Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng ...

Tài liệu Sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu

.PDF
96
688
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN PHAN DIỆU LINH SỰ GIAO THOA GIỮA CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHÃN HIỆU Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 60380103 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Thị Hải Yến HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Phan Diệu Linh LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo TS. Vũ Thị Hải Yến - GVC Trường Đại học Luật Hà Nội, người đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô giáo giảng dạy, Khoa Sau đại học đã dạy bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô, các Anh các Chị trong thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về nguồn học liệu trong suốt quá trình làm luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này. Học viên Nguyễn Phan Diệu Linh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. Công ước Berne Công ước Berne về việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật 2. Công ước Paris Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 3. Hiệp định TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 4. Nghị định 100/2006/NĐ-CP Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan 5. Thỏa ước Lahay Thoả ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp 6. Thỏa ước Madrid Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa 7. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp 8. WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ GIAO THOA GIỮA CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHÃN HIỆU ...................................................................................8 1.1. Tổng quan về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ...........................................................................................8 1.1.1. Khái quát về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng................................8 1.1.1.1. Khái niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ............................................8 1.1.1.2. Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng....................................12 1.1.2. Khái quát về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu .................14 1.1.2.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu...............................14 1.1.2.2. Cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ........................17 1.1.3. So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.................................................................20 1.2. Khái quát về sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu....................................23 1.2.1. Các trường hợp giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ..................................23 1.2.2. Nguyên nhân của tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ......................................................................................................26 1.2.3. Hệ quả của tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu...........................27 CHƯƠNG 2: GIAO THOA TRONG BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, NHÃN HIỆU – QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG HỆ QUẢ PHÁP LÝ ......................................30 2.1 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ...............................................................30 2.1.1. Quy định về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu trong các Điều ước quốc tế ..........................................30 2.1.1.1. Quy định về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng trong một số Điều ước quốc tế ....................................................................................................................30 2.1.1.2. Quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong một số Điều ước quốc tế .......................................................................................................31 2.1.1.3. Quy định về bảo hộ nhãn hiệu trong một số Điều ước quốc tế.................32 2.1.2. Quy định về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu trong pháp luật một số quốc gia ...................................................35 2.1.2.1. Bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ .........................................................................35 2.1.2.2. Bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu theo pháp luật Trung Quốc ..................................................................37 2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu .....................................................40 2.2.1. Quy định về điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu..............................................................................40 2.2.2. Quy định về căn cứ xác lập quyền........................................................49 2.2.3. Quy định về thời hạn bảo hộ ................................................................50 2.3. Hệ quả pháp lý của tình trạng bảo hộ giao thoa giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ............................52 2.3.1. Hệ quả trong việc đăng ký, xác lập quyền............................................52 2.3.2. Hệ quả trong việc thực thi (giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm) ..62 2.3.3. Hệ quả trong việc thương mại hóa.......................................................69 CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG GIAO THOA GIỮA CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHÃN HIỆU – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM .....................................................................71 3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu...71 3.2. Đề xuất giải quyết tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ở Việt Nam ................75 KẾT LUẬN..........................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Sở hữu trí tuệ (Interlectual property) hay tài sản trí tuệ là sản phẩm của quá trình sáng tạo của con người được thể hiện dưới hai dạng chủ yếu là quyền tác giả (đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền sở hữu công nghiệp (quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,…). Đây là loại tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế - tinh thần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học kĩ thuật của quốc gia và nền văn minh nhân loại. Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm văn học – nghệ thuật – khoa học, những đối tượng được áp dụng chủ yếu trong đời sống tinh thần. Sự bảo hộ pháp lý đối với quyền tác giả là việc ngăn cấm người khác sử dụng trái phép đối với sự thể hiện ý tưởng. Chính bởi vậy, các tác phẩm văn học – nghệ thuật – khoa học luôn phải đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo. Trong khi đó, quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến những sáng tạo dưới dạng sáng chế/giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý – những đối tượng được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, các hệ thống pháp lý quốc tế và quốc gia đang chứng kiến sự mở rộng của các quyền sở hữu trí tuệ, theo đó, một đối tượng sáng tạo có thể cùng một lúc được bảo hộ theo cả cơ chế quyền tác giả và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Mặc dù quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai bộ phận độc lập của quyền sở hữu trí tuệ nhưng theo lý thuyết cũng như dựa trên tình hình thực tế, một đối tượng có thể cùng một lúc vừa đáp ứng được điều kiện bảo hộ theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả lẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ quyền tác giả, có thể đồng thời là kiểu dáng sản phẩm đáp ứng được điều kiện bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp và có thể đồng thời được bảo hộ là nhãn hiệu nếu như đáp ứng khả năng phân biệt với sản phẩm khác. Xảy ra vấn đề như vậy là do có sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ quyền tác giả với cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể hơn đó chính là có sự giao thoa 2 giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Việc một đối tượng sáng tạo có thể được bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau làm tăng cơ hội mở rộng phạm vi và kéo dài thời hạn bảo hộ cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng ngược lại, nó lại gây ra hiện tượng giao thoa, chồng lấn quyền, gây ra những tranh chấp khó giải quyết. Thực tế, hiện tượng này dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phân định và phân biệt ranh giới của các quyền sở hữu trí tuệ trong công tác đăng kí, thực thi và khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Vấn đề giao thoa trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, giao thoa trong việc bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu nói riêng đang là một vấn đề mới mẻ và chưa được nhận thức đầy đủ không chỉ đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả đối với các quốc gia phát triển và có một hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ tiên tiến trên thế giới. Việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn về hiện tượng giao thoa trong việc bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu nhằm tìm ra những nguyên nhân, để từ đó đề xuất các giải pháp xử lý là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không chỉ với các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ mà còn có giá trị đối với những người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn trong lĩnh vực này. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu một cách quy mô và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như tham khảo thêm một số kinh nghiệm quốc tế về sự giao thoa này, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, đã có một số bài viết nghiên cứu về vấn đề này như: - Protection of works of applied art in China, 2012-5-10 By Fiona Gu, Associate, Rouse China, [Copyright]. Trong bài viết này, tác giả có đề cập đến vấn đề ở Trung Quốc, việc bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đã và đang là thách thức 3 lớn đối với các Toà án. Một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhiều khả năng cùng một lúc sẽ thỏa mãn được điều kiện bảo hộ theo Luật Bản quyền (bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng) và Luật Bằng sáng chế (bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp). Tuy nhiên, trong bài viết này, tác giả mới chỉ khái quát được vấn đề mà chưa đi sâu vào nghiên cứu, giải thích vấn đề. - Standing committee on the law of trademarks, industrial designs and geographical indications, Ninth Session – Geneva, November 11 to 15, 2002. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến kiểu dáng công nghiệp và mối quan hệ với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và nhãn hiệu ba chiều. Tuy nhiên, trong bài viết tác giả mới chỉ tập trung chỉ ra và giải thích mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đồng thời bài viết cũng nêu ra ba cách giải quyết có thể được cân nhắc trong mối liên hệ giữa bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc sui generis là: (i) Bảo hộ chồng lấn/tích lũy (Cumulative protection) (dựa trên lý thuyết về “sự thống nhất của nghệ thuật”1[29]) đề xuất cách áp dụng tự động cả cơ chế bảo hộ quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp đối với các thiết kế kiểu dáng công nghiệp, (ii) Bảo hộ riêng biệt (Separate Protection) (dựa trên lý thuyết về “sự phân chia”2 [29] hoặc “phân tách”3 [29]) đề xuất một sự phân biệt rõ ràng giữa các cơ chế bảo hộ, theo đó kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu có tính thẩm mỹ, nếu có, và tính thẩm mỹ đó là không thể tách rời khỏi thiết kế, (iii) Chồng lấn một phần (Partial Overlap) cho phép thiết kế công nghiệp được bảo hộ quyền tác giả nếu nó đáp ứng được các tiêu chuẩn của một tác phẩm nghệ thuật, mặc dù mức độ yêu cầu đối với giá trị nghệ thuật của một tác phẩm có thể không dễ dàng đáp ứng được trong thực tế [29].4 1 unity of art 2 separability 3 dissociation 4 Partial overlap would allow copyright protection for industrial designs that meet the standards of works of art, although the required level of artistic merit might not be easily met in practice 4 - Mutant copyrights and backdoor patents: the problem of overlapping intellectual property protection, By Viva R.Moffat. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến câu chuyện giữa Mickey Mouse và Peter Rabbit. Câu chuyện liên quan đến việc mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ ở Hoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua đã dẫn đến việc chồng chéo giữa hai cơ chế bảo hộ, cụ thể là giữa pháp luật quyền tác giả và pháp luật về nhãn hiệu và đến nay vấn chưa có một cơ chế cụ thể nào giải quyết được câu chuyện trên. - The problem with intellectual property rights: subject matter expansion, By Andrew Beckerman - Rodau. Tác giả bài viết đã chỉ ra việc mở rộng các quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn đề nhức nhối cần phải được giải quyết tại Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến giao thoa cơ chế bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đã được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm và đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình, cụ thể qua một số công trình nghiên cứu sau: - Vương Thanh Thúy: Dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu – Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Hoa Kỳ, châu Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học. Trong luận án tác giả chủ yếu đề cập đến các dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, châu Âu và Việt Nam. Ngoài ra, tác giả có bình luận một phần liên quan đến sự mở rộng cơ chế bảo hộ giữa kiểu dáng công nghiệp với nhãn hiệu. - Nguyễn Bá Bình: Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học. Trong luận văn tác giả chủ yếu đề cập đến việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và có bình luận một phần liên quan đến cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. - Nguyễn Thị Tuyết Nhung: Sự chồng lấn quyền trong bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp. Trong khóa luận của mình, tác giả chủ yếu tập trung vào phân tích cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định pháp luật Việt Nam, từ đó chỉ ra sự chồng lấn trong hai cơ chế bảo hộ này. 5 Tuy nhiên, các công trình khoa học kể trên mới đề cập đến một số khía cạnh trong vấn đề giao thoa giữa cơ chế bảo hộ quyền tác giả với bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Còn một số nội dung chưa được khai thác sâu và có hệ thống như: các trường hợp giao thoa điển hình, nguyên nhân, hệ quả của tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài ‘‘Sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu’’ sẽ là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và chuyên sâu về sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Luận văn góp phần tìm hiểu mô hình lý luận, nguyên nhân và hệ quả của vấn đề giao thoa trên. Đây sẽ là một đề tài mới, độc lập với các công trình nghiên cứu khoa học khác. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Mục đích chính của luận văn là phân tích rõ sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Luận văn chỉ ra cơ sở lý luận, nguyên nhân, các trường hợp giao thoa và hệ quả của sự giao thoa đó không chỉ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam mà còn tham khảo thêm quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới như pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc… Đồng thời, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này. Để đạt được mục đích trên thì đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: Một là: So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Từ đó chỉ ra điểm tương đồng và không tương đồng giữa các cơ chế bảo hộ trên. Hai là: Chỉ ra các trường hợp giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Phân tích được nguyên nhân xảy ra tình trạng giao thoa cũng như hệ quả mà tình trạng giao thoa mang lại. Ba là: Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn các trường hợp của vấn đề giao thoa sẽ đưa ra được hướng hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng – đối tượng bảo hộ quyền tác giả với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu – đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.  Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế (bao gồm các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật một số quốc gia) cũng như pháp luật Việt Nam về cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Luận văn cũng nghiên cứu một số vụ việc thực tế trên thế giới và ở Việt Nam để làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu trên thế giới và ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống như phương pháp phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong luận văn để chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt giữa ba cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Đồng thời, phương pháp so sánh cũng được sử dụng khi phân tích các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này. 6. Những đóng góp mới của luận văn Việc nghiên cứu một cách có hệ thống cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và sự giao thoa giữa các cơ chế trên mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 7 Về phương diện lý luận, luận văn đã chỉ ra một cách chi tiết các trường hợp giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Luận văn đã có sự liên hệ áp dụng với các quy định của Điều ước quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Trung Quốc với pháp luật Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân cũng như hệ quả pháp lý của vấn đề giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm ba chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Khái quát về sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. - Chương 2: Giao thoa trong bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu – Quy định của pháp luật và những hệ quả pháp lý. - Chương 3: Giải quyết tình trạng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu – kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ GIAO THOA GIỮA CƠ CHẾ BẢO HỘ TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG VỚI BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ NHÃN HIỆU 1.1. Tổng quan về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu 1.1.1. Khái quát về bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 1.1.1.1. Khái niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Khái niệm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Wikipedia, Mỹ thuật ứng dụng là việc áp dụng thiết kế và trang trí vào các vật dụng hàng ngày để làm cho chúng trở nên hấp dẫn về mặt thẩm mỹ [33].5 Cũng theo wikipedia, thuật ngữ này thường dùng để phân biệt với mỹ thuật thông thường với mục đích tạo ra các vật dụng đẹp mắt hay thúc đẩy về mặt trí tuệ. Còn mỹ thuật ứng dụng thường được áp dụng trong các lĩnh vực thiết kế công nghiệp, thiết kế tạo hình, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, mỹ thuật trang trí và mỹ thuật chức năng [33].6 Từ điển Oxford cũng có định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau: “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là sự ứng dụng thiết kế, trang trí lên các đồ vật thường ngày để tạo ra các tác phẩm mang tính thẩm mỹ” [35].7 Từ điển luật học online cũng đưa ra định nghĩa và giải thích về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng liên quan đến những ứng dụng của thiết kế và/hoặc thẩm mỹ đối với những vật dụng có chức năng. Thuật ngữ này dùng để chỉ những khía cạnh sáng tạo của một vật dụng mang tính thiết thực (hữu dụng). 5 The applied arts are the application of design and decoration to everyday objects to make them aesthetically pleasing 6 The term is applied in distinction to the fine arts which aims to produce objects which are beautiful and/or provide intellectual stimulation. In practice, the two often overlap. The fields of industrial design, graphic design, fashion design, interior design and the decorative arts are considered applied arts 7 The applied arts are the application of design and decoration to everyday objects to make them aesthetically pleasing 9 Với lý do này, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đôi khi được nhắc đến như là một tác phẩm mang tính thiết thực (hữu dụng). Những lĩnh vực của các thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, nghệ thuật về mặt trang trí và về mặt ứng dụng đều được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Ngược lại, những bức tượng hoặc bức tranh không có khía cạnh ứng dụng hoặc hữu ích chỉ được bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm nghệ thuật thông thường [37].8 Trong cuốn “Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin có giải thích: “Mỹ thuật ứng dụng là các nghệ thuật áp dụng sản xuất công nghiệp để cho ra những sản phẩm mỹ thuật phục vụ đời sống” [21, trang 51] hay “Mỹ thuật ứng dụng là những tấm tranh, phù điêu, đường diềm, thảm… trang trí cho một công trình hoặc ứng dụng cho một công việc cụ thể nào đó (ví dụ bức tranh lớn trang trí trong phòng đối ngoại, tấm thảm nhỏ dùng để lau chân)” [21, trang 72]. Với cách giải thích này, có thể hiểu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chính là những tác phẩm như bức tranh, phù điêu, thảm,… được trang trí nghệ thuật và được sản xuất công nghiệp. Theo các định nghĩa trên, thuật ngữ “mỹ thuật ứng dụng” được dùng để chỉ việc áp dụng các thiết kế thẩm mỹ đối với các vật dụng có chức năng có thể sử dụng được. Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm mang tính nghệ thuật nhưng gắn liền hoặc được thể hiện trên các vật dụng, đồ vật hàng ngày. Công ước Berne về việc bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật (Công ước Berne) cũng không nêu định nghĩa thế nào là một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà chỉ quy định các tác phẩm thuộc lĩnh vực nào thì được bảo hộ, trong đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được liệt kê là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ. Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Nghị định 8 The term applied art refers to the application of designs and/or aesthetics to otherwise functional objects. The concept refers to the creative aspects of an object of utility. For this reason, applied art is sometimes referred to as utility art. The fields of industrial design, graphic design, fashion design, interior design, decorative art and functional art are considered applied arts. Conversely, sculptures or paintings do not have utilitarian aspects and are therefore generally copyrighted as works of fine art. 10 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan (Nghị định 100/2006/NĐ-CP) có đưa ra định nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại khoản 2 Điều 15: “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm”. Nghị định 100/2006/NĐ-CP cũng đồng thời đưa ra giải thích về tác phẩm tạo hình như sau: “Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả”. Như vậy, có thể thấy tác phẩm tạo hình và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có điểm chung, đều là những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng các đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam đều có sự phân biệt giữa tác phẩm tạo hình đơn thuần và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Thứ nhất, nếu như tác phẩm tạo hình chỉ đơn thuần mang tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ, ví dụ một bức tranh, bức tượng để chiêm ngưỡng thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ngoài việc mang tính thẩm mỹ, được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục thì còn phải gắn liền với một đồ vật hữu ích như đồ trang sức, đồ lưu niệm hay những vật dụng hàng ngày như tấm thảm, cái đèn bàn mang tính trang trí hay các đồ gia dụng,… Thứ hai, nếu như tác phẩm tạo hình thường tồn tại dưới dạng độc bản (riêng loại hình đồ họa có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50) thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay). Qua những định nghĩa về tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nêu trên, có thể chỉ ra các đặc trưng cơ bản của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như sau: 11 Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang tính thẩm mỹ (tính mỹ thuật): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng những yếu tố như cấu tạo của các đường nét, màu sắc thể hiện trên bề mặt một sản phẩm (tính hai chiều) hoặc hình dạng của sản phẩm (tính ba chiều) hoặc sự kết hợp của cả hai loại tính năng đó. Với tư cách là một tác phẩm được bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả, trước hết, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thường được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục – những trang trí bên ngoài của sản phẩm hoặc đồ vật mà có thể cảm nhận được bằng thị giác, mang lại một ấn tượng nhất định về thẩm mỹ, làm cho sản phẩm hoặc đồ vật trở nên khác biệt, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Ví dụ một cái đèn bàn thiết kế một cách thông thường chỉ có chức năng thắp sáng sẽ không được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Nhưng một cái đèn có hình dáng bên ngoài hoặc bộ phận chân đèn được đặt thiết kế đặc biệt (ví dụ mô phỏng hình con sò, hình thần vệ nữ…) có thể được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đèn bàn với thiết kế không được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Đèn bàn với thiết kế chân đèn được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang “tính ứng dụng” hay “tính hữu ích”: Mặc dù là tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả nhưng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không chỉ được tạo ra để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ thông thường như các tác phẩm nghệ thuật hay tạo hình khác. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng luôn được thiết kế gắn liền với một vật phẩm, đồ vật hữu ích, có chức năng sử dụng thông 12 thường để phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, khác với các tác phẩm nghệ thuật thông thường mà việc khai thác, sử dụng tác phẩm chỉ ở thị trường văn hóa, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng luôn có tính hữu ích, gắn liền với những sản phẩm phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng làm cho sản phẩm trở nên đẹp mắt, hấp dẫn hơn nhưng không làm suy giảm chức năng hữu ích của sản phẩm. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng bất kỳ cấu tạo của các đường nét hoặc màu sắc hoặc bất kỳ hình thức ba chiều nào, có hoặc không kết hợp với các đường nét hay màu sắc, nhưng phải đáp ứng điều kiện là cấu tạo hoặc hình thức đó có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có khả năng dùng làm mẫu cho sản xuất công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp. Do đó, các tác phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp có tính thẩm mỹ đều có thể trở thành đối tượng bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. 1.1.1.2. Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Cũng giống như các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được pháp luật bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện sau đây: Thứ nhất, là sản phẩm của hoạt động sáng tạo: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là kết quả sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, hướng tới cái đẹp của con người. Việc tạo ra một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đòi hỏi công sức, kỹ năng, thời gian, sự khéo léo, đặc biệt là sự nỗ lực sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, pháp luật về quyền tác giả không đặt ra yêu cầu, điều kiện về chất lượng hay giá trị nghệ thuật, sáng tạo của một tác phẩm, vì vậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chỉ cần là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ. Ví dụ: các thiết kế đồ trang sức, vật dụng, đồ chơi, giấy dán tường, thảm… đều có thể được bảo hộ như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Thứ hai, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, gắn liền hoặc 13 thể hiện trên các đồ vật hữu ích. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chủ yếu được thể hiện qua yếu tố hình ảnh, đồ họa hoặc điêu khắc, có thể được thể hiện trên bất kỳ vật liệu, chất liệu nào gắn liền với các sản phẩm (đồ vật). Khác với tác phẩm tạo hình thông thường chỉ mang tính “thẩm mỹ”, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mang bản chất kép, bao gồm cả tính “ứng dụng”, vì vậy tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể định hình trên bất kì sản phẩm nào phục vụ cho nhu cầu đời sống. Thứ ba, mang tính nguyên gốc: Điều kiện này đòi hỏi tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải được sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép hoàn toàn từ tác phẩm của người khác. Tính nguyên gốc ở đây chỉ liên quan đến hình thức thể hiện chứ không liên quan đến ý tưởng hay nội dung tác phẩm. Quyền tác giả đối với một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được xác lập tự động kể từ thời điểm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, hình thức, chất lượng…, đã đăng kí hay chưa đăng kí, đã công bố hay chưa công bố. Do đó, việc đăng kí bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không là căn cứ phát sinh quyền tác giả mà chỉ có giá trị như chứng cứ chứng minh của đương sự khi có tranh chấp liên quan đến tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xảy ra. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả tức là bảo hộ về mặt hình thức. Điều đó có nghĩa là việc pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhằm tránh lại sự sao chép hoàn toàn một tác phẩm đã có sẵn trước đó. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo sau có thể có sự tương đồng về mặt nội dung; cách thức trình bày thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc có thể có những điểm đương đồng với nhau, nhưng việc tạo ra tác phẩm đó phải hoàn toàn độc lập, không phải là sự sao chép thì sẽ không bị coi là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất