử dụng một điều kiện cụ thể của Incoterms sẽ mang một số ngụ ý có quan hệ mật thiết với các hợp đồng khác. Ví dụ như: một người bán đã đồng ý hợp đồng với điều kiện CFR hoặc điều kiện CIF thì không thể thực hiện hợp đồng đó bằng phương thức vận tải nào khác ngoài chuyên chở bằng đường biển, 11 bởi vì theo các điều kiện CFR hoặc điều kiện CIF người bán phải xuất trình một vận đơn đường biển hoặc chứng từ hàng hải khác cho người mua, điều này không thể thực hiện được nếu sử dụng phương thức vận tải khác. Hơn nữa, những chứng từ thư tín dụng chứng từ đòi hỏi sẽ phụ thuộc vào phương tiện vận tải được dự định sử dụng. Tóm lại, Incoterms chỉ quy định về quan hệ giữa những người bán và người mua thuộc hợp đồng mua bán hàng hóa, và hơn nữa, chỉ quy định về một số khía cạnh rất cụ thể mà thôi. Nói cách khác, Incoterms là một trong những bước giúp hoàn thiện hợp đồng mua bán. Incoterms chủ yếu được sử dụng khi hàng hóa được bán và giao qua biên giới quốc gia. Do vậy, Incoterms là các điều kiện thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có khi Incoterms được đưa vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong thị trường nội địa thuần túy. 1.2 Tại sao phải sửa đổi Incoterms? Lý do chính của việc liên tục sửa đổi Incoterms là nhu cầu làm cho chúng phù hợp với tập quán thương mại quốc tế hiện hành. Do vậy, trong lần sửa đổi năm 1980, điều kiện “Giao cho người chuyên chở” (nay là điều kiện FCA) đã được đưa vào để phù hợp với trường hợp hay xảy ra là điểm tiếp nhận hàng trong thương mại hàng hải không còn là điểm FOB truyền thống (qua lan can tàu) nữa mà là một điểm trên đất liền, trước khi bốc hàng lên tàu và hàng đã được xếp trong container để sau đó vận chuyển bằng đường biển hoặc bằng cách kết hợp các phương tiện vận tải khác nhau (được gọi là vận tải liên hợp hoặc đa phương thức). Hơn nữa, trong lần sửa đổi Incoterms năm 1990, các điều khoản quy định nghĩa vụ của người bán cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho phép thay thế chứng từ trên giấy bằng thông điệp điện tử (EDI) với điều kiện các bên đồng ý trao đổi thông tin bằng điện tử. Tiếp đến là Incoterms 2000, một bản sửa đổi mà nếu so với Incoterms 1990 sẽ thấy có sự thay đổi chính: Một là các nghĩa vụ thông quan và nộp thuế thuộc điều kiện FAS và điều kiện DEQ, hai là các nghĩa vụ bốc hàng và dỡ hàng thuộc điều kiện FCA. Và cuối cùng với việc thay thế bốn điều kiện cũ của Incoterms 2000 ( DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT và DAP đã tạo nên Incoterms 2010 chỉ với 11 điều kiện. Tóm lại, việc sửa đổi, bổ sung Incoterms là cần thiết để đảm bảo rằng Incoterms phản ánh đúng thực tiễn thương mại hiện nay. 1.3 Incoterms 2000 1.3.1 Tổng quan về Incoterms 2000 Incoterms 2000 là bản sửa đổi để hoàn chỉnh Incoterms 1990. Incoterms 2000 có sự thay đổi về: Các nghĩa vụ thông quan và nộp thuế thuộc điều kiện FAS, DEQ và các nghĩa vụ bốc hàng và dỡ hàng thuộc điều kiện FCA. 12 Thang Long University Library Incoterms 2000 có 13 điều kiện, được chia làm bốn nhóm điều kiện và được sắp xếp theo nghĩa vụ tăng dần của người bán và giảm dần của người mua. - Điều kiện nhóm “E” là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ tối thiểu: người bán không phải làm gì thêm ngoài việc đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm quy định - tại cơ sở của người bán. - Các điều kiện nhóm “F” đòi hỏi người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. - Các điều kiện nhóm “C” đòi hỏi người bán ký hợp đồng vận tải theo các điều kiện thông thường và chịu chi phí về việc chuyên chở đó nhưng không chịu thêm rủi ro về tổn thất, mất hàng hoặc các chi phí phụ trội khác do sự kiện phát sinh sau khi giao hàng và khởi hành. - Các điều kiện nhóm “D” đòi hỏi người bán có trách nhiệm đưa hàng tới địa điểm quy định hoặc một điểm đến nằm tại biên giới hoặc trong lãnh thổ nước nhập khẩu. Người bán phải chịu mọi rủi ro và chi phí về việc đưa hàng tới địa điểm quy định đó. Incoterms 2000 được áp dụng từ 01/01/2000. 1.3.2 Nội dung cơ bản của Incoterms 2000 13 điều kiện Incoterms 2000 được chia làm 4 nhóm điều kiện : - Điều kiện nhóm “E” : EXW - Các điều kiện nhóm “F”: FCA, FAS, FOB - Các điều kiện nhóm “C”: CFR, CIF, CPT, CIP - Các điều kiện nhóm “D”: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP Một số thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms 2000: “Biên giới” là thuật ngữ có thể được sử dụng cho bất kỳ đường biên giới nào kể cả biên giới của nước xuất khẩu. “Nghĩa vụ” được hiểu bao gồm trách nhiệm và rủi ro về việc thực hiện các thủ tục hải quan và trả phí tổn về thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác. “Người chuyên chở” là bất kỳ người nào, mà theo một hợp đồng vận tải, cam kết tự mình thực hiện hoặc đứng ra đảm trách việc chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa hoặc kết hợp các phương thức vận tải đó. Nếu có những người chuyên chở kế tiếp được sử dụng để vận chuyển hàng hoá tới nơi đến quy định, thì rủi ro chuyển giao khi hàng hoá đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên. 13 1.3.2.1 Điều kiện nhóm “E” EXW: GIAO TẠI XƯỞNG (... địa điểm quy định) Điều kiện EXW (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Ex Works” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại xưởng”) có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm quy định như xưởng, nhà máy, kho, ... hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa được bốc lên phương tiện tiếp nhận. Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán. Tuy nhiên nếu các bên muốn người bán chịu trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện chuyên chở tại điểm đi và chịu rủi ro và các phí tổn về việc bốc hàng đó, thì điều này phải được quy định rõ bằng cách thêm từ “loaded” (bốc hàng) sau điều kiện EXW (“EXW loaded”) và cụm từ “rủi ro bốc hàng thuộc về người bán” (“loaded at seller’s risk”). Không nên sử dụng điều kiện này khi người mua không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm các thủ tục xuất khẩu hoặc người mua có thể ghi cụm từ “đã thông quan xuất khẩu” vào sau EXW (EXW cleared for export). Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức. 1.3.2.2 Các điều kiện nhóm “F” FCA: GIAO CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ (... địa điểm quy định) Điều kiện FCA (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: “Free Carrier” dịch ra tiếng Việt là “Giao cho người chuyên chở”) có nghĩa là người bán, sau khi làm xong các thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định, tại địa điểm quy định. Địa điểm được chọn để giao hàng có ảnh hưởng tới nghĩa vụ bốc và dỡ hàng ở địa điểm đó. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu việc giao hàng diễn ra tại địa điểm không phải là cơ sở của người bán, người bán không có trách nhiệm dỡ hàng. Nếu người mua chỉ định một người nào đó, tiến hành nhận hàng thì người bán được coi như đã làm xong nghĩa vụ giao hàng khi hàng đã được giao cho người được chỉ định đó. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức. FAS: GIAO DỌC MẠN TÀU (... cảng bốc hàng quy định) Điều kiện FAS (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free Alongside Ship” dịch ra tiếng Việt là “Giao dọc mạn tàu”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Điều này có nghĩa rằng người mua phải 14 Thang Long University Library chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm đó và người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá. Đây là quy định ngược với các bản Incoterms trước đây. Theo các bản Incoterms cũ, điều kiện này đòi hỏi người mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu các bên muốn người mua làm thủ tục thông quan xuất khẩu, thì điều này cần được quy định rõ bằng cách thêm các từ ngữ chính xác thể hiện ý định đó trong hợp đồng mua bán. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa. FOB: GIAO LÊN TÀU (... cảng bốc hàng quy định) Ðiều kiện FOB (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Free On Board” dịch ra tiếng Việt là “Giao lên tàu”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Ðiều này có nghĩa rằng người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ sau điểm ranh giới đó. Ðiều kiện FOB đòi hỏi người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hoá. Ðiều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa. 1.3.2.3 Các điều kiện nhóm “C” CFR: TIỀN HÀNG VÀ CƯỚC PHÍ (... cảng đến quy định) Điều kiện CFR (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost and Freight” dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng và cước phí”) có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Điều kiện CFR đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hoá. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa. CIF: TIỀN HÀNG, BẢO HIỂM VÀ CƯỚC PHÍ (... cảng đến quy định) Điều kiện CIF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Cost, Insurance and Freight” dịch ra tiếng Việt là “Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí”) được hiểu là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng. Người bán phải trả các phí tổn và cước vận tải cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng rủi ro về mất mát và hư hại đối với hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng, được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, theo điều kiện CIF người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Do vậy, người bán sẽ ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nhưng người bán 15 chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu và người mua cần thoả thuận với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm thêm. Điều kiện CIF đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hoá. Điều kiện này chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa. CPT: CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI (... nơi đến quy định) Điều kiện CPT (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Carriage Paid To” dịch ra tiếng Việt là “Cước phí trả tới”) được hiểu là người bán giao hàng cho người chuyên chở do chính người bán chỉ định nhưng ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới nơi đến quy định. Điều này có nghĩa là người mua phải tự chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh sau khi hàng đã được giao như trên. Điều kiện CPT bắt buộc người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hoá. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức. CIP: CƯỚC PHÍ VÀ BẢO HIỂM TRẢ TỚI (... nơi đến quy định) Điều kiện CIP (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Carriage and Insurance Paid To” dịch ra tiếng Việt là “Cước phí và bảo hiểm trả tới”) có nghĩa là người bán giao hàng hoá cho người chuyên chở do họ chỉ định, nhưng ngoài ra người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới nơi đến quy định. Điều này có nghĩa là người mua chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh thêm sau khi hàng hoá đã được giao như trên. Theo điều kiện CIP, người bán còn phải mua bảo hiểm để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Do vậy, người bán sẽ ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nhưng người bán chỉ phải mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm với phạm vi lớn hơn, người mua cần thoả thuận rõ với người bán hoặc tự mình mua bảo hiểm thêm. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức. 1.3.2.4 Các điều kiện nhóm “D” DAF: GIAO TẠI BIÊN GIỚI (... địa điểm quy định) Điều kiện DAF (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered At Frontier” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại biên giới”) có nghĩa là người bán giao hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến, chưa dỡ ra, đã hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu, nhưng chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở địa điểm và nơi quy định tại biên giới, nhưng chưa qua biên giới hải quan của nước liền kề. Do đó, điều đặc biệt quan trọng là đường biên giới cần phải được xác định một 16 Thang Long University Library cách chính xác bằng cách phải quy định điểm đến và nơi đến trong điều kiện này. Tuy nhiên, nếu các bên muốn người bán chịu trách nhiệm về việc dỡ hàng hoá từ phương tiện vận tải chở đến và chịu mọi rủi ro và phí tổn về dỡ hàng, điều này cần được quy định rõ bằng cách thêm từ ngữ cụ thể trong hợp đồng mua bán. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải khi hàng hoá được giao tại biên giới trên đất liền. DES: GIAO TẠI TÀU (... cảng đến quy định) Điều kiện DES (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Ex Ship” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại tàu”) có nghĩa là người bán giao hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở cảng đến quy định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hoá tới cảng đến quy định trước khi dỡ hàng. Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hoá được giao bằng đường biển hoặc đường thuỷ nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức trên một tàu ở cảng đến. DEQ: GIAO TẠI CẦU CẢNG (... cảng đến quy định) Điều kiện DEQ (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Ex Quay” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại cầu cảng”) có nghĩa là người bán giao hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu trên cầu tàu ở cảng đến quy định. Người bán phải chịu phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới cảng đến quy định và dỡ hàng lên cầu tàu. Điều kiện DEQ đòi hỏi người mua phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hoá và trả chi phí cho mọi thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác đối với việc nhập khẩu. Đây là một quy định ngược lại với các bản Incoterms trước đây. Theo các bản Incoterms cũ điều kiện này đòi hỏi người bán phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Nếu các bên muốn quy định cho người bán nghĩa vụ phải chịu toàn bộ hoặc một phần phí tổn phải trả khi nhập khẩu hàng hoá, điều này nên được quy định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thể trong hợp đồng mua bán. Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hoá được giao bằng đường biển, hoặc đường thuỷ nội địa hoặc vận tải đa phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến quy định. DDU: GIAO CHƯA NỘP THUẾ (... nơi đến quy định) Điều kiện DDU (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Duty Unpaid” dịch ra tiếng Việt là “Giao chưa nộp thuế”) có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến ở nơi đến quy định. Người bán chỉ phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa 17 hàng hoá tới nơi đến quy định mà không bao gồm, nếu có quy định, bất kỳ “nghĩa vụ” nào liên quan đến việc nhập khẩu ở nước hàng đến. Nghĩa vụ đó do người mua đảm nhận cũng như mọi phí tổn và rủi ro phát sinh do họ không làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, nếu các bên muốn người bán thực hiện thủ tục hải quan và chịu phí tổn và rủi ro về việc làm các thủ tục hải quan cũng như một số phí tổn phải nộp khi nhập khẩu hàng hoá, thì điều này cần được quy định rõ bằng cách thêm từ ngữ cụ thể vào hợp đồng mua bán. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải. DDP: GIAO ĐÃ NỘP THUẾ (… nơi đến quy định) Điều kiện DDP (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Delivered Duty Paid” dịch ra tiếng Việt là “Giao đã nộp thuế”) có nghĩa là người bán giao hàng cho người mua, đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu, và chưa dỡ khỏi phương tiện vận tải chở đến ở nơi đến quy định. Người bán không những phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hoá tới nơi đến quy định mà còn phải thực hiện, nếu có quy định, bất kỳ “nghĩa vụ” nào liên quan đến việc nhập khẩu ở nước hàng đến. Nếu điều kiện EXW quy định nghĩa vụ tối thiểu của người bán thì điều kiện DDP quy định nghĩa vụ tối đa của người bán. Không nên sử dụng điều kiện này nếu người bán không thể trực tiếp hoặc gián tiếp lấy được giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu các bên muốn giảm bớt cho người bán nghĩa vụ phải thanh toán một số phí tổn phải trả khi nhập khẩu hàng hoá (như thuế giá trị gia tăng), thì điều này cần được quy định rõ bằng cách thêm từ ngữ cụ thể vào hợp đồng mua bán. Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải. * Người viết tổng kết lại nội dung của 13 điều kiện Incoterms 2000 được chia làm 4 nhóm điều kiện để giúp độc giả tiện theo dõi: 18 Thang Long University Library Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung của Incoterms 2000 Nhóm điều kiện E (Nơi đi) Tên điều kiện EXW Phương tiện vận tải Phân chia trách nhiệm Bất kỳ Người bán hết trách nhiệm với hàng hóa ngay tại cơ sở của mình. F (Tiền vận chuyển chưa trả) C (Tiền vận chuyển đã trả) D (Nơi đến) FCA Bất kỳ FAS Biển FOB Biển CFR Biển CIF Biển CPT Bất kỳ CIP Bất kỳ DAF Bất kỳ DES Biển DEQ Biển DDU Bất kỳ DDP Bất kỳ Người bán hết trách nhiệm với hàng hóa ngay sau khi giao hàng cho người chuyên chở tại nơi đi. Người bán hết trách nhiệm với hàng hóa tại nơi đi, sau khi giao hàng hóa cho người chuyên chở, nhưng chịu chi phí cho đến tận nơi đến. Người bán hết trách nhiệm với hàng hóa tại nơi đến. 1.3.3 Những điểm khác nhau cơ bản giữa Incoterms 1990 và Incoterms 2000 Điểm khác nhau cơ bản quan trọng nhất giữa Incoterms 1990 và Incoterms 2000 là về: Incoterms 2000 đã đưa nghĩa vụ thông quan xuất khẩu theo điều kiện FAS vào trách nhiệm của người bán (theo Incoterms 1990 là trách nhiệm của người mua); quy định rõ nghĩa vụ của người bán về việc bốc hàng hóa lên phương tiện gom hàng của người mua và nghĩa vụ của người mua dỡ hàng từ phương tiện của người bán theo điều kiện FCA và đưa nghĩa vụ thông quan nhập khẩu theo điều kiện DEQ vào trách nhiệm của người mua (theo Incoterms 1990 là trách nhiệm của người bán). Thêm vào đó, thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms 2000, trong một vài trường hợp đã được thay đổi nhằm giúp cho việc hiểu Incoterms được thống nhất và đơn giản hơn. Việc sửa đổi nhằm mục đích cập nhật Incoterms để các điều kiện thương mại quốc tế sát với thực tiễn nhiều hơn. Incoterms 2000 đã nâng cao việc nhận thức về điều kiện FOB, CFR, CIF và góp phần làm cho việc sử dụng Incoterms được tốt hơn, do đó nên tránh sử dụng những điều kiện này khi không còn thích hợp nữa. 19 1.4 Incoterms 2010 1.4.1 Tổng quan về Incoterms 2010 Incoterms 2010 có 11 điều kiện và được chia thành hai nhóm riêng biệt: - Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Các điều kiện này có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển. - Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện: FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện FOB, CFR và CIF mọi cách đề cập đến lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa coi như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. Điều này đã phản ánh sát hơn thực tiễn thương mại hiện đại. Incoterms 2010 được áp dụng từ 01/01/2011. 1.4.2 Nội dung cơ bản của Incoterms 2010 Một số thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms 2010: “Giao hàng” là thuật ngữ được sử dụng để chỉ địa điểm tại đó rủi ro về việc hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng được chuyển giao từ người bán sang người mua. “Mua sẵn” ở đây áp dụng cho việc bán hàng nhiều lần trong quá trình vận chuyển (bán hàng theo lô) rất phổ biến trong mua bán hàng nguyên liệu. “Nghĩa vụ” được hiểu bao gồm trách nhiệm và rủi ro về việc thực hiện các thủ tục hải quan và trả phí tổn về thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác. “Người chuyên chở” là một bên mà với người đó việc vận chuyển được ký hợp đồng. 1.4.2.1 Điều kiện nhóm “E” EXW: GIAO TẠI XƯỞNG (... tên địa điểm giao hàng) Điều kiện EXW (viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Ex Works” dịch ra tiếng Việt là “Giao tại xưởng”) có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định như xưởng, nhà máy, kho, ... Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Các bên nên quy định cụ thể địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu. 20 Thang Long University Library
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan